intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Stress tâm lý (Tâm lý y đức)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này cung cấp kiến thức toàn diện về Stress tâm lý, bao gồm khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và tác động của Stress đến sức khỏe. Học viên sẽ tìm hiểu quá trình từ Stress tâm lý đến bệnh lý, cũng như mối liên hệ giữa Stress với gia đình, người bệnh nằm viện và cán bộ điều dưỡng. Bài học cũng đề cập đến tính chất, phương thức gây bệnh của Stress và các phương pháp giúp vượt qua Stress hiệu quả. Qua đó, học viên có thể áp dụng kiến thức để giảm thiểu tác động của Stress trong công tác chăm sóc sức khỏe và đời sống cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Stress tâm lý (Tâm lý y đức)

  1. STRESS TÂM LÝ MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm Stress, các dấu hiệu của Stress và các nguyên nhân gây ra Stress. 2. Trình bày được quá trình từ Stress tâm lý đến bệnh lý, gia đình và Stress tâm lý. 3. Trình bày được tính chất và phương thức gây bệnh của các Stress. 4. Trình bày được một số phương pháp vượt qua Stress. 5. Trình bày được các Stress với người bệnh nằm viện. 6. Trình bày được các Stress đối với cán bộ điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh. NỘI DUNG 1. Khái niệm Stress, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra Stress 1.1. Khái niệm Stress - Stress là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong các phương tiện truyền thông. Có nhiều cách sử dụng khác nhau về khái niệm này. - Stress đôi khi được dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân công kích làm cho cơ thể khó chịu, ví dụ như coi tiếng ồn là Stress chủ yếu ở các thành phố. Ngoài ra, thuật ngữ Stress còn dùng để chỉ hậu quả của tác nhân công kích ví dụ như: “Tôi bị Stress vì tiếng ồn của thành phố”. - Trong y học, trong tâm lý học, các nhà tâm lý chú ý nhiều hơn đến trạng thái Stress trước tác nhân kích thích là yếu tố tâm lý hay yếu tố xã hội và gọi chung là Stress tâm lý. - Như vậy, khi nói đến Stress thì thường được đề cập đến hai vấn đề đó là: + Tác nhân gây nên Stress và phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó. Tác nhân gây nên Stress là sự tấn công hay kích thích. Các tác nhân này rất đa dạng, có thể là tác nhân vật lý, hoá chất, tác nhân tâm lý – cảm xúc, tác nhân tâm lý – xã hội. + Thành phần thứ hai của Stress là phản ứng của cơ thể trước các tác động hay kích thích. Phản ứng của cơ thể bao gồm cả phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý, thường không mang tính đặc hiệu như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, teo tuyến thượng thận…mặc dù có thể mang tính đặc hiệu trong một vài trường hợp như vã mồ hôi khi nói. - Tóm lại: Stress (tâm chấn – sang chấn tâm lý) là những phản ứng sinh học không đặc thù của cơ thể. Nói một cách khác, đó là những biến đổi lý học, hoá học, sinh học của con người đối với những thay đổi liên tục và không ngừng của môi trường sống, trong đó môi trường tâm lý có vai trò cực kỳ quan trọng. - Stress tâm lý có thể là Stress dương tính (đó là đáp ứng của cá nhân trước các kích thích tâm lý tích cực), có thể là Stress âm tính (là đáp ứng của cá nhân trước các kích thích tâm lý tiêu cực). 64
