intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sốt (R50)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Sốt (R50)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sốt (R50)

  1. SỐT (R50) 1. ĐỊNH NGHĨA - Sốt khi nhiệt độ hậu môn, màng nhĩ > 38oC hoặc nhiệt độ nách, trán > 37,5oC. - Khi nhiệt độ > 40oC là sốt rất cao, > 41oC gọi là sốt ác tính hay sốt nguy kịch. - Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân (FUO) khi sốt > 14 ngày ngoại trú hay > 07 ngày nội trú. - Sốt co giật lành tính: thường gặp từ 06 tháng-06 tuổi, cơn co giật toàn thể, ngắn < 05 phút, sau cơn thì tỉnh táo, không có dấu thần kinh khu trú. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP - Sốt có dấu hiệu chỉ điểm, thường gặp là đường hô hấp (viêm hô hấp trên, viêm phổi), sốt xuất huyết (chấm xuất huyết), tay chân miệng (hồng ban-loét miệng), nhiễm trùng tiêu hóa. Một số dấu hiệu chỉ điểm khác cũng có thể phát hiện như trong viêm màng não (thóp phồng, cổ gượng), viêm khớp (sưng, nóng, đỏ, đau)… - Sốt không tìm thấy dấu hiệu chỉ điểm: + < 03 tháng: 40-60% là do siêu vi, 10-15% có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết (xem xét nhập viện những trường hợp < 2 tháng). + 03 tháng-36 tháng: phần lớn là nhiễm siêu vi, thường tự hết, 1-2% có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng. - Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân (xem lưu đồ trong phác đồ điều trị nội trú). 182
  2. - Sốt ác tính hay sốt nguy kịch: thường do tổn thương vùng hạ đồi (xuất huyết não hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương) hoặc do tăng tạo nhiệt. Những trường hợp này chuyển phòng cấp cứu. 3. CÁCH TIẾP CẬN - Bệnh sử: + Đặc điểm sốt: § Xác định sốt: ai đo, nhiệt kế loại nào, vị trí đo, lúc nào. § Tính chất sốt, có thể gặp: § Sốt dao động: gia tăng theo nhịp ngày đêm (Vd: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu…). Sốt liên tục: hằng định, dao động < 0,5oC trong ngày (Vd: thương hàn…). Sốt liên tục dao động: hằng định nhưng dao động > 0,5oC trong ngày (Vd: sốt xuất huyết Dengue). Sốt cơn: có lúc về bình thường (Vd: sốt rét). + Triệu chứng đi kèm: § Các cơ quan: hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, tai mũi họng… § Toàn thân: ớn lạnh, đổ mồ hôi, chán ăn, lừ đừ, bứt rứt, co giật. - Tiền căn: + Sản khoa. + Chủng ngừa. 183
  3. + Bệnh tật: § Nhiễm trùng các cơ quan (lưu ý nhiễm trùng tiểu). § Các bệnh có sốt, bệnh mạn. § Cơ địa co giật, từng đặt ống trong cơ thể (nội khí quản, sonde tiểu, ngoại khoa). § Dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh, kháng viêm. + Dịch tễ các bệnh ở địa phương cư trú (sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, não mô cầu, tiêu chảy cấp…). + Du lịch. - Khám thực thể: khám tỉ mỉ toàn thân. + Khám toàn thân: trẻ tỉnh táo hay có vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc. + Dấu hiệu sinh tồn, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ (tốt nhất nhiệt độ hậu môn). + Thần kinh: mức độ rối loạn tri giác, dấu màng não. + Khám tim, phổi, gan, lách, hạch, tai mũi họng, cơ xương khớp. + Khám tiết niệu sinh dục, khám trực tràng khi cần. + Khám da niêm mạc tìm các sang thương da, niêm mạc. + Dấu hiệu mất nước. - Xét nghiệm: + Sốt có dấu hiệu chỉ điểm: xét nghiệm tùy theo nguyên nhân. + Sốt không có dấu hiệu chỉ điểm: § Công thức máu. 184
  4. § Sinh hóa máu: CRPhs, chức năng gan thận. § Tổng phân tích nước tiểu. § X quang ngực thẳng. § Soi phân tìm hồng cầu, bạch cầu. 4. XỬ TRÍ 4.1. Hạ sốt - Acetaminophen: 10-15 mg/kg/lần uống hoặc nhét hậu môn/4-6 giờ khi nhiệt độ > 38,5oC hoặc Ibuprofen: 5-10 mg/kg/lần uống/6 giờ khi nhiệt độ > 38,5oC. (Chống chỉ định Ibuprofen trong trường hợp loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết, sốt rét). - Hai thuốc Paracetamol và Ibuprofen có thể dùng xen kẽ nhau mỗi 4-6 giờ hay cho cả hai thuốc cùng một lúc. - Nếu trẻ sốt > 39oC, có thể lau mát bằng nước ấm, KHÔNG nên lau mát với nước pha cồn. Kiểm tra thân nhiệt sau 30-60 phút, ngưng lau mát khi < 38,5oC. 4.2. Xử trí biến chứng co giật - Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến phòng cấp cứu. - Thông thoáng đường thở, thở oxy canula. - Diazepam hoặc Midazolam bơm hậu môn liều 0,1-0,2 mg/kg (tối đa 5 mg/lần). - Thiết lập đường truyền, lấy các xét nghiệm cần thiết, chuyển sang chích tĩnh mạch seduxen hoặc midazolam nếu sau 05-10 phút còn co giật. - Hoàn tất hồ sơ nhập viện khi tình trạng co giật ổn. 185
  5. 4.3. Điều trị theo nguyên nhân cụ thể (nếu trẻ có thể điều trị ngoại trú) 4.4. Chỉ định nhập viện - Sốt trên 40oC. - Sốt trên 39oC và kém đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. - Sốt kèm WBC > 20.000/mm3 hoặc bạch cầu non > 20%. - Trẻ dưới 60 ngày tuổi. - Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân. - Chỉ định nhập viện theo nguyên nhân gây sốt. 4.5. Theo dõi ngoại trú - Tái khám: + Tùy thuộc chẩn đoán. + Khám lại ngay khi bệnh nặng hơn hoặc khi có bất kỳ triệu chứng mới xuất hiện. + Tình trạng không cải thiện sau 48 giờ hoặc tùy nguyên nhân gây sốt. - Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: + Tư vấn người nhà hiểu rõ hơn về sốt như sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể, cha mẹ nên quan tâm đến sự thoải mái cùng các dấu hiệu khác của trẻ, diễn tiến cơn sốt và dặn dấu hiệu tái khám ngay để người nhà theo dõi. + Cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống bình thường và nằm chỗ thoáng. + Cho trẻ uống thuốc hạ sốt và lau mát theo chỉ định. 186
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2