YOMEDIA
ADSENSE
Soạn bài Thầy Lazaro Phiền
408
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của thầy Lazaro Phiền - 1 tín đồ thiên chúa giáo đi tu nhằm sám hối chuộc lại tội lỗi của mình. Trong 1 chuyến tàu đi Bà Rịa, nhân vật tôi tình cờ gặp 1 thầy tu mang trong lòng nhiều tâm sự. Nhân vật tôi đã bắt chuyện với thầy Lazaro Phiền và được thầy thuật lại cho nghe về tuổi thơ bất hạnh và cuộc đời lầm lỗi mà thầy trót gây ra, song song đó, là sự ân hận muộn màng của Thầy.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Soạn bài Thầy Lazaro Phiền
- THẦY LAZARO PHIỀN: Như chúng ta đã biết, trước đây nền văn học nước ta chủ yếu lấy tư tưởng Nho giáo làm kim chỉ nam cho mọi sáng tác. Do đó mà chúng ta chỉ biết đến những đề tài quen thuộc như là: đề cao người anh hùng, người tài giỏi, tình yêu thiên nhiên đất nước,... với những thể loại như truyện ngắn, các thể loại thơ,... Đến khi bước sang nền văn học giao thời đầu thế kỉ XX nhờ sự tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng mới. Từ đó nền văn học có sự chuyển biến sâu sắc với nhiều thể loại mới, đặc biệt là tiểu thuyết. Tiểu thuyết Thầy Lazaro Phiền của nguyễn Trọng Quản có nhiều điểm cách tân về nội dung và nghệ thuật so với nền văn học truyền thống. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu để hiểu rõ hơn về vấn đề này. I. TÓM TẮT Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của thầy Lazaro Phiền 1 tín đồ thiên chúa giáo đi tu nhằm sám hối chuộc lại tội lỗi của mình. Trong 1 chuyến tàu đi Bà Rịa, nhân vật tôi tình cờ gặp 1 thầy tu mang trong lòng nhiều tâm sự. Nhân vật tôi đã bắt chuyện với thầy Lazaro Phiền và được thầy thuật lại cho nghe về tuổi thơ bất hạnh và cuộc đời lầm lỗi mà thầy trót gây ra, song song đó, là sự ân hận muộn màng của Thầy. Thầy Phiền vốn người của đạo Thiên chúa giáo, sớm mồ côi, lúc nhỏ phải chịu cảnh diệt đạo, nên lúc nào cũng phải lẫn trốn. Trong một lần lẫn trốn thầy được một vị quan tốt bụng cứu thoát và cho ăn học tử tế, ở trường Thầy phiền kết thân với Vero Liễu, cha mẹ Thầy Liễu cũng mến Thầy Phiền nên đã gả cô cháu gái xinh đẹp cho Thầy. Hạnh phúc chẳng được bao lâu, thì đau thương ập đến, chỉ vì sự li gián tàn độc của vợ quan Ba Tây mà Thầy Phiền đã nổi cơn ghen mù quáng để rồi lập kế hoạch giết vợ và bạn thân. Sau cái chết của hai người thân yêu nhất, Thầy Phiền chán đời và chán cảnh nhân tình thế thái mà đã đi Tu, hết lòng phụng sự vì chúa. Khoảng 10 năm sau khi nhận được bức thư thú tội của vợ quan Ba, bà đã thừa nhận li gián cho vợ và bạn thân Thầy tư thông thì lúc đó Thầy vô cùng đau khổ và ăn năn trước tội lỗi của mình. Chính sự ăn năn ấy khiến thầy dằn vặt đau khổ cuối cùng lâm bệnh nặng và qua đời. II. NHỮNG NÉT MỚI 1. Về nội dung
- *Chủ đề: Phạm tội và sự sám hối ( cuốn truyện đầu tiên lấy sự ân hận làm chủ đề). Vì là người thien chúa giáo nên những tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản đều đề cập đến tôn giáo này. * Tập trung vào miêu tả nội tâm nhân vật: Tâm lí của Thầy Lazaro rất phức tạp; Trước hết Thầy là một người cả tin và thiếu sáng suốt, chính vì vậy mà thầy đã dễ dàng tin vào sự li gián của vợ quan Ba Tây mưu hại vợ và bạn thân của mình tư thông. Khi thấy trong túi áo vợ Thầy bức thư giả nét chữ của Thầy Vero Liễu thì Lazaro càng tin đó là sự thật, lúc ấy tâm trạng của Thầy Phiền đau đớn khôn cùng: Ôi ! Thầy ôi ! Nói sự đau đớn lòng tôi đã chịu khi được