intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Soi thua, Trần Lương thua, chỉ có giáo điều là thắng?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi không hề có ý định làm cho rõ cái việc Soi đúng hay Trần Lương đúng vì đúng sai cũng rất tương đối, chưa kể cả hai đều có phần đúng (nhiều). Mà chả nhẽ nếu Soi đúng thì Trần Lương không đủ khả năng làm nghệ sỹ nữa hay sao. Hoặc ngược lại nếu Trần Lương đúng thì Soi làm ơn từ nay đừng léng phéng đến lĩnh vực nghệ thuật mà cho những í kiến này nọ? Thế nhưng cũng không thú lắm với việc Lê Hà nói rằng Soi nên dừng những cuộc tranh luận “...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Soi thua, Trần Lương thua, chỉ có giáo điều là thắng?

  1. Soi thua, Trần Lương thua, chỉ có giáo điều là thắng? Tôi không hề có ý định làm cho rõ cái việc Soi đúng hay Trần Lương đúng vì đúng sai cũng rất tương đối, chưa kể cả hai đều có phần đúng (nhiều). Mà chả nhẽ nếu Soi đúng thì Trần Lương không đủ khả năng làm nghệ sỹ nữa hay sao. Hoặc ngược lại nếu Trần Lương đúng thì Soi làm ơn từ nay đừng léng phéng đến lĩnh vực nghệ thuật mà cho những í kiến này nọ? Thế nhưng cũng không thú lắm với việc Lê Hà nói rằng Soi nên dừng những cuộc tranh luận “ vô bổ” và khuyên: “ Ví dụ như những bài giới thiệu nghệ sĩ trong nước và quốc tế sẽ trở nên dày dặn, nhiều chiều và thực sự bổ ích cho cả các nghệ sĩ lẫn những người yêu nghệ thuật nếu thu hút được những người như anh Trần Lương vào xem và bình luận bằng con mắt chuyên môn”. Ở đây có mấy vấn đề mà tôi cho rằng nó không “vô bổ” như Lê Hà nghĩ. 1. Nó chỉ “vô bổ” khi ai đó đang theo dõi và đợi cuộc tranh luận này với cách nghĩ của kẻ vào hóng hớt kết quả (như một người chứng tỏ mình yêu bóng đá bằng cách đi tắt ra tiệm báo rất sớm đọc bình luận về trận tối hôm trước rồi cố nhớ tỉ số trước khi đến quán cà phê để mà bàn.)
  2. 2. Theo tôi, chả cuộc tranh luận nào vô bổ cả, nếu nó thật lòng. Và vì thế tôi thấy cuộc tranh luận này là thú vị. Bởi vì thông qua cuộc tranh luận này, tôi hiểu thêm được anh Trần Lương, (mà thông qua đó) tôi hiểu được một phần những suy nghĩ của họa sỹ đương đại Việt Nam. Tôi đọc bài trả lời và thắc mắc: tại sao anh Trần Lương lo lắng đến vậy và cho rằng Soi giống như một nhà tuyên huấn. Lê Hà nói đúng, Trần Lương chưa đọc kĩ bối cảnh khi Soi nói về cái bẫy 300 năm đối với nghệ sỹ, đề tài này được nói đến khá cập nhật với bối cảnh mỹ thuật Việt Nam hiện thời. Tôi cảm thấy ở đây anh Trần Lương đang có những phản ứng thái quá. Vội áp lên Soi như hình ảnh của một vị tuyên huấn rồi tiếp tục cảnh báo nó nâng quan điểm: “Đằng sau những ‘Cao quý’, ‘Trách nhiệm’, ‘Hiệu quả’, tôi thấy đây là một lập luận nguy hiểm nhưng duy ý chí!” Nguy hiểm vì đây là lập luận đầy chất thực dụng, dễ thuyết phục người sáng tạo trẻ! Nguy hiểm nữa là nó muốn mang đi cơ hội phấn đấu vinh danh cho một dân tộc còn đang trầm luân về sáng tạo nói chung và văn hóa nói riêng (trong đó những thứ nghệ thuật phục vụ và ăn liền đã đè chết những mơ ước và sự hoang tưởng thanh khiết)”. Trời đất, đao to búa lớn quá. Đọc xong những dòng này, tôi cảm giác Trần Lương mới chính là một nhà có phẩm chất tuyên huấn bẩm sinh. Phát triển
