intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ cứu trẻ bị ngạt nước, điện giật

Chia sẻ: Lý Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé bị đuối nước hay bị điện giật là những nguy cơ rất dễ gặp phải ở trẻ em. Nếu chẳng may bạn gặp phải trường hợp trẻ gặp nạn thì trước tiên bạn không nên quá hoảng sợ mà cần phải thật sự bình tĩnh để tiến kịp thời thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương. Bé bị ngạt nước Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối ở mực nước chưa đến 5cm. Do vậy, bạn đừng bao giờ để trẻ ở gần những nơi gần ao,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ cứu trẻ bị ngạt nước, điện giật

  1. Sơ cứu trẻ bị ngạt nước, điện giật Bé bị đuối nước hay bị điện giật là những nguy cơ rất dễ gặp phải ở trẻ em. Nếu chẳng may bạn gặp phải trường hợp trẻ gặp nạn thì trước tiên bạn không nên quá hoảng sợ mà cần phải thật sự bình tĩnh để tiến kịp thời thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương. Bé bị ngạt nước Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối ở mực nước chưa đến 5cm. Do vậy, bạn đừng bao giờ để trẻ ở gần những nơi gần ao, hồ và trong lúc tắm, không nên để trẻ một mình ở bồn, chậu tắm, thậm chí là xô nước dù chỉ là một phút. Khi mặt của trẻ bị ngập trong nước, phản ứng rất tự nhiên của trẻ là hít một hơi thật sâu để hét lên, hơn là ngẩng đầu lên khỏi mặt nước. Cách xử lí: Bước 1: Kiểm tra xem con bạn còn tỉnh và còn thở nữa hay không. - Nếu trẻ bị ho, bị sặc hay nôn mửa, có nghĩa là cháu còn thở được. Trong trường hợp có chấn thương nào ở cổ, lưng, bạn hãy bế bé một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, đừng xoay, vặn xương sống của trẻ. - Nếu trẻ không thở: Bạn đừng mất quá nhiều thời gian vào việc rút nước ra khỏi 2 buồng phổi của trẻ. Hãy móc sạch những mảnh vụn như bùn hay rong rêu ra khỏi miệng cháu và làm hô hấp nhân tạo. Bước 2: Hô hấp nhân tạo Với em bé - Đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Bảo đảm khí quản vẫn còn thông, bằng cách nâng cằm bé lên và ngửa đầu bé ra sau một chút.
  2. Nếu lồng ngực bé không nhô lên, chắc hẳn là có vật đã làm bé tắt khí quản, hãy chữa trị nghẹt thở cho bé bằng phương pháp làm thông khí quản như trên. Nếu lồng ngực em bé nhô lên, hãy rời miệng khỏi mặt em bé và để cho lồng ngực bé xẹp xuống. Hà hơi lại 2 lần nhanh, nhẹ, rồi kiểm tra nhịp đập tim em bé. - Áp sát môi bạn sát vào miệng và mũi em bé, hà hơi ra nhẹ nhàng vào phổi bé cho đến khi nào thấy lồng ngực của bé nhô lên. - Hãy rời miệng khỏi mặt em bé và để cho lồng ngực bé xẹp xuống. Với trẻ lớn hơn - Đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Dùng hai ngón tay nâng cằm cháu lên và ngả đầu cháu ra phía sau. Lấy hết những vật cản trong miệng ra. Nếu lồng ngực trẻ không nhô lên, chắc hẳn có vật gì làm tắc khí quản. Nếu lồng ngực nhô lên, bạn hãy rời miệng khỏi mặt cháu bé và để lồng ngực bé xẹp xuống. Hà hơi lại 2 lần nhanh và nhẹ, rồi kiểm tra nhịp đập tim của bé. - Bịt mũi cháu lại. Áp sát môi bạn lên miệng cháu, hà hơi vào phổi cháu cho đến khi thấy lồng ngực của cháu nhô lên. Nếu cháu còn quá nhỏ, bạn hãy áp môi bạn lên miệng và mũi cháu giống như đối với một em bé. - Rời miệng bạn ra khỏi mặt bé và để cho lồng ngực xẹp xuống. Vẫn bịt mũi cháu. Bước 3: Gọi xe cấp cứu và tiếp tục làm hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến hoặc cho đến khi cháu bắt đầu thở lại được. Bước 4: Nếu cháu thở nhưng bất tỉnh, bạn hãy đặt cháu trong tư thế hồi phục để nước có thể thoát ra khỏi miệng và phổi.
  3. Tư thế hồi phục: Đối với bé dưới 2 tuổi: bạn nên bế bé trên tay và hơi ngả đầu bé ra sau một chút để tránh làm nghẹt khí quản. Đối với trẻ trên 2 tuổi: - Nếu trẻ đang nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, hãy quỳ gối cạnh trẻ. Kéo 2 chân trẻ ra và đặt cánh tay của trẻ gần người bạn vào một góc thích hợp, thân người với khuỷ tay của trẻ được gập lại. - Vắt cánh tay còn lại lên ngang ngực và chạm lòng bàn tay của trẻ vào má trẻ.
  4. - Tiếp tục giữ trẻ ép vào má như vậy, nắm chặt đùi của trẻ phía xa người bạn nhất và kéo đầu gối của trẻ lên. Giữ cho lòng bàn chân trẻ chạm hết trên đất và đặt nó ngang với đầu gối của chân kia. - Lăn trẻ vào tư thế nằm yên, với đầu gối gập lại và đầu tựa trên tay trẻ. Hãy lấy áo hoặc chăn đắp cho trẻ để giữ ấm. Đưa cháu vào phòng kín càng sớm càng tốt để tránh bị cảm lạnh. Bị điện giật Nguyên nhân: Có thể do nhiều nguyên nhân như: - Dây điện hở, bé thọc tay vào ổ cắm. - Các thiết bị điện không an toàn, bé chạm tay ướt vào các dụng cụ điện. Triệu chứng: Trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị bất tỉnh và tim có thể ngừng đập. Nhẹ hơn, trẻ có thể bị bỏng nhẹ. Việc cần làm: - Trước khi đến cứu, phải cách ly sự tiếp xúc giữa trẻ với nguồn điện gây tai hoạ bằng cách, ngắt cầu dao chính nối với nguồn điện bên ngoài hoặc rút dây cắm ra khỏi ổ điện. - Nếu phải dùng tay để đưa trẻ ra khỏi nguồn điện, phải chú ý thực hiện trong sự an toàn: Đẩy trẻ ra khỏi nguồn điện bằng các vật không dẫn điện như gỗ, nhựa và chú ý đứng trên một vật cách điện như gỗ hoặc thảm. - Nếu quá gấp gáp và không còn chọn lựa nào khác, chỉ nên nắm lấy quần áo của trẻ để kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Tuy nhiên, cách này có thể rất nguy hiểm, vì nếu chạm vào da thịt trẻ hoặc nếu quần áo trẻ bị ướt thì chính bạn cũng có thể sẽ bị điện giật. - Khi đã tách được trẻ ra khỏi nguồn điện, hãy xem trẻ có bị phỏng hay không. Nếu vết phỏng trầm trọng hoặc trẻ bất tỉnh, hãy gọi xe cấp cứu. Đồng thời, hãy điều trị các vết phỏng bằng cách, đổ nước lạnh vào đó và đắp gạc vô trùng lên vết thương. Chú ý theo dõi tình trạng của trẻ một cách chặt chẽ.
  5. Kiểm tra xem trẻ còn tỉnh không? Nếu trẻ bất tỉnh: Hãy kiểm tra hơi thở của trẻ, bắt đầu bằng hô hấp nhân tạo. Nếu trẻ còn tỉnh, hãy dỗ dành, trấn an cháu. Nếu cháu còn thở, hãy đặt cháu nằm trong tư thế hồi phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2