thơ ấy thì không nổi. Tôi xin thầy đừng khi nào biết sự đau đớn ấy thì hơn. Khi nghe được tin dữ thì sự đau đớn hụt hẩng là điều hẳn nhiên nhưng đáng ra phải bình tỉnh để xem xét mọi việc, gạn đục khơi trong; đằng này thầy Phiền lại hồ đồ phán xét việc hệ trọng này một cách rất cực đoan. Rồi để báo thù cho sự tư thông của vợ và người bạn thân, thầy Phiền đã lên kế hoạch trả thù họ. Trước hết là giết chết thầy Vero Liễu rồi sau đó là dùng bông tim tím giết vợ mình. + Tiếp theo đó là sự ý thức tội lỗi khi giết một mạng người, nhưng sự thức tỉnh chưa hoàn toàn triệt để. khi giết người anh em kết nghi Đó là khi ra lệnh bắn thầy Thầy Liễu thì Thầy Phiền cũng tỏ ra thái độ ăn năn, đau đớn: Tôi nghe tiếng ấy thì tôi biết là tiếng thầy Liễu thì sự giận và sự hềm thù tôi như thể biến đi đâu mất vậy, cho nên tôi sợ hãi và trách mình tôi lắm. Vậy tôi dạy chèo ghe lại có ý coi có phương thế nào mà cứu thầy ấy chăng. “Song vừa lại đến nơi thì thầy Liểu đã tắc hơi rồi. Nên tôi buồn bực trách móc tôi, cùng khóc lóc lắm, mà tôi khóc tội tôi mà thôi. Thầy Phiền đã bất chấp mọi thủ đoạn để trả thù nhưng khi kế hoạch được thực hiện xong, chứng kiến được cái chết của người bạn thân thì tình người và tình bạn lại trỗi dậy trong lòng thầy, tuy nhiên sự hối hận ấy chưa hoàn toàn làm nguôi ngoai đi sự ghen tuông trong lòng thầy. + Mãi đến Khi hạ độc giết vợ Thầy Phiền đã sống trong sự dày vò khôn nguôi: “Thầy ôi ! Khi tôi biết tội tôi trọng là thể nào, cùng khi thấy bạn tôi nằm trên giường mà than thở thì tôi buồn bực ăn năn trách mình muốn cứu
- vợ tôi cho khỏi chết. Cơn ghen đã làm nhân cách cao cả của Thầy bị che lấp, cho đến khi vợ Thầy chết bởi sự tàn nhẫn của Thầy thì Thầy mới kịp ăn năn và trở về với bản chất lương thiện của mình. Như vậy qua nhân vật Thầy Lazaro Phiền ta thấy Nguyễn Trọng Quản ta thấy Thầy Lazaro man dáng dấp của Othello do William Shakespeare biên soạn, cũng vì ghen tuông mù quáng mà rat tay sát hại vợ ( có lẽ Nguyễn Trọng Quản đã dựa vào nền tảng này để làm mới cho nền văn học nước ta trong giai đoạn lúc bấy giờ), Qua đó ta thấy Nguyễn Trọng Quản đã tỏ ra cao tay khi xây dựng được một nhân vật mang chiều kích của thời đại, của xã hội Việt Nam giai đoạn giao thời. Đó là bước ngoặc cho giai đoạn sau này xuất hiện rất nhiều kiểu nhân vật như thầy Phiền, chẳng hạn Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng,… 2. VỀ NGHỆ THUẬT Tác phẩm văn chương đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ Sử dụng những kiểu kết cấu độc đáo: + Kết cấu theo kiểu vòng tròn. Mở đầu và kết thúc truyện Thầy Larazo Phiền đều bằng hình ảnh ngôi mộ của thầy Phiền gây nên những ám ảnh day dứt. Nhân vật chết đi nhưng mở ra cho người đọc nhiều chiều suy nghĩ về cuộc đời, về số phận con người, về ranh giới giữa cái thiện và cái ác… + Nguyễn Trọng Quản đã sử dụng kết cấu lồng ghép “truyện trong truyện” Trong truyện Thầy Lazarô Phiền, Nguyễn Trọng Quản đã lồng ghép 2 câu chuyện: Chuyện thứ nhất là của nhân vật “tôi” kể cho bạn đọc nghe về việc mình đã gặp thầy Phiền như thế nào, thầy Phiền đã kể lại chuyện đời mình cho nhân vật “tôi” nghe ra sao; Chuyện thứ hai là của thầy Phiền kể cho nhân vật “tôi” nghe về tuổi thơ cơ cực của mình và những tội lỗi mà mình đã gây ra. + Bỏ lối kết cấu chương hồi truyền thống: hội ngộ lưu lạc đoàn viên và sử dụng thành thục lối kết cấu của phương Tây đảo lộn trình tự thời gian của sự kiện.
