intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sớm nhận diện trẻ chậm nói

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

93
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn tin không? Chỉ biết bắt chước mà không có phản ứng với âm thanh thì rất có thể trẻ bị chậm nói. Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ là không giống nhau. Tuy vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm khi bé không có những phản ứng với âm thanh, hoặc không phát ra được những âm đơn giản. Bởi vì, khi đó có thể bé yêu của bạn đã bị chậm nói. Sự phát triển bình thường trong ngôn ngữ và lời nói của trẻ Trẻ trước 12 tháng tuổi: Trong giai đoàn này, trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sớm nhận diện trẻ chậm nói

  1. Sớm nhận diện trẻ chậm nói Bạn tin không? Chỉ biết bắt chước mà không có phản ứng với âm thanh thì rất có thể trẻ bị chậm nói. Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ là không giống nhau. Tuy vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm khi bé không có những phản ứng với âm thanh, hoặc không phát ra được những âm đơn giản. Bởi vì, khi đó có thể bé yêu của bạn đã bị chậm nói. Sự phát triển bình thường trong ngôn ngữ và lời nói của trẻ Trẻ trước 12 tháng tuổi: Trong giai đoàn này, trẻ bắt đầu phát ra những tiếng bập bẹ, bi bô – đó chính là dấu hiệu của giai đoạn đầu cho sự phát triển lời nói. Trẻ khoảng 9 tháng, bắt đầu xâu chuỗi các âm thanh khác nhau của lời nói để tạo ra những tiếng như “ma ma”, ‘ba”… mặc dù trẻ chưa hiểu ý nghĩa của những lời nói này. Trước 12 tháng tuổi, trẻ thường rất chú ý đến âm thanh, nếu để ý thấy trẻ xem một cách chăm chú mà không có phản ứng gì với các âm thanh thì đó là biểu hiện của sự khiếm thính.
  2. 2 - 3 tuổi, khả năng nói của trẻ phát triển mạnh nhất Khi được 12 tháng tuổi, bé tỏ ra rất nhạy trong vấn đề giao tiếp với mọi người, luôn đáp ứng lại khi giao tiếp và bé hiểu bạn rất rõ, nhất là khi bạn nói chậm. Ngoài ra, bé còn phát ra những tiếng lẫn với các biệt ngữ mà có lẽ chỉ có bé mới hiểu. Bé còn đàm thoại lâu hơn, biết sử dụng kết hợp các từ ngữ mà bé biết, các biệt ngữ, nụ cười và cả ngôn ngữ cơ thể.
  3. Lúc 14 -15 tháng tuổi: bé có thể lặp lại những từ mà bé nghe được, nói câu dài khoảng 6 từ. 16 tháng tuổi, vốn từ vựng của bé có thể gia tăng vài từ mới mỗi tuần. Đến 18 tháng có bé đã hát được một vài bài hát ngắn. Từ 2 – 3 tuổi: Giai đoạn này, khả năng nói của bé phát triển mạnh nhất. Vốn từ của bé tăng nhanh do bé bắt đầu có thể kết hợp hơn 3 từ trong một câu. Sự hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển theo. Khi con bạn có những dấu hiệu chậm nói, hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện với bé, thậm chí ngay cả trong giai đoạn bé còn được ẵm ngửa. Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói - Từ 12 – 24 tháng tuổi: Lúc 12 tháng tuổi, bé vẫn chưa bập bẹ nói hoặc không có biểu hiện đáp ứng khi bạn gọi tên hoặc trò chuyện với bé. Bé không sử dụng cử chỉ, ví dụ như vẫy tay tạm biệt. - Lúc 18 tháng tuổi, vốn từ của bé ít hơn 6 từ. Trong lúc này bé thích dùng cử chỉ hơn là phát âm để giao tiếp. Ngoài ra, bé còn gặp vấn đề trong việc bắt chước âm thanh. - Hơn 2 tuổi: Bé chỉ bắt chước lời nói hoặc hành động mà không tạo ra từ, hay cụm từ tương ứng đồng thời. - Chỉ nhắc đi nhắc lại vài từ mà không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp theo đúng sự phát triển bình thường. - Không thể nghe theo những lời điều khiển đơn giản. - Có tông giọng không bình thường. Các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói Nguyên nhân chính của các rối loạn về ngôn ngữ là do bé có bệnh lý về hệ thống nghe, vì thế bị rối loạn ngôn ngữ. Cũng có thể là do trẻ có vấn đề ở khả năng vận động miệng dẫn đến gặp khó khăn trong việc sử dụng lưỡi, răng và hàm để tạo âm thanh.
  4. Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ nên: - Dành nhiều thời gian để nói chuyện với bé, thậm chí ngay cả trong giai đoạn bé còn được ẵm ngửa. Bạn có thể hát, nói hoặc khuyến khích con bắt trước theo những âm thanh hoặc cử chỉ của mình. - Đọc sách, đặc biệt là đọc truyện cho con nghe ngay từ lúc con được 6 tháng tuổi và không cần phải đọc hết toàn bộ cuốn sách. Hãy chọn những cuốn chuyện tranh to, có nhiều hình ảnh sặc sỡ, điều đó sẽ cuốn hút trẻ nhìn vào sách. Để cho trẻ làm quen được với nhiều từ ngữ. Khi con lớn hơn, bạn có thể khuyến khích bé chỉ ra những bức tranh mà bé có thể nhớ và cố gắng gọi tên chúng. Con bạn thậm chí có thể nhớ dần những cuốn truyện mà nó yêu thích, mặc dù vẫn chưa biết chữ. - Sử dụng các tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ phát triển khả năng nói, chẳng hạn như cho trẻ tập gọi tên các đồ dùng hay vật dụng, các món ăn, các loại thực phẩm… trong nhà. Hãy đặt những câu hỏi đơn giản và khuyến khích con trả lời (ngay cả khi trẻ chưa hiểu được mấy). Chẳng hạn như chỉ vào quả bóng hỏi: Đố con cái này là cái gì?… - Có thể mua những cuốn sách dành cho trẻ tập nói. Sách này có rất nhiều hình ảnh về các con vật, phương tiện giao thông, các vật dụng trong nhà,… để cho trẻ có thể làm quen và gọi tên được nó. Dù con ở độ tuổi nào thì việc nhận biết và điều trị kịp thời là cách tốt nhất sự chậm nói của trẻ. Khi thấy con có những biểu hiện trên, kết hợp với một số phương pháp kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, bạn nên đưa con đến khám bác sĩ hoặc tham khảo một số ý kiến của các nhân viên y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0