intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sống lại 'con tôm ôm cây lúa'

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sống lại 'con tôm ôm cây lúa' TP - Chục năm trước, ĐBSCL đã có mô hình lúa - tôm với câu nói hình ảnh “con tôm ôm cây lúa”, được kỳ vọng như một ngả đường giúp nông dân thoát nghèo. Kết cục thất bại, nông dân vẫn nghèo, môi trường bị tàn phá. Nay, lúa - tôm trở lại với ĐBSCL và trở thành vấn đề thời sự qua lăng kính biến đổi khí hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sống lại 'con tôm ôm cây lúa'

  1. Sống lại 'con tôm ôm cây lúa' TP - Chục năm trước, ĐBSCL đã có mô hình lúa - tôm với câu nói hình ảnh “con tôm ôm cây lúa”, được kỳ vọng như một ngả đường giúp nông dân thoát nghèo. Kết cục thất bại, nông dân vẫn nghèo, môi trường bị tàn phá. Nay, lúa - tôm trở lại với ĐBSCL và trở thành vấn đề thời sự qua lăng kính biến đổi khí hậu. Cánh đồng lúa - tôm ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) - Ảnh: Tiến Hưng Hào hứng hôm nay Thời điểm này, khắp vùng bán đảo Cà Mau, bà con nông dân thu hoạch xong vụ tôm quảng canh, đang xuống giống lúa trên vuông tôm. Theo đánh giá chung, trồng lúa trên vuông tôm chi phí chỉ bằng 60 - 70 phần trăm vùng chuyên lúa nên cho lợi nhuận cao. Ở tỉnh Cà Mau, trồng lúa trên vuông tôm mỗi héc-ta cho lợi nhuận trên 8 triệu đồng. Tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), lúa trên vuông tôm mỗi héc-ta cho lợi nhuận 15 triệu đồng với lúa thơm và tám triệu đồng với lúa thường. Khi vuông đang nuôi tôm, bà con đã gieo mạ ở sân nhà, bờ vuông, để vuông tôm vừa thu hoạch là đưa mạ xuống cấy được ngay. Cây lúa trồng trên vuông tôm tận dụng được xác tôm làm phân bón. Sau khi thu hoạch lúa, gốc rạ để lại trong vuông tôm lại là nguồn dinh dưỡng giúp hệ phiêu sinh vật phát triển, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, tăng độ phì nhiêu cho đất, chống suy thoái hệ sinh thái. Thực tế chứng minh, khi canh tác được một vụ lúa trên đất nuôi tôm thì vụ nuôi tôm ít rủi ro hơn, nhất là về dịch bệnh. Ông Phạm Văn Bảy ở xã Đông Thới (Cái Nước, Cà Mau) hào hứng: “Làm lúa chỉ cần đủ gạo ăn. Bù lại, vụ tôm sau đó ít bệnh, tôm mau lớn, có lời hơn”. Ông Biện Hoàng Lập ở xã Tân Phong (Giá Rai, Bạc Liêu) đang làm gần hai
  2. héc-ta lúa - tôm, tâm sự: “Làm lúa trên đất nuôi tôm, trúng mùa thì đủ gạo ăn, không trúng mùa thì cũng có vuông tôm sạch để trúng tôm”. Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Dư khẳng định: “Hệ thống canh tác luân canh lúa - tôm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên”. GĐ Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thơ nói thêm: “Luân canh lúa - tôm mang tính chất mô hình sinh thái. Nó bảo vệ sự phát triển các vi sinh vật có ích và vi sinh vật đối kháng, đủ sức khống chế các vi sinh vật gây bệnh trong ao, đảm bảo sự phát triển nghề nuôi một cách bền vững. Mô hình này sẽ phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu”. Trắc trở quá khứ Lúa - tôm ở ĐBSCL từng là vấn đề thời sự của chục năm trước. Năm 2001, tỉnh Cà Mau quy hoạch chuyển 90.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang lúa - tôm. Đến năm 2002, Cà Mau có hơn 26.000 ha lúa - tôm và bị thiệt hại hoàn toàn. Các năm tiếp theo, diện tích lúa - tôm của Cà Mau lúc tăng, lúc giảm và đều thất bại trắng trên dưới 50 phần trăm diện tích. Nông dân bắt đầu không còn thiết tha với cây lúa mà chỉ chuyên canh con tôm. Tình hình diễn ra tương tự ở Sóc Trăng. Từ 2001 đến 2008, diện tích lúa giảm hơn 48.000ha, diện tích nuôi tôm tăng lên hơn 40.000ha. Tại huyện Vĩnh Châu, diện tích lúa bắt đầu giảm mạnh từ năm 2001, khi dân được dẫn nước lợ nuôi tôm trên diện rộng. Sau vụ mùa 2004, Vĩnh Châu không còn bóng dáng cây lúa. Tuy nhiên, chuyên canh tôm lại khiến hàng loạt nông hộ bị thiệt hại lớn vì tôm bị bệnh dịch, môi trường nước ô nhiễm nặng nề, giá tôm không ổn định. Việc mất đi một nguồn thu nhập từ lúa trong cơ cấu luân canh lợ - ngọt làm biến động môi trường, gây thiệt hại cho kinh tế gia đình, xáo trộn xã hội. Vài năm nay, nông dân nuôi tôm lại trở về với cây lúa. Diện tích lúa gieo cấy trên vuông tôm ở tỉnh Cà Mau, năm 2007 là 25.000ha, năm 2008 tăng lên 32.000 ha và năm nay, 45.000ha. Tại tỉnh Bạc Liêu, năm 2008 có gần
  3. 19.000ha lúa - tôm, nay hơn 35.000ha. Nếu như trước đây, diện tích lúa - tôm ở các địa phương luôn đi xuống thì, vài năm nay, luôn đi lên, vượt mọi tính toán quy hoạch. Tổng diện tích lúa - tôm ở tám tỉnh ven biển ĐBSCL khoảng 120.000 ha. Theo tính toán của các nhà khoa học, diện tích canh tác lúa - tôm tại ĐBSCL có thể đạt 200.000ha, mỗi năm thu hoạch 800.000 tấn lúa, đều là lúa chất lượng cao, đặc sản, có giá cao hơn lúa thường. Hướng tới tương lai Qua biến động, thấy ra nguyên nhân thất bại lẫn thành công. Thất bại là do làm kinh tế mô hình, bắt chước nhau triển khai diện rộng việc chuyên canh tôm sú, bất chấp điều kiện môi trường. Còn thành công gần đây là do chú trọng xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với đặc điểm môi trường từng nơi, bảo vệ sự đa dạng sản phẩm lẫn hệ sinh thái. Vấn đề giống được đặt ra một cách khoa học. Ông Lương Ngọc Lân, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết, tỉnh đang cùng với Cục Trồng trọt nghiên cứu các bộ giống khác nhau, có độ thích nghi với từng vùng đất lúa - tôm trên địa bàn. Riêng về lúa, có nhiều loại giống phù hợp những vùng đất mà độ nước lợ rất khác nhau để khai thác tốt tiềm năng mặn - ngọt. Theo các nhà khoa học, cũng không nhất thiết chỉ cây lúa mà còn có thể có các giống cây trồng khác. Vật nuôi cũng không chỉ có con tôm, còn có thể là cá kèo, cá đối, cua biển... Có thể nuôi trồng kết hợp với khai thác tự nhiên. Tóm lại, đây là hệ thống canh tác nước lợ bao gồm nhiều hệ thống canh tác nhỏ khác nhau, tùy thuộc điều kiện tự nhiên, không cố định mô hình như hồi nào. Có ý kiến lo ngại việc trồng lúa sử dụng hóa chất sẽ gây lượng tồn dư trong đất và ảnh hưởng tới tôm nuôi sau đó. GĐ Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) Trần Thanh Bé nói rõ: “Xét nhiều mặt, hệ thống cánh tác lúa - tôm có tính bền vững cao hơn các hệ thống chuyên canh khác. Tuy nhiên, phải áp dụng các giải pháp quản lý tổng hợp, ít sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa, hướng sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)”.
  4. Vấn đề thủy lợi cũng đặt ra nhằm khai thác cả mặn lẫn ngọt. Mùa mưa, lúa thường bị ngập úng do hệ thống thủy lợi tiêu thoát không kịp. Ngược lại, cuối mùa mưa, nước mặn xâm nhập sâu cũng làm cho lúa chết. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Chủ tịch UBND kiêm GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, Cà Mau đã xây dựng đề án Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tôm - lúa từ nay đến năm 2015. Trong đó, qui hoạch 23 tiểu vùng thủy lợi phục vụ sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. Ông Hồ Quang Cua, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, nói thêm, vuông tôm quảng canh cải tiến hiện nay rất phù hợp cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, giao thông vùng này còn kém, máy xới, thùng suốt, sân phơi đều thiếu. Cần đầu tư đồng bộ để nâng cao phẩm chất lúa - tôm, đảm bảo phát triển bền vững hệ thống canh tác. Tám tỉnh ở ven biển ĐBSCL có hệ thống canh tác nước lợ (là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang). Hiện nay đã có tổng diện tích khoảng 120.000ha, trong đó tỉnh Kiên Giang có diện tích lớn nhất với 60.000 ha, ít nhất là tỉnh Long An với khoảng 500 ha. Ông Phan Thanh Ngàn, Bí thư Huyện ủy Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho rằng, xét trên góc độ sản xuất và tiêu thụ, hệ thống canh tác lúa - tôm phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, có thể phát triển ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Trồng lúa trên vuông tôm là tạo thêm công ăn việc làm sau mùa tôm, góp phần vào sự sung túc, yên vui cho nông thôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2