intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Vận dụng kĩ thuật think- aloud trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến vận dụng kĩ thuật think-aloud trong đọc hiểu bài Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài, môn Ngữ văn 12 ở trường THPT theo phân phối chương trình Ngữ văn THPT hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Vận dụng kĩ thuật think- aloud trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN LẠC    BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN  TÊN SÁNG KIẾN: VẬN DỤNG KĨ THUẬT THINK­ ALOUD TRONG DẠY HỌC  ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Nguyễn Thị Hồng Thu TỔ: VĂN­ SỬ­ ĐỊA Email: Chuonggio14790@gmail.com ĐTDĐ: 0972852142 Mã sáng kiến:  1
  2.                                               Yên Lạc, tháng 02 năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Karl Marx từng nói “Suy cho cùng cái để phân biệt các thời đại kinh tế   không phải  ở  chỗ  nó sản xuất ra cái gì mà là nó được tiến hành bằng cách   nào và với công cụ gì”. Lời phát biểu của Marxđã khẳng định tầm quan trọng  của phương pháp, cách làm. Giáo dục cũng vậy, bên cạnh nội dung, mục tiêu  dạy học thì vấn đề nóng bỏng và phức tạp không kém trong khoa học và thực  tiễn giáo dục chính là phương pháp dạy học. Trong nhà trường hiện đại,  phương pháp dạy học ngày càng khẳng định chức năng định hướng, thay đổi  và phát triển năng lực của người học. Theo xu thế  toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế  hiện nay, nền giáo dục   nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào  tạo, trong đó yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp   giảng dạy là vấn đề  then chốt. Chỉ  có đổi mới cơ  bản phương pháp dạy và   học theo hướng phát triển năng lực người học chúng ta mới có thể  đào tạo  được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối   cảnh thế  giới đang hướng tới nền kinh tế  tri thức. Khi tiếp cận và sử  dụng   thành thục, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học hiện đại thì quá trình  dạy học mới có hiệu quả. Một số  phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại:  phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp bàn tay nặn bột, kĩ thuật công  não, phòng tranh, mảnh ghép…Một trong những kĩ thuật không thể  không  nhắc tới trong dạy học hiện đại, cụ thể là dạy học đọc hiểu tác phẩm chính  là kĩ thuật think­ aloud (cuốn phim trí óc). 2
  3. Thuật   ngữ   “đọc   hiểu”   (reading   comprehension)   được   đưa   vào   nhà  trường Việt Nam cho đến nay vừa qua hai thập kỉ. Đọc hiểu là tư tưởng dạy   học văn gắn liền với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa từ tiểu học đến  hết trung học phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai bắt đầu từ năm  2000, 2002. Cho đến nay, sách giáo khoa THPT qua giai đoạn thí điểm, tiến   hành sử dụng đại trà vì thế khái niệm đọc hiểu ít nhiều trở nên gần gũi, quen  thuộc, “thuận miệng” với đa số  các thầy cô giáo và các em học sinh. “Đọc hiểu” văn bản là một nội dung nghiên cứu đã thu hút tâm sức  nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục trên thế giới. Có nhiều quan niệm về đọc   hiểu văn bản. “Đọc là quá trình phức tạp bao gồm sự  kết hợp của các khả   năng cảm nhận, tâm lí ngôn ngữ  và nhận thức”  (Adam, 1990);  “Mục đích   chính của việc đọc là thu nhận và kiến tạo ý nghĩa từ  văn bản”  (Sweet &  Snow, 2002);  “Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người   đọc và một văn bản” (Rumelhart, 1994);  “Đọc­ hiểu là một khái niệm khoa   học chỉ ra mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc­ hiểu đồng thời cũng chỉ   ra năng lực văn của người đọc(…). Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên   hệ của các sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa  của mối quan hệ   đó. Hiểu là bao quát nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là trả   lời được các câu  hỏi Cái gì? Như thế nào? Vì sao? Làm như thế nào? Đó là   biết và làm trong đọc hiểu(…). Hiểu là quá trình nhận thức văn bản toàn   vẹn” (GS. Nguyễn Thanh Hùng,  Những khái niệm then chốt về  đọc­ hiểu,  trong  Đọc­   hiểu   tác   phẩm   văn   chương   trong   nhà   trường,   Nxb   Giáo   dục,  H.2008, tr.76); “Một cách khái quát, đọc­ hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều   là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác cơ  bản bằng cơ   quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nộidung   thông tin, cấu trúc văn bản” (PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, Vấn đề đọc hiểu và   dạy đọc­ hiểu, Thông báo khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số  5, tháng 4/2004)…Chốt lại, bản chất của đọc chính là một quá trình phức tạp,   3
  4. tổng hợp, đòi hỏi cần sở  hữu một hệ  thống các kĩ năng. Hiểu là mục đích  quan trọng của việc đọc. Hiểu không phải tự nhiên mà đến, không phải là sự  tình cờ, may rủi. Do đó, dạy học đọc hiểu là khâu then chốt quan trọng trong   giáo dục nói chung, dạy học nói riêng.   Đọc hiểu văn bản thực chất là quá  trình kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành   động, thao tác nhất định. Hoạt động đọc hiểu đòi hỏi người đọc cần tích cực,  chủ động khám phá, phải là những độc giả thực sự chứ không phải là những  thính giả bất đắc dĩ  nghe người khác truyền đạt kết quả  đọc của họ. Muốn  làm được điều này cần cần phải giúp đỡ  họ  sử  dụng những kĩ năng thuần   thục của một người đọc đích thực. Nghĩa là nhiệm vụ của giáo viên phải dạy   cho người đọc học sinh những chiến thuật đọc hiểu văn bản phù hợp, hiệu  quả. Áp dụng kĩ thuật think­aloud trong dạy học đọc hiểu văn bản sẽ  giúp  người giáo viên thực hiện được nhiệm vụ  "Nhà giáo không phải là người   nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm   hồn" (Uyliam Bato Dit). Hàng năm, khi được phân công giảng dạy chương trình Ngữ văn 12, khi  dạy đến bài  Vợ  chồng A Phủ  (theo phương pháp dạy truyền thống) nhiều  giáo viên có cảm giác chưa thực sự hài lòng về tiết dạy của mình, cảm thấy  nó đơn điệu và nhàm chán, khô khan. Từ  khi ngành Giáo dục chỉ  đạo triển   khai dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh tôi đã có suy nghĩ sẽ áp   dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại vào bài   Vợ  chồng A   Phủ.Ngoài những phương pháp, kĩ thuật hiện đại như  vừa kể   ở  trên thì kĩ  thuật think­ aloud là một chiến thuật dạy đọc hiểu văn bản tôi không thể  bỏ  qua. Khi áp dụng kĩ thuật think­aloud vào dạy đọc hiểu bài  Vợ  chồng A Phủ  tôi nhận thấy không khí giờ  học sôi nổi hơn, học sinh tiếp nhận tri thức dễ  dàng hơn, kiến thức bài học phong phú hơn.  2. TÊN SÁNG KIẾN 4
  5. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thu ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc ­ Số điện thoại: 0972852142 ­ Email: Chuonggio14790@gmail.com 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN  ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thu ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc ­ Số điện thoại: 0972852142 ­ Email: Chuonggio14790@gmail.com 5. LĨNH  VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:   Vận dụng kĩ thuật think­aloud  trong đọc hiểu bài Vợ  chồng A Phủcủa tác giả  Tô Hoài, môn Ngữ  văn 12  ở  trường THPT theo phân phối chương trình Ngữ văn THPT hiện hành của Bộ  Giáo dục và Đào tạo. Lưu ý: Tôi chỉ  vận dụng/áp dụng kĩ thuật think­aloud   vào đọc hiểu một số  đoạn văn tiêu biểu trong truyện ngắn  Vợ  chồng A Phủ  của Tô Hoài chứ không vận dụng kĩ thuật think­aloud để thiết kế bài học  Vợ  chồng A Phủ của Tô Hoài. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU:tháng 1 năm 2019.  7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: ­ VỀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Khái lược về thuật ngữ “think­ aloud” Thuật ngữ  “think­ aloud” trong tiếng Anh có nghĩa là “nghĩ­ to tiếng”,   tức là nói to điều suy nghĩ đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ tiếp xúc với  văn bản. Bản chất của chiến thuật này là người đọc sẽ phơi trải những cảm   nhận ban đầu, những suy nghĩ cảm tính cá nhân khi tiếp xúc với “những hiện   5
  6. thực ngổn ngang sống động, phong phú, bề bộn” trong khi đọc hiểu văn bản.  Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn là khi người đọc tiếp xúc với từng câu  chữ trong văn bản để tìm ra nội dung, ý nghĩa hay thông điệp của văn bản đó  thì sẽ có một dòng ngôn từ tuôn chảy bên trong tâm thức người đọc một cách  thoải mái mà không phải dè dặt trong việc lựa chọn những từ ngữ đắt giá và  ít cần lưu ý đến cấu trúc ngữ  pháp của một câu tiếng việt chuẩn. Điều đó  đồng nghĩa với việc sẽ  có một môi trường học tập cởi mở  hơn được thiết   lập khi người đọc tiếp xúc với văn bản bằng sự  dẫn dắt ban đầu của cảm   tính. Sẽ không hề có sự áp đặt, định hướng hay phán xét nào của giáo viên với  người đọc (học sinh) khi có một suy nghĩ hay một từ  ngữ  nào lóe lên trong  tâm trí người đọc khi có sự  va chạm với văn bản. Vậy nên, với kĩ thuật này   học sinh sẽ giống như một nhà biên kịch không chuyên, thỏa sức sáng tạo với  một kịch bản tự  do, phóng khoáng. Cũng vì thế  mà kĩ thuật think­ aloud còn   được xem là “cuốn phim trí óc”, kĩ thuật này sẽ  giúp học sinh phát triển tư  duy, được tự  do bày tỏ  cảm nhận, suy nghĩ của bản thân mà không bị  “án   ngữ” bởi những tư duy đóng khung đã có. Theo TS Phạm Thị  Thu Hương­ giảng viên trường Đại học Sư  phạm   Hà Nội trong bài viết  “Chiến thuật “cuốn phim trí óc” (think­aloud) trong   dạy học đọc hiểu văn bản”thìchiến thuật “cuốn phim trí óc” được giới thiệu  trong “Nhật biên đọc” (Journal of reading) số 1, năm 1983 qua bài viết của tác  giả Davey – “Cuốn phim trí óc : Mô hình những quá trình nhận thức của hoạt   động đọc hiểu” (Think aloud : Modeding the Cognitive Processes of Reading   Comprehension). Hai tác giả  người Mĩ là Beach và Marsall trong cuốn giáo  trình “Giảng dạy văn học  ở  trường trung học” (xuất bản năm 1991) khi đề  cập đến hệ thống các chiến thuật dạy học văn đã điểm tới “cuốn phim trí óc”   như  là một trong các chiến thuật rất hữu ích đối với giáo viên và học sinh  trong quá trình tổ chức môi trường học tập trên lớp. 2. Kĩ thuật“think­ aloud” là một chiến thuật trong đọc hiểu văn bản 6
  7. Đọc hiểu văn bản là nội dung nghiên cứu đã thu hút tâm sức của nhiều  nhà giáo dục trên thế giới. Trong hệ thống nghiên cứu về  dạy học đọc hiểu   văn bản hiện nay, chiến thuật (strategy) đọc hiểu là một nội dung được nhiều  học giả  quan tâm, đồng thời cũng được  ứng dụng rộng rãi và bổ  sung bởi  thực tiễn và kinh nghiệm dạy học của giáo viên. Nếu có chiến thuật thì việc  đọc hiểu văn bản sẽ  dễ  dàng và hiệu quả  hơn rất nhiều. Vậy chiến thuật   trong đọc hiểu văn bản là gì? Có thể  hiểu đơn giản chiến thuật đọc hiểu là  những biện pháp, những thủ thuật giúp học sinh chiếm lĩnh văn bản một cách  tích cực, chủ  động như  một độc giả  thuần thục, có kĩ năng và sáng tạo. Đó  cũng là mục đích trong dạy học hiện đại khi quá trình dạy học là sự tương tác  chủ  động, tích cực giữa giáo viên và học sinh, chú trọng việc phát huy năng  lực của học sinh chứ học sinh không thụ động tiếp nhận chân lí mà giáo viên  trao truyền.  Quan sát quá trình đọc hiểu văn bản của học sinh từ thực tiễn dạy học   chúng tôi nhận thấy việc thiếu hiệu quả khi kiến tạo ý nghĩa văn bản trong  hoạt động đọc hiểu. Lí do không phải do lỗi bản thân học sinh không đọc văn  bản hay không cố  gắng để  học tập mà vấn đề  nằm  ở  chỗ  học sinh không   biết phải làm như thế nào để xây dựng được ý nghĩa của văn bản mình đang   đọc. Nhiều học sinh chỉ hiểu đơn giản mục tiêu cần đạt khi giáo viên yêu cầu   đọc chỉ dừng lại ở việc giải mã văn bản, nghĩa là chuyển các kí hiệu chữ viết   thành các tín hiệu âm thanh. Vậy nên mới có thực tế  có những học sinh có   giọng đọc rất tốt, đọc trôi chảy văn bản giáo viên yêu cầu, thế nhưng khi giáo  viên đặt ra câu hỏi khá đơn giản về  phần nội dung học sinh vừa đọc, đã   không có bất cứ  một câu trả  lời nào được đưa ra. Nghĩa là có một thực tế  ngổn ngang học sinh đọc văn bản chỉ  đơn thuần là việc chuyển các kí hiệu  chữ viết sang các tín hiệu âm thanh mà không tư duy xem thực sự mình đang  đọc cái gì. Vì thế kĩ thuật think­aloud (chiến thuật cuốn phim trí óc) sẽ  giúp   học sinh cải thiện tình trạng đó. 7
  8. Bên cạnh đó, chúng ta đều phải thừa nhận một thực tế rằng đọc hiểu  là hoạt động nhận thức rất phức tạp, diễn ra bên trong mỗi chủ  thể độc giả  học sinh. Khi thầy cô giáo nhận được sự chia sẻ, thông báo, công bố thông tin   của người đọc học sinh qua câu trả  lời thì đó chỉ  là sản phẩm cuối cùng tính  cho đến thời điểm phát ngôn. Đó là sản phẩm đã tương đối hoàn chỉnh, được   sắp xếp, được chỉnh sửa cẩn thận, công phu. Thực tế trong quá trình đọc hiểu  tác phẩm của học sinh, học sinh bị chi phối, điều khiển và dẫn dắt từ những  nhận xét, đánh giá, thẩm bình rất trau chuốt, hệ thống và sinh động trong lời  giảng của các thầy cô hay các tài liệu liên quan. Để  trở  thành những người   đọc độc lập, chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh nội dung tác phẩm   thì chiến thuật think­aloud là vô cùng cần thiết. Từ chiến thuật “cuốn phim trí  óc” người đọc học sinh sẽ hiểu ra rằng đọc là một quá trình lao động nghiêm  túc, nhiều tìm tòi, nhiều hứng thú, nhiều đam mê nhưng cũng không ít ngộ  nhận, trắc trở để đi đến đích. Think­aloud (cuốn phim trí óc) là một dạng kĩ thuật rất tốt để học sinh   đọc chậm tác phẩm. Hiệu quả  của kĩ thuật này nằm  ở  chỗ  nó cụ  thể  hóa,  trực quan hóa những quá trình bên trong thầm kín, riêng tư của người đọc để  biểu lộ ra bên ngoài giúp cho việc quan sát của chính học sinh, giúp giáo viên   đánh giá, xem xét phản  ứng ngược trong quá trình đọc hiểu, từ  đó mà điều  khiển, điều chỉnh, định hướng việc dạy học. Mặt khác, với tư  cách là một  hoạt động được giáo viên lập kế hoạch nhằm đạt mục tiêu bài dạy, kĩ thuật  think­loud (cuốn phim trí óc) sẽ khiến cho học sinh thực sự hoạt động với tâm  thế chủ động, tránh tình trạng “ăn không ngồi rồi”, lĩnh hội sẵn sự phân tích,   đánh giá, thẩm bình từ ý kiến của thầy cô giáo hoặc sách vở liên quan. Không những thế, kĩ thuật think­aloud còn tạo cơ hội cho bạn đọc học  sinh nói to lên bất cứ  cái gì họ  đang tư  duy hoặc cảm nhận về  văn bản khi  đọc. Nhờ  đó, học sinh hình dung ra được “hình mẫu” của một độc giả  đích   thực. Cũng nhờ  đó mà giáo viên có thể  xác định học sinh đó có làm việc hay   8
  9. không. Giáo viên sử dụng chiến thuật này trước hết là để  giúp học sinh đọc  hiểu văn bản hiện thời. Kĩ  thuật “cuốn phim trí óc” sẽ quay chậm trước mắt   độc giả  hình  ảnh bạn đọc đang trực tiếp nhận diện từng câu chữ, nắm bắt   thông tin bề mặt; hình dung, tưởng tượng; vận dụng các tri thức có trước; tạo  liên hệ kết nối liên văn bản, giữa văn bản đang đọc với hiện thực đời sống,   giữa văn bản và trải nghiệm cá nhân của bản thân mình; đặt ra những giả  thiết, tiên đoán bước phát triển tiếp tới của hành động nhân vật; đặt ra và tự  trả lời những câu hỏi xem thực sự tác giả  định nói gì, nhân vật muốn làm gì,  vì sao lại như vậy,...; suy luận, cắt nghĩa thông điệp nghệ  thuật; sự  cố gắng   để giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc hiểu văn bản; sự nếm trải   cảm xúc thẩm mĩ; những sai lầm, lạc hướng trong quá trình tiếp cận tác  phẩm,...Nói cách khác, với kĩ thuật này thì bạn đọc học sinh sẽ  được trải  nghiệm rất nhiều cấp độ  đọc hiểu cùng một lúc. Từ  đọc tái hiện, đọc giải   thích, đọc sáng tạo cho đến đọc đánh giá hay đọc nghiên cứu, đọc suy ngẫm   liên tưởng. Có hai cách thức để thực hiện kĩ thuật này đó là cuốn phim trí óc – nói  và cuốn phim trí óc ­ viết. “Cuốn phim trí óc nói là dạng think­aloud được phát  biểu to lên, trực tiếp thông qua kênh phát âm. Còn cuốn phim trí óc viết là  dạng bản ghi trung thực nội dung đang diễn ra trong đầu độc giả  khi họ đọc  văn bản”. Để  thực hiện kĩ thuật think­loud trong quá trình đọc hiểu văn bản có   thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Lựa chọn phần văn bản để áp dụng chiến thuật. Bước 2: Giáo viên làm mẫu Bước 3: Giáo viên cho học sinh thực hành Bước 4: Phát phim Bước 5: Thảo luận, đánh giá “phim” 9
  10. Một số  lưu ý trong quá trình thực hiện các bước trong kĩ thuật think­ aloud: Thứ nhất, đoạn văn bản được chọn cần đảm bảo một số tiêu chí như:  phải là phần văn bản hay, gắn bó chặt chẽ  với nội dung kiến thức cần đạt  trong bài học vì nếu phần văn bản không thực sự liên quan nhiều đến đơn vị  kiến thức cơ bản, chiến thuật sẽ bị lãng phí và học sinh cũng không thấy hấp   dẫn. Nói cách khác, giáo viên phải chọn ra được đoạn văn bản có vấn đề của  tác phẩm thì kĩ thuật think­loud mới phát huy hết tác dụng. Đoạn văn bản đó  vừa có lời thoại của nhân vật, vừa có lời dẫn truyện và phải có các phương  thức biểu đạt như  miêu tả, biểu cảm. Bên cạnh đó, dung lượng tối đa của  đoạn văn bản là 2 trang   nhưng thông thường, tốt nhất là trong phạm vi 1   trang vì nếu phần văn bản quá dài học sinh sẽ thiếu tập trung. Việc lựa chọn   phần văn bản để áp dụng chiến thuật có thể do giáo viên, cũng có thể  do đề  xuất của học sinh và giáo viên định hướng. Thứ  hai, giáo viên sẽ  đọc to, diễn cảm phần văn bản lựa chọn, trong  khi đó, học sinh được yêu cầu đọc thầm. Trong và sau khi đọc, giáo viên sẽ  dừng lại và tiến hành cung cấp cuốn phim trí óc đang diễn ra bên trong nhận  thức của cá nhân mình để  học sinh quan sát, nhận diện và hiểu về  chiến   thuật. Giáo viên cần chủ động phân biệt giữa giọng đọc nội dung văn bản và  giọng nói cung cấp “cuốn phim trí óc” của mình về  văn bản để  học sinh dễ  nhận ra. Khi làm mẫu chiến thuật giáo viên cũng có thể chọn một học sinh có  trình độ đọc hiểu tốt ở trong lớp hỗ trợ cho mình. Bạn học sinh này có nhiệm  vụ  lắng nghe (hoặc ghi chép, ghi âm lại cuốn phim ­ tuỳ  theo yêu cầu của  giáo viên) và họ  sử  dụng ngôn ngữ  ngắn gọn hoặc bằng cử  chỉ, nét mặt để  khuyến khích “tác giả” chiến thuật tiếp tục cung cấp cuốn phim trí óc. Sau   khi làm mẫu, giáo viên sẽ  hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để  nhận diện  xem có những yếu tố nào hiện diện trong cuốn phim trí óc mà thầy cô đã cung   cấp cho mình. Nhờ sự nhận diện này, họ sẽ biết cách để xây dựng cuốn phim   10
  11. trí óc cho bản thân khi được yêu cầu thực hiện chiến thuật “think­aloud”.   Chốt lại, giáo viên phải mất thời gian làm mẫu thì mới đảm bảo tất cả  học   sinh cùng sản xuất được cuốn phim của riêng mình. Thế  nhưng, thời gian  thực hiện kĩ thuật think­aloud sẽ  chiếm đến 2/3 tiết học nên giáo viên phải   cân nhắc lựa chọn văn bản thực hiện và cân đối với toàn giáo án để đảm bảo  mục tiêu của bài Thứ ba, giáo viên cho học sinh thực hành. Giáo viên sẽ gọi một số học   sinh có khả  năng đọc tốt thực hiện yêu cầu. Để  tránh xây dựng những cuốn  phim tự phát theo hướng dung tuch hóa tác phẩm văn học thì giáo viên nên nêu  rõ mục tiêu của chiến thuật, phải đưa ra những tiêu chí làm phim ngay từ đầu.  Ví dụ: Hãy đọc diễn cảm đoạn văn bản này và cung cấp cuốn phim trí óc của  em về chân dung, suy nghĩ, hành động của nhân vật, hay thái độ của người kể  chuyện đối với nhân vật,.. Đây cũng là lúc giáo viên làm mẫu cho các học sinh   khác biết cách trở thành một bạn đọc đích thực là như thế nào với những “hỗ  trợ” kịp thời như “Đúng rồi!, Phải vậy chứ! À, ra vậy!, Còn gì nữa không   nhỉ?, Điều này quả  là khó!,...” – tuy nhiên chỉ  là những “hỗ  trợ”, khuyến  khích cho tác giả  của cuốn phim trí óc, không phải là hoạt động thảo luận   giữa hai người. Sau khi đọc xong toàn bộ đoạn trích, người đọc sẽ nhìn lại và   tiến hành tổng hợp, tổ  chức để  đưa ra nhận định khái quát. Đây là một thao   tác rất quan trọng, nếu không chú ý sẽ  làm cho hoạt động đọc hiểu trở  nên   tản mạn, vụn vặt, thiếu tập trung. Về phía người nghe, giáo viên có thể giao   thêm cho họ  nhiệm vụ  nhận diện, phân loại nội dung của cuốn phim trí óc  theo mẫu phiếu học tập nhất định. Thứ tư, một số câu hỏi định hướng mà giáo viên có thể sử dụng để học  sinh xây dựng phim: ­ Em đã biết gì về chủ đề/nội dung chính trong đoạn văn bản này? ­ Em nghĩ em sẽ học được điều gì từ chủ đề/nội dung chính trong đoạn   văn bản này? (từ ngữ, mẫu câu, nhận thức, tình cảm…) 11
  12. ­ Phải chăng em đã có một bức tranh hết sức rõ ràng trong đầu em qua   những thông tin em được đọc trong văn bản? ­ Đoạn văn bản này giúp em liên tưởng đến hình ảnh nào, tác phẩm nào   đã đọc, đã học? Hoặc em có thể  tưởng tượng, liên tưởng đến những gì từ   đoạn văn bản này? ­ Theo em,  những điểm nào là quan trọng nhất trong bài đọc này? ­ Có những thông tin nào mới mà em đã tri nhận được? Những thông tin   mới này giúp ích em như thế nào? Sau khi một số học sinh khá đã thực hành thử chiến thuật, giáo viên cho  học sinh tiến hành chiến thuật cuốn phim trí óc theo cặp. Cần dành thời gian  để  học sinh được phát biểu và trên cơ  sở  đó tổng kết, đánh giá, rút ra nội   dung cần đạt. Từ  đó có thể  xây dựng phiếu đánh giá dành cho học sinh tự  đánh giá cuốn phim của mình và phiếu đánh giá dành cho người nghe/xem   phim. Mẫu phiếu 1: Học sinh tự đánh giá cuốn phim của mình Tiêu chí đánh giá Tự nhận xét, đánh giá Điểm Hiểu đúng sự việc (nhân vật) Giải thích sự việc (nhân vật) Hình dung tưởng tượng về sự  việc, nhân vật Nhận   xét,   đánh   giá   sự   việc,  nhân vật Mẫu phiếu 2: Dành cho học sinh nghe/xem phim Tiêu chí đánh giá Nhận xét, đánh giá về Dẫn  Bổ sung Điểm cuốn phim trí óc chứng Hiểu   đúng   sự   việc  (nhân vật) 12
  13. Giải   thích   sự   việc  (nhân vật) Hình   dung   tưởng  tượng   về   sự   việc,  nhân vật Nhận   xét,   đánh   giá  sự việc, nhân vật Lưu ý: Cần yêu cầu ghi rõ họ tên người đánh giá và thời gian đánh giá. 3. Vận dụng kĩ thuật“think­ aloud” đọc hiểu truyện ngắn Vợ  chồng A   Phủ của Tô Hoài 3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kĩ thuật cuốn phim trí óc vào   việc đọc hiểu đoạn văn mở  đầu truyện ngắn Vợ  chồng A Phủ của Tô  Hoài. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý  Pá Tra thường trông thấy có một   cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào   cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ  ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới   khe suối lên, cô  ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá   Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều , đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm,   nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuộc phiện nhất làng. Thế thì con gái   nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới   rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá   Tra. (Trích Vợ  chồng A Phủ ­ Tô Hoài, Ngữ  văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008,  tr.4) ­ Giáo viên gợi dẫn và nêu yêu cầu: Là lát cắt của đời sống, điểm bắt đầu của truyện ngắn rất quan trọng.   Nó tạo ra không khí, không gian ba chiều, khơi gợi hứng thú, sự  tự  nhiên,   13
  14. khơi mạch kể cho câu chuyện,... Về phương diện này, nhà văn Tô Hoài đã rất  thành công với đoạn văn mở  đầu đưa người đọc nhập cuộc vào tác phẩm,  đến với hình tượng nhân vật Mị  với những ám  ảnh về  một cô gái lúc nào  cũng cúi mặt, “mặt buồn rười rượi”.  + Hãy đọc chậm và hình dung về  nhân vật Mị, về giọng điệu của đoạn văn  và cung cấp cuốn phim trí óc của bạn: Ai  ở  xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một  cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa….…….Lúc  nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ  ngựa, dệt vải, chẻ  củi hay đi cõng nước  dưới   khe   suối   lên,   cô   ấy   cũng   cúi   mặt,   mặt   buồn   rười   rượi.   ……………..Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều , đồn  Tây lại cho muối về  bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều   thuộc phiện nhất làng……………… Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem  cái khổ  mà biết khổ, mà buồn………… … Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô  ấy   không   phải   con   gái   nhà   Pá   Tra:   cô   ấy   là   vợ   A   Sử,   con   trai   thống   lí   Pá  Tra……………………… + Nào! Bây giờ  hãy nhìn lại cuốn phim trí óc chúng ta vừa xây dựng từ  văn   bản để  đưa ra nhận xét, đánh giá ban đầu của anh (chị) về nhân vật, về  tài   năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Tô Hoài,... (Học sinh có thể  cầm mẫu phiếu học tập trên đây vừa đọc vừa think­ aloud trực tiếp theo gợi ý của giáo viên qua những khoảng trống cố  tình để  ngỏ giữa các câu chữ. Giáo viên cũng có thể tạo thời gian cho học sinh chuẩn   bị trước khi nói bằng cách để  họ  viết vắn tắt nội dung cuốn phim trí óc vào  phần giấy để  trống. Sau đó, học sinh trình bày, nhìn lại nội dung think­aloud  và đưa ra tổng hợp, nhận xét, phán đoán, đánh giá,... của cá nhân).  ­ Minh hoạ một cuốn phim trí óc hoàn thành: 14
  15. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý  Pá Tra thường trông thấy có một  cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa (Nhân vật   này xuất hiện một cách đặc biệt với công việc đặc trưng của những cô gái   vùng cao­ quay sợi gai. Nhưng sao cô gái này lại làm công việc đó ở một nơi   đặc biệt­ bên tảng đá và cạnh tàu ngựa (chuồng ngựa). Chi tiết này có tính   biểu tượng như  thế  nào để  hé mở  ra nỗi niềm và thân phận của nhân vật   nhỉ?). Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ  ngựa, dệt vải, chẻ  củi hay đi   cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi (  Nhân  vật phải lao động rất vất vả khi phải làm nhiều việc liên tiếp như: quay sợi,   thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước. toàn những công việc nặng nhọc.   Cách liệt kê những công việc mà cô gái đó phải làm khiến cho ta có cảm giác   cô  ấy phải lao động như  một kẻ  khổ  sai, lao động như  một sự  đày  ải chứ   không phải là sự  tự  nguyện. Nó gợi lên trong chúng ta sự  xót thương vô bờ   bởi người phụ  nữ  thuộc phái đẹp, phái yếu nên cần được trân trọng, nâng   niu. Khuôn mặt buồn rười rượi và lúc nào cũng cúi của cô không hẳn là do   lao động mệt mỏi, cực nhọc mà có thể do những u uất trong lòng của cô. Vậy   những u uất ấy là do đâu? Nỗi buồn nào dẫn đến sự  vô cảm của cô gái ấy?   Có cảm giác khuôn mặt đó gợi ra một số  phận đau khổ  , bất hạnh nhưng   cũng ngầm  ẩn một sức mạnh tiềm tàng). Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống  lý, ăn của dân nhiều , đồn Tây lại cho muối về  bán, giàu lắm, nhà có nhiều   nương, nhiều bạc, nhiều thuộc phiện nhất làng (Thống lí Pá Tra là gì nhỉ?   Thống lí là người cai quản một vùng bản làng miền núi, hình như cùng nghĩa   với chánh tổng ở miền xuôi. Thống lí và chánh tổng đều là những kẻ áp bức,   bóc lột trong bộ máy quan lại phong kiến trước cách mạng. Chỉ  khác ở  cách   gọi do sự  khác biệt vùng miền. Thống lí Pá Tra gợi liên tưởng đến Bá Kiến   trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Nghị Lại trong Bước đường cùng của   Nguyễn Công Hoan, Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Thống lí giàu   có vì bóc lột người dân lao động miền núi vừa là tay sai đắc lực cho đồn Tây.   Hình ảnh ngôi nhà thống lí có sự đối lập, tương phản gay gắt với hình tượng   15
  16. nhân vật Mị). Thế thì con gái có còn bao giờ  phải xem cái khổ  mà biết khổ,   mà buồn (Một giả thiết đưa ra là Mị là con gái nhà thống lí. Con gái nhà giàu   thì không phải lao động, làm việc vất vả  như thế. Con gái nhà giàu thì cũng   không phải buồn đau, u uất đến mức vô cảm như thế). Nhưng rồi hỏi ra mới  rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá   Tra (Nhà văn trả  lời luôn cho sự  thắc mắc, băn khoăn của mọi người bằng   thông tin cô gái ấy không phải là con gái thống lí mà là con dâu thống lí, là vợ   A Sử. Người ta thường nói, dâu con rể khách. Vậy con dâu nhà thống lí có số   phận ra sao, bị đối xử  như  thế nào mà mặt lúc nào cũng cúi, mặt buồn rười   rười thế kia? Điều này gợi ra sự tò mò xen lẫn ám ảnh trong mỗi chúng ta). Đoạn văn mở  đầu, quả  thực đã phác thảo trước mắt người đọc chân  dung một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác.   Đồng thời người đọc còn nhận thấy sự đối lập, tương phản gay gắt giữa Mị  ( cô gái lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi)   với nhà thống lí Pá Tra  (nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện).   Sự  tương phản  ấy báo hiệu  một cuộc đời không bằng phẳng, một số  phận nhiều  ẩn  ức và một bi kịch   của cõi nhân thế  nơi miền núi cao Tây Bắc. Không phải ngẫu nhiên mà  ở  những trang viết đầu tiên, Tô Hoài đã giới thiệu với người đọc những nét trái  ngang trong cuộc đời của Mị. Liệu có phải bao nhiêu oái oăm, mâu thuẫn, bao   nhiêu giông bão đang ở phía trước, sau “màn ra mắt” của nhân vật. Lối trần thuật của Tô Hoài hấp dẫn người đọc. Trong đoạn văn mở  đầu, bằng những lời dẫn dắt rất tự nhiên, nhà văn đã đưa người đọc vào thế  giới nghệ  thuật của câu chuyện, vào hoàn cảnh sống thường ngày của nhân  vật. Không giới thiệu dài dòng, nhà văn dựng chân dung nhân vật bằng những   nét điển hình nhất và cũng đầy những mâu thuẫn nhất: một cô gái âm thầm,  lẻ  loi giữa khung cảnh đông đúc, tấp nập của nhà thống lí. Mặt khác, cách  giới thiệu nhân vật của nhà văn cũng khéo léo ở chỗ  nhà văn giới thiệu nhân  vật  ở thời điểm hiện tại sau đó mới kể về quá khứ  rồi lại quay trở  lại thực  16
  17. tại. Dụng ý nghệ  thuật là muốn nhấn mạnh đến số  phận cay đắng, tủi cực   của nhân vật trong quãng thời gian làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. 3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kĩ thuật cuốn phim trí óc vào  việc đọc hiểu đoạn văn miêu tả  tâm trạng và hành động của nhân vật  Mị trong đêm tình mùa xuân. Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên   các nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những lều quanh nương để   sưởi lửa.  Ở  Hồng Ngài người ta thành lệ  cứ  ăn tết thì gặt hái vừa xong,   không kể  ngày, tháng nao. Ăn t ̀ ết thế  cho kịp luc m ́ ưa xuân xuống thi đi v ̀ ỡ  nương mới.Hồng Ngài năm  ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ  gianh vàng   ửng, gio va rét rât d ́ ̀ ́ ữ dôi. ̣ Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên   mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […] Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm   trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ  bạn   đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài   hát của người đang thổi: Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.”  Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày   tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn   và nhảy.  17
  18. Cả nhà thống li Pa Tra v ́ ́ ưa ăn xong b ̀ ữa cơm tết cúng ma. Xung quanh,   chiêng đánh ầm i, ng ̃ ười  ốp đồng vẫn con nh ̀ ảy lên xuống, run bần bật. Vừa   hết bữa cơm lai ti ̣ ếp ngay bưa r ̃ ượu bên bếp lửa.  Ngày Tết, Mi cũng u ̣ ống rượu. Mi lén l ̣ ấy hũ rượu, cứ uống  ực từng   bát. Rồi say, Mi l ̣ ịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng   ̣ ̀ lòng Mi thi đang sống về ngày trước. Tai Mi văng v ̣ ẳng tiếng sáo gọi bạn đầu   làng. Ngày trước, Mi th ̣ ổi sáo giỏi. Mùa xuân nay, Mi u ̀ ̣ ống rượu bên bếp và   thổi sáo. Mi u ̣ ốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao   nhiêu người mê, ngày đêm đa th ̃ ổi sáo đi theo Mi.̣ Rượu đa tan lúc nào. Ng ̃ ười về, người đi chơi đã vãn cả. Mi không bi ̣ ết,   ̣ ẫn ngồi trơ  một mình giữa nhà. Mãi sau Mi m Mi v ̣ ới đứng dậy, nhưng Mị   không bước ra đường chơi, ma t ̀ ừ từ bươc vào bu ́ ồng. Chẳng năm nào A Sử   ̣ cho Mi đi ch ơi Tết. Mi cung chăng buôn đi. B ̣ ̃ ̉ ̀ ấy giờ  Mi ng ̣ ồi xuống giường,   ́ ửa sổ  lỗ  vuông mờ  mờ  trăng trắng. Đa t trông ra cai c ̃ ừ  nãy, Mi th ̣ ấy phơi   phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sương nh ́ ư  những đêm Tết ngày trước.   ̣ ẻ lăm. Mi v Mi tr ́ ̣ ẫn còn trẻ. Mi mu ̣ ốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng   đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mi, không có lòng v ̣ ới nhau mà vẫn phải  ở   với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mi s ̣ ẽ ăn cho chết ngay, chứ   không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt  ứa ra. Mà tiếng sáo gọi   bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…”. Lúc  ấy, A Sử  vừa  ở  đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử  thay áo   mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó   đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái về  làm vợ.   Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì. 18
  19. Bây giờ  Mị  cũng không nói. Mi ̣ đến góc  nhà, lấy   ông mỡ, sắn  một   miếng bỏ  thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mi đang r ̣ ập rờn tiếng sáo.   ̣ Mi mu ốn đi chơi, Mi cũng s ̣ ắp đi chơi. Mi qu ̣ ấn lại tóc, Mi v ̣ ới tay lấy cái váy   hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. No nhìn ́   quanh, thấy Mi rút thêm cái áo. A S ̣ ử hỏi: ­ Mày muốn đi chơi à? ̣ Mi không nói. A S ử cũng không hỏi thêm nưa. A S ̃ ử bước lại, nắm Mi,̣   lấy thắt lưng trói hai tay Mi. Nó xách c ̣ ả  một thúng sợi đay ra troi đ ́ ứng Mị   vào cột nhà. Tóc Mi xoã xu ̣ ống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, lam cho Mi không ̀ ̣   cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử  thắt nôt cái th ́ ắt lưng   xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mi đ ̣ ứng im lăng, nh ̣ ư không biết mình đang bị trói. Hơi   rượu còn nồng nàn, Mi v ̣ ẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mi đi theo nh ̣ ững cuộc   chơi, nhưng đam ch ̃ ́ ơi "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em   bắt pao nào...". Mi vùng b ̣ ước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị   không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa   vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mi th ̣ ổn thức nghĩ mình không bằng con   ngựa. (Trích Vợ chồng A Phủ ­ Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr.   6­8) ­ Giáo viên gợi dẫn và nêu yêu cầu: Đoạn văn mở  đầu và những đoạn văn tiếp theo đã hé mở  cho chúng ta  về số  phận và vẻ đẹp của nhân vật Mị  một cách đầy ấn tượng. Mị  là cô gái  đẹp cả  về  hình thức lẫn tâm hồn và Mị  xứng đáng được hưởng hạnh phúc   nhưng hạnh phúc đã không đến với Mị ở Hồng Ngài mà thay vào đó là bi kịch   nghiệt ngã với thân phận làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.Mị  xinh đẹp, cô   giống như  bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc. Vào những đêm mùa xuân,  trai đến đứng “nhẵn chân vách đầu buồng Mị”. Và nếu không đẹp thì Mị cũng  19
  20. không thể lọt vào mắt xanh của A Sử  và A Sử cũng không phải phí công lập  mưu cướp Mị về làm vợ. Mị còn để lại  nhiều thiện cảm với độc giả  khi có  nhiều phẩm chất tốt đẹp: lòng hiếu thảo, lòng tự  trọng và tâm hồn tinh tế,   nhạy cảm qua tài thổi lá cũng hay như  thổi sáo. Vì món nợ  khi cưới của cha  mẹ Mị vay nhà thống lí mà Mị phải mang thân phận làm dâu gạt nợ. Khi làm   dâu gạt nợ  nhà thống lí Mị  phải sống kiếp đọa đày cả  về  thể  xác lẫn tinh  thần. Sự đọa đày về thể xác qua công việc và đánh đập. Sự  đọa đày về  tinh   thần khi Mị ý thức mình sống với A Sử­ 1 người mà Mị không yêu, Mị ý thức  mình bị trói buộc vĩnh viễn trong nhà thống lí Pá Tra cho tới lúc chết. Sự đọa   đày ấy khiến Mị trở nên vô cảm, Mị sống “lầm lũi như con rùa nuôi trong xó  cửa”. Cuộc sống của Mị  cứ  diễn ra buồn tẻ  và tối tăm như  thế  nếu như  không có đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. + Hãy đọc chậm và hình dung về  tâm lí và hành động của nhân vật Mị  trong  đêm tình mùa xuân  ở  Hồng Ngài, về giọng điệu của đoạn văn và cung cấp   cuốn phim trí óc của bạn: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên   các nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những lều quanh nương để  sưởi lửa.  Ở  Hồng Ngài người ta thành lệ  cứ  ăn tết thì gặt hái vừa xong,  không kể  ngày, tháng nao......................... Ăn t ̀ ết thế  cho kịp luc m ́ ưa xuân  xuống thi đi v ̀ ỡ nương mới.Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ  gianh vàng ửng, gio va rét rât d ́ ̀ ́ ữ dôi....................................... ̣ Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên  mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […] ………………Đám trẻ đợi Tết, chơi   quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà……………… Ngoài đầu núi lấp ló đã  có tiếng ai thổi sáo rủ  bạn đi chơi. ………………….Mị nghe tiếng sáo vọng  lại, thiết tha bổi hổi……………… Mị  ngồi nhẩm thầm bài hát của người   đang thổi: Mày có con trai con gái rồi 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2