Sử dụng kỹ thuật phân tích video trong giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non
lượt xem 2
download
Bài viết tập trung trao đổi về ý nghĩa, quy trình sử dụng, yêu cầu về video cũng như một số hạn chế khi sử dụng kỹ thuật phân tích video trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng kỹ thuật phân tích video trong giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non
- GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VIDEO TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON Phạm Thị Vân Anh Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang vananh58@gmail.com Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc sử dụng kỹ thuật phân tích video, một trong những kỹ thuật dạy học tích cực, cùng với các phương tiện dạy học hiện đại như máy quay phim, máy tính, điện thoại thông minh, projector được coi là sự hỗ trợ hoàn hảo cho các phương pháp dạy học nhằm làm tăng hiệu quả của quá trình giảng dạy. Bài viết tập trung trao đổi về ý nghĩa, quy trình sử dụng, yêu cầu về video cũng như một số hạn chế khi sử dụng kỹ thuật phân tích video trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non. Từ khóa: Phương tiện dạy học hiện đại, phân tích phim/video, giáo dục mầm non. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây, có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng trong giảng dạy nhằm giúp người học không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển các năng lực học tập, phân tích video là một trong số kỹ thuật dạy học đó. Cùng với các phương tiện hiện đại như camera, điện thoại thông minh, projector, kỹ thuật phân tích video được coi là sự hỗ trợ hoàn hảo cho các phương pháp dạy học nhằm làm tăng hiệu quả của quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non. Hiện nay, kỹ thuật phân tích video được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và hiệu quả của nó cũng được đề cập tới trong nhiều nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở nước ngoài, các tác giả chủ yếu đề cập tới tác dụng, cách thức, yêu cầu của kỹ thuật phân tích video trong công tác đánh giá và phát triển nghề nghiệp cho các giáo viên đã và đang làm việc tại các cơ sở giáo dục. Có thể kể tới như: Tác động của việc tự phân tích video đối với sự phát triển kiến thức nội dung sư phạm công nghệ của giáo viên (James E.Jang, Jing Lei - 2016); sử dụng video để hỗ trợ phát triển chuyên môn của giáo viên tại chức (Louis Major & Steven Watson, 2017); sử dụng video hướng dẫn để phát triển giảng dạy đáp ứng văn hóa (Jordan P. Fullam, 2017); Sử dụng video để phân tích việc giảng dạy của chính mình (Tonya Tripp & Peter Rich, 2012). Ở trong nước, một số tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề sử dụng video trong giảng dạy các môn học khác nhau, ở các cấp học khác nhau, nhưng trong các nghiên cứu này, các tác giả lại chỉ tập trung khai thác video như một phương tiện dạy học. Ví dụ: Nghiên cứu, sử dụng videoclip trong dạy học chương trình “cảm ứng điện từ” vật lý 11 THPT (Nguyễn Thị Đoan Trang, 2014); Phương pháp sử dụng video trong dạy học địa lý lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Nguyễn Văn Luyện, 2005); Khai thác và sử dụng video trong giảng dạy học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn (Chu Bích Thảo, 2016); Thiết kế và sử dụng phim tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold (Hoàng Thanh Tú & Ninh Thị Hạnh, 2011). Các học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp sinh viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Là những học phần có tính chất bắt buộc, lại có cả lý thuyết và thực hành nên khối lượng kiến thức sinh viên cần phải học là rất lớn. Bên cạnh đó, do đặc thù nghề nghiệp nên những nội dung giảng dạy phải gắn liền với thực tiễn của công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, gắn liền với các hoạt động của cô và trẻ tại trường mầm non. Nhưng không phải bất cứ lúc nào sinh viên cũng có thể trực tiếp quan sát 34
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 được các tình huống, các hoạt động của cô và trẻ trong thực tiễn, Do đó, việc sử dụng kỹ thuật phân tích video về hoạt động của cô và trẻ trong trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành hiện nay được coi là cách thức hiệu quả để gắn lý luận với thực tiễn, và để hỗ trợ cho các phương pháp giảng dạy trên lớp của giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời, sử dụng kỹ thuật dạy học này còn mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển ở sinh viên một số kỹ năng sư phạm cần thiết cho nghề nghiệp sau này. 2. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VIDEO TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON 2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng kỹ thuật phân tích video trong giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non Đánh giá về ý nghĩa của việc sử dụng video và kỹ thuật phân tích video, Tochon. F (2008) khẳng định: “sử dụng video được xem như là một phương pháp có giá trị để phát triển giáo viên”, còn Brouwer. N (2011) xác định kỹ thuật này có thể giúp định hướng, hỗ trợ và đánh giá trong quá trình đào tạo giáo viên trên thế giới, nó được coi là “một trong những cách thức đầu tiên để phát triển giáo viên”. Do vậy, ngày nay, “phân tích video ngày càng được xem như một công cụ khả thi và tạo điều kiện cho giáo viên trong giảng dạy” (Maclean.R & White.S, 2007). Ngoài ra, Tonya R. Tripp & Peter J. Rich (2012) cũng cho rằng, “phân tích video giúp giáo viên có thể dự kiến trước được các tình huống giảng dạy”. Ở trong nước, một số tác giả cũng cho rằng: “việc sử dụng videoclip trong dạy học có nhiều nổi trội, nó có thể ứng dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học, từ việc xây dựng tình huống học tập, nghiên cứu giải quyết vấn đề, xây dựng kiến thức mới đến việc củng cố, vận dụng kiến thức” (Hoàng Thanh Tú, Ninh Thị Hạnh, 2011); hay “videoclip là loại phương tiện và thiết bị kỹ thuật hiện đại, có vai trò hỗ trợ rất lớn đối với giáo viên và sinh viên” (Chu Bích Thảo, 2016). Trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non, sử dụng kỹ thuật phân tích video mang lại một số ý nghĩa sau: Một là, giúp giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục. Kỹ thuật dạy học này không thể sử dụng một mình mà cần phải có sự kết hợp với một số phương pháp khác, bởi “kỹ thuật này muốn hiệu quả phải có sự hỗ trợ và kết hợp với một số phương pháp giảng dạy khác nhau, sao cho phù hợp với nội dung giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu của bài học” (Chu Bích Thảo, 2016). Có thể nói đây không phải sự kết hợp đơn thuần mà là sự cải tiến các phương pháp dạy học trong sự kết hợp linh hoạt với các kỹ thuật dạy học tích cực khác nhau để giúp sinh viên tham gia tích cực vào quá trình tiếp thu và chiếm lĩnh các tri thức và kỹ năng của mỗi môn học. Ví dụ: Khi sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với kỹ thuật phân tích video, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi cho sinh viên trước khi xem video, trong khi xem, sau khi xem. Vì vậy, đòi hỏi giảng viên phải linh hoạt khi sử dụng phương pháp đàm thoại vì ở mỗi thời điểm, do mục đích, nhiệm vụ đặt ra với sinh viên là khác nhau, nên nội dung của hệ thống câu hỏi cũng khác nhau. Hai là, giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập. Ngoài các video giảng viên cung cấp, sinh viên có thể sử dụng điện thoại thông minh để tự quay các video clip kết quả thực hành nội dung tập dạy của nhóm mình qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao: “thực hành tập dạy và báo cáo kết quả thực hành của tổ mình bằng các video clip”. Các video clip này sẽ được chuyển cho giảng viên và các nhóm/tổ khác để phân tích, nhận xét trước buổi thảo luận trên lớp. Với cách giao nhiệm vụ này, giảng viên khuyến khích được tinh thần và ý thức làm việc nhóm cho sinh viên, đồng thời giúp các em sử dụng được hiệu quả thời gian tự 35
- GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA học. Đây là phương thức làm thay đổi PPDH từ "lấy giáo viên làm trung tâm" sang PPDH "lấy người học làm trung tâm", cũng là phương thức gây ảnh hưởng có chủ định đến hành vi học tập và quá trình học tập của sinh viên, tạo ra môi trường và những điều kiện để sinh viên duy trì việc học và kiểm soát quá trình, kết quả học tập của mình. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm của hành động theo yêu cầu sinh viên bắt buộc phải làm việc theo nhóm/tổ cùng với sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là cách giảng viên vận dụng quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể kết hợp với dạy học định hướng hành động, một phương thức có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, một nguyên lý quan trọng trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên. Ba là, góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng cho sinh viên. Ngoài việc sử dụng video để minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hứng thú, các video về những tình huống/hoạt động gắn liền với thực tiễn giáo dục của cô và trẻ ở trường mầm non cũng được giảng viên sử dụng như là nhiệm vụ nhận thức mà sinh viên cần giải quyết. Ví dụ: Giảng viên yêu cầu sinh viên xem và nhận xét việc tổ chức hoạt động cho trẻ của giáo viên trong đoạn video được cung cấp hoặc yêu cầu sinh viên nhận xét về khả năng phát hiện và xử lý các tình huống xảy ra trong hoạt động của giáo viên mầm non. Với cách giao nhiệm vụ này, sinh viên phải xem, đưa ra các nhận xét về ưu điểm và hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết các vấn đề được phát hiện trong quá trình tổ chức hoạt động của giáo viên mầm non. Sử dụng kỹ thuật phân tích video trong dạy học với các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn. Quá trình này nếu được thực hiện thường xuyên và thuận lợi sẽ tạo cơ sở để hình thành và phát triển khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh viên, đồng thời giúp sinh viên đạt được một số mục tiêu quan trọng trong học phần chuyên ngành giáo dục mầm non như: kỹ năng quan sát và đánh giá việc tổ chức hoạt động của giáo viên, kỹ năng phát hiện và xử lý các tình huống giáo dục, kỹ năng đánh giá sự phát triển của trẻ… Bên cạnh đó, các đoạn phim video về hoạt động của cô mầm non khi chăm sóc - giáo dục trẻ sẽ cho sinh viên thấy rằng, các yêu cầu, nguyên tắc về nghề nghiệp mà các em cho là cứng nhắc lại được vận dụng một cách nhẹ nhàng, sáng tạo trong thực tiễn, đồng thời ngôn ngữ, tác phong, phương pháp giảng dạy và cách giao tiếp ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ được thể hiện trong nội dung các phim video này có thể được coi là hình mẫu cho sinh viên học tập, thực hành theo nhằm hình thành, phát triển một số kỹ năng sư phạm cần thiết cho nghề nghiệp sau này. 2.2. Yêu cầu về video được sử dụng trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non Khi nói về video được sử dụng trong dạy học, trong luận án của mình, tác giả Nguyễn Văn Luyện (2005) cho rằng “Trong hệ thống phân loại phương tiện dạy học, video được xếp vào phương tiện nghe nhìn hiện đại; trong giáo dục, một hệ thống băng video được xây dựng để phục vụ cho việc dạy học được gọi là video giáo khoa, chúng có nhiều thể loại khác nhau nhằm đáp ứng các mục tiêu sư phạm, các hình thức và phương pháp dạy học khác nhau”. Phim/video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. Cùng với các phương tiện hiện đại: điện thoại thông minh, máy tính, projector, các đoạn video hợp thành một bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trở thành một tổ hợp các phương tiện dạy học hiện đại, hỗ trợ cho giảng viên trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại cùng các hình thức dạy học tiên tiến. Để thực hiện chức năng hỗ trợ một cách hiệu quả, các video được sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau: 36
