Sự cần thiết phải khai thác nguồn năng lượng gió
lượt xem 13
download
Hiện nay nước ta đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm trong. Qua nhiều hội thảo, hội nghị về năng lượng, qua trao đổi với nhiều nhà khoa học, cho thấy: Còn vài thập niên nữa, năng lượng hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt sẽ bị cạn kiệt, loài người sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Việt Nam không thể tránh khỏi nguy cơ do thiếu hụt năng lượng sắp đến gần. Thực tế hiện nay ta rất thiếu điện, năm nào cũng nhập khẩu nước ngoài. Dự đoán khi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự cần thiết phải khai thác nguồn năng lượng gió
- Sự cần thiết phải khai thác nguồn năng lượng gió Hiện nay nước ta đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm trong. Qua nhiều hội thảo, hội nghị về năng lượng, qua trao đổi với nhiều nhà khoa học, cho thấy: Còn vài thập niên nữa, năng lượng hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt sẽ bị cạn kiệt, loài người sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Việt Nam không thể tránh khỏi nguy cơ do thiếu hụt năng lượng sắp đến gần. Thực tế hiện nay ta rất thiếu điện, năm nào cũng nhập khẩu nước ngoài. Dự đoán khi ta trở thành nước công nghiệp, năm 2020, công suất sản xuất điện tăng gấp 4 lần so với năm 2006 Vì sao phải khai thác nguồn năng lượng gió? 1- Thực tế lũ lụt vừa qua bộc lộ nhiều bất cập về thủy điện. Năng lượng thủy điện ta đã khai thác tối đa. Hơn 2.000 trạm thủy điện lớn, nhỏ chiếm lòng hồ rộng lớn hàng chục vạn ha, phá hủy rừng, cây cối, gây ô nhiễm môi trường sinh thái chưa ai tính được hết, đặc biệt không ngăn được lũ lụt, mà còn xả nước cùng với lũ lụt gây bao nhiêu thảm họa sinh mạng, hủy hoại nhà cửa, ruộng vườn, hoa màu, cây cối... tổn thất hàng ngàn tỷ đồng/năm, nên vài trạm thủy điện đang xây dựng dở dang phải bị đình chỉ. Đó là điều rất bức xúc đến nỗi có địa phương trong cơn khốn khó đã kiện tập đoàn điện lực Việt Nam…
- Ưu điểm của thủy điện là không phải mua nhiên liệu, đầu tư 2.000 USD/kw, nếu tính diện tich về lòng hồ, di dân… có thể hơn 3.000USD/kw Có điều nghịch lý không sao khắc phục được là đến mùa khô hạn rất cần điện, thì lại thiếu nước, thiếu điện, có lúc mưa lũ, ngập lụt ở miền Trung, thì các trạm thủy điện Trị An, Dầu Tiếng ở miền Nam, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà ở miền Bắc không đủ nước để hoạt động và ngược lại, làm tăng nguy cơ thiếu điện cho các nhà máy, xí nghiệp, sinh hoạt xã hội. Như thế cái lợi và cái hại lâu dài cần được tính toán cụ thể. 2- Năng lượng nhiệt điện, than đá: đầu tư 1.000USD/kw, nhưng phải mua than số lượng lớn. Hiện nay ta khai thác được 22 triệu tấn than/năm, xuất khẩu nhiều triệu tấn. Tuy nhiên năm 2020, khi trở thành nước công nghiệp, ta phải nhập 40 triệu tấn than/năm cho hàng loạt nhà máy nhiệt điện ra đời, không biết mua đâu ? Chúng ta đã cử đoàn đi khắp thế giới: Brazin, Achentina, Ấn Độ, Trung Quốc…, nhưng chỉ Indonexia hứa bán cho ta 3,5 triệu tấn than/năm. Số than còn lại giải quyết thế nào ? Mỏ than ở Đồng bằng sông Hồng trữ lượng 200 tỷ tấn. Nhưng ở độ sâu 4.000 m, nhiệt độ ở đó 1.500, không có công nghệ hiện đại làm thế nào khai thác được? Giá thành khai thác sẽ bao nhiêu chưa ai biết? Ai tính toán được sự sụp lún và hậu quả về sau? Ngoài ra cần tính toán đến các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiểm môi trường sinh thái, gây hiệu ứng nhà kính, cây cối bám đầy bụi bặm, mưa axit, con người không tồn tại gần được, vì có nguy cơ của nhiều bệnh. Mặt khác hay bị sự cố xỉ than, sụp lò khó giải quyết. 3- Về dầu mỏ: đầu tư ra điện 4.000 Đô la/kw, phải mua nhiên liệu đắt 85 Đô la/thùng. Có năm chúng ta khai thác được 19-22 triệu tấn dầu thô. Tưởng rằng chúng ta nhanh chóng đạt 30-40 triệu tấn/năm, nhưng nay (chưa có số liệu cụ thể), dự đoán ta chỉ khai thác 16 triệu tấn/năm, vì mỏ Bạch Hổ và vài mỏ khác đã bắt đầu cạn kiệt. Theo một sự tính toán về trữ lượng 2,7 tỷ thùng ta chỉ khai thác được 20 năm về dầu mỏ. Khí đốt đầu tư ra điện 4.000 Đô la/kw. Trước đây ta khai thác 11 tỷ m3/năm. Nay ta chưa có số liệu cụ thể về trữ lượng, sản lượng, nhưng chắc trong vài thập niên tới sẽ bị cạn