  3. trên một ý kiến nhỏ của Soi (một người thưởng thức) chỉ đơn giản là khi đi xem một tác phẩm trình diễn và không thấy thích rồi mong muốn rất đơn giản là phải chi có những tác phẩm trình diễn xem vào thích ngay. Vậy mà anh Trần Lương bị ám ảnh ngay với cái mà anh cho rằng Soi đang đòi quay lại giai đoạn mà nghệ thuật phục vụ cách mạng, phục vụ giai cấp công, nông, binh!!! Và theo anh, đấy là giai đoạn đã làm nghệ thuật xuống cấp. Điều này làm tôi nhớ lại việc nhóm 5 họa sỹ thời ấy (Hòa, Hiếu, Vinh, Dũng, Lương), nổi đình đám đầu những thập niên 90 của thế kỉ trước và được cho là “đổi mới” một phần lớn nhờ có tài, nhưng phần nữa là được cho là biết chống lại những quan điểm cũ của nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Phải chăng phản ứng thái quá của Trần Lương ngày hôm nay (trước Soi) chỉ là một sự muốn kéo dài cái chiến tích thời đó không? Nếu là động cơ đó thì đáng buồn, và có thể nói, sau hai mươi năm, chính những người tưởng sẽ đổi mới lại chưa hề đổi mới như người ta vẫn ngộ nhận; Các đồng chí cán bộ tuyên huấn vẫn còn rất nhiều trong tâm can các nghệ sỹ: nó chỉ nấp dưới hình thức khác. Càng đúng, một khi anh Trần Lương vẫn viện vào Van Gogh và những câu chuyện cũ kĩ về một thiên tài bị bỏ quên. Thế nhưng từ bấy đến nay, đã rất nhiều thay đổi, và chắc anh Trần Lương cũng chả lạ gì: nào là hình thức trình diễn, sắp đặt… cùng với sự phát triển vũ bão của các phương tiện truyền thông đa phương tiện. Với việc chống lại sự sáo mòn, sự quá lệ thuộc vào thẩm quyền của các nhà phê bình nghệ thuật, hàng ngày hàng giờ, giới thưởng thức nghệ thuật và các nghệ sỹ đang có xu hướng tham gia đồng thời và cùng nhau trong sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật càng ngày càng trở nên trực tiếp, tức thời và giải
  4. quyết trực diện mọi vấn đề của xã hội, của cá nhân. Rõ ràng là không thể cất vào kho một cuộc trình diễn đầy ngẫu hứng của tác giả và có tác động, tham gia đồng thời của người xem để 300 năm sau mang ra soi sét. Thế nhưng chính vì sự tưởng như dễ dàng, ngẫu hứng, tưởng như vô thưởng vô phạt đó của các xu thế mĩ thuật ngày nay cũng đã tạo ra lắm những kẻ bất tài; họ lợi dụng sự đa nghĩa, đa chiều mà cho ra những sản phẩm chả ra gì. Cái đó khá nhiều, và ở Việt Nam, khi đang vội chạy theo làn sóng mới một cách hời hợt, hình thức thì lại càng nhiều. Vậy nhưng đa phần người thưởng thức thường không muốn nói ra điều mà mình nhận thấy, rằng nhiều cái “chả ra gì”. Họ ngại là đúng: hãy nghe anh Trần Lương phân tích choi Soi mà xem: nào nghệ thuật thì không thể một sớm một chiều, nào phải nâng cao nhận thức..vv. Vậy thì im đi thì hơn, nhỡ đâu lại bỏ sót một Van Gogh nữa thì sao. Ít người bây giờ nói như Soi: “chán”, đơn giản là “chán”. Đến đây tôi chợt nhớ đến câu chuyện của Andecxen: bộ quần áo mới của hoàng đế. Và cũng nhờ nó mà tôi sực nhớ đến việc không thú lắm với lời khuyên của Lê Hà với Soi. Lời khuyên thứ nhất của Lê Hà: chấp nhận được, khi nhắc nhở Soi đang dùng một số kĩ thuật để tăng thêm sự hấp dẫn của tranh luận. Tôi đồng ý rằng điều này phải rất có liều lượng, nếu quá sẽ thành câu khách.
  5. Lời khuyên thứ hai của Lê Hà: là cần có nhiều bài mang tính chuyên môn như tôi đã dẫn ở trên. Cái này làm tôi băn khoăn; từ đầu thế kỉ 20 đến nay đã có quá nhiều lí thuyết về nghệ thuật, quá nhiều trường phái và tôi e rằng nếu cứ dùng ngôn ngữ biện hộ mãi cho nghệ thuật bởi các nhà “ chuyên môn” thì những người thưởng thức sẽ phải lập tức đi học các khóa nâng cao, rồi lấy chứng chỉ để có thể thưởng thức nghệ thuật mất thôi. Thực sự, tôi đã chán những bài giới thiệu dài dòng về nghệ sỹ, rồi những bài bình luận, cùng những ngôn ngữ cao xa và nhiều lúc chính nghệ sỹ được viết cũng không biết là người ta đang viết về mình. Tôi muốn trang Soi có nhiều hơn nữa những người thưởng thức nghệ thuật nói lên tiếng nói của mình mà không bị e dè với mớ học thuật; muốn người thưởng thức được đối thoại trực tiếp với nghệ sỹ trên Soi. Và tất nhiên họ cũng hi vọng rằng không gặp phải những câu : làm sao hiểu được tranh tôi, thôi đợi 300 năm nữa nhé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2