intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỔ TAY KỸ THUẬT GIÂM HOM Sử dụng cho các loài thông nhập nội vào Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

162
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay kỹ thuật vườn ươm cho các loài thông nhập nội được xây dựng dưới sự hỗ trợ của Tổ chức trồng rừng bang Queensland (FPQ) như một phần hoạt động của Dự án CARD “Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển rừng trồng Thông caribaea và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam” Bang Queensland, Úc mà đại diện là FPQ không có bất cứ sự phản đối nào đối với nguồn vật liệu được sản xuất và sử dụng cho trồng rừng ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỔ TAY KỸ THUẬT GIÂM HOM Sử dụng cho các loài thông nhập nội vào Việt Nam

  1. SỔ TAY KỸ THUẬT GIÂM HOM Sử dụng cho các loài thông nhập nội vào Việt Nam Tháng 6/ 2007 Sổ tay kỹ thuật vườn ươm cho các loài thông nhập nội được xây dựng dưới sự hỗ trợ của Tổ chức trồng rừng bang Queensland (FPQ) như một phần hoạt động của Dự án CARD “Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển rừng trồng Thông caribaea và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam” Bang Queensland, Úc mà đại diện là FPQ không có bất cứ sự phản đối nào đối với nguồn vật liệu được sản xuất và sử dụng cho trồng rừng ở Việt Nam, song: • khẳng định quyền được công nhận như là tác giả của nguồn vật liệu ban đầu • không chịu trách nhiệm đối với các quyết định hay hoạt động gì diễn ra như kết quả của số liệu, thông tin, những tuyên bố hay tư vấn, lời phát biểu hay ám chỉ có trong tài liệu này
  2. Mục lục 1 GIỚI THIỆU...................................................................................................................................... 6 1.1 Tóm tắt dự án .............................................................................................................6 1.2 Mục tiêu......................................................................................................................6 1.3 Liên hệ ........................................................................................................................6 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG......................................................................................................... 6 2.1 Sức khoẻ và vệ sinh:...................................................................................................7 2.2 Khử trùng ...................................................................................................................7 2.2.1 Khử trùng khu vực kho cất trữ ...................................................................................7 2.2.2 Khử trùng bề mặt bằng benlat....................................................................................7 2.2.3 Khử trùng thành phần ruột bầu bằng năng lượng mặt trời .......................................8 2.2.4 Sử dụng Clo ................................................................................................................8 2.3 Khu vực sản xuất/ các luống giâm hom .....................................................................9 2.3.1 Chế độ thoát nước ......................................................................................................9 2.3.2 Ngăn không cho cây con tiếp xúc với đất...................................................................9 2.3.3 Luống giâm hom.........................................................................................................9 2.4 Độ che bóng..............................................................................................................10 2.5 Chế độ tưới ...............................................................................................................10 2.5.1 Tưới cây chưa ra rễ..................................................................................................10 2.5.2 Tưới nước sau khi cây hom đã ra rễ. .......................................................................10 2.6 Kiểm soát cỏ dại .......................................................................................................11 2.7 Kiểm soát sâu bệnh hại.............................................................................................11 2.8 Hỗn hợp ruột bầu (Potting Mix)...............................................................................11 2.9 Bầu và khay bầu (Pots and Trays)............................................................................11 2.10 Phân bón ...................................................................................................................12 2.11 Đóng bầu ..................................................................................................................12 3 TẠO CHỒI CHO THÔNG............................................................................................................. 13 3.1 Xây dựng vườn vật liệu ............................................................................................13 3.1.1 Trồng và chăm sóc vườn vật liệu .............................................................................13 3.1.2 Chuẩn bị đất trước khi trồng....................................................................................13 3.1.3 Sơ đồ bố trí ...............................................................................................................13 3.1.4 Trồng cây..................................................................................................................14 3.1.5 Quản lý vườn vật liệu ...............................................................................................14 3.1.6 Hệ thống tưới tiêu.....................................................................................................14 3.1.7 Dinh dưỡng...............................................................................................................15 3.1.8 Phòng trừ cỏ dại.......................................................................................................15 Version 3 June 2007
  3. 3.1.9 Phòng trừ cỏ dại.......................................................................................................15 3.1.10 Cắt ngọn và tán xung quanh.....................................................................................15 3.1.11 Thu hái và vận chuyển hom cắt ................................................................................16 4 GIÂM HOM THÔNG NHẬP KHẨU TỪ QUEENSLAND ........................................................ 18 4.1 Giâm hom .................................................................................................................18 4.1.1 Môi trường giâm hom...............................................................................................18 4.1.2 Giâm hom .................................................................................................................18 4.1.3 Chăm sóc cây hom....................................................................................................20 4.1.4 Trồng rừng ...............................................................................................................21 5 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .......................................................................................................... 24 PHỤ LỤC 1: KHU SẢN XUẤT CÂY HOM Ở QUEENSLAND................................................................. 26 PHỤ LỤC 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH HỖN HỢP RUỘT BẦU .......................... 27 PHỤ LỤC 3 – BIỂU KIỂM TRA.................................................................................................................... 30 Version 3 June 2007
  4. Danh mục bảng Bảng 1: Các kỹ thuật khử trùng 7 Bảng 2: Kích cỡ bầu và khay bầu 12 Bảng 3: Hướng dẫn quy trình tưới cho cây hom PCH và thông lai. 20 Danh mục hình vẽ và ảnh minh hoạ Hình 1: Khử trùng bằng năng lượng mặt trời 8 Hình 2: Khay bầu nhựa tự nhiên của Queensland (QNT). 11 Hình 5: Bố trí 1 luống cây mẹ, 3 hàng (Chú ý: không theo đúng tỷ lệ) 14 Hình 6: Bố trí 1 luống cây mẹ, 2 hàng (Chú ý: không theo đúng tỷ lệ) 14 Hình 7: Thẻ ghi số seedlot hay số luống 14 Hình 8: Cây mẹ sau khi đã cắt ngọn. Cây già (ảnh trái), cây mới trồng (ảnh phải) Hình 9: Cắt ngọn cây mẹ (ảnh trái) và cắt cạnh rìa ngoài của luống trồng cây mẹ (ảnh phải) Hình 10: Cắt rìa luống cây mẹ để lại 20cm 2 bên weed mat. 16 Hình 11: Chồi lý tưởng cho việc thu hái hom. 17 Hình 12: Kéo cắt hom sử dụng ở Queensland. 17 Hình 13: Cất trữ và vận chuyển các chồi trong thùng có lót tấm vải bao bố tẩm ướt 17 Hình 14: Che nắng cho khu giâm hom 18 Hình 15: Một lần dập sẽ tạo được 50 lỗ ở chính giữa bầu với độ sâu đồng nhất 18 Hình 16: Giâm hom. 19 Hình 17: Nhãn mác được sử dụng để ghi số đợt hom trên các khay bầu. 19 Hình 18: Tưới nước ngay sau khi giâm hom. 19 Hình 19: Các hom mới giâm. 19 Hình 20: Các mẫu cây hom bị đỏ lá. 21 Hình 21: Cây xuất vườn 22 Hình 22: Lưới che các luống giâm hom. Mặt bên (trái), mặt trước (phải) 26 Hình 23: Thiết kế luống giâm hom. Nhìn phía trước (ảnh trái), Nhìn bên cạnh (ảnh phải) 26 Hình 24: Thiết kế luống giâm hom có mái che dạng vòm. 26 PHỤ LỤC 2 – BIỂU KIỂM TRA Version 3 June 2007
  5. 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tóm tắt dự án Chương trình hợp tác Nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD) là một sáng kiến của chính phủ Úc, được tài trợ bởi quỹ AusAID, nhằm trợ giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp phần cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam. CARD là một chương trình hợp tác nghiên cứu về lĩnh vực nông và lâm nghiệp giữa Việt Nam và các viện nghiên cứu Úc. Những kết quả mong đợi đạt được: • Nâng cao năng suất và tính cạnh tranh • Đảm bảo tính ổn định thông qua sự đa dạng hóa • Những kiến thức thu được từ sự hợp tác trợ giúp cho việc đào tạo. • Cải thiện khả năng phổ biến thông tin • Tăng cường năng lực nghiên cứu sâu. Dự án CARD “Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển rừng trồng Thông caribaea và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam” đã đánh giá những khảo nghiệm hiện có của một số loài cây lá kim nhiệt đới ở Việt Nam, đặc biệt là thông caribeae, và sẽ xây dựng các khảo nghiệm mới có sử dụng nguồn giống đã được cải thiện chất lượng di truyền, bao gồm cả các giống lai. Tổ chức trồng rừng bang Queensland (FPQ), một tổ chức của chính phủ về phát triển lâm nghiệp và Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI), một đơn vị của Viện khoa học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) là các nhà quản lý dự án này. Dự án sẽ tăng cường năng lực nghiên cứu cho một số cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam liên quan đến việc cải thiện giống và nhân giống cho các loài cây lá kim, đặc biệt là nhân giống hom. Việc tăng cường năng lực nghiên cứu được thực hiện thông qua các khoá đào tạo chuyển giao ở cả Queensland và Việt Nam bao gồm xây dựng vườn vật liệu (vườn cây mẹ) quy mô nhỏ và thiết kế hệ thống vườn ươm công nghệ cao, và một chuyến thăm quan học tập của các nhà quản lý và nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam tới Australia. Cuối cùng, Dự án sẽ nâng cao nhận thức của các nhà trồng rừng ở quy mô nhỏ và lớn, gồm cả các hộ dân tộc thiểu số, thông qua việc xây dựng các điểm trồng rừng trình diễn cộng tác với các vùng ưu tiên nhằm mở rộng diện tích rừng trồng cây lá kim, được hỗ trợ bởi các lớp tập huấn phù hợp và hệ thống thông tin quảng cáo 1.2 Mục tiêu Mục tiêu của bản hướng dẫn này là cung cấp quy trình nhân giống sinh dưỡng cho loài Thông ở Viêt nam 1.3 Liên hệ Để biết thêm thông tin, liên hệ Mr Ian last, ian.last@fpq.pld.gov.au , Cục lâm nghiệp Queensland. 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Version 3 June 2007
  6. Những quy định dưới đây có thể được áp dụng cho tất cả các vườn ươm ở Việt Nam: 2.1 Sức khoẻ và vệ sinh: Vấn đề vệ sinh trong các quy trình nhân giống sinh dưỡng có thể tác động trực tiếp lên sức sống của cây giống sau này Các bước sau đây sẽ đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh trong vườn ươm: - Phòng trừ cỏ dại trong và xung quanh khu vực nhân giống - Cần đảm bảo toàn bộ khu vực nhân giống sạch sẽ và ngăn nắp - Rửa sạch và khử trùng thường xuyên tất cả các thiết bị được sử dụng trong vườn ươm - Cần đảm bảo cây và các vật liệu khác trong khu vườn ươm không mang nguồn sâu bệnh 2.2 Khử trùng Điều quan trọng là tất cả các thiết bị và vật liệu sử dụng cho nhân giống cần phải được khử trùng để ngăn chặn các nguồn bệnh. Bảng 1 dưới đây chỉ ra các kỹ thuật khử trùng phù hợp cho từng loại vật liệu khác nhau. Phương pháp thích hợp nhất cho khử trùng là sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Chú ý: Tất cả các khay bầu và ống bầu mới hoặc đã qua sử dụng đều phải khử trùng trước khi tái sử dụng. Luôn sử dụng túi bầu mới. Bảng 1: Các kỹ thuật khử trùng Vật liệu Khử trùng Chlorine CuOCl** Alcohol*** bằng năng lượng mặt trời Ruột bầu Tốt Không nên Không nên Tốt* Khay và ống bầu bằng nhựa Tốt Không nên Không nên Tốt* Túi bầu Không nên Không nên Không nên Không nên Dụng cụ cắt hom Không nên Không nên Không nên Tốt* Khu vực cất trữ, nền xi Không nên Tốt Không nên Tốt* măng, sỏi * : Phương pháp tốt nhất **: CuOCl : Benlat ***: Cồn 2.2.1 Khử trùng khu vực kho cất trữ Toàn bộ khu vực kho cất trữ phải được giữ sạch. Bề mặt phải được khử trùng bằng benlat hoặc clo (xem bảng 2.2.2) trước khi vật liệu được đưa vào bảo quản. Vật liệu bảo quản phải được để cách mặt đất, có thể để trên một cái kệ và phủ nilon bên trên để ngăn tiếp xúc với chất bẩn và sâu bệnh 2.2.2 Khử trùng bề mặt bằng benlat Khu vực nhân giống phải được khử trùng sạch sẽ. Cần phải khử trùng khu vực cất trữ bầu và khay bầu, thành phần ruột bầu và nơi trộn thành phần ruột bầu, nơi tiến hành nhân giống Phương pháp tốt nhất là rửa sạch khu vực này bằng dung dịch benlat hoà tan hoặc clo. Version 3 June 2007
  7. Ở Việt Nam, benlat được bán rộng rãi với tên gọi: Viben-C 50BTN (bao gồm 25% oxit clorua đồng và 25% benomyl). Cần lưu ý khi tiếp xúc với benlat phải đeo găng tay và kính bảo vệ mắt. 1. Trộn 40g đồng với 8 lít nước sạch. Khuấy mạnh cho CuOCl hoà tan hoàn toàn. 2. Rửa sạch toàn bộ khu vực, tuyệt đối không được dẫm chân hoặc để những vật dụng chưa được khử trùng vào khu vực này. 2.2.3 Khử trùng thành phần ruột bầu bằng năng lượng mặt trời Khử trùng bằng năng lượng mặt trời là sử dụng nhiệt lượng để đốt nóng hỗn hợp ruột bầu, diệt côn trùng và sâu bệnh gây hại. Khử trùng bằng năng lượng mặt trời sẽ tăng được nhiệt độ khối đất hay hỗn hợp ruột bầu lên khoảng 40 - 600C và để giảm hay loại trừ nguồn bệnh có trong đất. Nếu nhiệt độ này được duy trì càng lâu thì khả năng phát sinh bệnh càng ít. Dưới đây là quy trình khử trùng hỗn hợp ruột bầu trước khi sử dụng. 1. Khử trùng nền xi măng hoặc tấm nhựa dày bằng oxit clorua đồng (CuOCl). Không nên để thành phần ruột bầu trực tiếp xuống mặt đất. Khu vực này phải thường xuyên có ánh nắng mặt trời chiếu vào. 2. Đặt hỗn hợp bầu vào khu vực đã được khử trùng. Hỗn hợp này không bao gồm phân bón vì sức nóng có thể làm phân huỷ chúng. 3. Đảm bảo hỗn hợp luôn được giữ ẩm. Có thể cần trộn thêm một ít nước. Việc này sẽ cải thiện tính dẫn nhiệt của hỗn hợp ruột bầu. 4. Trải đều hỗn hợp ruột bầu trên nền xi măng hoặc trên tấm nhựa dày, đảm bảo chiều cao không vượt quá 25cm. 5. Phủ lên hỗn hợp ruột bầu một tấm nilon mỏng, trong suốt, có thể hấp thụ được tia UV để có thể truyền được phần lớn bức xạ mặt trời và đốt nóng hỗn hợp. 6. Dùng nhiệt kế đo lượng nhiệt của hỗn hợp ruột bầu sau một tuần. Khi nhiệt độ ở phần đáy đạt đến khoảng 40 – 60oC có thể như việc khử trùng đã hoàn thành. Đất chất cao Tấm bêtông 25cm hay tấm nhựa Tấm nilon dày trong suốt Hình 1: Khử trùng bằng năng lượng mặt trời 2.2.4 Sử dụng Clo Nếu dùng clo để khử trùng thì cần tiến hành theo quy trình sau: 1. Chuẩn bị khu khử trùng: đảm bảo diện tích và các dụng cụ che phủ phải được rửa sạch. Khu vực khử trùng phải được thông gió tốt, thổi theo hướng ra xa khỏi khu vực khử trùng và các khu lân cận Version 3 June 2007