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Một là, đảm bảo tính sư phạm, sự hữu ích: Đây là yêu cầu quan trọng, đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Mục đích của video giáo dục là giúp ích và truyền đạt chính xác các kiến thức, kỹ năng, đảm bảo cho người xem hiểu và lĩnh hội được kiến thức một cách rõ ràng. Nếu nội dung không chính xác hoặc không liên quan thì nội dung đó không hữu ích. Do đó, các video hỗ trợ phải đảm bảo giúp cho giảng viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên phù hợp với yêu cầu của môn học, giúp cho sinh viên phát triển được khả năng nhận thức và tư duy logic; phải phù hợp với tính chất nội dung về lý thuyết hay thực hành của môn học; phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của sinh viên. Hai là, phù hợp với tâm sinh lý của sinh viên, gây được sự hứng thú cho sinh viên và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò, mặc dù nội dung mang tính học thuật cao cũng nên đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc sáng sủa, hài hòa phù hợp với môi trường sư phạm. Làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích lòng yêu nghề mến trẻ của sinh viên. Ba là, video phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ. Các video không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu nội dung bài học. Thời gian cho mỗi phim video không nên quá dài, với các video minh họa cho nội dung học lý thuyết không nên quá 3 phút, các video cho nội dung thực hành không được quá 15 phút. Có thể dùng kỹ thuật cắt phim thành các đoạn ngắn và đóng gói để tiện sử dụng. Cũng không nên sử dụng lặp đi lặp lại quá nhiều lần 1 đoạn video trong 1 bài sẽ làm mất hứng thú của sinh viên và giảm hiệu quả của chúng. Bốn là, giảng viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung giảng dạy được chuyển tải tới người học qua các phương tiện dạy học, xem xét việc sử dụng các phương tiện một cách hệ thống, đồng bộ kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp để giải quyết từng nhiệm vụ sư phạm cụ thể. Ngoài ra, cần phải thiết kế các biểu mẫu, phiếu quan sát, phiếu bài tập hoặc hướng dẫn kèm theo khi sử dụng kỹ thuật này. 2.3. Quy trình sử dụng kỹ thuật phân tích video trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non Trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non, có 2 loại video thường được sử dụng, một loại là video tư liệu do giáo viên cung cấp, nội dung là những hoạt động chăm sóc, giáo dục tiêu biểu của cô và trẻ ở trường mầm non, 1 loại là sản phẩm, kết quả thực hành tập dạy của sinh viên, do sinh viên tự quay lại. Để phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên và tạo động cơ, hứng thú trong học tập cho các em, khi sử dụng kỹ thuật phân tích video, trước tiên giảng viên cần thực hiện theo trình tự các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích sử dụng video Trước hết, giảng viên phải xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể của bài học và nội dung trọng tâm, sau đó phải tự trả lời được câu hỏi “Sử dụng video này nhằm đạt được mục tiêu nào của bài học?”. Bước 2: Lựa chọn cách thức sử dụng Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học và hình thức tổ chức giờ dạy mà giảng viên lựa chọn hình thức sử dụng kỹ thuật phân tích video khác nhau. Có thể sử dụng kỹ thuật phân tích video kết hợp với phương pháp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề hoặc kết hợp với thảo luận nhóm… 37
- GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bước 3: Định hướng mục đích, nội dung của video, giao nhiệm vụ cho sinh viên Khi đã chọn được các phim có nội dung phù hợp với hình thức và mục đích sử dụng, giảng viên cần định hướng mục đích nội dung của video và giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với khả năng của sinh viên và mục tiêu của bài học. Nhiệm vụ phải nêu ra những yêu cầu nhận thức cũng như yêu cầu về sản phẩm mà sinh viên phải hoàn thành sau khi xem video để sinh viên chú ý và tập trung vào nội dung chính. Hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của sinh viên sẽ đảm bảo cho tất cả sinh viên tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Tùy theo nội dung của video và mục tiêu cần đạt, giảng viên có thể giao nhiệm vụ và hướng dẫn sinh viên thực hiện nhiệm vụ bằng các cách: (1) Định hướng nội dung, đặt câu hỏi, sau đó cho xem video để tìm ra đáp án. Việc đặt câu hỏi trước có thể giúp khơi gợi sở thích của sinh viên và khuyến khích các em xem toàn bộ video để tìm câu trả lời. Cách này chỉ thích hợp với nội dung ngắn, có tính vấn đề cao. (2) Giảng viên lập dàn bài trước và nêu các vấn đề cần đề cập, sinh viên xem từng đoạn video, giảng viên dựa vào dàn bài để đặt câu hỏi, sinh viên giải quyết từng phần của nội dung bài học, tiến đến nắm kiến thức toàn bài, có tác dụng đi từ phân tích đến tổng hợp, phát huy tính tích cực của người học. (3) Giảng viên xây dựng đề cương sẵn, sau đó hướng dẫn sinh viên ghi chép lại những nội dung mà đoạn video đề cập đến. Sau đó dựa vào đề cương, xây dựng các nội dung. Cách này rèn luyện tính độc lập, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic,… trình độ khái quát của sinh viên. Để thực hiện được, GV chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận, dự kiến những tình huống sư phạm có thể xảy ra; sinh viên phải tự lực làm việc, tự nhận thức, huy động tối đa khả năng trí tuệ thì mới có thể nắm được nội dung và thực hiện được mục đích của giờ học Bước 4: Tổ chức cho sinh viên xem và phân tích video Có thể cho sinh viên xem từng đoạn; hoặc trước hết cho xem toàn bộ, sau đó xem từng phần. Giai đoạn này giảng viên nên chia lớp thành các nhóm nhỏ. Tùy vào mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà các nhóm có thể được phân ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong giai đoạn này, giảng viên cần khuyến khích sinh viên hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ để giúp đỡ nhau tìm hiểu, giải quyết vấn đề được giao trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp. Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận Hình thức báo cáo phải phù hợp với nội dung học tập và phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học được sử dụng. Trong giai đoạn này giảng viên khuyến khích sinh viên thảo luận trao đổi với nhau về nội dung học tập, kết quả, hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bước 6: Đánh giá kết quả Dựa vào cách giao nhiệm vụ và yêu cầu về sản phẩm cùng với kết quả báo cáo và thảo luận, giảng viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và những ý kiến thảo luận của sinh viên theo các tiêu chí đã được đặt ra. Việc đánh giá không chỉ xem sinh viên học được cái gì mà quan trọng hơn là biết sinh viên đã học như thế nào, có biết vận dụng không? Nhận xét cả về mặt định tính và định lượng về kết quả học tập nhằm giúp sinh viên tự rút được kinh nghiệm và biết nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học và giải 38
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác, bồi dưỡng hứng thú học tập của sinh viên trong quá trình giáo dục. Trong bước này, giáo viên có thể cho sinh viên xem lại một số đoạn trong video để các em tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời giải đáp những vấn đề sinh viên chưa phát hiện ra hoặc không giải quyết được trong quá trình thảo luận, qua đó chính xác lại kiến thức cho sinh viên. Ví dụ: Trong 1 buổi giảng dạy thực hành học phần Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, với mục tiêu là “Tổ chức và nhận xét được việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non của mình, của người khác” giảng viên đã sử dụng kỹ thuật phân tích video theo các bước như sau: Bước 1: Xác định mục đích sử dụng video Giảng viên xác định, cho sinh viên xem và phân tích video (sản phẩm tự học của các nhóm) về việc thực hành tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ các độ tuổi (mỗi tổ một độ tuổi) do các nhóm quay lại để giúp sinh viên nêu ra các ưu điểm, hạn chế của mình, của bạn được thể hiện trong video, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm hoặc đưa ra được các biện pháp điều chỉnh, nâng cao kết quả của hoạt động thực hành. Với cách này, giáo viên vừa kiểm tra được kết quả thực hành của các nhóm, vừa sử dụng các video này hướng dẫn sinh viên nhận xét và tự nhận xét việc tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ của mình, của bạn, đồng thời giảng viên có thể đánh giá được kết quả thực hành và thảo luận của từng nhóm. Bước 2: Lựa chọn cách thức sử dụng video Sử dụng video kết hợp với thảo luận theo nhóm (trong thời gian tự học ở nhà) và cả lớp (thời gian học trên lớp). Bước 3: Định hướng mục đích, nội dung của video, giao nhiệm vụ cho sinh viên Giảng viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập: Thực hành tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mầm non (với các yêu cầu cụ thể về độ tuổi, đề tài, thể loại bài vẽ); Quay videoclip kết quả thực hành của tổ mình, gửi video cho giảng viên và các nhóm khác cùng với kế hoạch tổ chức hoạt động. Các nhóm xem, phân tích, thảo luận để có bản nhận xét của nhóm (dựa trên nhận xét của cá nhân). Gửi nhận xét và các thắc mắc cho nhau để chuẩn bị các ý kiến phản hồi, trao đổi. Giảng viên cung cấp cho sinh viên một số biểu mẫu như: phiếu quan sát, ghi chép, phiếu đánh giá hoạt động… Bước 4: Sinh viên tự thực hành và quay videoclip hoạt động của tổ mình, xem videoclip của tổ bạn để phân tích, nhận xét Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận Hướng dẫn sinh viên trình bày kết quả thảo luận theo thứ tự: Tự nhận xét - Các nhóm khác nhận xét. Giảng viên dẫn dắt, gợi ý cho cả lớp nhận xét; tập trung làm rõ ý kiến đánh giá về các nội dung chính: chuẩn bị đồ dùng, địa điểm (tranh mẫu, tranh gợi ý, các vật liệu vẽ, bàn ghế, giá treo tranh…); phương pháp hướng dẫn (có phù hợp với mục tiêu, thể loại bài vẽ, đặc điểm khả năng của trẻ không?...); ngôn ngữ, tác phong, đồng thời nêu một số vấn đề liên quan đến nội dung nhận xét cho sinh viên giải quyết. Cho sinh viên nhóm thực hành giải đáp thắc mắc và phản hồi các ý kiến nhận xét. 39
- GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bước 6: Đánh giá kết quả Giảng viên chính xác, khái quát ý kiến đánh giá của sinh viên. Nêu ưu điểm và hạn chế của sinh viên thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ được giao, giải đáp một số thắc mắc hoặc giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận đồng thời chốt lại kiến thức sinh viên cần nắm được thông qua hoạt động thực hành, nhất là cho sinh viên thấy được sự khác nhau khi tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài hoặc theo ý thích; hoặc sự khác nhau trong phương pháp hướng dẫn trẻ ở các độ tuổi khác nhau với cùng một thể loại bài vẽ, giảng viên có thể sử dụng 1 số đoạn video để minh họa cho các nội dung này. 2.4. Một số hạn chế khi sử dụng kỹ thuật phân tích video trong giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thể định hướng sinh viên tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú. Mặc dù vậy, dù là phương tiện hiện đại hay truyền thống thì phương tiện cũng chỉ là công cụ hỗ trợ trong tiết học trên lớp, nhằm làm sáng tỏ những điều cần trình bày của giảng viên và trực quan hóa nội dung giảng dạy giúp sinh viên tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động tích cực. Thực tiễn sử dụng cho thấy kỹ thuật phân tích video cũng bộc lộ ra một số hạn chế sau: Một là, giảng viên mất rất nhiều thời gian và công sức để thu thập các video tư liệu, điều chỉnh nội dung, xem xét tác động và ảnh hưởng của chúng trước khi sử dụng trong bài giảng. Trong khi đó, thực tiễn giáo dục mầm non cũng luôn có sự thay đổi, sự thay đổi này ảnh hưởng ngược lại với các nội dung giảng dạy trong trường sư phạm, do vậy không thể sử dụng lại các video đã có sẵn mà phải luôn luôn cập nhật, thu thập lại video mới, điều này cũng ảnh hưởng đến động cơ, nhu cầu và mục đích của giảng viên khi muốn sử dụng kỹ thuật dạy học này. Hai là, giảng viên yêu cầu sinh viên quay videoclip báo cáo kết quả thực hành của tổ/nhóm mình trong thời gian tự học để tiết kiệm thời gian trên lớp, nhưng những videoclip này thường có chất lượng thấp, hình ảnh, âm thanh kém, thời gian dài, do vậy sinh viên không có hứng thú khi xem và phân tích. Bên cạnh đó, hình thức này làm sinh viên mất quá nhiều thời gian tập trung vào quay video mà quên mất nhiệm vụ chính là thực hành luyện tập kỹ năng môn học. Các em sẽ dành toàn bộ thời gian để quay video, xem lại, xóa đi, quay lại nên chỉ có rất ít sinh viên trong nhóm được trực tiếp thực hành kỹ năng tổ chức hoạt động, còn các sinh viên khác chỉ hỗ trợ bằng cách đóng vai trẻ. Ba là, sử dụng kỹ thuật phân tích video cần phải có hệ thống các phương tiện hiện đại đi kèm, tuy nhiên, trong tình hình cơ sở vật chất của trường hiện nay không thể trang bị cho từng phòng học lý thuyết và thực hành. Bên cạnh đó, chi phí cho việc mua sắm các phương tiện khác như camera, điện thoại thông minh cũng là vấn đề khó khăn với sinh viên. Bốn là, cả giảng viên và sinh viên đều không được đào tạo, tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, nhất là cách tạo video phục vụ cho việc học tập nên phải mày mò, mất thời gian mà hiệu quả, chất lượng không cao. 3. KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện đổi mới dạy và học theo hướng tích cực thì phương tiện dạy học hiện đại được sử dụng và dần trở nên quen thuộc trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên sư phạm mầm non. Kỹ thuật phân tích video, sự kết hợp giữa phương tiện hiện đại với các phương pháp dạy học truyền thống đã xây dựng lên các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo cho sinh viên và nâng cao chất lượng dạy 40
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 học. Tuy nhiên, giảng viên luôn là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công hoặc thất bại của một bài học, kỹ thuật dạy học tích cực, phương tiện hiện đại cũng sẽ trở nên vô ích nếu không có sự chuẩn bị và tổ chức lớp học kỹ càng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Luyện (2005). Phương pháp sử dụng video trong dạy học địa lý lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. http://luanan.nlv.gov.vn. [2] Hoàng Thanh Tú, Ninh Thị Hạnh (2011). Thiết kế và sử dụng phim tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 68 tháng 4/2011. [3] Chu Bích Thảo (2016). Khai thác và sử dụng video trong giảng dạy học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn. Thông báo Khoa học, số 15 (10/2016), 113-118. [4] Nguyễn Thị Đoan Trang (2014). Nghiên cứu, sử dụng videoclip trong dạy học chương trình “cảm ứng điện từ” vật lý 11 THPT. http://text.123doc.org/document/2405899.htm. [5] Brouwer. N (April 2011). Imaging teacher learning: a literature review on the use of digital video for preservice teacher education and professional development. In Paper at the annual meeting of the American education research association, New Orleans. [6] Jang, J.E & Lei.J (2016). The impact of video self - analysis on the development of preservice teachers’ technological pedagogical content knowledge (TPACK). In Educational Leadership and Administration: Concepts, Methodologies, Tools, and Applications (Vol. 3-4, pp. 1103- 1109). IGI Global. https://doi.org/10.4018/978-1-5225-1624-8.ch052. [7] Jordan P. Fullam (2017). From seeing to believing: using instructional video to develop culturally responsive teaching. Journal for Multicultural Education, Vol. 11 Issue: 2, pp 131- 148, http://doi.org/10.1108/JME-09-2016-0053. [8] Louis Major & Steven Wastson (2017). Using video to support in - service teacher professional development: the state of the field, limitations and possibilities. Technology, Pedagogy and Education, Volume 27, 2018 - Issue 1, 49-68, http://doi.org/10.1080/1475939X.2017.1361469. [9] Maclean.R & White.S (2007). Video reflection and the formation of teacher identity in a team of pre - service and experienced teacher. Reflective Practice: International and Multidisciplinary Perspectives, 8(1), 47e60. doi: 10.1080/14623940601138949. [10] Tochon, F (2008). A brief history of video feedback and its role in foreign language education. CALICO Journal, 25(3), 420e435. [11] Tonya R. Tripp & Peter J. Rich (2012). The influence of video analysis on the proce ss of teacher change. Teaching and Teacher Education, 28 (2012), 728-739. doi: 10.1016/j.tate.2012.01.011. Title: USING VIDEO ANALYSIS TECHNIQUES IN TEACHING THE SPECIALLIZED SUBJECTS FOR PRESCHOOL PEDAGOGICAL STUDENTS Pham Thi Van Anh Nha Trang National College of Pedagogy vananh58@gmail.com Abstract: In recent years, the use of video analysis techniques, one of the active teaching techniques, with modern mediums such as cameras, smartphones, projectors are considered the perfect support for teaching methods to increase the effectiveness of the teaching process. The paper focuses on discussing the significance, the process used, video requirements as well as some limitations when using video analysis techniques in teaching the specialized subjects for preschool pedagogical students. Keywords: Modern teaching facilities, video analysis, preschool education. 41
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG I - TỔNG QUÁT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
100 p | 627 | 206
-
Giáo trình kỹ thuật truyền hình - Phần 1 Kỹ thuật truyền hình trắng đen - Chương 2
24 p | 218 | 68
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Giáo dục mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0
303 p | 42 | 8
-
Khai phá dữ liệu: Phân tích xếp loại tốt nghiệp và cơ hội việc làm của sinh viên sử dụng kỹ thuật phân lớp
5 p | 94 | 7
-
Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực báo chí: Trường hợp tại Việt Nam
24 p | 36 | 6
-
Phân tích công việc - giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý viên chức tại Đại học Huế
8 p | 76 | 5
-
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khoa kỹ thuật – công nghệ tại Trường Đại học Tây Đô
12 p | 91 | 4
-
Đo lường hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam: Vận dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA)
13 p | 23 | 3
-
Sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép kết hợp với kỹ thuật trạm trong dạy học học phần phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại học Hoa Lư
11 p | 17 | 3
-
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học: Phần 2 (Dành cho Học viên Sau Đại học)
298 p | 4 | 3
-
Mối quan hệ giữa vốn tâm lý, động lực học tập và kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
12 p | 14 | 3
-
Lập trình R trong phân tích dữ liệu
13 p | 13 | 3
-
Kỹ thuật làm tăng dữ liệu trong phân tích cảm xúc trên ngôn ngữ tiếng Việt
8 p | 65 | 3
-
Sử dụng thời gian làm việc nhà của trẻ em Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng
12 p | 53 | 2
-
Ứng dụng kỹ thuật phân lớp trong việc phân tích, đánh giá kết quả khảo sát sinh viên cuối khóa tại trường Đại học Quảng Nam
10 p | 51 | 2
-
Tổng quan phân tích và khai phá dữ liệu trong giáo dục đại học tiếp cận theo phương pháp trắc lượng thư mục từ cơ sở dữ liệu Scopus giai đoạn 2004-2023
5 p | 7 | 2
-
Trải nghiệm của sinh viên đối với giáo dục đại học: Một nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế, Đại Học Huế
20 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn