intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục Đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sổ tay giới thiệu 10 hoạt động giúp giảng viên tiếng Anh phối hợp cùng sinh viên và giảng viên các môn học khác tổ chức các hoạt động tạo cơ hội sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán của Việt Nam trong khi vẫn mang tính hiện đại và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục Đại học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Sổ tay HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
  2. LỜI GIỚI THIỆU T rong bối cảnh học tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng môi trường học tập tích cực ngoài lớp học cho người học sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cộng đồng xã hội. Môi trường học tập tích cực qua các tình huống thực tế không những tạo điều kiện cho người học rèn luyện các kĩ năng thực hành tiếng, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống mà còn giúp người học từng bước nâng cao sự tự tin, năng động, hứng thú trong việc học và sử dụng tiếng Anh. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ thành thạo, lưu loát trong giao tiếp tiếng Anh của người học. Bên cạnh đó, môi trường học tập tích cực qua các tình huống thực tế còn góp phần tạo dựng phong cách học và chiến lược học của người học nhằm đẩy nhanh hiệu quả, chất lượng không chỉ trong dạy-học tiếng Anh mà còn trong việc sử dụng ngôn ngữ trên mọi khía cạnh và lĩnh vực của đời sống, giúp người học thể hiện năng lực, niềm đam mê của bản thân. Qua đó người học nâng cao nhận thức, thái độ học tập tích cực đối với việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Với mục đích giúp người học có cơ hội thực tế trải nghiệm với tiếng Anh, cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục Đại học đã được các chuyên gia và những nhà quản lý tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm về xây dựng cộng đồng thực hành sử dụng ngoại ngữ biên soạn với những thông tin chính như sau: Về cấu trúc, cuốn sổ tay tập trung giới thiệu 10 hoạt động, mỗi hoạt động được trình bày theo các mục chính sau: Giới thiệu chung về hoạt động, Các bước tổ chức thực hiện, Hoạt động mở rộng, Một số hình ảnh minh hoạ, Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện và Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động. Các biểu mẫu được thiết kế thuận lợi để giáo viên, học sinh, sinh viên có thể sử dụng khi tổ chức hoạt động tại cơ sở. Về nội dung, cuốn sổ tay giới thiệu 10 hoạt động giúp giảng viên tiếng Anh phối hợp cùng sinh viên và giảng viên các môn học khác tổ chức các hoạt động tạo cơ hội sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán của Việt Nam trong khi vẫn mang tính hiện đại và hội nhập quốc tế. Từ đó, tạo được môi trường giúp giảng viên, sinh viên cùng học và sử dụng tiếng Anh. Thông qua các hoạt động này, sinh viên có thể: Lời giới thiệu | 3
  3. • Tìm ra các cách thức học tiếng Anh đa dạng, tiện lợi, phù hợp với bản thân. • Hình thành thói quen viết tiếng Anh, thói quen đọc tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. • Cải thiện tư duy tổng hợp, khả năng cảm thụ và diễn đạt ngôn ngữ thông qua văn học, điện ảnh, đặc biệt là khả năng viết tóm tắt, bình luận, thuyết trình sau khi đọc một cuốn sách/xem một bộ phim. • Áp dụng những nội dung đã học vào các tình huống đòi hỏi kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giải quyết vấn đề phức hợp trong các buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ tiếng Anh. • Nâng cao sự tự tin, tư duy sáng tạo, kĩ năng trình diễn trước công chúng nhờ sử dụng tiếng Anh cho các hoạt động khởi nghiệp, diễn thuyết, sáng tác, hợp xướng. • Phát triển các kĩ năng cần thiết để đảm bảo một cuộc sống nhiều ý nghĩa cho cá nhân và xã hội trong thời kì công nghiệp 4.0 như: kĩ năng cảm thụ nghệ thuật, kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng ảnh hưởng xã hội trong các hoạt động kết nối với những nhân vật uy tín và các giảng viên xuất sắc. Về phương thức triển khai, 10 hoạt động được giới thiệu dưới hình thức hoạt động ngoài giờ học tiếng Anh, tích hợp với các hoạt động ngoại khoá và sự kiện thường niên của nhà trường. Đối với giảng viên, chính sách khuyến khích, khen thưởng của nhà trường là nguồn động lực để giảng viên tham gia các hoạt động. Đối với sinh viên, việc khen thưởng, trao giấy chứng nhận, khuyến khích về điểm số môn học, v.v là nguồn động lực quan trọng. Để thu hút được sự tham gia của nhiều bên liên quan, sự chủ động, tích cực và năng động của Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên của nhà trường là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, vai trò chủ động của sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Sinh viên là người tổ chức thực hiện các hoạt động và cũng chính là đối tượng thụ hưởng từ việc tổ chức các hoạt động này. Chúng tôi hy vọng cuốn sổ tay này sẽ được áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của từng nhà trường, từng địa phương. Chúng tôi mong muốn những kiến thức, kinh nghiệm và các bài học rút ra từ thực tế áp dụng tại các nhà trường, địa phương sẽ được phản ánh để cuốn sổ tay này ngày càng được hoàn thiện, trở nên hữu ích, có giá trị và là cuốn cẩm nang, người bạn đồng hành với mỗi chúng ta trong việc xây dựng cộng đồng học ngoại ngữ tích cực ở Việt Nam. Do quá trình biên soạn và biên tập cuốn sổ tay khó tránh khỏi những thiếu sót nên chúng tôi rất mong nhận được các phản hồi quý báu. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Ban quản lý đề án Ngoại ngữ Quốc gia theo địa chỉ email: dean2080@moet.gov.vn. Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  4. M Ụ C L Ụ C Lời giới thiệu...................................................................................... 3 Danh mục các từ, cụm từ viết tắt...................................................... 6 Giới thiệu chung các hoạt động....................................................... 7 1 Triển lãm Phương pháp học tiếng Anh............................................ 9 2 Hợp xướng tiếng Anh...................................................................... 16 3 Khám phá bí ẩn................................................................................ 22 4 Ngày hội giảng viên ........................................................................ 28 5 Diễn thuyết tiếng Anh...................................................................... 37 6 Nhân vật tin tức............................................................................... 43 7 Câu lạc bộ tiếng Anh........................................................................ 49 8 Ngày lễ với người nổi tiếng............................................................. 54 9 Khởi nghiệp thông thái................................................................... 61 10 Bình luận sách/ phim....................................................................... 68 Phụ lục chung cho 10 hoạt động. . .................................................. 75 Phụ lục riêng cho từng hoạt động.................................................. 79 Mục lục | 5
  5. Danh mục các từ, cụm từ viết tắt BCN Ban chủ nhiệm BTC Ban tổ chức BGK Ban giám khảo BGH Ban giám hiệu CĐT Công đoàn trường CLB Câu lạc bộ ĐTN Đoàn thanh niên GV Giảng viên GVK Giảng viên các môn khác GVTA Giảng viên tiếng Anh KTA Khoa tiếng Anh SV Sinh viên TA Tiếng Anh 6 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  6. GIỚI THIỆU CHUNG CÁC HOẠT ĐỘNG Phạm vi Tần suất/ Tên hoạt Thành phần STT Mô tả chung thực Thời Trang động tham gia hiện lượng Sinh viên và giảng viên viết Triển lãm bài chia sẻ kinh nghiệm của Lãnh đạo Phương bản thân về các chiến lược trường/khoa, Cấp 1 lần/ 1 pháp học học tiếng Anh hiệu quả. Các các đoàn thể 9 trường 1 học kì tiếng bài viết này được trưng bày có liên quan, Anh để khán giả xem và tham SV, GV khảo. Hợp Hợp xướng gồm nhiều sinh viên Lãnh đạo Cấp trường/khoa, xướng và giảng viên biểu diễn hát và 1 lần/ 2 khoa/ các đoàn thể 16 tiếng nhảy dân vũ trên nền các bài 1 năm trường có liên quan, Anh hát tiếng Anh nổi tiếng thế giới. SV, GV Sinh viên, giảng viên viết ra Lãnh đạo một khám phá, thú vị của mình trường/khoa, Khám về cuộc sống cá nhân, gia đình, Cấp 1 lần/ 3 các đoàn thể 22 phá bí ẩn học tập, v.v và trang trí như trường 1 học kì có liên quan, một sản phẩm nghệ thuật để SV, GV tham gia trưng bày. Ngày hội bao gồm các hoạt Lãnh đạo khoa, các động “chơi mà học”, toạ đàm, Ngày hội đoàn thể có khen thưởng các cá nhân có Cấp 1 lần/ 4 giảng liên quan, 28 thành tích trong quá trình trau khoa 1 năm viên GVTA và GV dồi bản thân để nâng cao chất các ngoại lượng giảng dạy. ngữ khác Giảng viên và sinh viên thực Lãnh đạo Diễn hành nói tiếng Anh trước công trường/khoa, thuyết chúng dưới nhiều hình thức Cấp 1 lần/ 5 các đoàn thể 37 tiếng như diễn thuyết, trình bày trường 1 năm có liên quan, Anh nghiên cứu khoa học, kể SV, GV chuyện. Giới thiệu chung các hoạt động | 7
  7. Phạm vi Tần suất/ Tên hoạt Thành phần STT Mô tả chung thực Thời Trang động tham gia hiện lượng “Nhân vật tin tức” - người có ảnh hưởng tích cực và nổi tiếng Lãnh đạo trong trường - được đề nghị trường/khoa, cung cấp bức ảnh độc đáo kèm các đoàn thể Nhân vật danh ngôn/quan điểm sống và Cấp có liên quan, 1 lần/ 6 43 tin tức làm việc của cá nhân để làm trường SV, GV, cán 1 năm tranh tin. Các tranh tin sẽ được bộ nghiên trưng bày để tạo nên không cứu, cán bộ gian đọc tiếng Anh hấp dẫn cho quản lí cán bộ và sinh viên. Hoạt động CLB là một hoạt động Lãnh đạo Câu lạc sinh hoạt định kì của các thành trường/khoa, 1-2 lần/ Cấp 7 bộ tiếng viên dưới sự điều hành của Ban các đoàn thể tuần, 49 trường Anh chủ nhiệm CLB nhằm thực hành có liên quan, suốt năm các kĩ năng ngoại ngữ. SV, GV Vào các ngày lễ phổ biến của giới trẻ như Lễ Tình yêu, Ngày Lãnh đạo 1 lần/ Ngày lễ Nhà giáo Việt Nam, các nhân vật trường/khoa, 1 năm Cấp 8 với người nổi tiếng, có uy tín và được yêu các đoàn thể (1-2 54 trường nổi tiếng thích tham gia thực hiện các tiết có liên quan, tháng mục đọc thơ, hát, nói lời chúc SV, GV mỗi lần) bằng tiếng Anh để quay video. Các nhóm sinh viên trải nghiệm 1 lần/1 quá trình khởi nghiệp nhờ sử Lãnh đạo học kì, Khởi dụng tiếng Anh để thực hiện trường/khoa, hoạt nghiệp các nhiệm vụ giả định như: vào 9 Cấp lớp các đoàn thể động 61 thông vai phóng viên truyền hình về có liên quan, diễn ra thái khởi nghiệp; lập hồ sơ về ý SV, GV trong 3 tưởng khởi nghiệp; thuyết phục tuần nhà đầu tư bỏ vốn. Sinh viên lựa chọn một cuốn Lãnh đạo sách/một bộ phim yêu thích Cấp Bình luận trường/khoa, và viết bình luận (review) để trường/ 1 lần/ 10 sách/ các đoàn thể 68 sau đó chia sẻ rộng rãi với mọi liên 1 học kì phim có liên quan, người bằng hình thức triển trường SV, GV lãm và/hoặc thuyết trình. 8 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  8. HOẠT ĐỘNG 1 TRIỂN LÃM PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH WAYS TO WIN ENGLISH Mô tả chung Sinh viên và giảng viên viết bài chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về các chiến lược học tiếng Anh hiệu quả. Các bài viết này được trưng bày để khán giả xem và tham khảo. Mục tiêu Người tham gia hoạt động có thể: ●●Tổng hợp, trình bày và chia sẻ chiến lược học tập của bản thân: các yếu tố, các cách thức để yêu thích tiếng Anh và tiến bộ trong học tập; ●●Đọc, tham khảo, tìm thêm nhiều cách học tiếng Anh thực tế từ những người xung quanh; ●●Kết nối với người học ở các trình độ và điều kiện học tập khác nhau để gia tăng cơ hội học tập. Thời gian và phạm vi 1 lần/1 học kì ở cấp trường. thực hiện Thành phần tham gia Lãnh đạo trường/khoa, các đoàn thể có liên quan, sinh viên, giảng viên các môn khác, giảng viên tiếng Anh. Điều kiện thực hiện ●●Có không gian rộng để tổ chức triển lãm; ●●Trang bị đủ bảng trưng bày, văn phòng phẩm. Hoạt động 1 ● Triển lãm phương pháp học tiếng Anh | 9
  9. Các bước tổ chức thực hiện CHUẨN BỊ Bước 1: Thành lập BTC gồm 5-7 người (BCN KTA thường làm trưởng ban, thành viên của ĐTN và GVTA). Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động (Phụ lục 1.1). Bước 3: Họp phân công nhiệm vụ (Phụ lục 1.2 ). THỰC HIỆN Bước 4: Phát động phong trào và truyền thông trong toàn trường vào đầu học kì (ĐTN thông báo về triển lãm trong toàn trường, mời đích danh các đoàn viên GVK có khả năng viết bài, GVTA cũng tham gia viết bài, đồng thời khuyến khích và yêu cầu tối thiểu 2 bài tham dự từ lớp mình) (Phụ lục 1.3). Bước 5: GV và SV viết bài (Phụ lục 1.4). Bước 6: SV ở các lớp tiếng Anh trình bày/chia sẻ bài viết với lớp. Bước 7: GVTA lựa chọn một bài tốt nhất của SV nộp cho BTC để tham dự xét thưởng. Bước 8: Bài viết của GVK và SV không thuộc các lớp tiếng Anh nộp bài về văn phòng ĐTN. Bước 9: Trưng bày bài viết trên bảng tin lớn của trường theo 3 khu vực gồm bài viết của SV, GVTA, GVK*. Bước 10: BTC chọn 5 bài viết tốt nhất của SV trong các bài đã được sơ tuyển từ các lớp; BTC bốc thăm ngẫu nhiên 5 bài viết nữa để trao phần thưởng may mắn** (Phụ lục 1.5). Bước 11: Triển lãm riêng 10 bài viết được trao giải ở khu vực riêng. TỔNG KẾT Bước 12: Công bố giải thưởng trên các trang mạng xã hội của trường (Phụ lục 1.6). Bước 13: Trao thưởng tại khu vực triển lãm bài, chụp hình lưu niệm với 10 tác giả. Bước 14: Đăng tin tổng kết triển lãm. Bước 15: Họp tổng kết rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả của hoạt động. 10 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  10. * Các bài viết và việc trưng bày cần bảo đảm tính thẩm mỹ. BTC cũng có thể tổ chức một buổi thi trưng bày sản phẩm giữa các lớp trong một khoảng thời gian 2–3 tiếng và chấm thêm giải tập thể. ** Để tăng tính hấp dẫn của chương trình, BTC trao thêm giải thưởng cho 5 bài viết được lựa chọn thông qua hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Tổng số giải thưởng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào số lượng bài viết tham gia triển lãm, nhằm khích lệ nhiều người tham gia. Hoạt động mở rộng Có thể tổ chức triển lãm ở quy mô lớp học (nếu chương trình tiếng Anh cho hệ chính quy, hệ chất lượng cao có loại hình học tập trải nghiệm này). Một số hình ảnh minh hoạ Hoạt động 1 ● Triển lãm phương pháp học tiếng Anh | 11
  11. Các bài viết tham gia triển lãm Phương pháp học tiếng Anh (Nguồn: Trường Đại học Mở, TP Hồ Chí Minh, 2019) 12 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  12. Khu vực triển lãm các bài viết về phương pháp học tiếng Anh (Nguồn: Trường Đại học Mở, TP Hồ Chí Minh, 2019) Hoạt động 1 ● Triển lãm phương pháp học tiếng Anh | 13
  13. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện STT Nội dung* Có Không 1 Lập kế hoạch chung và phân công nhiệm vụ 2 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động 3 SV, GVK, GVTA nộp bài viết đúng hạn 4 SV ở các lớp tiếng Anh trình bày/chia sẻ bài viết với lớp Mỗi lớp TA chọn một bài tốt nhất của SV để tham gia 5 xét thưởng 6 Trưng bày tất cả các bài viết BTC chọn 10 bài viết để xét thưởng và trưng bày trên 7 bảng tin tại khu vực riêng 8 Công bố và trao thưởng 9 Họp tổng kết và rút kinh nghiệm GV ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. * Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai. 14 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  14. Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo) Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung Kế hoạch tổ chức Phụ lục 1.1 Bảng phân công nhiệm vụ Phụ lục 1.2 Thông báo mời tham gia và viết bài Phụ lục 1.3 Gợi ý viết bài tham gia triển lãm Phụ lục 1.4 Phiếu chọn 10 bài viết được trao thưởng Phụ lục 1.5 Thông báo Lễ trao giải thưởng Phụ lục 1.6 Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 1.7 Hoạt động 1 ● Triển lãm phương pháp học tiếng Anh | 15
  15. HOẠT ĐỘNG 2 HỢP XƯỚNG TIẾNG ANH ENGLISH CHOIR Mô tả chung Hợp xướng gồm nhiều sinh viên và giảng viên biểu diễn hát và nhảy dân vũ trên nền các bài hát tiếng Anh nổi tiếng thế giới. Mục tiêu Người tham gia hoạt động có thể: ●●Trải nghiệm luyện tập, biểu diễn tiết mục hợp xướng và nhảy dân vũ; ●●Tăng động lực học và sử dụng tiếng Anh thông qua vận động và âm nhạc; ●●Cải thiện khả năng cảm thụ nghệ thuật và sự tự tin trước công chúng; ●●Nhận biết cảm xúc tích cực và giá trị xã hội từ các hoạt động tập thể. Thời gian và phạm vi 1 lần/1 năm, mỗi lần diễn ra trong 2–3 tháng, ở cấp khoa/ thực hiện trường. Thành phần tham gia Lãnh đạo trường/ khoa, các đoàn thể có liên quan, sinh viên, giảng viên các môn khác, giảng viên tiếng Anh. Điều kiện thực hiện ●●Cần thu hút từ 40 – 100 người tham gia hợp xướng; ●●Có đồng phục biểu diễn phù hợp, đẹp mắt; ●●Có chỉ huy dàn nhạc; ●●Có sân khấu, đàn piano và các nhạc cụ khác (nếu có). 16 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  16. Các bước tổ chức thực hiện CHUẨN BỊ Bước 1: Thành lập BTC (Trưởng KTA hoặc thành viên trong BGH làm trưởng ban, GVTA, GV thuộc ĐTN, cán bộ CĐT phụ trách thực hiện). Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động (Phụ lục 2.1). Bước 3: Họp phân công nhiệm vụ (Phụ lục 2.2 ). THỰC HIỆN Bước 4: Phát động phong trào trên toàn trường qua các kênh truyền thông nội bộ của trường; cán bộ công đoàn, ĐTN, GVTA khuyến khích và chỉ định SV tham gia (Phụ lục 2.3). Bước 5: Lập danh sách 40 – 100 thành viên tham gia (khuyến khích các cán bộ, SV có khả năng biểu diễn nhạc cụ). Bước 6: Mời chỉ huy dàn nhạc. Bước 7: Phối hợp với chỉ huy dàn nhạc chọn 2 bài hát TA để biểu diễn hợp xướng và một bài hát nền cho nhảy dân vũ (Phụ lục 2.4). Bước 8: Phối hợp với chỉ huy dàn nhạc lên lịch luyện tập hằng tuần trong 1-2 tháng*, phân công quản lí việc luyện tập (Phụ lục 2.5). Bước 9: Chọn đồng phục biểu diễn phù hợp với bài hát, hoặc sử dụng đồng phục của trường. Bước 10: Tổng duyệt tiết mục hợp xướng trong đồng phục biểu diễn. Bước 11: Biểu diễn tại trường**, quay video, đăng video trên mạng xã hội, trang tin điện tử của trường. Bước 12: Biểu diễn tại không gian lớn có thể thu hút nhiều khán giả, quay video, đăng tin trên mạng xã hội của trường (hoặc tỉnh/thành phố), VietTESOL... (Bước tùy chọn). TỔNG KẾT Bước 13: Trao chứng nhận tham gia hoạt động cho những người tham gia hợp xướng. Bước 14: Họp tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả của hoạt động. Hoạt động 2 ● Hợp xướng tiếng Anh | 17
  17. * Những thành viên tham gia hợp xướng vừa tham gia hát, vừa tham gia nhảy dân vũ. Thời lượng luyện tập chủ yếu dành cho hát; tiết mục nhảy (tập trong 01 buổi) cần đơn giản để dễ tập và khích lệ nhiều người tham gia. Đội hình hợp xướng cần bố trí hợp lí để khi biểu diễn các hàng trước không che khuất các hàng sau. ** BTC có thể cung cấp lời bài hát nền của tiết mục nhảy dân vũ để tất cả người tham gia cùng hát, tạo thành một dàn hợp xướng, tăng cảm nhận đồng điệu và hoà nhập giữa khán giả và vũ đoàn. Các buổi biểu diễn nên kết hợp với các hoạt động chủ đạo của trường vào những dịp như ngày 3/2, 26/3, 8/3, 20/10, 20/11, lễ khai giảng đón tân sinh viên, v.v. Hoạt động mở rộng  Quy mô lớn: có thể tổ chức một cuộc thi hợp xướng tiếng Anh giữa các tỉnh/thành phố, các trường đại học vào ngày lễ như ngày 3/2, 26/3, 8/3, 20/10, 20/11, v.v. Hình thức nghệ thuật này vừa thu hút sự chú ý của công chúng đối với việc xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, vừa kết hợp quảng bá thương hiệu của nhà trường ra xã hội.  Quy mô nhỏ: có thể triển khai ở quy mô nhỏ hơn như cấp khoa, khối phòng ban, CLB Tiếng Anh, các nhóm SV, các lớp học chính khoá (nếu chương trình tiếng Anh cho hệ chính quy, hệ chất lượng cao có loại hình học tập trải nghiệm này). Thầy và trò có thể cùng tổ chức hoạt động này trong các dịp dã ngoại, liên hoan, hay trong những buổi gặp mặt đông người như sinh nhật, các ngày kỉ niệm, lễ Tết. Một số hình ảnh minh hoạ 18 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  18. Các sinh viên biểu diễn tiết mục hợp xướng và nhảy dân vũ (Nguồn: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tp Hà Nội, 2019) Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các sinh viên tham gia tiết mục (Nguồn: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tp Hà Nội, 2019) Hoạt động 2 ● Hợp xướng tiếng Anh | 19
  19. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện STT Nội dung* Có Không 1 Lập kế hoạch chung và phân công nhiệm vụ 2 Phát động phong trào và thông tin về hoạt động 3 Lập danh sách người tham gia hợp xướng 4 Mời chỉ huy dàn nhạc và chọn bài hát 5 Tổ chức luyện tập cho tiết mục Chọn đồng phục biểu diễn, tổng duyệt tiết mục trong 6 trang phục biểu diễn 7 Lên lịch biểu diễn cho khán giả toàn trường 8 Biểu diễn tiết mục ở trường, ghi hình và đăng tin nội bộ 9 Lên lịch biểu diễn cho khán giả ở địa điểm công cộng Biểu diễn tiết mục trong không gian lớn, ghi hình tiết mục 10 và đăng tin rộng rãi 11 Trao giấy chứng nhận 12 Họp tổng kết và rút kinh nghiệm GV ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. * Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai. 20 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0