  8. 2. Chuẩn bị dung dịch clo dùng cho khử trùng (4 g dung dich 100% clo vào 1 lít (nồng độ 4000 ppm clorine)) trong một thùng chứa đủ lớn để có thể nhúng được khay bầu. Cần phải đeo găng tay và kính bảo vệ mắt 3. Đảm bảo bầu và khay bầu phải được nhúng ngậo trong dung dịch khử trùng. 4. Đặt bầu và khay bầu lên bề mặt đã được khử trùng 5. Chỉ sử dụng dung dịch clo hòa tan trong vòng 2 giờ, nếu vượt quá thời gian này khả năng khử trùng của dung dịch clo yếu và không hiệu quả. Nếu quá trình ngâm bầu và khay bầu cần lâu hơn 2 giờ thì phải pha dung dịch mới. 2.3 Khu vực sản xuất/ các luống giâm hom Trước khi có chương trình nhân giống hom thông, người ta đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc thiết lập một hệ thống vườn ươm có thể hạn chế tối thiểu sự tấn công của côn trùng và sâu bệnh hại mà vẫn giảm chi phí vườn ươm. Khu vực này cần thiết phải: • Có khả năng thoát nước tốt • Cây con và hệ rễ không tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh từ đất và nước. 2.3.1 Chế độ thoát nước Chọn nơi thoát nước tốt, chẳng hạn như nơi hơi dốc và là đất cát. Trước khi xây dựng, cần chọn vùng đất thoải một phía để nước có thể thoát được. Có thể đào rãnh để nước có thể thoát được và phủ lớp sỏi thô hoặc đá nghiền lên. (hình 2A) A B 75mm gravel Weed mat 2.3.2 Ngăn không cho cây con tiếp xúc với đất Dùng sỏi thô hay đá nghiền để phủ nền toàn bộ khu vực sản xuất với độ dầy 75 mm được xem là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nguồn bệnh. Nếu có thể, sử dụng tấm phủ (Weed mat) đặt dưới lớp sỏi hay đá sẽ giúp ngăn chặn nguồn cỏ dại. (hình 2B) 2.3.3 Luống giâm hom Luống giâm được đặt cao ít nhất 30 cm để giữ cho cây ươm luôn cách mặt đất. Tuy nhiên, tốt nhất là đặt luống giâm hom ngang tầm tay để dễ dàng thao tác(hình 3). Nếu đặt thấp hơn, chiều cao tối thiểu là 1m đến 30cm. Điều này giúp cho rễ khi tiếp xúc với không khí sẽ tự thui đi và ngăn được hệ rễ ăn sâu xuống đất. Khi rễ ăn xuống đất, sử dụng độ ẩm và dinh dưỡng sẵn có, cây lập tức mất cân bằng trạng thái và khả năng chịu khô hạn sẽ kém và có thể bị lây bệnh từ rễ. Hình 3: Luống giâm hom dưới độ che bóng tại vườn ươm Đà lạt (Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng) Chú ý: Vừa phải làm hệ thống giàn che bóng và hệ thống luống gieo ươm nổi chiếu sáng hoàn toàn. Xem Phụ lục 1: những hình ảnh của vườn ươm sản xuất cây hom ở Queensland. Version 3 June 2007
  9. 2.4 Độ che bóng Sau khi cắt, hom phải được phủ kín bằng vải ẩm A để bảo vệ hom khỏi ánh nắng, gió và ngăn sự thoát nước. Có 2 loại hệ thống che sáng: che thấp và che cao. Như hình 4A, hệ thống che bóng cao là một hệ thống cố định và có độ cao khoảng 2m (kể từ luống giâm hom). Điểm thuận lợi là có thể dễ dàng làm cỏ nhưng có một điểm không thuận lợi là khi cây ra rễ phải mất công vận chuyển cây ra B luống bên ngoài, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu. Che bóng thấp (hình 4B) là một hình thức che bóng tạm thời, tấm che nắng được phủ lên trên luống giâm hom. Điểm thuận lợi là tấm che sáng có thể đưa dễ dàng ra khỏi luống giâm hom khi cây đến giai đoạn ra rễ, nhưng việc loại bỏ cỏ lại khó khăn hơn. Hình 4: Ví dụ A: Che bóng cao (tại vườn ươm Cẩm Qùy, Ba Vì – Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng) và B: Che bóng thấp (tại vườn ươm Toolara - Cục Lâm nghiệp Queensland) 2.5 Chế độ tưới Tưới là một việc làm rất cần thiết không thể thiếu trong vườn ươm, một hệ thống tưới phun với thời gian tưới ngắn, tưới làm nhiều lần cho hom chưa ra rễ; thời gian tưới dài, tưới ít lần hơn cho cây con đã ra rễ, và có thể tưới nước bằng tay trong nhưng ngày nắng to. Sau đây là nhưng yêu cầu cụ thể. Điều quan trọng là nước dùng để tưới phải sạch, đặc biệt: • Không nhiễm mặn (EC không vượt quá 500 dS/m) • Độ pH trung tính (độ pH thích hợp là 6 – 7, nhưng không được thấp hơn 4 và cao hơn 7.5) • Không có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nước phải được khử trùng. Điều này đặc biệt quan trọng giúp ngăn ngừa mầm bệnh thối rễ. Phương pháp khử trùng phổ biến là sử dụng clo nồng độ 5ppm, duy trì thời gian xử lý khoảng 28 phút. Nước chứa trong bể cũng nên xử lý với nồng độ clo khoảng 1.5 đến 2 ppm. Nhìn chung, nước có hàm lượng chất hữu cơ cao cần phải sử dụng lượng clo nhiều hơn. 2.5.1 Tưới cây chưa ra rễ. Cần phải đảm bảo tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần, đảm bảo cho cây hom không bị khô. Tưới bằng tay khi cây hom chưa ra rễ là không nên, vì mục đích của việc tưới nước là để tạo một vùng tiểu khí hậu. Chế độ tưới lý tưởng là phải toả rộng, nhằm cung cấp đủ nước thay thế cho lượng nước bị bốc hơi. Điều này luôn đòi hỏi việc tưới phải điều chỉnh giữa lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn, từ nửa giờ đến hàng giờ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Bảng 3 đề cập đến nhu cầu nước tưới chính xác. 2.5.2 Tưới nước sau khi cây hom đã ra rễ. Version 3 June 2007
  10. Mục tiêu của hệ thống tưới là phải tưới đẫm lõi ruột bầu mỗi lần tưới để duy trì một môi trường sống, được chỉ dẫn ở bảng 3. Dưới chế độ tưới đó, hệ rễ có thể hút nước như ở chế độ tưới liên tục 2 giờ. Với các loài Thông, khi đã tưới đẫm, phần lõi của hỗn hợp ruột bầu sẽ vẫn bị khô trong vòng 1 ngày, cây sẽ héo sau 2 ngày và chết ở ngày thứ ba. Việc kiểm tra bộ rễ sẽ cần được tiến hành hàng ngày để đảm bảo tính hiệu quả của mỗi lần tưới. Cũng như việc chăm sóc hàng ngày, việc tưới toàn bộ khối cây trước khi chuyển cây đi trồng. Nếu hệ rễ không no nước chúng sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được độ ẩm cần thiết từ đất, bởi vì chúng ta không thể kiểm soát được độ ẩm đất nơi trồng. Nhúng bầu (để các khay bầu vào chậu nước cho đến khi nước không sủi bọt) là phương pháp hiệu quả nhất trước khi trồng. 2.6 Kiểm soát cỏ dại Sự phát triển của cỏ dại dẫn đến mất cây, cây sinh trưởng còi cọc và chi phí cho trừ cỏ là rất cao. Cỏ dại cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh nắng mặt trời. Để giảm tối đa thời gian và chi phí cho việc kiểm soát cỏ dại cần đảm bảo: Khu vực vườn ươm và khu đệm phải được cách ly với nguồn cỏ dại Khoảng không xung quanh khu vực vườn ươm phải không có loài cỏ nào đang ra hoa Khu vực ươm cây phải được làm cỏ thường xuyên; và Nguồn nước tưới phải là nước sạch 2.7 Kiểm soát sâu bệnh hại Tiến hành kiểm tra thường xuyên toàn bộ khu vực ươm cây. Khi thấy xuất hiện bất cứ loại bệnh hay côn trùng phá hoại sử dụng ngay các thuốc trừ nấm và trừ côn trùng thích hợp. 2.8 Hỗn hợp ruột bầu (Potting Mix) Thành phần ruột bầu được cần đảm bảo các tính chất sau: Độ xốp: 18 – 25% pH 5.5 – 6.5 Độ ẩm: 50 – 60% Chỉ số đạm dễ tiêu 0.75 – 1.00 (Xem phụ lục 2 về phương pháp đo các tính chất trên) 2.9 Bầu và khay bầu (Pots and Trays) Loại bầu phù hợp nhất cho ươm cây hom thông nhập nội là QNT (ống nhựa tự nhiện của Queensland) như hình 5. QNT được thiết kế gồm 50 bầu nhựa đen với mật độ 278/m2, chịu nắng và bền. Hình 5: Khay bầu nhựa tự nhiên của Queensland (QNT). Hình 6 là loại bầu được chọn sử dụng bởi Viện cây nguyên liệu giấy Phù Ninh. Loại bầu này có cùng kích cỡ với bầu QNT, song sử dụng khay kim loại, như vậy chúng sẽ nặng hơn nhiều so với bầu QNT khay nhựa. Version 3 June 2007
  11. Hình 6: Khay bầu được sử dụng ở FRC Phu Ninh Hình 7 là túi bầu nilon tròn hiện được sử dụng cho hầu hết các vườn ươm cây địa phương. Túi bầu này kém bền, không thể định hướng rễ và có thể khó vận chuyển hơn. Tuy nhiên, chúng rẻ hơn và nhẹ hơn các loại bầu khác. Hình 7: Túi bầu nilon tròn Bảng 2: Kích cỡ bầu và khay bầu Kích cỡ bầu Kích cỡ khay bầu Thể tích bầu (cc) Bầu Chiều Đường kính Kích thước Số bầu/ cao (cm) (cm) (cm) khay 60 × 30 × 13 QNT 12.5 5.0 50 220 Bầu của FRC 12.5 5.0 48 x 35 x 13 48 220 Túi bầu nilon 9.0 4.0 - - 127 2.10 Phân bón Loại phân bón thích hợp cho cây hạt và cây hom của Thông là phân phân huỷ chậm, ở dạng hạt, thành phần trong mỗi m3 như sau: 2.5 kg phân phân huỷ chậm trong 12 -14 tháng 15:3.5:8.3 NPK + 1.8 Mg + các nguyên tố vi lượng (Fe 12%, Mn 2.5%, Zn 1.0%, Cu 0.5%, Mo 0.005%, S 15%, Mg 3.3% và Ca 5.5%) Hình 8 Hình 8: Phân phân huỷ chậm với thành phần dinh dưỡng cân bằng. Có thể sử dụng thay thế bằng loại phân sản xuất tại Việt Nam,với thành phần trong mỗi m3 như sau: • 830g 15% Nitrogen • 415g 5% P205 • 415g 20% K20 • 200g từng loại: 2% MgO, 8% S, 0.02% B và 0.01% Zn Ngoài ra, có thể sử dụng 15:5:20 NPK + 2MG + nguyên tố vi lượng, mặc dù loại này có lượng P cao. 2.11 Đóng bầu Việc đóng bầu và khay bầu nên được thực hiện theo những chỉ dẫn sau đây. Hỗn hợp ruột bầu có thể sử dụng sau 1 hoặc 2 tuần 1. Trộn một lượng phân đều nhau vào hỗn hợp ruột bầu. Cần kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo sự phân bố phân là đồng đều 2. Hỗn hợp ruột bầu và phân nên được trộn trên tấm bêtông đã khử trùng 3. Kiểm tra độ pH đất, có thể sử dụng bộ thử (hình 8) hoặc có thể dùng probe (xem phụ lục 2) 4. Lắc và “đập” mạnh các khay bầu bằng tay để làm chặt ruột bầu. Các khay bầu khi đã đóng Version 3 June 2007
  12. xong, sau đó tưới đẫm, ruột bầu chỉ nên thấp xuống tối đa 1cm 5. Để bầu đã đóng lên trên luống giâm cao 6. Tưới đẫm bầu. Tiến hành kiểm tra từng bầu để đảm bảo đủ độ ẩm cho bầu Nếu môi trường không được xử lý hay tẩy uế, khu trộn hỗn hợp ruột bầu phải được đặt trên bề mặt và ở diện tích không bị ảnh hưởng bởi dòng chảy và nhiễm bẩn bởi đất và các vật liệu có thể đã bị ô nhiễm khác. Bề mặt trộn và dụng cụ trộn phải được làm sạch. Vật liệu trộn cần được cất trữ ở các nơi cách ly một cách hiệu quả với nguồn lây nhiễm hoặc tái lây nhiễm của các vi sinh vật gây thối rữa rễ. 3 TẠO CHỒI CHO THÔNG Xây dựng vườn vật liệu 3.1 3.1.1 Trồng và chăm sóc vườn vật liệu Gieo hạt hay giâm hom để làm vườn cây mẹ vào tháng 2. Gieo hạt trên cát sông đã khử trùng. Giâm cây hom vào bầu đã khử trùng. Hỗn hợp ruột bầu cần thêm một số chất phụ gia tính cho mỗi m3 như sau: - 2.5 kg phân huỷ chậm (thời gian phân huỷ 12-14 tháng) (Tỷ lệ: 18:2,6:10 NPK) - 0.5 kg dinh dưỡng vi lượng/ các nguyên tố vi lượng (Fe 12%, Mn 2.5%, Zn 1.0%, Cu 0.5%,B 0.1%, Mo 0.005%,S 15%, Mg 3.3 % & Ca 5.5%) Sau khoảng 10 tháng ở vườn ươm, cây sẵn sàng cho việc trồng vườn vật liệu Cắt mgọn, cây trồng vườn vật liệu cần giữ ở độ cao 10cm, cần đảm bảo cây xanh khoẻ. Có thể giữ cây cao hơn nếu ở độ cao 10 cm không có nhiều lá xanh. 3.1.2 Chuẩn bị đất trước khi trồng Trước khi trồng, đào rãnh sâu 40cm, cày sâu 35cm theo cả hai hướng và bừa đất kỹ (nếu có thể, dùng cuốc máy lưỡi quay) để hạn chế sự sinh trưởng của cỏ dại và làm tơi đất. Trước khi tiến hành bón phân cần phân tích mẫu đất để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ. Như một nguyên tắc chung, tỷ lệ phân bón được sử dụng cho vườn vật liệu như sau: 120kg/ha Kali cloric 250kg/ha Urea 210kg/ha superphotphat (photphat hoà tan) Bón phân ngay sau khi cày đất. Ngay sau khi bón phân, cần phủ ngay tấm phủ cỏ dại (weed mat). Weed mat được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại trong vườn vật liệu. Kích cỡ của weed mat thường có chiều rộng 1,8m, chôn các mép của weed mat sâu xuống khoảng 10cm (bằng tay) để tạo thành luống. 3.1.3 Sơ đồ bố trí Cây cung cấp vật liệu (cây mẹ) được trồng dọc theo luống, với khoảng cách ban đầu là 500 mm x 500 mm (3 hàng) (hình 10) và sau đó cắt bỏ 1 hàng ở giữa để lại 2 hàng. Mục đích của việc trồng 3 hàng là để cho phép việc thu chồi tối đa trong năm đầu tiên. Sau 1 năm, hàng giữa nên cắt bỏ (còn lại 2 hàng) (hình 11). Version 3 June 2007
  13. Số luống và chi tiết mỗi seedlot được ghi bằng những tấm thẻ ghi có màu. Việc ghi nhãn trên mỗi luống để đảm bảo cho mỗi đợt cắt hom luôn được xác định đúng trong tương lai. Hình 7 là một ví dụ cho hệ thống ghi thẻ sử dụng ở Queensland. Hình 10: Bố trí 1 luống cây mẹ, 3 hàng (Chú ý: không theo đúng tỷ lệ) Cây mẹ weed mat 500 mm 500 mm Hình 11: Bố trí 1 luống cây mẹ, 2 hàng (Chú ý: không theo đúng tỷ lệ) Hình 12: Thẻ ghi số seedlot hay số luống 3.1.4 Trồng cây Sử dụng que sắc để đào hố qua weed mat. Hố phải được đào lớn hơn và sâu hơn một chút so với khối rễ của cây. Sau khi trồng, tưới nước thường xuyên và bón phân hàng tuần bằng phân bón lá để tăng nhanh khả năng phục hồi và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn sinh trưởng ban đầu. 3.1.5 Quản lý vườn vật liệu Chiến lược quản lý hiện nay đối với các vườn vật liệu là duy trì cây mẹ trong vòng 4 – 5 năm (cây hạt), đảm bảo sự cân đối giữa chi phí tạo chồi và chất lượng chồi. Chất lượng chồi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây hom, đặc biệt là hình dáng thân, khả năng ra rễ, tỷ lệ sống và do đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. 3.1.6 Hệ thống tưới tiêu Trong điều kiện thời tiết khô, tưới khu vườn vật liệu 2 lần trong tuần và kiểm tra độ ẩm đất hàng ngày. Các đường ống bằng nhôm Φ 50 mm có thể tháo lắp là rất phù hợp với hệ thống tưới phun được sử dụng trong vườn vật liệu. Việc lựa chọn hệ thống tưới phun nên dựa vào nguồn Version 3 June 2007
  14. cung cấp nước và thậm chí cả khả năng vận chuyển nước khi cần. Xác định quy mô hệ thống tưới để đảm bảo chúng thực hiện chức năng một cách hoàn chỉnh nhất. 3.1.7 Dinh dưỡng Sử dụng phân bón lá cho cây mẹ (có thể tưới hàng tuần) thì sinh trưởng chồi nhanh đáp ứng được yêu cầu đối với vườn cây vật liệu. Giữ những số liệu chính xác về việc sử dụng phân bón lá. Đánh giá thường xuyên nồng độ dinh dưỡng bằng việc thu mẫu lá ở vườn vật liệu và phân tích mẫu. Chú ý: việc phun phân bón lá chỉ được tiến hành vào chiều muộn để tránh tán lá bị cháy. 3.1.8 Phòng trừ cỏ dại Ở Queensland, việc sử dụng weed mat giữa các luống trồng cây mẹ là cần thiết để hạn chế việc sử dụng hoá chất trong vườn vật liệu. Có thể sử dụng hoá chất cho việc phòng chống các loại cỏ dại lá rộng mọc dọc theo đường đi. Nên nhổ cỏ bằng tay đối với các loại cỏ mềm mọc trên các luống trồng cây mẹ, nhổ khi thu hái chồi. Nhổ cỏ bằng tay có thể là cần thiết, tuy nhiên điều này đòi hỏi đầu tư lao động cao và cần phải được làm thường xuyên và hết sức cận thận để tránh gây hại cho bộ rễ hay thân của cây mẹ. Có thể dùng phân bón lá: 2g/L (N 20.3%, P 3.3%, K 17.0%, S 4.9%, Fe 0.13%, Mn 0.065%, Zn 0.03%, B 0.03%, Cu 0.01%, Mo 0.0016%) 3.1.9 Phòng trừ cỏ dại Cần phải phòng trừ cỏ dại trong vườn vật liệu và xung quanh nếu không chúng sẽ cạnh tranh nước và dinh dưỡng và khi chúng ra hoa kết quả có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho cây vật liệu. Sử dụng tấm weed mat trải dọc theo luống vườn vật liệu sẽ hạn chế được rất nhiều cỏ dại, nhưng không hạn chế được cỏ dại giữa các luống. Có thể áp dụng các biện pháp hoá học để diệt cỏ ở giữa các luống. Có thể diệt cỏ bằng tay thủ công nếu không quen sử dụng thuốc diệt cỏ và phải tiển hành đều đặn thường xuyên. Loại bỏ cỏ dại ra khỏi vườn vật liệu phải thật thận trọng để tránh để nguy hiểm đến rễ, hom và thân cây của vườn vật liệu. Việc diệt cỏ trong luống chỉ sử dụng phương pháp nhặt cỏ thủ công bằng tay và phải tiến hành thường xuyên. 3.1.10 Cắt ngọn và tán xung quanh Tốt nhất cây mẹ trong vườn vật liệu luôn giữ ở độ cao 10 cm. Cây mẹ luôn được duy trì ở độ cao này để tăng tính trẻ hoá của thân và khả năng bật chồi mới. Điều này được chứng tỏ qua tỷ lệ ra rễ, tính vượt trội của cây hom được thu hái trên các cây mẹ. Mỗi năm có thể thu hái 4 lần chồi để giâm hom. Sau mỗi lần lấy chồi, dùng kéo sắc để cắt bỏ ngọn cây vật liệu, sử dụng cồn để làm sạch dụng cụ ngăn ngừa bệnh lây truyền từ cây này sang cây khác. Một số lưu ý khi vệ sinh cây vật liệu sau khi thu chồi: • Cắt phần trên, cần gần chồi cuối cùng càng tốt • Cắt ngọn sao cho tạo thành một mặt phẳng (như hình 13) • Vết cắt phải có nhựa, có màu xanh, mềm, không nên có mầu nâu hoặc đã hoá gỗ. • Phải để lại một ít lá sau khi cắt. • Việc vệ sinh vườn vật liệu sau khi thu hái chồi được tiến hành càng sớm càng tốt. Version 3 June 2007