- + Khéo léo sử dụng kĩ thuật truyện Tây phương: + Hư cấu cái có thể có thực trong đời sống hằng ngày của người dân thường, không phải cái ước lệ, điển hình, lý tưởng. + Thoát li kết cấu truyền thống ( Kết thúc truyện không theo kiểu truyền thống: ở hiền gặp lành, hay ác giả ác báo như ở những tác phẩm trước đó)... Rời xa motip phương Đông, tiếp thu motip của phương Tây. đó là sự sám hối và ăn năn. môtíp nhân vật tiêu biểu cho những con người chịu nỗi lo âu, ám ảnh của ngày phán xét cuối cùng trong đạo Thiên chúa Ngôn ngữ mang đậm màu sắc thiên chúa giáo + Đó là các đơn vị ngôn ngữ chỉ chức phận trong dòng tu như: thầy tu, cha sở, thầy dòng, đức chúa trời, chúa lòng lành, trùm họ, ông trùm, kẻ tử đạo, bổn đạo, giáo nhơn…Các từ ngữ chỉ hình ảnh của thánh đường, các vật dụng liên quan đến thánh đường như: đất thánh, cây thánh giá, nhà thờ, cái áo dòng, kinh cầu nguyện…cũng xuất hiện khá nhiều. Để chỉ các hoạt động của giáo giới cũng có một số lượng từ khá lớn như: làm phép, thú tội, sửa mình, tha tội, đạo chúa, ngã lòng, đền tội, chịu sự…Những lời cầu nguyện thiêng liêng: Chúa lòng lành vô cùng, A Chúa tôi, Xin Chúa lời chúc đã phán, Xin Chúa tha tội, Xin Chúa cho tôi gặp ban tôi, Vì danh Chúa nhân từ, Đức Chúa trời sáng láng vô cùng…. Hay những lời sám hối thảm thiết: Ôi! Tôi là kẻ có tội, Xin thầy đi bằng an… tên riêng của các nhân vật cũng mang đậm màu sắc Thiên chúa giáo khi được ghép với tên các thánh: Lazarô Phiền, Mi Lazare, Verô Liễu…những từ ngữ này đã tạo nên một thế giới riêng đậm phong vị Thiên chúa. + Trong tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền, lời trần thuật, lời đối thoại, độc thoại của nhân vật cũng thể hiện khá rõ màu sắc đạo Thiên chúa. Thầy Phiền trong lúc thống khổ, đau đớn nhất đã than rằng: “A Chúa tôi! Rất lòng lành vô cùng; xin Chúa cho tôi về gặp mặt bạn tôi cho chóng, dầu mà tội nó thế nào thì tôi cũng quên bởi vì có lời Chúa đã phán! Tao tha lỗi cho bây, như bây tha kẻ có lỗi cùng bây” Vợ thầy Phiền đã nói với chồng trước khi về với Chúa: “Tôi biết vì làm sao mà tôi phải chết, song tôi cũng xin Chúa tha thứ cho thầy” Cái mới của Nguyễn Trọng Quản là ở chỗ tác giả không mượn màu sắc đạo Thiên Chúa làm mới từ ngữ để độc giả phải choáng ngợp trước những
- đền thánh Gô tích huy hoàng của phương Tây hay để tạo nên sự khuất phục của các con chiên trước sự uy nghiêm của Chúa giống như những cha đạo. Tác giả cũng không giống những nhà văn trong các giáo đoàn viết văn xuôi tôn giáo chỉ để khoa trương cái mới, cái lạ, cái huy hoàng của phương Tây. Tóm lại, tác phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản đã trở thành tiểu thuyết đầu tiên phá vỡ những khuôn khổ khắt khe của nền văn học truyền thống và bên cạnh đó tiếp thu những cái mới từ nền văn học phương tây. Chính điều đó đã trở thành nền tảng mở đường cho sự phát triển của những tác phẩm văn xuôi nói chung, đặc biệt tiểu thuyết nói riêng. Đồng thời đưa nền văn học nước nhà bước lên tầm cao mới và đi vào quỹ đạo chung của nền văn học thế giới.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn