intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ cứu khi trẻ bị ong chích

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

90
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

May thay, nhờ chưa rơi vào tình trạng sốc, nên sau 3 ngày điều trị với antihistamin, corticoides và kháng sinh, em đã bình phục xuất viện, với một bài học nhớ đời: không chọc phá tổ ong. Tình trạng trẻ bị ong chích do vô tình hoặc cố ý chọc phá tổ ong khá phổ biến, có xu hướng gia tăng trong mùa hè.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ cứu khi trẻ bị ong chích

  1. Sơ cứu khi trẻ bị ong chích May thay, nhờ chưa rơi vào tình trạng sốc, nên sau 3 ngày điều trị với anti- histamin, corticoides và kháng sinh, em đã bình phục xuất viện, với một bài học nhớ đời: không chọc phá tổ ong. Tình trạng trẻ bị ong chích do vô tình hoặc cố ý chọc phá tổ ong khá phổ biến, có xu hướng gia tăng trong mùa hè. Số ca nhập viện do ong chích ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã nói lên điều đó. Có những em vô phước “lãnh đủ”, phải nhập viện rất oan uổng chỉ vì trên đường đi học về, ngang qua tổ ong vừa bị một trẻ khác chọc phá. Đáng thương hơn, một người cha đã chết vì lấy thân che con khỏi bị ong chích. Còn bé N.Đ.P, 2 tuổi rưỡi, ở quận 9, bị ong chích đến nỗi không thể đếm được số nốt chích trên đầu, và cháu bé đã tử vong vì suy đa cơ quan, tuy đã được tích cực điều trị chạy thận nhân tạo. Sơ cứu tại nhà - Điều hết sức quan trọng Trẻ chưa ý thức tầm nguy hiểm khi chọc phá tổ ong, do đó, phụ huynh cần biết cách sơ cấp cứu trong trường hợp này, tránh những hậu quả thương tâm. Trước đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận một ca suy thận cấp phải chạy thận nhân tạo ở Tiền Giang chuyển lên, do ong chích gây sốc nặng. Biến chứng suy thận cấp sau khi sốc phản vệ xảy ra do ong chích là kết cuộc đau lòng không đáng có do không biết cách xử trí cấp cứu tức thời. Ong thường làm tổ trên các bẹ dừa nước, cây bình bát, cũng có khi ta thấy tổ ong vắt vẻo trên cành cây, góc vườn, hàng rào, trần nhà..., ở các
  2. vùng nông thôn, vùng ven ngoại thành, quận 2, quận 7, quận 9... Phần lớn trường hợp ong không tự dưng đi “săn” người, mà ngược lại, do đó, ong không phải là tội đồ, chính thái độ, ý thức và hành động của con người mới là nguyên nhân “hại xác phàm”. Ong ruồi, ong nghệ, ong bầu, ong vò vẽ là loài côn trùng có 2 cánh, thân có đoạn. Riêng loài ong vò vẽ màu vàng có khoang đen thường làm tổ trên cây, ngòi không có ngạnh nên có thể chích nhiều nốt khi tấn công người. Ngòi ong chích là nguyên nhân gây đau nhức tại chỗ và phù nề. Phản ứng dị ứng tùy từng người có độ mẫn cảm với nọc ong và có thể gây tử vong do sốc phản vệ co thắt đường hô hấp trên vì bị ong chích ở miệng, cổ và tất cả vùng đầu, mặt, hoặc suy thận cấp. Thường khi bị ong chích trên 8 vết là đã nguy hiểm rồi, thế nhưng tùy từng cơ địa và cách sơ cứu tại chỗ, cũng có khi chỉ có một vết ong chích cũng đủ gây tử vong cho bệnh nhân. Do đó, BS. Trần Hữu Nhơn, Trưởng khoa nội tổng hợp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2, nói: “Sơ cứu tại chỗ là tối quan trọng và nhớ rằng bất kỳ trường hợp ong đốt nào cũng phải nhập viện theo dõi, vì thời điểm quyết định suy thận cấp hay không là trong vòng 3 ngày đầu sau khi bị ong đốt.” “Khi bị ong đốt, BS. Nhơn nói thêm, đừng quýnh quáng, hãy bình tĩnh tìm cách gắp ngòi ong ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Kinh nghiệm dân gian cho thấy việc dùng vôi ăn trầu bôi lên da chỗ vết ong chích cũng khá hiệu quả, và cũng giúp thấy các vết chích dễ dàng hơn để gắp ngòi ong ra. Sát trùng tại chỗ chích bằng dung dịch sát khuẩn betadine, chườm lạnh và
  3. chuyển vào bệnh viện gần nhất.” Cha mẹ không nên coi thường khi trẻ nói khó thở, khó nuốt và quan trọng nhất là trẻ bất thình lình rũ rượi, vì đó chính là dấu hiệu báo trước của sốc phản vệ, có thể đưa đến tử vong, cần phải chuyển vào bệnh viện ngay. Cuối cùng, khi trẻ lơ mơ, không còn nhận biết được cha mẹ chính là lúc trẻ đang đi vào sốc. Những lưu ý đối với các đơn vị điều trị khi tiếp nhận bệnh nhân bị ong chích: Cần đếm số vết ong chích, mô tả đặc điểm con ong. Nhanh chóng càng sớm càng tốt lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể. Cho thuốc chống dị ứng và Corticoid khi cần thiết. Sử dụng ngay Adrénaline 1% khi có dấu hiệu sốc phản vệ. Nhớ rằng phản ứng dị ứng của mỗi bệnh nhi tùy độ mẫn cảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2