  15. Cắt tạo thành một mặt phẳng cm Cao 10 Hình 13: A: Mô tả tiêu chuẩn cắt ngọn B: Vườn vật liệu trẻ đã được cắt ngọn Khi cây trong vườn vật liệu lớn lên, vượt ra ngoài tấm weedmat, cần phải tiến hành cắt rìa luống, sử dụng dụng cụ sắc, như hình 14. Thông thường, tiến hành cắt rìa khoảng 1 tháng sau khi cắt ngọn. Thông thường, việc cắt cạnh của luống được tiến hành 1 tháng sau khi cắt ngọn. Điều này cho phép cây mẹ có thời gian hồi phục sau những khủng hoảng từ việc cắt ngọn. Cắt rìa luống phải để chừa lại vùng đệm khoảng 20 cm giữa các luống và hai bên của weed mat, như hình 14 20cm Hình 14: Cắt rìa luống cây mẹ để lại 20 cm ở 2 bên weed mat. 3.1.11 Thu hái và vận chuyển hom cắt 3.1.11.1 Hình thái chồi lấy hom Các tiêu chuẩn chồi khi tiến hành thu hái (như mô tả ở hình 15) Chiều dài chồi đạt từ 8 – 9 cm Đường kính chồi đạt từ 2 mm - 4 mm Sự phát triển của lá sơ cấp (primary needles) dài hơn 25 mm Sự phát triển của lá thứ cấp (secondary needles) ngắn hơn 50 mm Góc cắt phải đảm bảo 900 (cắt vuông góc) Hom lấy là khoẻ mạnh và không bị sâu bênh Chỉ thu hái từ các cây mẹ dưới 5 tuổi Version 3 June 2007
  16. Chiều dài chồi lấy hom là từ 8- Hình 15: Chồi lý tưởng cho việc thu hái hom. 3.1.11.2 Thu hái chồi Các chồi được thu hái từ các cây mẹ trong khu sản xuất như sau: Cắt chồi phù hợp bằng dụng cụ cắt sắc và sạch với gốc cắt là 900, bề mặt cắt phẳng, xem hình 16. Rửa sạch dụng cụ thường xuyên bằng cồn để loại bỏ nhựa cây. Gói các chồi cắt được ngay ngắn trong 1 thùng chứa có lót tấm vải bao bố thấm ướt (hình 17). Tránh ngăn không cho nhựa của các chồi dính Hình 16: Kéo cắt hom sử dụng ở vào nhau. Giữ ẩm cho chồi và che nắng trong Queensland. toàn bộ thời gian thu hái chồi. Mỗi thùng chứa cần có nhãn mác ghi rõ các thông tin liên quan, ngày thu hái, tên người thu hái và địa điểm thu hái. Đưa hom về phòng lạnh sớm nhất có thể, tránh ánh nắng trực tiếp và luôn giữ ẩm cho hom, không để hom bị khô. Hình 17: Cất trữ và vận chuyển các chồi trong thùng có lót tấm vải bao bố tẩm ướt 3.1.11.3 Vận chuyển và cất trữ hom Nếu như hom sẽ không được giâm ngay thì cần chuyển chúng tới phòng cất trữ lạnh bằng cách gói chặt chúng trong tấm vải bao bố tẩm ướt. Điều kiện lý tưởng trong phòng lạnh là nhiệt độ 3- 40C và độ ẩm 95%, cất trữ trong thời gian ngắn (tối đa là 7 ngày). Không nên kéo dài thời gian cất trữ do những nguy cơ tiềm ẩn như khả năng ra rễ giảm và/ hoặc dễ bị nhiễm vi khuẩn gây thối. Version 3 June 2007
  17. 4 GIÂM HOM THÔNG NHẬP KHẨU TỪ QUEENSLAND Giâm hom 4.1 Chu kỳ sinh trưởng của hom thông là khoảng 10 – 12 tháng, phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng của mỗi gia đình/dòng. Để sử dụng tối đa lượng hom thu được, nên tiến hành giâm hom vào các tháng 7 – 10 ở Hà Nội và vùng Tây Nguyên và tháng 11 – 1 năm sau ở vùng ven biển miền trung. Thời gian này sẽ tương ứng với mùa trồng rừng vào tháng 7 – 8 ở Hà Nội và Tây Nguyên và tháng 11 – 12 ở vùng ven biển miền trung. 4.1.1 Môi trường giâm hom Để tránh cho hom khỏi bị khô vì gió mạnh, xung quanh khu vực giâm hom cần có băng cản gió, được làm hoặc bằng nhựa cứng hoặc bằng lưới che sẫm màu phụ thuộc vào độ phơi nắng của khu vườn, xem ảnh 18 Những điều kiện giâm hom tối thiểu cần có: Nền của luống giâm phải cao ít nhất 30 cm so với mặt đất Khu giâm hom được che gió thích hợp Che nắng với độ tàn che 50% Tránh được ánh nắng trực tiếp Khu giâm hom phải thoáng khí Nhiệt độ khu giâm hom không nên vượt quá 350C Khu giâm hom phải sạch, không có cỏ dại, nấm mốc và rêu phong Hình 18: Che nắng cho khu giâm hom Chỉ sử dụng nguồn nước sạch để tưới 4.1.2 Giâm hom Quy trình giâm hom như sau: Đặt khay chứa hom trên các giá bằng kim loại để dễ dàng giâm và chăm sóc. “Làm ướt” khay chứa hom bằng cách tưới cho đến bão hoà nước trước khi giâm hom 30 phút. Sử dụng tấm kim loại để tạo lỗ cấy hom (kích thước sâu 4 cm x đường kính 6 mm), xem hình 19, tấm kim loại này sẽ tạo được 50 lỗ (1 khay) mỗi lần dập hoặc sử dụng bất cứ loại dụng cụ nào để tạo được lỗ cấy hom có độ sâu không quá 4 cm. Sau đó tưới lại toàn bộ giá thể cấy hom Hình 19: Một lần dập sẽ tạo được 50 lỗ ở chính giữa bầu với độ sâu đồng nhất Version 3 June 2007
  18. Một nhóm công nhân kỹ thuật đi dọc theo mỗi luống và đặt hom vào bầu bằng một hành động dứt khoát “một lần” sử dụng ngón tay cái và hai ngón trỏ (hình 16). Với những hom dài 8 -9 cm thì độ sâu hom giâm tốt nhất là 3 – 4 cm. Hình 19: Giâm hom. Nhãn mác với các thông tin chi tiết về đợt hom và ngày giâm hom, xem hình 20 Hình 21: Nhãn mác được sử dụng để ghi số đợt hom trên các khay bầu. Các khay bầu sau khi cấy cần được che nắng sớm nhất có thể. Tưới lại toàn bộ khay bầu sau khi cấy bằng tay trong 10 phút cho đến khi bão hoà nước để giảm stress và giúp làm chặt gốc các cây hom mới cấy, xem hình 18. Sử dụng 6ml nước/ cây/ ngày vào 6 giờ sáng và 6 giờ chiều, trong và sau khi giâm hom. Nếu khí hậu khô, gió và nắng, độ ẩm thấp thì có thể tưới thêm Sau khi giâm hom hãy liệt kê toàn bộ quá trình, xem phụ lục 3 là một ví dụ của bản liệt kê Chú ý rằng các hom sau khi giâm thường “rất mềm” (hình 23). Nhìn chung chúng sẽ mọc thẳng và cứng cáp hơn sau khoảng 1 tuần Hình 22: Tưới nước ngay sau khi giâm hom. Hình 23: Các hom có thể bị rủ xuống sau một tuần Version 3 June 2007
  19. Manual for Raising Exotic Pine Containierised Cuttings in Vietnam 4.1.3 Chăm sóc cây hom 4.1.3.1 Tưới nước Nước tưới là nhân tố chính giúp cho sinh trưởng và sức khoẻ của cây hom và phải được kiểm soát chặt chẽ. Quy trình tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của cây hom và do đó phải được thay đổi theo mùa vụ. Nguồn nước dùng để tưới phải tuyệt đối không bị nhiệm bệnh và phải được khử trùng. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm ruột bầu và đánh giá sức khoẻ của cây hom (ví dụ cây héo) trong suốt mùa vụ cấy để xác định được quy trình tưới hợp lý. Quy trình chi tiết dưới đây có thể xem như một bản hướng dẫn. Các điều chỉnh thêm nên được đưa ra tuỳ thuộc vào điều kiện khu vực Bảng 3: Hướng dẫn quy trình tưới cho cây hom PCH và thông lai. Giai đoạn Chế độ tưới Từ khi cấy đến Lượng nước tưới 6ml nước/ cây/ ngày, nghĩa là tưới 2 – 5 phút mỗi giờ khi phân loại từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Nếu khí hậu khô, gió và nắng, độ ẩm thấp hom thì có thể tưới thêm Huấn luyện cây Khi khu vực giâm hom đã bão hoà nước, cho phép bầu khô đến khi cây có hiện tượng héo đầu tiên. Thông thường điều này đạt được bằng cách cứ cách 1 đêm làm ướt đẫm toàn bộ khu giâm một lần. Tuy nhiên, việc này chỉ nên làm khi có nhân viên đã được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm. Nếu không kết quả sẽ là rất nghiêm trọng nếu để bầu bị khô qua giai đoạn héo sớm Các chế độ tưới cần được chọn sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết và nhiệt độ khác nhau. 4.1.3.2 Che sáng Chuyển cây ra ngoài trời dưới cường độ chiếu nắng 80 - hơn 90% khi cây có rễ đầu tiên (khoảng 16 – 22 tuần sau giâm hom) Xác định tỷ lệ ra rễ bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên và đánh giá bằng mắt thường, nhìn dưới đáy bầu, đưa ra tỷ lệ bầu có rễ thò ra ở đáy bầu. Chuyển mái che đi hay đặt toàn bộ bầu dưới ánh nắng trực tiếp sau khi giảm lượng tưới 4.1.3.3 Bón phân Nếu cây hom bắt đầu nhạt màu do những thay đổi sinh lý bên trong, cần bón thêm phân vào bầu với lượng 6 – 12 hạt phân chậm phân huỷ (thời gian phân huỷ 3 – 4 tháng) (Tỷ kệ 16:2,6:14,9 NPK) Một sự chọn lựa khác đó là sử dụng phân bón lá, bón 1 – 2 lần mỗi tuần tuỳ theo nhu cầu cho cây hom (từ 12 tuần trở đi) cho đến khi cây xuất vườn. Có thể sử dụng phân bón lá: 2g/L với thành phần N 20.3%, P 3.3%, K 17.0%, S 4.7%, Fe 0.13%, Mn 0.065%, Zn 0.03%, B 0.03%, Cu 0.01%, Mo 0.0016%) 4.1.3.4 Phòng trừ cỏ dại Nhổ cỏ bằng tay cho các bầu. Version 3 June 2007
  20. Manual for Raising Exotic Pine Containierised Cuttings in Vietnam 4.1.3.5 Hình thái chồi lấy hom Kiểm tra chặt chẽ tất cả khu giâm hom và sử dụng thuốc trừ nấm và trừ côn trùng phù hợp theo đúng nhu cầu. 4.1.3.6 Mycorrhiza Việc cấy có chủ ý một loại nấm cộng sinh đặc biệt vào hom Thông được coi là không có cơ sở, vì việc nhiễm tự nhiên luôn được xem là đáng tin cậy và hiệu quả. Chú ý: Điều này chứng tỏ rằng không cần thiết phải đề cập đến việc cấy nhiễm nấm cộng sinh cho Thông 4.1.3.7 Hội chứng lá đỏ Hội chứng lá đỏ (RNS) là một hiện tượng chưa được hiểu biết một cách rõ ràng, nó làm giảm nghiêm trọng tỷ lệ sử dụng hom và kéo dài thời gian sống trong vườn ươm qua các mùa vụ, làm tăng chi phí quản lý ở vườn ươm. RNS có liên quan đến rễ, nó xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn 11 – 18 tuần. Nó được nhận biết khi có những thay đổi màu sắc lá rõ ràng từ màu xanh bình thường sang màu đỏ, bắt đầu từ gốc lá lên đến đầu lá (hình 24).Hiện tượng này được phân biệt như thế nào với hiện tượng đỏ lá ở đầu lá do sự oxi hoá khử hay các nhân tố khác c a b Colour change Colour change from base of needle from tip of needle Hình 24: Các mẫu cây hom bị đỏ lá. (a) Một chồi với lá xanh đang chuyển dần sang đỏ từ gốc lá và quá trình này tiến dần lên ngọn được xem như hiện tượng RNS (Red Needle Syndrome). (b) Một chồi với lá xanh chuyển dẫn sang đỏ từ đầu lá vào là do bị oxi hoá khử và các yếu tố khác. (c) Cây hom bị hiện tượngt Red Needle Syndrome. 4.1.3.8 Cắt ngọn Cắt ngọn để hạn chế sinh trưởng độ cao là có thể chấp nhận được nhưng không mong muốn. Nếu cắt ngọn là cần thiết, tốt hơn nên tiến hành cắt nhẹ nhiều lần hơn là cắt đau một lần. 4.1.4 Trồng rừng 4.1.4.1 Phân loại và huấn luyện cây Phân loại được tiến hành khi trong một vụ giâm hom, cây hom có nhiều mức sinh trưởng khác nhau. Hom thông vốn đã sinh trưởng rất khác nhau nên việc tiến hành phân loại là khá phức tạp và khó dự tính trước hơn là so với cây hạt . Quy trình phân loại như sau: 1. Bắt đầu phân loại khi phần lớn các cây đã đạt đến độ cao bằng độ cao của bầu (bầu QNT =12,5 cm) 2. Chỉ dẫn cho công nhân tuyển chọn những cây hom chất lượng cao. Cây được tuyển chọn cần có những tiêu chuẩn tối thiểu như sau: Version 3 June 2007
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0