intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học: Phần 2 (Dành cho Học viên Sau Đại học)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:298

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu ngày hội khoa học Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 Phần 2 (Dành cho Học viên Sau Đại học) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Chiến lược Digital Marketing thu hút người học trong các tổ chức giáo dục ngoài công lập; Hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại Trường Cao đằng nghề Việt Nam – Singapore; Ứng dụng kỹ thuật GIS và viễn thám để phân tích sự thay đổi sử dụng đất: Trường hợp huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học: Phần 2 (Dành cho Học viên Sau Đại học)

  1. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÕ MINH ĐỨC, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID – 19 Cao Thị Kim Anh, lớp CH20QL01 Email: anhctk@vominhduc.sgdbinhduong.edu.vn TÓM TẮT Dạy học trực tuyến (DHTT) đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid – 19. Phương pháp dạy học hiện đại này sẽ thay đổi cách tiếp cận và lĩnh hội tri thức so với phương pháp học tập trực tiếp truyền thống. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, bài viết trình bày thực trạng về các điều kiện của DHTT, thực trạng về hoạt động dạy trực tuyến của giáo viên (GV) và hoạt động học trực tuyến của học sinh (HS) tại trường trung học phổ thông (THPT) Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh dịch Covid – 19. Từ khóa: Dạy học, dạy học trực tuyến, trung học phổ thông Võ Minh Đức. 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức và loài người bước vào một nền văn minh mới - nền văn minh của trí tuệ. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục và đào tạo là vấn đề cần chú trọng hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu định hướng phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2021 – 2030 là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, …”. (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, 2021) Hiện nay, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã mang lại những thay đổi đáng kể cho cuộc sống của nhân loại. Internet là môi trường thông tin liên kết mọi người trên toàn thế giới, để cùng chia sẻ những vấn đề mang tính xã hội. Tận dụng môi trường internet, xu hướng phát triển các phần mềm là xây dựng các ứng dụng có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như hệ điều hành, tạo điều kiện cho mọi người có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi. Hệ thống đào tạo trực tuyến là một trong những mô hình điển hình. Việc học không chỉ giới hạn cho HS, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống… Hệ thống đào tạo trực tuyến đã được thử nghiệm thành công và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Từ khi bắt đầu xuất hiện, đại dịch Covid – 19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt các trường học. Năm 2020, tại Việt Nam, lần đầu tiên DHTT được thực hiện trên quy mô quốc gia, khi ngành Giáo dục thực hiện phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng 360
  2. học" trong thời gian phòng chống dịch Covid-19. Kết quả DHTT của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá tích cực. Tuy nhiên, việc học trực tuyến ở nước ta chưa phổ biến và vai trò của nó trong việc dạy và học chưa được đánh giá đúng mức, nó được xem là một kênh dạy học “phụ” bên cạnh phương pháp chính là phương pháp dạy “truyền thống” (học trực tiếp tại lớp) và tính tương tác chưa cao hoặc chưa khai thác hết tiện ích của việc học trực tuyến. Tại trường THPT Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương việc DHTT trong thời gian nghỉ học để phòng chống Covid – 19 đã được áp dụng từ đợt dịch đầu tiên năm 2020 và đã đạt được một số kết quả nhất định, đảm bảo được nội dung dạy học theo phân phối chương trình chính khóa. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng nhìn chung còn khá hạn chế, tùy thuộc vào từng GV và từng bộ môn. Khi dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, không thể học tập trực tiếp ở trường thì hình thức DHTT trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc dạy học của nhà trường. Việc triển khai cấp tập, thiếu sự chuẩn bị chu đáo cho thấy hàng loạt vấn đề, hàng loạt khó khăn vướng mắc đặt ra cần phải được giải quyết. Để có những đánh giá cụ thể về tình hình DHTT, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu và tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến dạy học trực tuyến. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THPT Võ Minh Đức về thực trạng hoạt động dạy và học trực tuyến cũng như các điều kiện dạy học trực tuyến tại Trường trong thời gian dịch Covid-19. Các câu hỏi đo mức độ theo thang thứ bậc Likert. Tác giả sử dụng thang đo 05 bậc, điểm số được quy đổi theo 5 thang bậc ứng với các mức độ. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5- 1)/5 = 0.8. Qui ước thang đo như sau: Điểm trung bình Kết quả thực hiện Từ 1,00 – 1,80 Kém Từ 1,81 – 2,60 Yếu Từ 261 – 3,40 Trung bình Từ 3,41 – 4,20 Khá Từ 4,21 – 5,00 Tốt - Phương pháp xử lí dữ liệu: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận. Tác giả tính điểm trung bình (ĐTB), tính độ lệch chuẩn (ĐLC), tính giá trị phần trăm (%) để thống kê, phân tích số liệu. 361
  3. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khái quát về dạy học trực tuyến 3.1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến DHTT (E-learning – viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo một cách hiểu khác, E-learning là một kiểu dạy học trong đó người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… ; các nội dung học tập có thể được phân phát qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, các website… hoặc có thể thu được từ đĩa CD, băng video, audio… (Trịnh Văn Biều, 2012). Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, DHTT là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống DHTT. Trong đó, hệ thống DHTT là hệ thống phần mềm DHTT và hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật DHTT) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức DHTT trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021). Như vậy, có thể hiểu: DHTT là hình thức giảng dạy và học tập thông qua môi trường Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (laptop, smartphone, máy tính bảng,...) để thực hiện hoạt động dạy và học. 3.1.2. Ưu điểm và hạn chế của hoạt động dạy học trực tuyến * Ưu điểm DHTT là một hình thức dạy học tiên tiến, có khả năng kết nối và chia sẻ tri thức rất hiệu quả. Sự ra đời của DHTT đã đánh dấu bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo (Trịnh Văn Biều, 2012), DHTT có một số ưu điểm như sau: - Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…. Vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng, người học có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu. - Tính linh hoạt: Bản chất của internet, nền tảng của công nghệ học trực tuyến là linh hoạt. Bài học của HS có thể được GV cài đặt cố định theo thời khóa biểu. Tuy nhiên, có thể do điều kiện khách quan về kỹ thuật, về mạng internet, về nguồn điện … việc cài đặt khóa học của GV có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với lịch học và giờ học của HS mà vẫn đảm bảo kiến thức và thời gian của tiết học được truyền tải đầy đủ đến HS trong lớp học. HS cũng có thể theo dõi lại bài học thông qua bản ghi tiết học được lưu trữ trên hệ thống học trực tuyến khi cần thiết. 362
  4. - Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến có tính đồng bộ cao vì chương trình cùng các tài liệu được soạn thảo được đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu. - Tương tác và hợp tác: GV có thể tương tác với người học qua ứng dụng DHTT, người học có thể giao lưu và tương tác với nhiều người cùng lúc, có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên internet là phổ biến qua Google Meet, Microsoft Teams, Zoom, forum, blog, Zalo, Facebook… người học có thể tận dụng internet để “vừa làm, vừa học, vừa chơi”. * Hạn chế Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, hoạt động DHTT còn có một số hạn chế sau: - Đối với nội dung học tập: Việc triển khai các nội dung học tập quá trừu tượng, phức tạp, nhất là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành sẽ kém hiệu quả trên nền tảng học trực tuyến. DHTT cũng không thể thực hiện được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng thao tác và vận động. - Đối với HS: Hầu hết HS đã quen với phương pháp học truyền thống nên sẽ gặp một số khó khăn về phương pháp học tập. Tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS có thể thực hiện trong môi trường học tập trực tuyến tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, không được sự quản lý và giám sát việc học trực tiếp của GV nên HS dễ lơ là trong việc học. Môi trường của học trực tuyến không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của HS. Để có kết quả tốt, HS cần có ý thức tự học cao, phải biết lập kế hoạch học tập phù hợp với bản thân và thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra. Ngoài ra, nhiều HS còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới. - Đối với GV: GV phải mất nhiều thời gian và công sức để soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo cho phù hợp với phương pháp học tập trực tuyến. Một số GV yếu về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông trong dạy học, chưa thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm DHTT sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện DHTT và hiệu quả dạy học cũng không cao. DHTT làm giảm khả năng truyền đạt với sự say mê nhiệt huyết của GV đến HS. - Hạ tầng công nghệ thông tin (nền tảng học trực tuyến, mạng Internet, băng thông, chi phí,…) cũng ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ và chất lượng học tập. Học trực tuyến làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Như vậy, DHTT có nhiều ưu điểm, đáp ứng tốt cho yêu cầu dạy học trong bối cảnh phức tạp của dịch Covid - 19. Tuy vậy, DHTT cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục khi triển khai. 3.2 Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến tại trường trung học phổ thông Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 363
  5. Để đánh giá thực trạng DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, tác giả sử dụng kết quả khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi đối với 66 cán bộ quản lý (CBQL), GV (trong tổng số 80 CBQL, GV của Trường) và 320 HS thuộc 3 khối lớp 10, 11, 12 (trong tổng số 1600 HS toàn trường). Thời gian khảo sát: học kì 1 năm học 2021 – 2022 (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2021), khi đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, HS không thể học trực tiếp tại trường. Kết quả khảo sát được trình bày sau đây: 3.2.1. Thực trạng về điều kiện dạy học trực tuyến - Về thiết bị dùng để DHTT: 100% GV tham gia khảo sát đều có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay và các thiết bị phụ trợ như micro, tai nghe dùng để dạy trực tuyến. Đối với HS tham gia khảo sát, kết quả có 44% HS sử dụng điện thoại thông minh (trong đó có 21% HS sử dụng điện thoại thông minh cấu hình thấp), 14% HS sử dụng máy tính để bàn, 40% HS sử dụng máy tính xách tay và 2% HS sử dụng các thiết bị khác để học trực tuyến, không có trường hợp HS không có thiết bị để học trực tuyến, điều này phù hợp với điều kiện kinh tế và mức sống của người dân tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, tỉ lệ HS sử dụng điện thoại thông minh có cấu hình thấp cho việc học trực tuyến còn khá cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần đảm bảo cho HS có đầy đủ thiết bị phục vụ tốt cho việc học trực tuyến nhằm đảm bảo chất lượng DHTT. - Về cách thức kết nối mạng internet: 100% GV sử dụng mạng internet của gia đình; Đối với HS, có 88% HS sử dụng mạng internet của gia đình, 12% HS sử dụng dữ liệu mạng di động (3G, 4G). Về tình trạng kết nối internet để DHTT: có 42% GV cho rằng kết nối internet tốt và rất tốt, 44% GV cho rằng kết nối internet ổn định và 14% đánh giá tình trạng kết nối không ổn định; Đối với HS thì tỉ lệ tương tương ứng với các đánh giá như trên là 29%, 57% và 14%. Tỉ lệ này cho thấy cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho giảng dạy trực tuyến còn phải cải thiện đáng kể mới đáp ứng được chất lượng DHTT, đặc biệt là đối với HS. - Về nền tảng DHTT, không gian dạy học và yếu tố hỗ trợ kỹ thuật được đánh giá thông qua bảng 1 sau đây: Bảng 1. Ý kiến của CBQL, GV, HS về các điều kiện DHTT (nền tảng dạy học, không gian dạy học và vấn đề hỗ trợ kỹ thuật khi dạy học) Đối tượng Mức đạt TT Nội dung ĐTB ĐLC khảo sát được Nền tảng học trực tuyến Google Khá CBQL, GV 3.89 0.43 Classroom và Google Meet mà 1 nhà trường sử dụng cho DHTT Khá HS 3.95 0.663 dễ sử dụng 2 CBQL, GV 3.92 0.590 Khá 364
  6. Đối tượng Mức đạt TT Nội dung ĐTB ĐLC khảo sát được Có không gian phù hợp để dạy Khá HS 3.58 0.747 và học trực tuyến Được hỗ trợ kịp thời khi có sự CBQL, GV 3.71 0.696 Khá 3 cố kỹ thuật trong quá trình dạy HS 3.97 0.678 Khá học Kết quả ở bảng 1 cho thấy ĐTB của các điều kiện DHTT dao động từ 3.58 đến 3.97, ứng với mức khá. Đồng thời độ lệch chuẩn không quá cao (từ 0.590 đến 0.747) cho thấy sự thống nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát về nền tảng DHTT là khá dễ sử dụng và vấn đề hỗ trợ kỹ thuật trong DHTT là khá kịp thời. Số liệu cũng cho thấy không gian để dạy và học trực tuyến của GV và HS là khá phù hợp. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện hoạt động DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức. 3.2.2 Thực trạng về hoạt động dạy trực tuyến của giáo viên Thực trạng về hoạt động dạy trực tuyến của GV được thể hiện thông qua các số liệu ở bảng 2 như sau: Bảng 2. Ý kiến của CBQL, GV, HS về thực trạng hoạt động dạy trực tuyến của GV Đối tượng Mức đạt TT Nội dung ĐTB ĐLC khảo sát được CBQL, GV cung cấp tài liệu học tập kịp 3.91 0.290 Khá 1 GV thời trên hệ thống phần mềm HS 3.91 0.632 Khá CBQL, GV xây dựng mục tiêu, nội dung 3.65 0.511 Khá 2 GV dạy học rõ ràng, dễ hiểu HS 3.91 0.632 Khá CBQL, GV dạy học đảm bảo khối lượng 4.00 0.656 Khá 3 GV kiến thức như khi học trực tiếp HS 3.51 0.923 Khá CBQL, 3.59 0.744 Khá 4 GV quản lý lớp học tốt GV HS 3.69 0.777 Khá GV tổ chức tốt các hoạt động học CBQL, 3.91 0.601 Khá 5 tập làm tăng tương tác, tạo hứng GV thú, kích thích HS nỗ lực học tập HS 3.54 0.909 Khá GV nhiệt tình hướng dẫn phương CBQL, 3.80 0.503 Khá 6 pháp học tập, hỗ trợ, giải đáp các GV thắc mắc của HS HS 3.68 0.898 Khá GV thực hiện tốt việc giao và CBQL, 3.85 0.662 Khá 7 kiểm tra kết quả làm bài tập về GV nhà của HS HS 3.68 0.715 Khá 365
  7. Đối tượng Mức đạt TT Nội dung ĐTB ĐLC khảo sát được GV tổ chức kiểm tra, đánh giá các CBQL, 3.95 0.689 Khá 8 nội dung phù hợp chương trình GV học và năng lực HS HS 3.63 0.774 Khá GV thực hiện đa dạng các hình CBQL, 3.83 0.414 Khá 9 thức kiểm tra, đánh giá trong quá GV trình DHTT HS 3.92 0.655 Khá GV khách quan, công bằng trong CBQL, 4.06 0.240 Khá 10 quá trình kiểm tra, đánh giá trực GV tuyến kết quả học tập của HS HS 3.97 0.671 Khá Thông qua các số liệu ở bảng 2, tác giả nhận thấy các nội dung trong hoạt động dạy trực tuyến của GV đều được CBQL, GV và HS thống nhất ý kiến đánh giá ở mức độ khá. Các nội dung gồm: “GV cung cấp tài liệu học tập kịp thời trên hệ thống phần mềm”, “GV xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học rõ ràng, dễ hiểu”, “GV quản lý lớp học tốt”, “GV thực hiện tốt việc giao và kiểm tra kết quả làm bài tập về nhà của HS”, “GV tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung phù hợp chương trình học và năng lực HS”, “GV thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình DHTT”, “GV khách quan, công bằng trong quá trình kiểm tra, đánh giá trực tuyến kết quả học tập của HS” có ĐTB dao động từ 3.51 đến 4.06 và ĐLC trong các trường hợp không quá cao (từ 0.240 đến 0.777) thể hiện sự thống nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Tuy nhiên, ĐLC trong đánh giá của HS khá cao ở các nội dung “GV dạy học đảm bảo khối lượng kiến thức như khi học trực tiếp” (ĐLC là 0.923), “GV tổ chức tốt các hoạt động học tập làm tăng tương tác, tạo hứng thú, kích thích HS nỗ lực học tập” (ĐLC là 0.909) và “GV nhiệt tình hướng dẫn phương pháp học tập, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của HS” (ĐLC là 0.898). Điều này có thể nhận định rằng tùy vào năng lực học tập của các đối tượng HS khác nhau mà có những sự nhận định khác nhau về hiệu quả của nội dung cũng như phương pháp dạy học của GV. Dù vậy, các yếu tố trên cũng cần được quan tâm xem xét để làm tăng hiệu quả DHTT cho tất cả các đối tượng HS nói chung, đảm bảo tỉ lệ HS được thụ hưởng những kết quả tốt nhất của hoạt động dạy ngày một nâng lên. 3.2.3. Thực trạng về hoạt động học trực tuyến của học sinh Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ đạt được các nội dung của hoạt động học trực tuyến của HS trường THPT Võ Minh Đức được thể hiện trong bảng 3 như sau: Bảng 3. Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng hoạt động học trực tuyến của HS Đối tượng Mức đạt TT Nội dung ĐTB ĐLC khảo sát được 1 CBQL, GV 3.21 0.621 Trung bình 366
  8. Đối tượng Mức đạt TT Nội dung ĐTB ĐLC khảo sát được HS có kế hoạch học tập rõ ràng, xác định được mục tiêu và kết quả cần HS 3.54 0.791 Khá đạt được HS tham gia đầy đủ các giờ học CBQL, GV 3.59 0.632 Khá 2 trực tuyến HS 3.47 0.721 Khá HS hứng thú học tập, tích cực CBQL, GV 3.18 0.605 Trung bình 3 tương tác với GV và HS khác trong lớp học HS 3.35 0.765 Trung bình HS chủ động tìm kiếm thêm thông CBQL, GV 3.58 0.583 Khá 4 tin, tài liệu từ nguồn internet để phục vụ việc học trực tuyến HS 3.49 0.704 Khá HS nghiêm túc, trung thực trong CBQL, GV 2.88 0.814 Trung bình 5 quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả qua hình thức trực tuyến HS 3.16 1.050 Trung bình Bảng 3 cho thấy các nội dung của hoạt động học trực tuyến của HS được các đối tượng tham gia khảo sát là CBQL, GV và HS đánh giá đạt ở mức khá bao gồm: + “HS tham gia đầy đủ các giờ học trực tuyến”: Đánh giá của CBQL, GV với ĐTB là 3.59, ĐLC là 0.632; Đánh giá của HS với ĐTB là 3.47, ĐLC là 0.721. + “HS chủ động tìm kiếm thêm thông tin, tài liệu từ nguồn internet để phục vụ việc học trực tuyến”: Đánh giá của CBQL, GV với ĐTB là 3.58, ĐLC là 0.583; Đánh giá của HS với ĐTB là 3.49, ĐLC là 0.704. Có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL, GV với HS trong đánh giá nội dung “HS có kế hoạch học tập rõ ràng, xác định được mục tiêu và kết quả cần đạt được” như sau: Đánh giá của CBQL, GVvới ĐTB là 3.21, ĐLC là 0.621 đạt ở mức trung bình còn đánh giá của HS với ĐTB là 3.54, ĐLC là 0.791 đạt ở mức khá. Tuy nhiên, một số nội dung của hoạt động học trực tuyến của HS chỉ được các đối tượng tham gia khảo sát là CBQL, GV và HS đánh giá đạt ở mức trung bình bao gồm: + “HS hứng thú học tập, tích cực tương tác với GV và HS khác trong lớp học”: Đánh giá của CBQL, GV với ĐTB là 3.18, ĐLC là 0.605; Đánh giá của HS với ĐTB là 3.35, ĐLC là 0.765. + “HS nghiêm túc, trung thực trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả qua hình thức trực tuyến”: Đánh giá của CBQL, GV với ĐTB là 2.88, ĐLC là 0.814; Đánh giá của HS với ĐTB là 3.16, ĐLC khá lớn là 1.050. Như vậy, yếu tố tương tác trong việc học trực tuyến của HS và việc thực hiện quy định kiểm tra đánh giá trực tuyến của HS chưa được tốt như mong muốn. 3.4. Thực trạng hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến 367
  9. Kết quả khảo sát ý kiến CBQL, GV và HS về thực trạng hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến ở trường THPT Võ Minh Đức được trình bày ở bảng 4 sau đây: Bảng 4. Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng hiệu quả hoạt động DHTT Đối tượng Mức đạt TT Nội dung ĐTB ĐLC khảo sát được GV và HS hoàn thành chương trình CBQL, 3.76 0.466 Khá 1 dạy học theo phân phối chương trình GV trong bối cảnh dịch bệnh HS 3.87 0.632 Khá CBQL, HS nâng cao kỹ năng tự học trong 3.44 0.611 Khá 2 GV học trực tuyến HS 3.61 0.722 Khá CBQL, Trung 3.38 0.627 Hiệu quả chung của hoạt động GV bình 3 DHTT Trung HS 3.38 0.707 bình Bảng 4 cho thấy các nội dung về hiệu quả của hoạt động DHTT được các đối tượng tham gia khảo sát là CBQL, GV và HS đánh giá đạt ở mức khá bao gồm: “GV và HS hoàn thành chương trình dạy học theo phân phối chương trình trong bối cảnh dịch bệnh”, “HS nâng cao kỹ năng tự học trong học trực tuyến” với ĐTB dao động từ 3.44 đến 3.87. ĐLC thấp, dao động từ 0.446 đến 0.722 cho thấy sự thống nhất trong đánh giá của các đối tượng khảo sát. Tuy nhiên, nội dung “Hiệu quả chung của hoạt động DHTT” chỉ được các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá đạt ở mức trung bình: Đánh giá của CBQL, GV với ĐTB là 3.38, ĐLC là 0.627; Đánh giá của HS với ĐTB là 3.38, ĐLC là 0.707. 4. Đánh giá chung 4.1. Ưu điểm Nhìn chung, trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, hoạt động DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương được triển khai thực hiện trong học kì 1 năm học 2021 – 2022 với những thuận lợi về các điều kiện DHTT. GV thể hiện ở mức độ khá tốt về năng lực dạy trực tuyến thông qua nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức lớp học trực tuyến. Hầu hết HS đảm bảo chuyên cần đối với các giờ học trực tuyến, có các kỹ năng khai thác các thông tin trên internet để phục vụ việc học. 4.2. Hạn chế Hoạt động DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương cũng có một số điểm hạn chế như: HS chưa biết xây dựng kế hoạch học tập; Ý thức tự học còn thấp; Mặc dù GV đã nhiệt tình, tích cực hỗ trợ và áp dụng các biện pháp để làm tăng hứng thú học tập của HS nhưng HS vẫn chưa hứng thú cao trong các giờ học trực tuyến; HS chưa nghiêm túc, trung thực khi kiểm tra, đánh giá 368
  10. bằng hình thức trực tuyến dẫn đến kết quả kiểm tra, đánh giá có thể sai lệch so với thực tế. Theo đó, kết quả đánh giá chung về hiệu quả DHTT chỉ mới ở mức trung bình. Nguyên nhân: Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số nguyên nhân của hạn chế trên như sau: GV có kỹ năng DHTT tuy nhiên đa số chỉ ở mức độ khá, chưa thành thạo trong sử dụng các phần mềm hỗ trợ DHTT nhằm kích thích sự hứng thú học tập của HS. Nội dung bài giảng đáp ứng nội dung dạy học nhưng ít liên hệ thực tế, hình thức bài giảng trực tuyến chưa thật sự sinh động và hấp dẫn HS. GV có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của HS nhưng chưa có sự vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp. HS tiếp xúc với các thiết bị điện tử có kết nối mạng internet là điều kiện thuận lợi cho HS tham gia vào các hoạt động trên mạng như chơi game online, mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, … dẫn đến không tập trung vào tiết học, sao nhãng việc học và hiệu quả học tập không cao. 5. Kết luận Bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành giáo dục, tác giả đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt động DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, hoạt động DHTT còn nhiều hạn chế, kết quả chưa đạt như mong muốn. Trên cơ sở thực trạng trên, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DHTT tại trường THPT Võ Minh Đức, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Hiệu trưởng phải có kế hoạch đầu tư mua sắm hệ thống phần mềm DHTT, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hiện có đảm bảo cho GV và HS truy cập, khai thác sử dụng các chức năng của hệ thống phần mềm DHTT để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến; Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV về năng lực DHTT và khuyến khích tự đào tạo; Tăng cường công tác thao giảng, dự giờ trực tuyến để góp phần nâng cao chất lượng DHTT cho GV; Hoàn thiện nội quy DHTT nhằm quản lý tốt giờ lên lớp của GV và HS; Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ HS nhằm giáo dục ý thức tự học cho HS, quản lý nề nếp học trực tuyến của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHTT./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. (2021, 02 01). Retrieved from Báo điện tử Đảng Cộng sản Đảng Cộng sản Việt Nam: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn 12. Aleksandar Janjikj, Ana Madevska Bogdanova, Vladimir Trajkovik. (2021). The main challenges of online lecturing from teachers perspective. Skopje: "Ss. Cyril and Methodius" University. 369
  11. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. 14. Chu Cẩm Thơ. (2021). Yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với nội dung dạy học trực tuyến ở trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 89-93. 15. Lê Văn Toán, Trương Thị Diễm. (2020). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến trong giáo dục đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Giáo dục, 33 - 36. 16. Matthew N. O. Sadiku, Philip O. Adebo, and Sarhan M. Musa. (2018). Online Teaching and Learning. International Journals of Advanced Research in Computer Science and Software Engineering, 73-75. 17. Nguyễn Lâm Đức, Lê Minh Thanh Châu. (2020). Tổ chức dạy học trực tuyến môn Vật lí theo mô hình lớp học đảo ngược ở trường trung học phổ thông. Tạp chí giáo dục, 138-142. 18. Nguyễn Thị Tuyến. (2021). Ưu điểm và hạn chế của hoạt động dạy học trực tuyến trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, 22-24. 19. Roy Y. Chan, K. B. (2021). Online Teaching and Learning in Higher Education during COVID-19. London: Routledge. 20. Trịnh Văn Biều. (2012). Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến (E-learning). Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 86-90. 370
  12. CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING THU HÚT NGƯỜI HỌC TRONG CÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC NGOÀI CÔNG LẬP Nguyễn Thị Mộng Dung, HVCH Khoa Quản lí giáo dục, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Quốc tế hóa và cạnh tranh đang trở thành xu hướng chung trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và giáo dục không nằm ngoài xu hướng tất yếu này. Đặc biệt, trong các tổ chức giáo dục ngoài công lập, sự cạnh tranh càng thể hiện tính khốc liệt. Để cạnh tranh, các tổ chức liên tục đưa ra những chương trình học hấp dẫn nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất và khi đó, khách hàng càng có thêm nhiều lựa chọn. Để thu hút người học và đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh, các tổ chức luôn không ngừng đưa ra những chiến lược Marketing nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu, mở rộng mạng lưới khách hàng mục tiêu, tăng lượng khách hàng tiềm năng. Và Digital marketing những năm gần đây nổi lên như một công cụ tối ưu vì kết quả mang đến nhanh chóng, rõ ràng và chi phí thấp. Bài viết tập trung phân tích những chiến lược Digital marketing nhằm thu hút người học trong các tổ chức giáo dục ngoài công lập. Key words: Digital marketing, chiến lược Digital marketing, thu hút người học, tổ chức giáo dục ngoài công lập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nếu trước đây, rất ít người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghĩ đến khái niệm “khách hàng” và lại càng ít bàn đến chuyện “lợi nhuận” mang lại từ lĩnh vực này thì nay tư duy đó đã có những biến đổi mạnh mẽ trong xu hướng toàn cầu hóa. Xem giáo dục là một dịch vụ đặc biệt và phụ huynh/ học sinh như khách hàng là một tư duy phổ biến trong các tổ chức giáo dục tư nhân nói chung và ở các trường quốc tế nói riêng. Nếu việc đảm bảo được chất lượng giáo dục mang tính quyết định đối với ngành Giáo dục và Đào tạo thì việc không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục lại là yếu tố “sống còn” đối với các trường quốc tế hiện nay. Để cạnh tranh, các trường liên tục đưa ra những chương trình học hấp dẫn nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất và khi đó, phụ huynh càng có thêm nhiều lựa chọn. Theo đó, các trường quốc tế tại Việt Nam những năm gần đây liên tục chịu sức ép bởi áp lực tuyển sinh và giữ chân người học. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản trị giáo dục là làm sao có thể cạnh tranh với các trường khác để thu hút người học tiềm năng, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh trong bối cảnh tự chủ giáo dục, đồng thời quảng bá hình ảnh thương hiệu của trường tới các khách hàng trong nước cũng như ra thế giới. Giải pháp cho vấn đề này chính là cần phải có chiến lược Marketing trong tuyển sinh. Tại Việt Nam, khi mà các trường công lập chưa chú trọng việc quảng bá hình ảnh, thì sự cạnh tranh của các tổ chức giáo dục tư nhân đang trên đà khốc liệt với sự ra đời ngày càng nhiều của các trường tư thục liên cấp và trường quốc tế liên cấp. Các trường đã tận dụng tối ưu thành quả của công nghệ 4.0 trong tiếp cận thị trường và thu hút người học. Những năm gần đây, tiếp thị điện tử đã nhanh chóng thay thế 371
  13. tiếp thị truyền thống trở thành trụ cột trong chiến lược thu hút người học tiềm năng, trở thành một phần chiến lược quan trọng cho mọi hoạt động của các tổ chức giáo dục tư nhân. Bài viết tập trung phân tích những công cụ digital marketing trong tuyển sinh nhằm thu hút khách hàng mục tiêu là người học hoặc phụ huynh. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận về digital marketing và chiến lược digital marketing trong các tổ chức giáo dục ngoài công lập. Nội dung: Các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến digital marketing và chiến lược digital marketing trong giáo dục. Cách thức thực hiện: Nghiên cứu và tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phân loại và hệ thống hóa những nội dung trên làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. 2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Mục đích: xây dựng cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu, Nội dung: Các tạp chí và báo cáo khoa học liên quan đến digital marketing và chiến lược digital marketing trong giáo dục Cách thức thực hiện: Phân tích: nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chi tiết tìm hiểu sâu hơn về digital marketing và chiến lược digital marketing trong giáo dục. Tổng hợp: hệ thống và liên kết những thông tin đã được phân tích để xây dựng hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về digital marketing và chiến lược digital marketing trong giáo dục. 3. Khái quát về Marketing trong Giáo dục 3.1. Thị trường giáo dục và cạnh tranh trong giáo dục 3.1.1. Thị trường giáo dục Trên thế giới, thị trường giáo dục đã xuất hiện từ lâu và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các tổ chức giáo dục. Các nghiên cứu cho thấy, thị trường giáo dục là phương tiện tuyệt vời để thực hiện các mục tiêu của giáo dục ở cả hai khía cạnh: đáp ứng nhu cầu cá nhân và ảnh hưởng xã hội. Thị trường giáo dục được phân chia thành nhiều loại: Theo bậc học, theo tính chất sở hữu (trường công, trường tư), Theo quy mô (Địa phương, khu vực, trong nước, quốc tế. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, thị trường giáo dục và dịch vụ giáo dục phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Viện nghiên cứu CATO dựa trên khái niệm thị trường và thực tiễn phát triển của thị trường giáo dục đã đưa ra khái niệm về thị trường giáo dục “ Thị trường giáo dục như là một hệ thống cung cấp quyền tự do cho người sản xuất và tiêu dùng để họ tự nguyện liên kết với nhau cũng như cung cấp những kích thích để khuyến khích các gia đình trở thành những người tiêu dùng tích cực, các nhà giáo đổi mới, kiểm soát giá cả và mở rộng các dịch vụ của mình. Đó là một hệ thống, trong đó các các trường học có thể cung cấp quá trình dạy học cho bất kỳ môn học nào, sử dụng bất kỳ phương pháp nào mà các gia đình sẵn sàng chi trả cho nó”. 372
  14. 3.1.2. Cạnh tranh trong giáo dục Thị trường giáo dục ngày càng phát triển mạnh mẽ, một mặt do sản phẩm của giáo dục và sự trao đổi mua bán ngày càng gia tăng, một mặt là sự đầu tư và hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức giáo dục. Tuy nhiên thị trường giáo dục phức tạp và có nhiều tính chất riêng biệt, đặc thù. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, thị trường giáo dục tạo cơ hội cho sự cạnh tranh và phát triển của các tổ chức giáo dục, quyền được lựa chọn dịch vụ giáo dục chất lượng cao. 3.2. Khái niệm marketing trong giáo dục Theo Kotler & Fox (1985) “Marketing là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các chương trình được xây dựng, thiết kế một cách cẩn thận nhằm hướng đến sự trao đổi tự nguyện các giá trị với thị trường mục tiêu để đạt được mục tiêu của tổ chức” Như vậy, Marketing giáo dục được hiểu là một sự trao đổi giá trị hàng hóa và dịch vụ giữa nhà trường và cộng đồng thông qua quá trình phân tích, áp dụng, kiểm soát cẩn thận theo chương trình được thiết kế sẵn có tính đến giá cả/ chi phí, hiệu quả nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang lại lợi ích cho tổ chức giáo dục. 3.3. Vai trò của marketing trong giáo dục Khi xem giáo dục là một thị trường thì việc việc vận dụng marketing dịch vụ vào trong giáo dục là điều tất yếu. Trong những năm gần đây những thay đổi lớn trong chính sách, quản trị, cấu trúc của giáo dục diễn ra trên toàn thế giới. Môi trường giáo dục có nhiều thay đổi, tư nhân hóa, đa dạng hóa, quốc tế hóa đang trở thành xu hướng và cạnh tranh trong giáo dục phổ biến toàn cầu. Vì thế, việc vận dụng marketing dịch vụ vào quản lý, điều hành tại các cơ sở giáo dục có ý nghĩa thiết thực và rất cần thiết. Chiến lược marketing giống như một chiếc xe đẩy giúp các tổ chức giáo dục thu hút thêm sự chú ý từ cộng đồng và từ đó có thêm khách hàng, thêm lợi nhuận. Đây là công cụ để giúp các cơ sở giáo dục hoạch định chiến lược cạnh tranh, quản bá thương hiệu, thu hút người học. Tuy nhiên, xu hướng xã hội đang ngày càng thay đổi, mô hình marketing với các công cụ truyền thống cũng đang dần bị thay thế bởi mô hình marketing mới- Digital Marketing. So với các công cụ marketing truyền thống, digital marketing đang là phương án tối ưu mang lại hiệu quả cao hiện nay. Ngành giáo dục đang trải qua giai đoạn bùng nổ lớn nhờ Internet và digital marketing. Có nhiều lý do khiến cho digital marketing ngày càng được ưa chuộng trong Marketing giáo dục Thứ nhất, trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, các chiến lược tiếp thị truyền thống không còn phù hợp để nhắm mục tiêu đến nhóm nhân khẩu học trẻ tuổi. Các cơ sở giáo dục phải sử dụng các kênh kỹ thuật số nếu họ muốn truyền tải thông điệp của mình tới một lượng lớn khách hàng là học sinh và phụ huynh. Thứ hai, trong những năm gần đây, giáo dục đã có nhiều đổi mới từ nội dung đến hình thức. Phụ huynh có xu hướng tìm kiếm môi trường cho con em được phát triển 373
  15. toàn diện từ thể chất đến tinh thần, được tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến và môi trường học đường chất lượng cao. Từ đó tạo nhiều lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức giáo dục ngoài công lập hoặc trường liên cấp, trường quốc tế. digital marketing là kênh quảng bá thương hiệu và tiếp thị thương hiệu rộng rãi nhất, giúp cơ sở giáo dục tiếp cận được một số lượng khách hàng lớn mà không bị giới hạn về thời gian hay không gian. Thứ ba, digital marketing giúp cho các cơ sở giáo dục phân tích được những thông tin cung - cầu của thị trường giáo dục, thông tin về các đối thủ cạnh tranh và các chiến lược của các đối thủ, đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường . Thứ tư, digital marketing giúp tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo cho các cơ sở giáo dục. So với các phương thức marketing truyền thống thì Digital Marketing có mức chi phí thấp hơn nhiều kèm theo kết quả nhanh chóng và tính hiệu quả có thể đo lường được. Thứ năm, digital marketing giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh và chính xác hơn trong lĩnh vực giáo dục, giúp cho các trường xác định, phân tích thị trường mục tiêu, tìm hiểu những mong muốn của khách hàng, dễ dàng giúp các tổ chức giáo dục mở rộng thị trường mục tiêu. Các công cụ Digital Marketing giúp người dùng đánh giá chính xác các thông số về sự quan tâm của khách hàng , xác định nhu cầu theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền… , đo lường được mức độ quan tâm và hành vi cụ thể của khách hàng, dễ dàng chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu sang khách mua hàng/ dịch vụ. 4. Chiến lược digital marketing thu hút người học trong các tổ chức giáo dục ngoài công lập 4.1 Tận dụng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng Mạng xã hội đang dần chứng tỏ vị thế thống trị trong digital marketing. Nó luôn kiểm chứng là công cụ hiệu quả và được ưa chuộng hàng đầu. Trong báo cáo Digital 2021: global overview report cho thấy tính đến tháng 1/2021, số người sử dụng internet là 4,66 tỉ người và số người dùng mạng xã hội là 4,2 tỉ người (Hootsuite, 2021). Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… là những nền tảng phổ biến và được sử dụng phổ biến trong marketing ngành giáo dục hiện nay. Theo thống kê đến tháng 1/2020 Việt Nam có số người sử dụng Internet lên đến 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân); số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân). Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là một trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh, thiếu niên chiếm tỷ lệ khá lớn (Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, 2020). Không chỉ để giải trí, mạng xã hội còn đem lại nhiều lợi ích trong công việc. Mạng xã hội đang được mọi người sử dụng nhiều nhất bao gồm Facebook (90%), Youtube (89%), Zalo (74%), FB Messenger (74%), Instagram (74%)… (Hootsuite, 2021). Theo thống kê của Facebook: • 98.7% lượng người dùng sử dụng điện thoại di động để truy cập Facebook 374
  16. • quảng cáo của Facebook có thể tiếp cận tới 61 triệu người • Quảng cáo của Facebook có thể tiếp cận tới 79% lượng dân số trên 13 tuổi. • Tỷ lệ tương tác trung bình của một bài đăng Facebook là 4% (bất kì hình thức nào). Cụ thể, bài đăng dưới dạng video chiếm tỷ lệ cao nhất: 9.86%, sau đó đến dạng bài ảnh và link, lần lượt là 4.29% và 4.28%. Cuối cùng là bài chia sẻ trạng thái với 1.17%. Tận dụng tốt sự phủ sóng rộng rãi của mạng xã hội, các tổ chức giáo dục sẽ tạo ra được mạng lưới khách hàng mục tiêu vô cùng rộng lớn. 4.2 Tiếp thị thông qua video Với lợi thế dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem, video là một trong những cách marketing mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Theo một báo cáo của Hubspot (2020), có hơn 50% người dùng Internet muốn xem video về thương hiệu mình đang tìm hiểu hơn là các cách marketing khác. Do đó, các đơn vị giáo dục thường xuyên đăng tải những video về cuộc sống học đường sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, phụ huynh tiềm năng. Nội dung video có thể có nhiều dạng khác nhau như video giới thiệu về trường, video về sự kiện, hoạt động của trường, phỏng vấn chuyên gia, giáo viên hoặc cựu học sinh, v.v. 4.3. Khuyến khích học sinh, phụ huynh để lại đánh giá trực tuyến Trong báo cáo Local Consumer Review Survey 2022 của Brightlocal chỉ ra rằng, số lượng người đọc đánh giá trước khi tiến hành mua sản phẩm/ dịch vụ nhiều hơn bao giờ hết. 77% khách hàng được khảo sát nói rằng họ luôn luôn đọc đánh giá khi mua hàng và 89% người tiêu dùng nói rằng đánh giá trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hoặc mua dịch vụ của họ (Brightlocal, 2022). Đó là lý do các đánh giá trực tuyến là một phần không thể thiếu trong tất cả các chiến lược marketing ngành giáo dục. Đối với những khách hàng mới, đánh giá của những cựu học sinh hay học sinh hiện tại giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng dạy và học, chất lượng dịch vụ của một ngôi trường. Giáo dục là một dịch vụ kinh nghiệm, hiệu quả của nó chỉ có thể được đánh giá sau khi tiêu dùng. Thế nên những đánh giá tích cực sẽ tách động rất lớn đến quyết định của học sinh hay phụ huynh mới. 4.4. Sử dụng thông tin, hình ảnh của học sinh có thành tích cao. Ngày nay, không khó tìm thấy những quảng cáo của các trường mà nội dung quảng cáo nói về thành tích của học sinh hiện tại hoặc cựu học sinh. Những trường tư thục, hoặc trường quốc tế hiện nay thường tận dụng kênh truyền thông từ học sinh hoặc cựu học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi uy tín của Việt Nam hoặc thế giới. Thành tích này như một nguồn thông tin uy tín và bảo chứng cho chất lượng giảng dạy tại trường. Hoặc tận dụng tầm ảnh hưởng của các bậc phụ huynh là người nổi tiếng như một cách marketing. 4.5. Tiếp thị thông qua di động Theo khảo sát của Statista, có khoảng 61,3 triệu smartphone đang được sử dụng tại Việt Nam và nằm trong top 10 quốc gia có số lượng smartphone cao nhất thế giới (Statista, 2021). Tần suất sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt đã có sự tăng 375
  17. trưởng đáng kể vào năm 2020. Cụ thể thời gian trung bình mỗi ngày sử dụng gia tăng 25% từ 4 giờ/ngày lên 5,1 giờ/ngày (QandMe, 2020). Vì thế, nếu các trường muốn tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu thì cần định hướng các chiến lược marketing của mình thân thiện với thiết bị di động. 4.6. Phát video trực tiếp trên các mạng xã hội để mở rộng tương tác Một nghiên cứu của Livestream.com và New York Magazine (2020), 80% người thích xem video trực tiếp từ một thương hiệu hơn là đọc blog, 82% người thích video trực tiếp từ một thương hiệu hơn các bài đăng trên các trang mạng xã hội. Nắm bắt xu hướng, các trường học gần đây thường phát trực tiếp các buổi hội thảo, tư vấn tuyển sinh hoạc talkshow với chuyên gia, người nổi tiếng. Một video phát trực tiếp có thể thu hút hàng trăm triệu người xem và tương tác. Khi các chuyên gia chia sẻ trực tiếp về dịch vụ và giải đáp những thắc mắc trực tiếp, cùng với uy tín của chuyên gia, người nổi tiếng trong mắt người dùng, thì khả năng cao thu hút thêm nhiều khách hàng mục tiêu và củng cố quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng. 4.7. Cung cấp đa dạng các ứng dụng học tập Việc tìm cách học hoặc truy cập tài liệu và các khóa học trực tuyến đang thật sự bùng nổ. Do đó, để thu hút khách hàng là học sinh, phụ huynh mới thì các tổ chức giáo dục thường giới thiệu các ứng dụng học trực tuyến với hình thúc trải nghiệm ngắn hạn và miễn phí. Các ứng dụng này thường mang đặc trưng riêng biệt của tổ chức, vừa mang đến lợi ích cho người dùng vừa đóng vai trò như một công cụ marketing nhằm quảng bá thương hiệu. Đối với học sinh và khách hàng cũ, các ứng dụng này mang đến tiện ích cho khách hàng, giúp đơn vị giáo dục đa dạng hóa các sản phẩm. Có thể nói, các ứng dụng học tập trực tuyến là một phần cần phải có trong chiến lược marketing của một tổ chức giáo dục. 5. Kết luận Digital marketing đã và đang tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả giáo dục. Tại các nước phát triển Digital Marketing trong giáo dục đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác truyền thông quảng bá, các hoạt động marketing trong tuyển sinh và phát triển thương hiệu nhằm thu hút người học. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trong việc thu hút khách hàng của các tổ chức giáo dục tư nhân, đơn vị nào cũng chạy đua trong công cuộc mở rộng mạng lưới khách hàng mục tiêu, tăng lượng khách hàng tiềm năng và đưa thương hiệu bao phủ rộng rãi. Để làm được điều đó bắt buộc các tổ chức phải tìm được chiến lược marketing có hiệu quả nhanh chóng nhất, thông minh nhất, độc đáo nhất. Và digital marketing luôn là câu trả lời đầu tiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kotler, P. &.-H. (2002). Strategic Marketing for Educational Institutions. New Jersey: Upper Saddle 376
  18. 2. Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch (2020), Thực trạng tác động của Internet, thiết bị công nghệ đối với thanh, thiếu, nhi ở Việt Nam hiện nay 3. Đặng Thị Thanh Huyền (2014) Marketing trong giáo dục, Giáo trình dành cho học viên cao học Học viện quản lý giáo dục 4. Đinh Thị Thoa, Trần Hữu Hồng Bắc (2020). Xu hướng Marketing trong giáo dục ở các trường đại học trên thế giới. tạp chí Quản lý giáo dục, 6 (12), 36-40 5. Lê Quang (8/2015), Ứng dụng marketing giáo dục trong các trường đại học của Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 159, tháng 8/2015 6. Lê Phát Minh (2020). Tiếp Thị Giáo Dục 4.0 - Educational Marketing 4.0. Tp. HCM. NXB Đại Học Sư Phạm Tp.HCM. 7. Nguyễn Thị Minh Hà (2019). Digital Marketing ở một số quốc gia phát triển và việc áp dụng vào các cơ sở giáo dục của Việt Nam 8. Hootsuite, 2021, Digital 2021: global overview report 9. Brightlocal, 2022, Local Consumer Review Survey 2022 10. Statista (2021), Internet usage in Vietnam - statistics & facts 11. QandMe (2020), Vietnamese smartphone survey 12. Livestream.com (2020) ; New York Magazine (2020), Why a Live Streaming Strategy is a Must-Have for Marketing 377
  19. HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH CƠ KHÍ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẰNG NGHỀ VIỆT NAM – SINGAPORE Bùi Hoàng Phúc, Đại học Thủ Dầu Một Email: buihoangphucdnm@gmail.com TÓM TẮT Thời đại kinh tế thị trường, các nước có nền công nghiệp phát triển có xu hướng chuyển dịch công nghệ sản xuất, hoạt động sản xuất về các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động nhiệt huyết, có tiềm năng phát triển với chi phí vừa phải. Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế cũng là nơi nhận được sự dịch chuyển này nhờ nguồn lao động dồi dào, nhiệt huyết, có tinh thần học hỏi, đặc biệt là chi phí nhân sự cạnh tranh hơn các thị trường khác như Ấn Độ, Trung Quốc... Nhu cầu về lực lượng lao động chất lượng cao, có chuyên môn, có kỹ năng thực hành sản xuất đủ tốt để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, Bình Dương. Thực hiện nghiên cứu bằng nhiều phương pháp như nghiên cứu sản phẩm hoạt động của người học tại Trường, phỏng vấn lãnh đạo, giảng viên, học viên khoa Cơ khí... nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí của Trường. Cụ thể là hoạt động thực tập sản xuất tại Trường và thực tập sản xuất tại doanh nghiệp trong quá trình học tập tại Trường của học viên. Từ khóa: Cao đẳng nghề; Cơ khí; Giáo dục nghề nghiệp; Thực tập sản xuất. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện nay đang có sự chuyển dịch công nghệ sản xuất, hoạt động sản xuất từ các quốc gia có nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... sang các quốc gia có trình độ phát triển kém hơn nhưng có nguồn lao động dồi dào như Philippin, Indoneshia, Ấn Độ,... Ở Việt Nam sự chuyển dịch này đang diễn ra khá mạnh mẽ nhờ lực lượng lao động trẻ, có nhiệt huyết, có tinh thần học hỏi và nguồn chi phí cho nhân sự hợp lý hơn. Hội nhập Quốc tế làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động, nhưng cũng làm cho thị trường lao động mang tính quốc tế hóa rất cao. Chuyên môn của người lao động cần được nâng lên. Tính phức tạp và yêu cầu của công việc càng cao, mức độ cạnh tranh ở thị trường lao động, môi trường làm việc ngày càng gay gắt hơn, môi trường xã hội ngày càng phức tạp,… buộc năng lực của người lao động phải được phát triển. Điều đó đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đầu ra của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp... mà trong đó nhu cầu về kỹ năng thực hành sản xuất là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, năng lực của lao động nói chung chưa đáp ứng được kỳ vọng về trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất của các nước phát triển. Do đó, nhiều năm qua vấn đề đào tạo nhân sự có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao rất được Đảng và Nhà 378
  20. nước ta quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII năm 2021 của Đảng đã đề ra một trong những nhiệm vụ nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa đất nước phát triển bền vững, đó là việc nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực chất lượng cao là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Nghị quyết có đoạn viết: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Đại hội đảng XIII, 2021). Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore ra đời với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng nhiệm vụ trọng tâm của Trường vẫn xoay quanh việc tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Các ngành nghề đào tạo của Trường cũng mang tính thực hành cao như: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Nguội sửa chữa máy công cụ, Công nghệ ô tô, Quản trị mạng máy tính... nên hoạt động thực hành sản xuất luôn được sự quan tâm từ lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt, khoa cơ khí của Trường có các nghề như “Nguội sửa chữa máy công cụ” được xem là nghề trọng điểm Quốc gia và “Cắt gọt kim loại” là nghề trọng điểm Quốc tế... Theo tác giả Nguyễn Thị Ban “Mỗi một nghề đều được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là kiến thức nghề và kỹ năng thao tác nghề. Nghĩa là, người làm nghề nào cũng phải có năng lực hội đủ cả hai yếu tố ở trình độ nhất định” (Nguyễn Thị Ban, 2012). Với nghề cơ khí, đó chính là kiến thức về chuyên môn cơ khí và kỹ năng thực hành sản xuất. Như vậy, chương trình đào tạo nghề cơ khí cũng phải bao gồm 2 nhóm yếu tố trên mà trong thao tác thực hành sản xuất có chứa đựng cả kiến thức nghề nên muốn biết người học có được kiến thức và kỹ năng nghề hay không thì chỉ cần quan sát thao tác thực hành sản xuất của họ trong thực tiễn. Theo đó, việc thực tập sản xuất nên được dạy song song với chương trình lý thuyết tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghề của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và kỹ năng thực hành sản xuất đối với người học nghề cơ khí nói riêng. Tác giả tiến hành nghiên cứu “hoạt động sản xuất ngành cơ 379
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2