SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY - HỌC<br />
PHẦN TIẾN HÓA BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
PHAN ĐỨC DUY<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
HUỲNH VĂN MIỀN<br />
<br />
Trường THPT Đoàn Văn Tố, Sóc Trăng<br />
Tóm tắt: Dạy học bằng tổ chức các hoạt động khám phá là một phương<br />
pháp dạy học tích cực và dễ áp dụng ở nhà trường phổ thông. Nét bản chất<br />
của dạy học khám phá là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc<br />
lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành. Trong dạy học sinh học nói chung,<br />
dạy học phần Tiến hóa nói riêng nếu được tổ chức bằng dạy học khám phá<br />
thì chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh sẽ sâu sắc hơn đồng thời rèn<br />
luyện được các thao tác tư duy logic ở người học.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở chương trình Sinh học bậc trung học phổ thông (THPT), Tiến hóa là một nội dung<br />
khó đối với giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. Do tính đặc thù của nội dung<br />
kiến thức, giáo viên giảng dạy phần này chủ yếu bằng phương pháp thông báo, giải<br />
thích, minh họa. Còn học sinh thường không lấy làm hứng thú khi học đến kiến thức<br />
phần Tiến hóa. Do đó hiệu quả của việc dạy - học không đạt được như mong muốn. Tuy<br />
nhiên hạn chế đó đã được khắc phục qua cách biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) Sinh<br />
học 12 theo đường lối đổi mới. Trong chương trình mới, phần Tiến hóa được chuyển từ<br />
cách trình bày truyền thống thông báo - giải thích - minh họa sang cách tổ chức các hoạt<br />
động tìm tòi khám phá, qua đó học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Tuy nhiên,<br />
số lượng hoạt động trong sách giáo khoa chưa nhiều, chưa phù hợp với tất cả các đối<br />
tượng học sinh. Vì vậy, việc thiết kế, bổ sung thêm các hoạt động, đặc biệt là hoạt động<br />
khám phá để tổ chức cho học sinh học tập là một vấn đề cần thiết. Và việc tiến hành đổi<br />
mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các hoạt động khám phá là một tất yếu.<br />
2. SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA<br />
BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
2.1. Dạy học bằng các hoạt động khám phá<br />
Dạy học bằng các hoạt động khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa<br />
thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung tiết học. Trong đó giáo<br />
viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau giải quyết vấn đề.<br />
Nét bản chất của dạy học khám phá là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc<br />
lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành.<br />
Trong dạy học khám phá, đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt<br />
động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm: định hướng phát triển<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 153-158<br />
<br />
154<br />
<br />
PHAN ĐỨC DUY - HUỲNH VĂN MIỀN<br />
<br />
tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung vấn đề đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ<br />
chức học sinh hoạt động theo nhóm trên lớp; chuẩn bị các phương tiện trực quan hỗ trợ<br />
cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong<br />
các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực. Đó là việc làm không dễ dàng đòi hỏi người<br />
giáo viên phải đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.<br />
Học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của<br />
bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành thi thức có tính chất xã hội<br />
của cộng đồng lớp học; giáo viên kết luận cuộc đối thoại, đưa ra nội dung vấn đề làm cơ<br />
sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa<br />
học của nhân loại. Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường<br />
tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học. Đó chính là nhân tố quyết định sự phát<br />
triển bản thân người học.<br />
Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học<br />
tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri<br />
thức mà loài đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải "khám phá"<br />
ra những điều mới đối với bản thân.<br />
Hoạt động khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm như trong<br />
nghiên cứu khoa học mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đó giáo<br />
viên khéo léo đặt người học vào vị trí người khám phá lại những tri thức trong di sản<br />
văn hóa của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những kiến thức mới<br />
thông qua phương pháp thuyết trình giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức hoạt động<br />
khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới [1], [2].<br />
2.2. Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy - học phần Tiến hóa bậc THPT<br />
2.2.1. Giới thiệu một số hoạt động khám phá trong dạy - học phần Tiến hóa<br />
* Hoạt động 1 (Dạy bài: Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi, Sinh học 12<br />
nâng cao)<br />
<br />
Hình 2.1. Sự thích nghi của bướm trong rừng<br />
bạch dương ở vùng công nghiệp nước Anh [4]<br />
<br />
Hình 2.2. Sự tăng cường sức đề kháng ở sâu bọ [4]<br />
<br />
SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY - HỌC PHẦN TIẾN HÓA...<br />
<br />
155<br />
<br />
- Dựa vào thông tin SGK mục I.1 trang 158-159, kết hợp với hình 2.1, hãy giải<br />
thích sự hóa đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp nước Anh.<br />
Từ đó cho biết sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật do những<br />
nhân tố nào chi phối?<br />
- Dựa trên thông tin SGK mục I.2 trang 159, kết hợp với hình 2.2, hãy giải thích<br />
tính kháng DDT ở các loài sâu bọ, kháng thuốc kháng sinh ở các loài vi khuẩn.<br />
- Từ đó chúng ta rút được điều gì trong việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông<br />
nghiệp và sử dụng thuốc trong y học?<br />
* Hoạt động 2 (Dạy bài: Học thuyết tiến hóa cổ điển, Sinh học 12 nâng cao )<br />
<br />
Hình 2.3. Chọn lọc nhân tạo ở ngô [6]<br />
<br />
Hình 2.4. Chọn lọc tự nhiên ở bướm vùng công nghiệp [6]<br />
<br />
Dựa vào hình 2.3 và 2.4, kết hợp thông tin SGK mục II.2 trang 142-143, hãy so sánh<br />
chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên bằng cách hoàn thành bảng sau.<br />
NỘI DUNG SO SÁNH<br />
<br />
CHỌN LỌC NHÂN TẠO<br />
<br />
CHỌN LỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
Nguyên liệu<br />
Nội dung<br />
Động lực<br />
Kết quả<br />
Vai trò<br />
<br />
* Hoạt động 3 (Dạy bài: Bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so<br />
sánh, Sinh học 12 nâng cao)<br />
Trong một lần tranh luận, một học sinh phát biểu: kiểu cấu tạo của xương chi trước của<br />
các loài động vật có xương sống không thể giống nhau vì chúng thuộc các lớp sinh vật<br />
khác nhau; một học sinh khác cho rằng chúng có kiểu cấu tạo giống nhau vì cùng thực<br />
hiện cùng một chức năng giống nhau.<br />
- Theo em ý kiến của học sinh nào đúng?<br />
- Trên cơ sở giải phẫu học so sánh, em sẽ giải thích như thế nào?<br />
- Kết luận cơ quan tương đồng là gì? Cho ví dụ.<br />
* Hoạt động 4 (Dạy bài: Quá trình hình thành loài, Sinh học 12 nâng cao)<br />
<br />
156<br />
<br />
PHAN ĐỨC DUY - HUỲNH VĂN MIỀN<br />
<br />
Hình 2.5. Sơ đồ hình thành loài lúa mì (Triticum aestivum) [6]<br />
<br />
Hình 2.6. Sơ đồ hình thành loài bằng con đường đa bội hóa cùng nguồn [6]<br />
<br />
- Quan sát và giải thích “Sơ đồ hình thành loài lúa mì (Triticum aestivum)” để thấy<br />
được bản chất của quá trình hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn.<br />
- Hãy quan sát và giải thích sơ đồ “Hình thành loài bằng con đường đa bội hóa cùng<br />
nguồn”.<br />
* Hoạt động 5 (Dạy bài: Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi, Sinh học 12<br />
nâng cao)<br />
<br />
Hình 2.7. Bướm sâu đo trên cây bạch dương [3]<br />
<br />
Loài bướm sâu đo bạch dương (Biston betularia) vốn có màu trắng đốm đen, hoạt động<br />
về ban đêm, ban ngày đậu yên trên cây bạch dương màu trắng, nhờ có ngụy trang tốt<br />
<br />
SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY - HỌC PHẦN TIẾN HÓA...<br />
<br />
157<br />
<br />
nên chim ăn sâu khó phát hiện. Nhưng đến giữa thế kỉ XX, ở các vùng công ghiệp của<br />
nước Anh, tỉ lệ cá thể bướm màu đen trong quần thể bướm sâu đo bạch dương lên đến<br />
98%. Đây là vùng bị ô nhiễm nặng do sinh ra nhiều bụi than nhà máy. Trong khi đó ở<br />
vùng nông thôn không có bụi than công nghiệp, tỉ lệ dạng trắng vẫn cao hơn dạng đen.<br />
Có phải màu đen công nghiệp đã làm màu sắc bướm sâu đo bạch dương thay đổi? Dựa<br />
vào vai trò của các nhân tố đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên, em hãy giải thích<br />
hiện tượng trên.<br />
2.2.2. Quy trình sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy - học phần Tiến hóa bậc THPT<br />
Quy trình sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần Tiến hóa ở trường THPT theo<br />
các bước sau:<br />
Giáo viên giới thiệu hoạt động<br />
<br />
Tổ chức thảo luận trên lớp<br />
<br />
Kết luận và chính xác hoá kiến thức<br />
<br />
Quy trình được cụ thể hóa như sau:<br />
- Bước 1: Giáo viên đưa ra hoạt động và yêu cầu học sinh thực hiện dựa trên các<br />
phương tiện hoạt động mà giáo viên cung cấp hoặc dựa vào thông tin trong SGK<br />
ở từng mục, từng phần tương ứng.<br />
- Bước 2: Giáo viên tổ chức thảo luận cả lớp để thực hiện các hoạt động đã nêu ra:<br />
+ Tuỳ thuộc vào từng nội dung hoạt động dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp,<br />
trình độ của học sinh, quỹ thời gian trong tiết học và số lượng học sinh trong<br />
mỗi lớp học mà giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động theo từng cá<br />
nhân hay theo các nhóm nhỏ (2-4-6 học sinh).<br />
+ Cá nhân hay đại diện các nhóm thông báo kết quả hoạt động của nhóm mình.<br />
+ Cá nhân hay đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung.<br />
+ Giáo viên xác định những kết quả cần tranh luận (những kết quả sai hoặc những<br />
nội dung có nhiều ý kiến khác nhau), dẫn dắt học sinh tranh luận bằng những câu<br />
hỏi gợi ý, những thông tin bổ trợ để giúp các em tự phát hiện ra những kiến thức<br />
chính xác, những kiến thức chưa chính xác và tìm hiểu nguyên nhân.<br />
Đây là bước khó, giáo viên không nên đưa ra các kết luận mang tính khẳng<br />
định mà phải tạo điều kiện, khéo léo điều khiển cho học sinh được phân tích,<br />
lập luận để tự phát hiện kết quả nào đúng, kết quả nào sai.<br />
<br />