  2. 1.2. Các dấu hiệu của Stress Khi bị Stress, con người có những triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, đổ mồ hôi, đau lưng và mệt mỏi. Cá nhân có thêr cảm thấy bị kích động, luôn luôn mệt hoặc không chú ý. Những triệu chứng này có thể dẫn đến bệnh tim, cao huyết áp, loét dạ dày… Những dấu hiệu này biểu hiện cụ thể như sau: 1.2.1. Những dấu hiệu về mặt tâm lý - Hay cáu giận, khó tính. - Lo lắng, chán nản, buồn rầu. - Gây gổ, gây sự, hung hăng. - Sống khép mình, không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. - Hút thuốc, uống rượu nhiều hơn. - Bỏ nhà đi lang thang. 1.2.2. Những dấu hiệu về thực thể - Tim mạch: Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. - Hô hấp: Thở nhanh. - Sinh dục: Khả năng sinh dục giảm. - Thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nghĩ miên man. - Tiêu hoá: Miệng khô, chán ăn, ăn không ngon. - Cơ khớp: Đau các khớp. - Nếu nặng có thể có các rối loạn tâm thần. 1.2.3. Những hậu quả của stress: Stress có thể gây ra hậu quả tích cực và hậu quả tiêu cực cụ thể như sau: - Hậu quả tiêu cực: + Mức độ nhẹ có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, giảm khả năng tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ. + Mức độ trung bình là có thể gây rối loạn tâm căn như tâm căn lo âu, tâm căn suy nhược. + Mức độ nặng có thể gây rối loạn tâm thể (bệnh cơ thể tâm sinh) như cao huyết áp, loét dạ dày, gây rối loạn tâm thần như hội chứng Stress sau sang chấn. - Hậu quả tích cực: + Nói chung, phản ứng của cơ thể trước tác động của Stress là sự huy động sức đề kháng và khả năng thích nghi của cơ thể. + Stress cũng là yếu tố tạo động cơ thúc đẩy cá nhân phát triển, phát huy năng lực tiềm tàng của bản thân. 1.3. Những nguyên nhân gây Stress 1.3.1. Nguyên nhân chính - Xung đột giữa nhân cách và môi trường xunh quanh: Ví dụ: Quá trình dồn ép những tác động tâm lý (do môi trường sinh hoạt) gây nên trạng thái lo âu, căng thẳng, khó chịu…vào vùng vô thức. Cá nhân cố quên đi nhưng những tác động tâm lý vẫn tồn tại và chi phối mọi hoạt động của cá nhân. Do đó, với những nhân cách không bình thường thì luôn ở trong tình trạng phải dồn nén. 65
  3. - Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu xã hội, đặc biệt là xung quanh vấn đề kinh tế, vỡ nợ, khó khăn về kinh tế. - Mâu thuẫn kéo dài trong công tác ở cơ quan: + Mất việc làm, bị đuổi việc, thải hồi. + Về hưu, thay đổi điều kiện công tác. + Mâu thuẫn với cấp trên, với đồng nghiệp, bị cấp trên khiển trách. - Mâu thuẫn trong đời sống cá nhân gia đình: + Bệnh tật, tang tóc của người thân. + Con bỏ nhà đi lang thang, hư hỏng, tù tội. + Có thai ngoài hôn nhân, bố mẹ bất hoà, ly hôn. 1.3.2. Những yếu tố thuận lợi Tâm chấn có thể gây nên bệnh tật hay không còn tuỳ thuộc vào các yếu tố thuận lợi nhất định. Thường là những người có một trong các yếu tố sau: - Nhân cách yếu. - Những người mắc bệnh nhiễm khuẩn mạn tính. - Thiếu ngủ lâu ngày. - Lao động trí óc quá căng thẳng. - Cuộc sống căng thẳng kéo dài. 1.3.3. Những rối loạn cảm xúc mạnh Các yếu tố gây Stress thường gây bệnh khi nó làm biến đổi cảm xúc sâu sắc những rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là: - Sự thất vọng: là một loại cảm xúc tiêu cực, nó xảy ra khi người ta hy vọng đạt được một mục đích gì đó nhưng không đạt được. - Sự lo lắng, sợ hãi, buồn rầu. - Mâu thuẫn nội tạng tức giận: Mỗi hành động nhiều khi bị chi phối bởi hai hay nhiều động cơ và mục đích, có thể đối lập nhau, khiến người ta phải bắt đắn đo, do dự khi quyết định lựa chọn phương pháp, kế hoạch hành động và nếu không hành công họ dễ chán nản, buồn rầu và cáu gắt tức giận. 2. Quá trình từ Stress tâm lý đến bệnh lý - Stress không gây hại như nhau ở mọi người. Cơ chế sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng của các rối loạn do Stress rất đa dạng và phức tạp. Trước một tình huống gây Stress, khi là nào là phản ứng thích nghi, bình thường; khi nào thì xuất hiện các rối loạn (lo âu, trầm cảm, bệnh lý)? Nhân cách, môi trường nghề nghiệp, gia đình và xã hội tham gia gây bệnh cùng Stress ở mức độ nào về mặt thần kinh? Biểu hiện như thế nào về mặt lâm sàng? Đây là một vấn đề không đơn giản. - Trong các điều kiện thông thường, Stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm lý, sinh học và tập tính. Stress đặt chủ thể vào một mô hình dàn xếp với môi trường xung quanh. Sự đáp ứng của cơ thể trong trường hợp này là thích hợp và giúp cho cơ thể có được phản ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ bên ngoài. 66
  4. - Đối với phản ứng thích nghi thì cá nhân phản ứng lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ. + Giai đoạn báo động: Giai đoạn này được chi phối bởi sự cảnh tỉnh cao độ, kích thích các quá trình tâm lý, đặc biệt là các quá trình tập trung, ghi nhớ, phán đoán trong khi cơ thể triển khai những phản ứng đến trước đối với một tác dụng có thể xảy ra thể hiện bằng tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng lực cơ bắp, các thay đổi tập tính. Tập tính này góp phần vào việc đánh giá tình huống Stress và bước đầu đề ra chiến lược đáp ứng trước tình huống Stress đó. + Giai đoạn chống đỡ: Giai đoạn này huy động các đáp ứng khác nhau để có được khả năng thích nghi mềm dẻo theo quá trình đáp ứng thích hợp nhằm giúp cơ thể làm chủ được các tình huống Stress và có được cân bằng mới đối với chính bản thân người đó cũng như đối với môi trường xung quanh. - Phản ứng Stress trở thành bệnh lý khi tình huống gây Stress hoặc quá bất ngờ, quá dữ dội hoặc ngược lại quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của một chủ thể khi cảm thấy bị tràn ngập. Tiếp sau giai đoạn báo động và chống đỡ là giai đoạn kiệt sức với khả năng thích nghi bị thất bại và xuất hiện Stress bệnh lý. Trong Stress bệnh lý, các rối loạn tâm thần cơ thể và tập tính xuất hiện hoặc cấp diễn và tạm thời, hoặc nhẹ hơn và kéo dài. Giai đoạn này thường có những biểu hiện sau: + Lực cơ gia tăng được biểu thị rõ trên nét căng thẳng, những cử chỉ cứng nhắc kèm theo cảm giác đau do căng thẳng bên trong. + Rối loạn thần kinh thực vật như: Tim đập nhanh, cao huyết áp, khó thở, ngất xỉu, chóng mặt giả, ra mồ hôi, nhức đầu, đau ở nhiều nơi, nhất là ở các cơ bắp. + Phản ứng giác quan quá mức, nhất là tai có cảm giác khó chịu trước những tiếng động thường ngày. + Trong các rối loạn trí tuệ chủ yếu là việc khó tập trung suy nghĩ kèm theo tư duy bị nhiễu do nhớ lại các tình huống Stress, trong khi nhớ về các sự kiện vẫn còn sắc bén. + Thường xuất hiện tính dễ bị cáu trên cơ sở cảm giác bất an có thể đưa đến những rối loạn trong hành vi nhất là trạng thái kích động nhẹ kèm theo khó khăn trong quan hệ với xung quanh. + Một trạng thái lo âu lan rộng kèm theo sợ hãi mơ hồ thấm vào toàn bộ các triệu chứng và đôi khi nổi lên hàng đầu trong bệnh cảnh lâm sàng. Phản ứng Stress cấp này kéo dài trong vòng từ vài phút đến vài giờ, rồi mờ nhạt đi và dễ mờ nhạt hơn nếu có sự có mặt của một người khác làm cho chủ thể yên tâm và ít nhiều khuây khoả. - Giai đoạn chống đỡ tiếp diễn nhưng chỉ tạo ra một cân bằng không bền vững, kéo dài trong vài giờ hay vài ngày. Sau đó đột nhiên xuất hiện một phản ứng Stress cấp xảy ra chậm biểu hiện và tiến triển giống như phản ứng cấp tức thì chứng tỏ chủ thể không còn có thể dàn xếp được tình huống Stress về mặt tâm lý nữa. Cơ thể mất khả năng bù trừ, các rối loạn tăng lên, khả năng thích nghi bị rối loạn và từ đó xuất hiện nhiều rối loạn bệnh lý khác nhau. 67
  5. - Stress bệnh lý kéo dài: Những rối loạn kéo dài dần dần được hình thành với những đặc điểm sau: + Rối loạn này thường gặp nhất trong các tình huống Stress quen thuộc, lặp đi lặp lại, như xung đột, phiền nhiễu trong đời sống hàng ngày. Có thể xảy ra trong các tình huống Stress bất ngờ và dữ dội tiếp theo sau một phản ứng cấp ban đầu và không thoái lui hoàn toàn. + Những biểu hiện của Stress kéo dài rất đa dạng, thay đổi tuỳ theo ưu thế của các biểu hiện tâm lý, cơ thể hay tập tính biết rằng có sự trộn lẫn của nhiều hiện tượng khác nhau, với các biểu hiện sau: * Các biểu hiện tâm thần: phản ứng quá mức với hoàn cảnh chung quanh, dễ cáu, cảm giác khó chịu, căng thẳng tâm lý, mệt mỏi trí tuệ; rối loạn giấc ngủ thường đi kèm với với chứng khó ngủ, hay thức giấc và có cảm giác không thấy hồi phục sức sau khi ngủ; những biểu hiện lo âu, ám ảnh sợ với đặc điểm là trên nền tảng một lo âu dai dẳng, xuất hiện cơn lo lắng ở những nơi có tình huống Stress. * Các biểu hiện cơ thể như là trạng thái suy nhược kéo dài, căng thẳng cơ bắp với ấn tượng bị chuột rút, chứng run, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau nửa đầu, đau cột sống dai dẳng, bệnh đại tràng chức năng, đau bàng quang. * Biểu hiện về tập tính: những tập tính bị chi phối bởi ức chế hay xung động thường xuất hiện trong các tình huống Stress, chứng tỏ rối loạn chức năng thích nghi mà biểu hiện của nó không phải là một triệu chứng tâm thần hay cơ thể thông thường mà là một rối loạn hành vi. Mặt khác, cũng có những thay đổi tính cách, những người mà người khác không nhận ra nhân cách nữa, những người làm cho xung quanh suy nghĩ băn khoăn. Các rối loạn hành vi này biểu hiện là tính dễ cáu, tính xung động, sự mất kiềm chế dẫn đến các khó khăn giao tiếp trong môi trường công việc hay gia đình. Các rối loạn này lúc đầu chỉ gây khó chịu, về sau phát triển đến nỗi gây tổn thương và đôi khi trở ngại cho việc hành nghề. * Trạng thái trầm cảm. Các nhân tố trầm cảm dần dần xuất hiện và hình thành một hội chứng trầm cảm. - Phản ứng Stress diễn ra theo sơ đồ sau: 68
  6. Phản ứng Stress (Theo Lazarus) Tình huống gây Stress Chủ thể Đánh giá tình huống Tình huống đe doạ Tình huống không đe doạ Không thể đối phó Có thể đối phó Phản ứng Stress bệnh Phản ứng Stress thích lý nghi 3. Gia đình và Stress tâm lý 3.1. Môi trường và gia đình - Gia đình là một tế bào của xã hội, là đơn vị xã hội đầu tiên trong đó con người chung sống với nhau bởi các quan hệ hôn nhân (vợ – chồng), huyết thống (cha mẹ – các con) và quan hệ nuôi dưỡng. - Nhiệm vụ quan trọng của gia đình, của các bậc cha mẹ là nuôi dạy con và tổ chức tốt đời sống mọi mặt trong gia đình. Mặt khác, gia đình là cái nôi đầu tiên con người lớn lên và trưởng thành vì gia đình có 3 chức năng quan trọng là sinh đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục. - Trong gia đình, mỗi thành viên đều chịu ảnh hưởng nhất định từ những thành viên khác. Những bất đồng từ mối quan hệ giữa các thành viên đều có thể là nguyên nhân gây nên Stress. - Tóm lại, môi trường gia đình bao gồm tất cả những yếu tố tự nhêin và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thành viên trong gia đình. 3.2. Những yếu tố gây Stress từ môi trường gia đình và hoạt động phòng ngừa Trên thực tế, sự bất bình đẳng trong kinh tế, trong quan hệ gia đình đã bắt đầu làm rạn nứt mối quan hệ trong gia đình. Mặt khác, các mối quan hệ trong gia đình rất phức tạp. Do vậy, bất kỳ ai cũng có thể gặp Stress từ các mâu thuẫn trong gia đình gây nên. 69
  7. Trong mỗi một lứa tuổi đều có những Stress hay gặp riêng. Chẳng hạn như ở trẻ em thì sẽ gặp những Stress khi thay đổi các hoạt động chủ đạo trong quá trình học tập và hình thành nhân cách; ở người già thì lại bị Stress do điều kiện sinh hoạt không phù hợp. 3.2.1. Những yếu tố gây Stress - Gia đình khuyết thiếu: Thiếu cha hoặc mẹ. - Gia đình đa thế hệ: Nhiều mối quan hệ do đó có nhiều mâu thuẫn. - Gia đình khó khăn, thiếu thốn về kinh tế. - Gia đình có con cái hay bệnh tật hoặc hư hỏng (bỏ nhà đi lang thang, trộm cắp…). - Gia đình có bố mẹ quá khắt khe trong việc dạy dỗ con cái. - Bất đồng về quan điểm sống, sở thích, thói quen của các thành viên trong gia đình. - Thất vọng vì cha mẹ, vợ, chồng, con cái. - Trong gia đình có người tù tội. - Gia đình có bố – mẹ bất hoà, ly hôn. - Mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu, gì ghẻ – con chồng. - Sống trong điều kiện chật chội, ồn ào. - Những thay đổi trong cuộc sống gia đình (chuyển nhà, mất tiền của.). - Những chấn thương tâm lý trong gia đình (mất người thân). 3.2.2. Hoạt động phòng ngừa Chúng ta đã biết, Stress có thể phát sinh như là một hậu quả của hẫng hụt, mâu thuẫn, chấn thương. Sự khủng hoảng có thể diễn ra ngay trong nội tâm cá nhân dưới dạng một cuộc đấu tranh giữa các ham muốn với ý thức của mình. Nó có thể là hậu quả của sự đương đầu giữa cá nhân với những người khác trong gia đình. Vì vậy, cần thiết phải có những hoạt động phòng ngừa Stress trong gia đình. Cụ thể trong mỗi gia đình nên: - Tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong gia đình. - Có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. - Cha mẹ cần thực sự là tấm gương tốt cho con cái noi theo. - Mỗi thành viên trong gia đình cần biết chăm sóc người già, trẻ em trong gia đình. - Thiết lập gia đình hạt nhân (gia đình 2 thế hệ). - Dạy dỗ con một cách khoa học. 4. Tính chất và phương thức gây bệnh của các Stress Phương thức gây bệnh của Stress rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và từng chủ thể gặp Stress. Tính chất và phương thức gây bệnh có thể diễn ra như sau: - Tâm chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hoặc không mạnh nhưng trường diễn. - Bệnh xuất hiện có thể do một tâm chấn duy nhất gây ra hoặc do nhiều tâm chấn kết hợp với nhau gây ra. - Bệnh có thể xuất hiện ngay sau tâm chấn hoặc sau một thời gian ngấm tâm chấn. 70
  8. - Có thể tâm chấn là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh hoặc có thể nó chỉ là một nhân tố thúc đẩy một bệnh cơ thể hay một bệnh loạn tâm thần phát sinh. - Tính gây bệnh của tâm chấn phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định. - Tính gây bệnh của tâm chấn còn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của tâm thần và cơ thể trước một tâm chấn. Tâm chấn càng bất ngờ càng dễ gây bệnh. - Tâm chấn cũng có tính gây bệnh nếu người chịu tâm chấn không tìm được lối thoát trong tương lai. - Tính gây bệnh của tâm chấn đối với cá nhân mạnh hơn đối với tập thể. 5. Một số phương pháp vượt qua Stress - Nghỉ ngơi, thư giãn: + Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, gặp những thất bại trong cuộc sống, có những xung đột về mặt tâm lý thì nên nghỉ ngơi, thư giãn. Việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp chúng ta có trạng thái tâm lý thoải mái hơn, và do đó sẽ bình tĩnh hơn trong việc giải quyết các khó khăn đang gặp phải. + Tốt nhất nên học cách tập thư giãn và chọn phương pháp thư giãn thích hợp như: Thư giãn trong dưỡng sinh, hoặc phương pháp thư giãn do trung tâm y tế đề xuất: hít thở chậm 6 lần/ phút; nhắm mắt và hít vào thật sâu; tập trung vào một điều gì đó êm dịu và đẹp mắt ở môi trường quanh bạn. - Giải toả tâm lý: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi được giải toả, bộc lộ những sự uất ức, sự ức chế sẽ làm cho ta có trạng thái thoải mái hơn. Việc giải toả thông thường nhất là nói ra sự căng thẳng với người khác, như với người thân hoặc những nhà tư vấn tâm lý. - Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác: Khi gặp khó khăn nếu có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, một mặt chúng ta được hỗ trợ về tinh thần, mặt khác có thể có cả sự hỗ trợ về vật chất, do đó những vướng mắc có thể được giải quyết một cách dễ dàng hơn. 6. Stress với người bệnh nằm viện 6.1. Với người bệnh nói chung Những yếu tố gây Stress với người bệnh Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng viên - Vào nằm viện thay đổi môi trường sống. - Tiếp xúc tốt với người bệnh ngay từ đầu. - Lo lắng đến gia đình. - Phối hợp với người thân cùng động viên, giải thích. - Chi phí tốn kém. - Động viên, giải thích cho người bênhh. - Lo lắng về bệnh, muốn biết chẩn đoán - Đề nghị bác sĩ giải thích để nguời bệnh bệnh, tiên lượng bệnh. yên tâm. - Thái độ chăm sóc của nhân viên y tế. - Gần gũi chăm sóc họ cả về thực thể và tinh thần. - Mất ngủ kéo dài. - Động viên người bệnh. - Người bệnh phải nằm cùng buồng với - Cố gắng để người bệnh nặng cùng nằm người bệnh nặng. một phòng. 71
  9. - Đau đớn chưa rõ nguyên nhân. - Đề nghị bác sĩ giải thích cho người bệnh. - Các thủ thuật, can thiệp của y học đến - Khi làm các thủ thuật trên người bệnh người bệnh. phải giải thích khoa học, hợp lý. - Bệnh tật có ảnh hưởng đến tương lai - Giải thích theo hướng lạc quan. không? - Người bệnh buồn vì phải nằm ở phòng - Điều dưỡng viên phải thường xuyên cách ly. thăm khám, chăm sóc, trò chuyện và động viên người nhà đén thăm người bệnh thường xuyên. 6.2. Với người bệnh bị bệnh nặng 6.2.1. Yếu tố gây Stress Với những người bị bệnh nặng, yếu tố gây Stress có thể là: - Sợ phải thay đổi điều kiện sống, điều kiện làm việc, vị trí trong xã hội. - Sợ mất một phần cơ thể. - Sợ không còn khả năng điều khiển các hoạt động bình thường hàng ngày. - Sợ phải sống cách biệt với người thân. 6.2.2. Những hành động chăm sóc của người điều dưỡng viên và thầy thuốc - Thường xuyên tiếp xúc với người bệnh để tìm ra các yếu tố gây Stress ở người bệnh. - Giải thích khoa học, hợp lý về bệnh cảnh của họ. - Khéo gợi chuyện để họ tâm sự, bộc lộ những lo lắng, những cảm nghĩ sai lệch về bệnh tật. - Giúp người bệnh hoà nhập vào công tác chăm sóc cùng cán bộ điều dưỡng. - Hướng dẫn người bệnh luyện tập thể dục thể thao, dưỡng sinh, thư giãn, phục hồi chức năng. 7. Stress với cán bộ điều dưỡng trong chăm sóc 7.1. Các yếu tố gây Stress đối với điều dưỡng trong việc chăm sóc - Trong hoạt động chăm sóc người bệnh, điều dưỡng phải tiếp xúc với người bệnh 24/24 giờ, phải chứng kiến tất cả những gì xảy ra với người bệnh như: Đau đớn, lo lắng, bực bội, tức giận, la hét và có cả cái chết của người bệnh. - Vai trò, vị trí, chức năng của người điều dưỡng chưa được nhận thức đúng đắn dẫn đến họ tự ti, không yêu nghề. - Chăm sóc người bệnh là công việc nặng nề, bận rộn, khối lượng công việc lớn, trang thiết bị còn thiếu thốn hoặc xuống cấp. - Đội ngũ điều dưỡng không được trang bị kiến thức đầy đủ, liên tục. - Công việc lương tháng thấp dẫn đến cuộc sống gia đình không ổn định, không yên tâm công tác. - Đôi khi họ phải làm việc trong hoàn cảnh không tự tin: không có cấp trên, thầy thuốc và đồng nghiệp hỗ trợ. 72
  10. - Trong gia đình và đời sống riêng tư của họ cũng có thể gặp các yếu tố gây nên Stress. 7.2. Hoạt động phòng ngừa các Stress trong điều dưỡng Mỗi một người điều dưỡng phải tự biết cách phòng ngừa các Stress, cụ thể các hoạt động đó là: - Cần thực sự yêu nghề điều dưỡng, tránh mọi biểu hiện tự ti, sống có bản lĩnh, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn. - Cần đánh giá đúng những ưu điểm, những thiếu xót của bản thân mình để hoặc phát huy, hoặc sửa chữa. - Dự đoán trước các Stress có thể xảy ra và chuẩn bị tư tưởng đương đầu với nó. - Luôn năng động, sáng tạo trong công việc. - Tránh mọi sự căng thẳng trong khoa phòng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. - Không ngừng nâng cao chuyên môn để phục vụ tốt người bệnh. - Giải quyết tốt các Stress trong đời sống riêng tư và trong gia đình. LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày khái niệm Stress, các dấu hiệu của Stress và các nguyên nhân gây ra Stress? Câu 2: Trình bày quá trình từ Stress tâm lý đến bệnh lý? Câu 3: Trình bày tính chất và phương thức gây bệnh của các Stress? Câu 4: Trình bày một số phương pháp vượt qua Stress? Câu 5: Phân tích được các Stress đối với cán bộ điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 4: Stress tâm lý còn được gọi là: A. Tâm chấn - sang chấn tâm lý. B. Bệnh y sinh. C. Bệnh tâm thần phân liệt. D. Bệnh trầm cảm. E. Bệnh thần kinh trung ương. Câu 5: Dấu hiệu bỏ nhà đi lang thang thuộc dấu hiệu của Stress nào sau đây? A. Dấu hệu về mặt tâm lý. B. Dấu hiệu về thực thể. C. Dấu hiệu về cơ năng. D. Dấu hiệu về thần kinh. E. Dấu hiệu về tâm thần phân liệt. Câu 6: Nếu Stress nặng có thể gặp những dấu hiệu nào sau đây? A. Dấu hệu tim mạch. B. Dấu hiệu hô hấp. C. Dấu hiệu tiêu hóa. 73
  11. D. Dấu hiệu cơ khớp. E. Dấu hiệu rối loạn tâm thần. Câu 7: Các dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, giảm khả năng tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ thuộc mức độ nào của hậu quả tiêu cực của Stress? A. Mức độ thấp. B. Mức độ cao. C. Mức độ nhẹ. D. Mức độ trung bình. E. Mức độ nặng. Câu 8. Yếu tố thuận lợi nào sau đây là nguyên nhân gây ra Stress? Loại trừ: A. Nhân cách yếu. B. Nhân cách mạnh mẽ. C. Những người mắc bệnh nhiễm khuẩn mạn tính. D. Thiếu ngủ lâu ngày. E. Lao động trí óc quá căng thẳng Câu 9: Những rối loạn xúc cảm mạnh thường gặp nhất là? Loại trừ: A. Sự thất vọng. B. Sự lo lắng, sợ hãi. C. Sự buồn rầu. D. Sự phấn khích. E. Mâu thuẫn nội tạng tức giận. Câu 10: Những yếu tố gây Stress từ môi trường gia đình ? Loại trừ: A. Gia đình có bố mẹ quá khắt khe trong việc dạy dỗ con cái. B. Thất vọng vì cha mẹ, vợ, chồng, con cái. C. Trong gia đình có người tù tội. D. Gia đình có bố - mẹ bất hoà, ly hôn. E. Gia đình giàu có. . 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2