- kiệt. Indonexia là nước xuất khẩu dầu mỏ, nay trở thành nước nhập khẩu, nên rút ra khỏi tổ chức OPEC, vì dầu mỏ cạn kiệt. 4- Năng lượng hạt nhân: đầu tư 4.000 Đô la/kw. Bất lợi là chúng ta phải dùng ngoại tệ nhập khẩu toàn bộ 100% về thiết bị, kỹ thuật, nhiên liệu uranium, thuê chuyên gia, ở trong nước chưa chế tạo được nhiên liệu hạt nhân, mua nhiên liệu rất đắt, không chủ động được, lại thêm dễ gây sự cố, ô nhiễ m môi trường sinh thái, mất an toàn từ khâu khai thác, chế biến đến cất dấu chất thải hạt nhân, nên nhân dân nhiều nước phản đối. (ở Đức chôn cất chất thải hạt nhân sâu 1 km rất tốn kém, nhân dân Pháp và Đức biểu tình phản đối chuyên chở chất thải hạt nhân trên lãnh thổ, nhân dân Canada phản đối cất dấu 56 tấn chất thải hạt nhân, nhân dân Đài Loan phản đối buộc nhà cầm quyền hủy xây dựng nhà máy điện hạt nhân 4.000MW) 5- Năng lượng địa nhiệt, nước biển, sinh học, sinh khối ta chưa có thể khai thác, phát điện được. Nhà nước chưa có phương hướng thăm dò trữ lượng, tiềm năng, chưa ai thử nghiệm, thiết kế, dự trù trang thiết bị, công nghệ khai thác, địa điểm, hạch toán kinh tế. Nước ngoài đã đầu tư khai thác nhiều, nhưng ta không bắt chước được. Chúng ta cũng không thể kêu gọi nước ngoài đầu tư trong các lĩnh vực này. 6- Năng lượng mặt trời: đầu tư ra điện rất đắt 7.000-10.000USD/kw. Ta phải nhập 100% các tế bào quang điện, các phụ tùng thiết bị, tích trữ năng lượng, bộ đổi điện inverter rất phức tạp, ta không tự chế tạo được. Nước ta có lợi thế vì ngày nắng nhiều, nhất là ở miền Nam, miền Trung. Mùa hè, mùa thu ngày nắng nhiều hơn ngày mưa. Số giờ nắng thường chiếm 1/3 của ngày. Các nước Bắc Âu nắng rất ít người ta vẫn sử dụng. Nhưng khó khăn là năng lượng này quá đắt không hợp với túi tiền của nhân dân ta. (Ở nước ngoài lương cao 5 đến10.000 Đô la/tháng, nếu nhịn ăn tiêu một tháng đã lắp đặt được trạm năng lượng mặt trời 1 kw, nên nhiều gia đình sở hữu một trạm điện mặt trời là bình thường, nhưng ở ta muốn có số tiền như vậy, những người lương thấp tiết kiệm nhiều năm cũng không đạt được) Qua sơ bộ số liệu trên, chứng tỏ chúng ta chưa bảo đảm an ninh năng lượng, có nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Nếu cứ duy trì sản xuất điện như hiện nay, chúng ta
- không thể đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năm 2020 nước ta không thể trở thành nước công nghiệp được. Khi thiếu điện thì công, nông, ngư nghiệp, chế biến, khai tác sẽ bị tụt hậu, đời sống vật chất và tinh thần sút kém sẽ gây bất ổn định đời sống, xã hội. Bởi vậy, ngay từ bây giờ ta phải có bước đột phá đầu tư khai thác năng lượng gió tiềm tàng vô tận, bền vững tương lai cho đến 4 tỷ năm nữa khi mặt trời nguội lạnh. Theo dự đoán tiềm năng này có thể đến 10 triệu tỷ Kw. Nếu khai thác 10% năng lượng này cũng đủ dùng cho toàn thế giới. Khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời là bước đi tất yếu của loài người thay thế nguồn năng lượng hóa thạch sắp cạn kiệt. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CHO ĐẦU Tư NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM Hiện nay gió là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới, mức độ tăng trưởng đạt 29% trong thập kỷ niên qua, trong lúc đó than chỉ tăng 2,5%, năng lượng hạt nhân tăng 1,8%, khí tự nhiên tăng 2,5% và dầu tăng 1,7%/năm. Hiện nay nhiều nước nỗ lực khai thác năng lượng gió, đi đầu là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Cơ quan năng lượng Đức đề ra mục tiêu đến năm 2015 sản lượng điện từ các năng lượng tái tạo chiếm 20% tổng sản lượng điện quốc gia, trong đó 35.000 Mw điện được sản xuất từ gió. Khu vực Đông Nam Á có nhiều đảo lớn nhỏ nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, phía đông Ấn Độ Dương chịu ảnh hưởng của hai làn gió mùa rất mạnh là gió Đông Bắc và Tây Nam. Philipin có 7.107 hòn đảo, phía tây Indonexia có 17.000 hòn đảo, Việt Nam hơn 3.000 hòn đảo đều có gió mạnh thường xuyên. Theo khảo sát của ngân hàng thế giới “The World Bank Asia Alternatic Energy Program” đã cho điều tra bản đồ gió với sự thực hiện của AWS True Wind- một tổ chức nghiên cứu có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đo dạc và mô hình hóa khí quyển, trong đó có 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung và Tây Bắc Thái Lan cho thấy về diện tích, 28.000 km2 của Việt nam có gió rất tốt. Trong khi đó Campuchia 345 km2, Lào 6.676 km2, Thái Lan là 761km2.
- Ưu thế của Việt Nam là có bờ biển dài trên 3.000 km, nhiều hải đảo, núi cao từ 400 đến 1.500 m ở Đông và Tây dãy Trường Sơn có tốc độ gió từ 7 đến 9m/s là thường xuyên, có lúc 15-17m/s, đặc biệt là ở mền Trung và Tây Nguyên đến nay chưa được khai thác. Đáng tiếc ở ta chưa đủ khả năng để chế tạo các turbin gió cở lớn công nghệ cao, chưa tận dụng được tiềm năng trí tuệ, nội lực trong nước, nên phải nhập 100% thiết bị, máy móc, vật liệu, công nghệ lắp đặt của nước ngoài, bị lệ thuộc, không chủ động được kỹ thuật công nghệ năng lượng gió. Gần đây, do năng lượng hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt sắp bị cạn kiệt, trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng đang đến gần, nhiều nước thi đua nhau khai thác năng lượng gió, ta mới bắt đầu thấy giá trị của năng lượng này, đã mở nhiều hội nghị, hội thảo về năng lượng tái tạo mà quan trọng nhất là năng lượng gió, nhưng cũng chỉ là những bài tham luận chung chung công bố chính sách, kêu gọi nước ngoài đầu tư, không có tham luận dự án sáng chế cụ thể về năng lượng gió, nên bị dẫm chân tại chỗ. Qua một số vấn đề nêu trên, trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng sắp đến gần, để bảo đảm an ninh năng lượng trước mắt và lâu dài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta cần có tầm nhìn chiến lược tất yếu, cần có bước đột phá khai thác năng lượng gió sạch, bền vững cho tương lai Việt Nam. Muốn đạt mục tiêu to lớn trên, nhà nước phải đầu tư kinh phí, kỹ thuật thích đáng, tự mình làm chủ kỹ thuật, không lệ thuộc nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Năng Lượng Hạt nhân và những yếu tố tác động đến môi trường
33 p | 436 | 127
-
Giáo trình THIẾT KẾ CỌC VÁN THÉP - Chương 2
20 p | 274 | 117
-
Giáo trình thi công nhà cao tầng bê tông cốt thép - Chương 4
30 p | 193 | 99
-
Đề tài: Ứng dụng lôgic mờ xây dựng hệ chuyên gia chẩn đoán trạng thái kỹ thuật hệ thống phanh trên xe con
45 p | 352 | 88
-
bảo vệ rơle trạm biến áp, chương 11
6 p | 189 | 73
-
Chương 2 TẢI TRỌNG VÀ ỨNG SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
30 p | 184 | 46
-
Khí thiên nhiên - Các phương pháp xử lý
10 p | 238 | 44
-
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 3
32 p | 95 | 17
-
Khai thác động cơ đốt trong tàu quân sự - Chương 2
30 p | 110 | 16
-
Quá trình hình thành giáo trình giới thiệu về softimage và phương pháp sử dụng p5
5 p | 64 | 6
-
Hiệu suất đẩy của chân vịt và các hệ số thực nghiệm xác định hiệu suất đẩy của chân vịt
4 p | 116 | 4
-
Sự cần thiết phải thu nổ lại địa chấn 3D và xử lý tài liệu bằng công nghệ cao phù hợp với điều kiện địa chất đặc thù mỏ Bạch Hổ trong giai đoạn tận thăm dò
14 p | 65 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng động lực học chất lỏng tính toán (CFD) cho thiết bị Ejector sử dụng nâng cao tỷ lệ thu hồi mỏ khí Condensate Hải Thạch
11 p | 104 | 3
-
Xác định mối quan hệ giữa mô đun đàn hồi và cường độ nén của bê tông sử dụng phụ gia khoáng siêu mịn tro trấu
3 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn