YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Ứng dụng mô hình nhà kính và lớp học stem vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT
47
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng mô hình nhà kính và lớp học stem vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT” nhằm đóng góp giải pháp cho việc dạy và học ở trường phổ thông ngày càng hiệu quả hơn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Ứng dụng mô hình nhà kính và lớp học stem vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT
- MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4 7.1 Cơ sở lý luận 4 7.2. Cơ sở pháp lý 7 7.3. Quá trình triển khai tực tế 10 7.4. Kế hoạch – Hoạt động chi tiết các tháng . 13 7.5. Kết quả đã đạt được sau khi triển khai thực tế 37 7.6. Kết luận 39 8. Những thông tin cần được bảo mật 39 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 39 10. Đánh giá lợi ích đạt được 40 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng có hiệu quả: 40 12. Tài liệu tham khảo 41 1
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Các môn học trong nhà trường trung học phổ thông (THPT) được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện “ Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” . Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan như: giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp mang tính chất thông báo, tái hiện nặng về lí thuyết mà chưa có liên hệ với thực tiễn, ít tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng. Đồ dùng dạy học, trang thiết bị giảng dạy còn thiếu thốn rất nhiều.Việc dạy và học ở trưởng phổ thông hiện nay mới chỉ đảm bảo đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết ở mức độ nhớ, còn việc hình thành kỹ năng cũng như việc vận dụng vào thực tiễn giải quyết một số tình huống thông thường hàng ngày còn nhiều hạn chế. Về khía cạnh giáo dục, STEM (viết tắt của các từ Science Khoa học, TechnologyCông nghệ, EngineeringKỹ thuật và Mathematics Toán học), trang bị cho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian. 2
- Một trong những hình thức học STEM mới đang được áp dụng hiện nay là việc học tập dựa trên cách thực hiện các bài thực hành. Theo đó, học sinh được tham gia bài học và bài thuyết trình có chất lượng cao theo từng chủ đề cụ thể. Việc triển khai giáo dục STEM ở trường THPT là nhằm chuẩn bị cho học sinh (HS) những tri thức thiết yếu nhất, những kỹ năng có thể giúp HS thích nghi tốt với từng môi trường làm việc khác nhau. Với tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, hình thành kỹ năng, năng lực cho người học đòi hỏi giáo viên dạy phải không ngừng phải trau dồi kiến thức, tìm ra những phương pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ được giao.Với mong muốn đó tác giả lựa chọn đề tài “Ứng dụng mô hình nhà kính và lớp học stem vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT” nhằm đóng góp giải pháp cho việc dạy và học ở trường phổ thông ngày càng hiệu quả hơn. 2. Tên sáng kiến Ứng dụng mô hình nhà kính và lớp học stem vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Trân Thi Tân ̀ ̣ Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0986.423.656 Email: tranthitan.htnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Họ và tên: Trân Thi Tân ̀ ̣ 3
- 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 20172018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Cơ sở lý luận Các môn học trong nhà trường trung học phổ thông (THPT) được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng nề về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường phổ thông. 4
- Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế như: Thứ nhất: Thiếu động cơ học tập Chương trình bộ môn còn nặng tính hàn lâm, chưa phù hợp với mọi đối tượng, chưa đảm bảo được tính vùng miền. Tư tưởng nhiều học sinh chủ yếu tập trung vào ôn thi đại học, tốt nghiệp nên đa số các em không đầu tư nhiều thời gian cho bộ khác. Mặt khác, một số trường phân công giáo viên dạy không đúng chuyên môn… Công tác quản lý, theo dõi, đánh giá chưa kích thích được tinh thần, khí thế của người dạy và người học, chưa thúc đẩy được chất lượng, hiệu quả dạy học và cũng chưa kịp thời uốn nắn được những lệch lạc xảy ra. Kết quả học tập (thể hiện chất lượng dạy học) ở từng trường, từng lớp chủ yếu phụ thuộc vào sự đánh giá của cá nhân giáo viên dạy ở lớp đó, trường đó. Bởi vì thường là người dạy, người ra đề, người chấm thi là một. Thứ hai: Hạn chế về giáo viên Hiện nay, mặc dù khoa học và công nghệ đang từng ngày, từng giờ thay đổi, các hiện tượng thực tế học sinh phải tiếp xúc rất phong phú, thế nhưng việc cập nhật thông tin, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy, trong giảng dạy, không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng. Mặt khác, quan niệm và nhận thức nói chung của các bậc cha mẹ học sinh và ngay cả các cấp quản lý giáo dục về vị trí, vai trò của giáo dục phổ thông vẫn chưa đúng mức và thống nhất. 5
- Do vậy, một số giáo viên chưa đầu tư đúng mức hoặc chưa có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn học sinh chưa hứng thú với môn học, học tập còn mang tính đối phó, hời hợt, tâm lý đó gây nên cản trở trong việc học tập. Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống: thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò ghi, phương pháp này mang tính chất thông báo, tái hiện. Hiện nay các phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học, thuật ngữ này dần dần trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi lý luận, hoặc còn là chủ trương, chỉ thị,… chứ chưa thực sự đi vào nhà trường, chưa trở thành nhu cầu bức thiết với từng giáo viên, học sinh, từng môn học, bài học. Đại đa số giáo viên đều thấy đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng đổi mới như thế nào, triển khai thực hiện ra sao đối với môn học, bài học cụ thể…thì vẫn còn lúng túng. Thứ ba: Thiếu sự hỗ trợ từ thiết bị Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học còn hạn chế. Nội dung kiến thức các môn học đòi hỏi nhiều phương tiện trực quan như tranh vẽ, mô hình, vật thật,… nhưng thực tế hiện nay dạy “chay” vẫn phổ biến. Đối tượng của c á c môn học có nhiều kiến thức trừu tượng, nếu không có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học thì giáo viên khó có thể chuyển tải đầy đủ kiến thức tới học sinh được. Để khắc phục các khó khăn và tồn tại nói trên nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học, cần phải có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời. 6
- Một trong những biện pháp có tính khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao là đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực của người học, có nghĩa là hình thành và phát triển tính tích cực chủ động, độc lập và sáng tạo đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống của người học. Về khía cạnh giáo dục, STEM trang bị cho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian. Một trong những hình thức học STEM mới đang được áp dụng hiện nay là việc học tập dựa trên cách thực hiện các bài thực hành. Theo đó, học sinh được tham gia bài học và bài thuyết trình có chất lượng cao theo từng chủ đề cụ thể. Việc triển khai giáo dục STEM ở trường THPT là nhằm chuẩn bị cho học sinh (HS) những tri thức thiết yếu nhất, những kỹ năng có thể giúp HS thích nghi tốt với từng môi trường làm việc khác nhau. 7.2. Cơ sở pháp lý Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó giúp HS hình thành kiến thức tổng hợp về các bộ môn này và hình thành kỹ năng sống. Mục tiêu của STEM là xây dựng cho HS các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Những kỹ năng STEM là tích hợp của 4 kỹ năng: 7
- Kỹ năng khoa học: Học sinh được trang bị những kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Kỹ năng công nghệ: Học sinh có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến những hệ thống phức tạp như các loại máy móc. Kỹ năng kỹ thuật: Học sinh được trang bị kỹ năng và hiểu được quy trình để làm ra nó. Vấn đề này đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra HS còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Kỹ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. HS có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra mô hình giáo dục STEM cũng trang bị cho học sinh những kỹ năng phù hợp để phát triển gồm những kỹ năng chính: Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng trao đổi và cộng tác Tính sáng tạo và kỹ năng phát kiến Văn hóa công nghệ và thông tin truyền thông Kỹ năng làm việc theo dự án 8
- Kỹ năng thuyết trình Khi học sinh học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh. Với HS phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, HS sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích các em có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau. Mô hình giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án – chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp “học qua hành” luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM. STEM là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của các lĩnh vực, môn học. Điểm nổi bật của STEM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Vinaponics là một trong những thương hiệu hàng đầu cung cấp mô hình giáo dục STEM gồm nuôi cá – trồng cây, dự báo thời tiết, năng lượng sạch, xử lý nước thải, hệ thống vạn vật kết nối (Internet of Things) giúp học sinh, giáo viên ở tất cả bậc học (Mẫu giáo, Tiểu học, Phổthông Trung học) được trải nghiệm và ứng dụng lý thuyết được học vào thực tiễn cuộc sống. Đây là 9
- mô hình đem đến các giải pháp về tái sử dụng năng lượng và tạo ra nguồn thực phẩm sạch bằng cách áp dụng những phương pháp tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, mô hình này còn giúp học sinh và giáo viên tiếp cận với phương thức dạy học đảo ngược, dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn cùng phương pháp giáo dục STEM giúp các em có cơ hội ứng dụng khoa học vào đời sống thông qua việc trải nghiệm học tập với Vinaponics. Giá trị của mô hình trong các hoạt động dạy học của giáo viên và các hoạt động học tập của học sinh * Đối với gáo viên Tạo môi trường mở để giáo viên chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn. Ví dụ: Trong mô hình Aquaponics (Nuôi cá trồng cây), học sinh có thể trực tiếp theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và cá theo từng giai đoạn; đánh giá được sự tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. Giáo viên tận dụng tối đa các phương tiện để đa dạng hóa các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. * Đối với học sinh Học sinh có cơ hội tiếp cận các phương tiện, kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại và tiên tiến; ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày trải nghiệm thực tiễn. Ứng dụng dạy học theo STEM giúp học sinh phát huy các năng lực về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. 10
- Học sinh dần dần định hướng nghề nghiệp cho mình qua thông quá trình tham gia vào các hoạt động của dự án. Học sinh phát triển và trau dồi các tố chất của một nhà khoa học thực thụ Nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà trường đã áp dụng hiệu quả công trình nhà kính và lớp học STEM vào các hoạt động dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường và đã đạt được kết quả tốt. Từ những kết quả đó nhà trường đã được sự đồng tình, ủng hộ của toàn thể các thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường, lãnh đạo các cấp, ngành. 7.3. Quá trình triển khai tực tế Ban đầu Hiệu trưởng và các giáo viên đi thăm quan thực tế các mô hình trồng cây thủy canh, các mô hình trồng cây nuôi cá và các mô hình có liên quan tại các địa phương khác. Giáo viên các bộ môn được nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hệ thốngmô hình nhà kính, lớp học Stem, tập huấn sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho lớp học stem như: + Hệ thống sử dụng năng lượng sạch (Năng lượng mặt trời) + Hệ thống dự báo thời tiết + Hệ thống xử lý nước( lọc nước) + Hệ thống nuôi cá trồng cây + Hệ thống trồng rau thủy canh sử dụng công nghệ màng mỏng dinh dưỡng ( NFT) 11
- Giáo viên trực tiếp triển khai sử dụng các trang thiết bị này, áp dụng trực tiếp vào thực tế và rút ra các bài học kinh nghiệm từ tực tế. Sau khi các thầy cô giáo đã nắm chắc công nghệ, cách thức hoạt động, cách sử dụng các thiết bị nhà trường bắt đầu triển khai đến việc trải nghiệm cho các em học sinh. Ban đầu thử nghiệm áp dụng cho 1 lớp 45 học sinh dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo các em học sinh được làm, được trải nghiệm những công việc sau: + Đối với hệ thống sử dụng năng lượng sạch(năng lượng mặt trời): Học sinh phải hiểu cơ chế quang năng chuyển thành điện năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của pin mặt trời từ đó kiểm chứng lý thuyết đã học và thực tế đang có. + Đối với hệ thống dự báo thời tiết: Học sinh phải thu thập các số liệu thực tế(lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió…) bằng các thiết bị đo đã có rồi đưa vào máy tính sử dụng phần mềm vẽ biểu đồ diễn biến của các ngày và từ đó đưa ra dự báo thời tiết cho các ngày tiếp theo. + Hệ thống xử lý nước( lọc nước): Học sinh biết đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thông qua các dấu hiệu bên ngoài như màu sắc của nước( đục, vàng, vẩn) và bằng các thiết bị đo như độ PH, ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với cuộc sống của con người và nắm được cơ chế hoạt động của hệ thống lọc nước 3 thùng hiện có và sử dụng các nguyên liệu để lọc như cát thạch anh, than hoạt tính, sơ dừa… + Hệ thống nuôi cá trồng cây(Aquaponics): Học sinh tìm hiểu về thực trạng an toàn thực phẩm, chủ động được nguồn rau sạch, cá tươi. Aquaponics đáp ứng được điều này học sinh vận hành hệ thống, nghiên cứu, điều chỉnh các yếu tố tác động sao cho cây trồng/cá nuôi đạt năng suất cao nhất. Theo dõi và ghi chép sự sinh trưởng, phát triển của cây, cá theo từng giai đoạn để 12
- từ đó hoàn thành bài báo cáo dự án trên Power point hay Active Inspire và đưa ra được những giải pháp giúp tăng năng suất cây trồng và cá nuôi. + Hệ thống trồng rau thủy canh sử dụng công nghệ màng mỏng dinh dưỡng ( NFT) Học sinh tìm hiểu NFT là viết tắt của từ Tiếng Anh Nutrient Film Technique. Vậy tại sao lại gọi là “màng mỏng”? Đó là do hệ thống này có đặc trưng chỉ sử dụng chỉ dùng một dòng dung dịch rất nông có hai tác dụng: thứ nhất, cây con ở trong chậu ươm có thể đứng trong máng và rễ cây nhanh chóng mọc trong dung dịch, thứ 2 tỷ lệ cao giữa diện tích bề mặt với khối lượng dung dịch nên cho phép thông khí tốt. Do chỉ có một lớp dung dịch nông nên không cần đến những luống trồng sâu nặng và chúng ta cũng dễ dàng thay đổi xếp đặt khi cần thiết. Ưu điểm điểm của kỹ thuật thủy canh * Trồng quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết. * Cho năng suất cao và rút ngắn thời gian thu hoạch. * Hạn chế được sâu bệnh hại gây ra do không mang mầm bệnh từ trong đất trồng. * Sản phẩm sạch, đồng nhất và có giá trị kinh tế. * Ít tốn công chăm sóc như nhổ cỏ, xịt thuốc… Ở đây học sinh được trải nghiệm tất cả các quy trình từ ươm cây từ hạt, cho cây lên giàn, hàng ngày phải kiểm tra, ghi chép lại tất cá các thông số( nồng độ dinh dưỡng, nhiệt độ) các biểu hiện khác thường của các giai đoạn của cây, cây có bị nhiễm bệnh không, bệnh gì? Cách phòng, chống ra sao. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây mà bổ sung chất dinh dưỡng cho hợp lý. Mỗi lớp học được trải nghiệm 1 chu trình từ khi ươm hạt đến khi thu hoạch và được thưởng thức thành quả do chính các bạn học sinh làm ra.( Cá, rau trồng thủy canh, rau mầm). 13
- Sau mỗi đợt trải nghiệm của học sinh các nhóm phải viết cáo cáo và trình bày báo cáo trước các thầy cô và cùng các thầy cô cùng thảo luận, rút kinh nghiệm, đưa ra các đề xuất để cho đợt trải nghiệm sau được tốt hơn. 7.4. Kế hoạch – Hoạt động chi tiết . Tháng 09. * Kế hoạch. Nội dung công việc Người thực hiện Dọn dẹp vệ sinh, khử trùng toàn bộ khu vực nhà GV phụ trách nhà kính( trong, ngoài). kính. Họp các thành viên câu lạc bộ. Giao nhiệm vụ cho từng GV chủ nhiệm lớp thành viên. 12A1 Bơm nước, thả cá (rô phi đơn tính) HS lớp 12A1 Ươm cây giống (xà lách) chuẩn bị cho lên giàn NFT Nhóm thực nghiệm 1 Giữa tháng 9 cho cây lên giàn NFT Ươm rau mầm Cho HS hàng ngày kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, độ PH, nồng độ dinh dưỡng ppm của giàn NFT Cho hs quan sát, nhận biết 1 số sâu bệnh trên rau. Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cá. * Hoạt động chi tiết Thời Nội dung công việc Kết quả đạt được Rút gian kinh nghiệ 14
- m Họp các thành viên câu lạc bộ Toàn bộ khu vực nhà kính đã và Học sinh lớp 12A1. khử trùng. Rắc vôi, khử trùng bể cá và Giá thể sạch, có thể trổng rau. toàn bộ khu nhà kính. Ngâm 0,5g hạt rau muống, 0,3 Chuẩn bị giá thể : Đất sét gam hạt rau cải. nung, giàn NFT, mút, khay…. 0,05 gam hạt xà lách. Tuần 1 Ngâm, ủ hạt rau. Chuẩn bị 08 trụ đất đã có đủ Ươm hạt giống xà lách dinh dưỡng. 06/09 Chuẩn bị đất và các trụ trồng 10 khay hạt rau muống và 10 đến rau xung quanh khu vực nhà khay rau cải. 10/09 kính. Thả 70 con cá rô phi đơn tính Rắc hạt rau mầm vào các nhỏ 100 con/1kg. khay. Trồng 8 tru rau: 2 trụ hành, 4 Cho nước vào bể cá, đo pH và trụ mùng tơi, 4 trụ rau thơm. thả cá rô phi đơn tính. Nhiệt độ nhà kính ổn định từ 28 Trồng các trụ rau. – 320C. Hàng ngày tưới rau, đo pH, pH của nước từ 6,5 – 6,7. nhiệt độ, cho cá ăn và quan sát. Tuần 2 Tưới nước và dinh dưỡng cho các trụ rau. Một số con cá yếu và chết Do 11/09 Trồng xà lách vào giá thể và chưa thích nghi với môi trường đến cho lên giàn NFT. và chế độ chăm sóc. 17/09 Cho cá ăn và đo pH của nước Rau mầm lên không đều, năng Tiếp Đo nhiệt độ trong và ngoài nhà suất chưa cao – do quá trình rắc. tục 15
- kính Nhiệt độ nhà kính ổn định 30 quan Thu hoạch rau mầm. 320C. sát. Rửa và ngâm khử trùng các pH của nước từ 6,5 – 6,7. hạt đất sét nung. Chuẩn bị các khay đất sét 10 khay hạt rau muống và 10 nung. khay rau cải. Ủ hạt và rắc rau mần lứa tiếp Một số cây rau bị chết do rễ theo. không hút được chất dinh dưỡng. Chuẩn bị đất và ủ phân. Có hiện tượng rau bị vàng lá – Chăm sóc rau: tưới nước cho do thiếu dinh dưỡng. Tuần 3 rau mầm, bổ sung dinh dưỡng Rau trong trụ phát triển chậm cho giàn NFT. Trồng bổ sung hơn so với trên giàn NFT – do 18/09 những cây rau k phát triển bình nóng và thiếu dinh dưỡng. đến thường. Cá đã được khoảng 5cm. 24/09 Tưới nước, dinh dưỡng cho Một sô con cá có xuất hiện rau ở các trụ và trong bầu. đốm trắng – dấu hiệu của bệnh Cho cá ăn và đo pH của nước. nấm. HS nhận biết được một số Kiểm tra quá trình sinh trưởng bệnh thường gặp trên cá và và phát triển của cá. Tìm hướng nghiên cứu cách điều trị chữa trị các bệnh cho cá. Nhiệt độ nhà kính ổn định 30 Đo nhiệt độ trong và ngoài nhà 320C. kính pH của nước từ 6,5 – 6,7. Tuần 4 Chuẩn bị các khay đất sét 10 khay hạt rau muống và 10 nung. khay rau cải. 16
- Ủ hạt và rắc rau mần lứa tiếp theo. Rau trong trịu phát triển chậm Chuẩn bị đất đã có dinh hơn so với trên giàn NFT – do dưỡng và đóng bầu (200 bầu nóng và thiếu dinh dưỡng. đất) Chăm sóc rau: tưới nước cho Cá đã phát triển bình thường – rau mầm, bổ sung dinh dưỡng đã hết các đốn trắng. cho giàn NFT. Trồng bổ sung những cây rau không phát triển 25/09 bình thường. đến Điều trị bệnh và quan sát quá 31/09 trình phát triển của cá. Tưới nước, dinh dưỡng cho rau ở các trụ và trong bầu. Cho cá ăn và đo pH của nước. Nhiệt độ nhà kính ổn định 30 Kiểm tra quá trình sinh trưởng 320C. và phát triển của cá. Tìm hướng pH của nước từ 6,5 – 6,7. chữa trị các bệnh cho cá. Đo nhiệt độ trong và ngoài nhà kính Tháng 10. * Kế hoạch. Nội dung công việc Người thực hiện Trồng rau trên hệ thống aquaponic (Gừng, củ cải đỏ,cà GV phụ trách nhà kính. chua) GV chủ nhiệm lớp 12A3 Ươm rau mầm 17
- Mua bầu ươm cây, đất, phân chuồng để chuẩn bị trồng HS lớp 12A3 xu hào, cà chua, súp lơ, bắp cải Nhóm thực nghiệm 2 Cho HS hàng ngày kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, độ PH, nồng độ dinh dưỡng ppm của giàn NFT, điều chỉnh nồng độ dinh dưỡng ppm của dàn NFT tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây trên giàn Cuối tháng 10 ngừng cho cây trên giàn NFT ăn chất dinh dưỡng để chuẩn bị thu hoạch Ban giám hiệu Ươm đợt rau mới để sau khi thu hoạch rau trên giàn làm lượt rau mới Điều chỉnh chế độ thức ăn Tiếp các đoàn thăm quan từ các đơn vị bạn Lớp 12A3 trải nghiệm nhà kính (Vệ sinh tổng thể, Trồng rau, thu hoạch rau, chế biến các loại thức ăn, liên hoan ) * Hoạt động chi tiết Thời Rút kinh Nội dung công việc Kết quả đạt được gian nghiệm Tuần Họp các thành viên câu lạc bộ Rau mần đã lên đều và đẹp, 1 và Học sinh lớp 12A3. năng suất cao. Trồng gừng phía trên bể cá Trồng 100 cây súp lơ, 50 02/10 Thu hoạch rau mầm. cây cà chua và 50 cây su hào. đến Rửa giá thể và sát trùng. 10 khay hạt rau muống và 08/10 10 khay rau cải. Trồng các bầu rau xu hào, súp 18
- lơ và cà chua. Cả trong bể đã nhanh nhẹn Ươm và rắc hạt rau mầm vào và hết nấm. các khay. Nhiệt độ nhà kính ổn định Hàng ngày tưới rau, đo pH, từ 28 – 320C. nhiệt độ, cho cá ăn và quan sát. pH của nước từ 6,5 – 6,7. Tưới nước và dinh dưỡng cho các trụ rau. Cá phát triển bình thường. Tuần Ngừng cung cấp dinh dưỡng Cá đã được khoảng 7 cm. 2 cho rau trên giàn NFT. Cho cá ăn và đo pH của nước Rau phát triển đều và đep. Tiếp tục 09/10 Đo nhiệt độ trong và ngoài nhà quan sát. Nhiệt độ nhà kính ổn định đến kính 30320C. 15/10 Thu hoạch rau mầm. pH của nước từ 6,5 – 6,7. Rửa và ngâm khử trùng các hạt đất sét nung. Tuần Chuẩn bị các khay đất sét nung. 10 khay hạt rau muống và 3 Ủ hạt và rắc rau mần lứa tiếp 10 khay rau cải. theo. 16/10 Thu hoạch rau trên giàn NFT Xu hào và súp lơ có hiện đến Rửa và sát trùng giàn NFT tượng lá bị xoăn và đỏ cần 22/10 chuẩn bị cho lứa tiếp theo. bổ xung dinh dưỡng và phun thuốc trừ sau sinh học cho Tưới nước, dinh dưỡng cho rau cây. ở các trụ và trong bầu. Cá phát triển bình thường. Cho cá ăn và đo pH của nước. 19
- Kiểm tra quá trình sinh trưởng và Nhiệt độ nhà kính ổn định phát triển của cá. Tìm hướng 30320C. chữa trị các bệnh cho cá. pH của nước từ 6,5 – 6,7. Đo nhiệt độ trong và ngoài nhà kính Chuẩn bị các khay đất sét nung. 10 khay hạt rau muống và Ủ hạt và rắc rau mần lứa tiếp 10 khay rau cải. theo. Các rau trong bầu đã hết Tuần Trồng rau xà lách vào giá thể. xoăn là và phát triển bình 4 thường. Cho rau lên giàn NFT lứa tiếp theo. Tưới nước, dinh dưỡng cho rau Cá phát triển bình thường. 23/10 ở các trụ và trong bầu. đến Cho cá ăn và đo pH của nước. 29/10 Kiểm tra quá trình sinh trưởng và Nhiệt độ nhà kính ổn định phát triển của cá. Tìm hướng 30320C. chữa trị các bệnh cho cá. pH của nước từ 6,5 – 6,7. Đo nhiệt độ trong và ngoài nhà kính Tháng 11. * Kế hoạch. Nội dung công việc Người thực hiện Hằng ngày tưới rau, cây Kiểm tra tình trạng của các loại cây trồng, cá( nếu có dấu GV phụ trách nhà kính. hiệu của sâu bệnh đưa ra hướng điều trị, giải quyết) GV chủ nhiệm lớp 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn