intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu ngày hội khoa học Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2021 và đề xuất kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Mỹ Tú – tỉnh Sóc Trăng; Dịch chiết nang trứng chín thúc đẩy quá trình chín sinh lý và phát triển phôi heo trinh sản; Đặc điểm sinh học của nấm lớn và quá trình nuôi cấy chìm các loài nấm;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 2

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN MỸ TÚ TỈNH SÓC TRĂNG Đặng Trung Thành Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung cần thiết để cung cấp cơ sở cho việc dự tính kế hoạch sử dụng đất của năm kế tiếp và tương lai. Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp vận dụng các quy định ngành kết hợp với khảo sát thực địa; thu thập xử lý thông tin, số liệu; tổng hợp đánh giá và trình bày kết quả. Các chỉ tiêu sử dụng đất chính trong kế hoạch năm 2022 được đề xuất bao gồm: (i) Đất nông nghiệp: 33.166,63 ha (giảm 293,58 ha so với hiện trạng năm 2021), chiếm 90,02% diện tích tự nhiên; (ii) Đất phi nông nghiệp là 3.678,43 ha (tăng 293,58ha so với năm 2021), chiếm 9,98% diện tích tự nhiên và (iii) Đất chưa sử dụng là: 0,0 ha, do đã được khai thác triệt để đưa vào sử dụng. Đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch sử dụng đất của huyện Mỹ Tú giúp địa phương xác định nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch phục vụ phát triển các ngành kinh tế và các công trình an sinh phúc lợi xã hội. Từ khóa: Đánh giá, hiện trạng sử dụng đất, huyện Mỹ Tú, kế hoạch sử dụng đất. 1. Giới thiệu Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá nhưng có hạn, việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này vào việc phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nước một cách khoa học và đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng. Việc lập KHSDĐ là một trong mười lăm nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 của Luật Đất đai hiện hành năm 2013 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Như vậy, biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch, kế hoạch. Để có được phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi thì việc phân tích, đánh giá được đầy đủ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là yêu cầu vô cùng cần thiết. Hiện nay, có một số nghiên cứu liên quan về đánh giá HTSDĐ và lập KHSDĐ, cụ thể như: Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), trong “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp để đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch, KHSDĐ huyện Thanh Oai đến năm 2020. Võ Tử Can (2004), trong nghiên cứu “Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai” bằng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, tác giả đã luận giải: Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng KT-XH thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Nguyễn Đình Bồng (2006), trong nghiên cứu, “Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai 279
  2. đoạn hiện nay”, cũng bằng phương pháp thu thập, tổng hợp, đánh giá tài liệu, kết quả đã lý giải: Quy hoạch, KHSDĐ là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức đất đai có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng có những kết quả nghiên cứu tương đồng: Quy hoạch, KHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế để phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường (Nguyễn Quốc Ngữ, 2006; Nguyễn Đắc Nhẫn, 2014; Tổng cục Quản lý đất đai, 2010). Huyện Mỹ Tú có vị trí nằm ở phía Tây tỉnh Sóc Trăng, bao gồm 08 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 36.845,06 ha, chiếm 11,1% tổng diện tích toàn tỉnh Sóc Trăng (UBND huyện Mỹ Tú (2020). Mỹ Tú hiện có 95.535 người, mật độ dân số bình quân 260 người/km2 (UBND huyện Mỹ Tú (2021). Mỹ Tú là huyện có tiềm năng về phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa chất lượng cao với các giống lúa có chất lượng gạo nổi tiếng được Thế giới biết đến như: ST24, ST25. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh của cả nước và vùng ĐBSCL, sử dụng đất biến động nhanh hàng năm cần phải quản lý chặt chẽ và lập kế hoạch khai thác sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế và phục vụ phúc lợi xã hội. Xuất phát từ thực tế và ý nghĩa trên, trong nghiên cứu này việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2021 được tiến hành thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho đề xuất xây dựng KHSDĐ năm 2022 huyện Mỹ Tú. 2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra thu thập thông tin thứ cấp: báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện, các tài liệu số liệu về quản lý sử dụng đất, các bài báo, đề tài NCKH liên quan,... Khảo sát thực địa vị trí các công trình dự án thực hiện được trong năm 2021, thu thập thông tin, nhu cầu sử dụng đất từ các xã - và thị trấn về các nhóm đất, loại đất, mục tiêu sử dụng đất hiện có trên địa bàn. Tham vấn các nhà quản lý và cán bộ chuyên môn ngành TN&MT huyện Mỹ Tú. Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, tổng hợp các bảng, biểu KHSDĐ theo phân loại sử dụng đất được quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ TN&MT. Bản đồ được trình bày bằng phần mềm MicroStation V8i. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và KT-XH ảnh hưởng đến KHSDĐ huyện Mỹ Tú 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên đất 280
  3. Huyện Mỹ Tú có vị trí nằm ven sông Quản lộ - Phụng Hiệp, điều kiện khí hậu, tài nguyên đất, nước thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Trung tâm huyện được đặt ở thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, nơi tập trung khá đông dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư, thương mại và dịch vụ phát triển. Nhìn chung, những ưu thế về vị trí địa lý đã tạo cho huyện Mỹ Tú nhiều lợi thế trong phát triển KT-XH và là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh. - Khí hậu: Huyện Mỹ Tú nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm từ 26,80C, cao nhất là 320C, nhiệt độ thấp nhất là 23,80C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.840mm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.372 giờ. Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4. Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và không có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý và khai thác sử dụng đất. - Địa chất, địa hình: Địa chất của huyện được hình thành bởi tầng địa chất chủ yếu là trầm tích mới. Độ sâu từ 0 – 20m phổ biến là đất sét pha thịt có độ dẻo cao, mềm và chịu lực kém. Độ sâu từ 20 - 21m là đất sét có độ dẻo trung bình và thấp, chịu lực tốt. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ 0,4 - 0,80 m, hướng dốc chính nghiêng từ Đông sang Tây, với 1/3 diện tích nằm ở vùng tương đối cao, tập trung chủ yếu ở các xã Phú Mỹ, Thuận Hưng, Mỹ Thuận. Phần diện tích còn lại nằm ở vùng trung bình đến thấp, tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Phước, Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Hương, Mỹ Tú và thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. - Tài nguyên đất: Theo kết quả Điều tra, đánh giá đất đai lần đầu tỉnh Sóc Trăng, trên địa bàn huyện Mỹ Tú có các nhóm và loại đất cụ thể như Bảng 1 sau: Bảng 1. Đặc điểm tài nguyên đất huyện Mỹ Tú Diện tích Tỷ lệ so Ký Diện tích TT Tên đất huyện với toàn hiệu toàn tỉnh Mỹ Tú tỉnh (%) I Đất cát C 8.801,0 - - 1 Đất cát giồng Cz 8.801,0 - - II Đất mặn M 73.037,6 529,2 0,7 2 Đất mặn sú vẹt, đước Mm 5.453,0 - - 3 Đất mặn nhiều Mn 4.572,6 - - 4 Đất mặn ít và trung bình M 63.012,1 529,2 0,8 III Đất phèn S 97.073,4 16.919,4 17,4 III.1 Đất phèn tiềm tàng 13.753,3 6.800,2 49,4 Đất phèn tiềm tàng nông, 5 Sp1M 4.811,5 3.628,1 75,4 mặn 6 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn Sp2M 8.941,8 3.172,1 35,5 281
  4. Diện tích Tỷ lệ so Ký Diện tích TT Tên đất huyện với toàn hiệu toàn tỉnh Mỹ Tú tỉnh (%) III.2 Đất phèn hoạt động 83.320,1 10.119,2 12,1 Đất phèn hoạt động nông, 7 Sj1M 64.019,8 9.647,7 15,1 mặn Đất phèn hoạt động sâu, 8 Sj2M 6.366,4 471,5 7,4 mặn 9 Đất phèn hoạt động nông Sj1 8.998,5 - - 10 Đất phèn hoạt động sâu Sj2 3.935,5 - - IV Đất Phù sa P 52.794,2 8.652,1 16,4 11 Đất phù sa glây Pg 1.206,6 - - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ 12 Pf 51.587,6 8.652,1 16,8 vàng V Đất lập liếp 49.452,0 7.465,6 15,1 13 Đất lập liếp N 49.452,0 7.465,6 15,1 Đất phi nông nghiệp 50.029,6 3.252,4 6,5 Tổng diện tích tự 11,1 nhiên 331.187,5 36.818,6 (*) Nguồn số liệu: Điều tra, đánh giá đất đai lần đầu tỉnh Sóc Trăng. (*) Số liệu tổng diện tích tự nhiên và các loại đất của huyện Mỹ Tú được trích nguyên theo nguồn. Nhóm đất phèn chiếm diện tích lớn nhất với 10.119,2ha (chiếm 17,4% diện tích đất phèn của tỉnh. Trong đó, chiếm đa số là đất phèn hoạt động), kế đến là đất phù sa chiếm 16,4%, đứng thứ ba là đất lập liếp (đất nhân tác) chiếm 15,1%. Về chất lượng đất, theo kết quả quan trắc một số chỉ tiêu chủ yếu trên địa bàn năm 2021 như sau: Giá trị pHKCl dao động trong khoảng 4,36 - 5,61 thuộc nhóm đất chua vừa đến chua nhẹ; Tỷ trọng của đất dao động trong khoảng 2,57 - 2,70g/cm3 thuộc nhóm đất giàu sét; Hàm lượng Kali dễ tiêu dao động trong khoảng 0,013 - 0,036% thuộc nhóm đất có hàm lượng kali trung bình; Hàm lượng Lân dễ tiêu dao động trong khoảng 0,011 - 0,047% thuộc nhóm đất có hàm lượng Lân từ trung bình đến giàu; Không phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, cũng như giá trị các thông số kim loại nặng như Cu, Cr, Pb, Cd, Zn, Hg trong đất đều rất thấp so với quy chuẩn cho phép. Nhìn chung chất lượng đất trên địa bàn huyện chưa bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp so với quy chuẩn cho phép. 3.1.2 Kinh tế - xã hội Khu vực Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ giá trị thực hiện năm 2021 là 597,25 tỷ đồng, đạt 100,04% kế hoạch. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên đất nông nghiệp và thủy sản là 145,16 triệu đồng/ha, so với kế hoạch là 145 triệu đồng/ha. 282
  5. - Nông nghiệp + Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện đạt 54.722 ha, đạt 97,89% KH năm; năng suất bình quân đạt 67,40 tạ/ha. Sản lượng 368.826 tấn, đạt 100,49% KH (so cùng kỳ diện tích xuống giống đạt 93,83%, và sản lượng đạt 101,45%). + Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng cây màu toàn huyện đạt 6.204 ha, đạt 100,06%KH (giảm 399 ha so cùng kỳ, nguyên nhân giảm chủ yếu là do giảm diện tích cây mía). + Cây ăn trái: Diện tích cây ăm trái 1.700 ha, đạt 100% KH (giảm 202 ha so cùng kỳ); Trong đó: có 591,5 ha trồng cây chất lượng cao, đạt 84,50% KH, diện tích còn lại là các loại cây ăn trái khác như xoài, mãng cầu, mít thái... Diện tích trồng cây ăn trái giảm là do nhiều vườn già cỗi, nhiễm bệnh cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao nông dân chuyển sang trồng tràm. + Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện là 27.191 con, đạt 101,19% KH. Đàn heo 20.116 con, đạt 101,6%KH. Tổng đàn gia cầm 725.400 con, đạt 103,63% KH. Tổng số nhà yến trên địa bàn huyện là 10 nhà, trong đó có 01 nhà nằm khu vực dân cư thuộc thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. + Lâm nghiệp: Diện tích trồng tràm hiện có 2.793 ha tập trung chủ yếu xã Hưng Phú và Long Hưng. Giá tràm hiện nay cũng thấp hơn so cùng kỳ 2 triệu đồng/1.300m2 khoảng 10 triệu đồng/công, lợi nhuận 5 triệu đồng/công sau 3 năm canh tác. + Thủy sản: Diện tích thủy sản toàn huyện 3.792 ha (tăng, đạt 102,49 % KH, tổng sản lượng 9.780 tấn. Trong đó: Diện tích nuôi tôm 102 ha (tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh), diện tích cá các loại 3.690 ha. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại Thực hiện năm 2021 là 597,25 tỷ đồng, đạt 100,04% so kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 5.221 tỷ đồng, đạt 100,04% kế hoạch. Hoàn thành điều tra cơ sở công nghiệp trên địa bàn, năm 2021 trên địa bàn huyện Mỹ Tú 174 hộ kinh doanh, tổ hợp tác, 04 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sử dụng 457 lao động tăng 02 hộ kinh doanh và 5 lao động so cùng kỳ 2020 - Dân số: Dân số của huyện Mỹ Tú năm 2021 là 95.535 người, trong đó, tỷ lệ người Kinh là: 75,54%; người Hoa: 1,59% và người Khmer: 22,87% (UBND huyện Mỹ Tú, 2021). Công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình của huyện Mỹ Tú gặp không ít khó khăn do đặc điểm vùng sâu, vùng nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đang xen. 3.2. Hiện trạng và kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2021 3.2.1 Kết quả thực hiện KHSDĐ năm trước 283
  6. Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Mỹ Tú được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt ngày 24 tháng 3 năm 2021 (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2021). Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đạt được như sau: - Có 8/49 công trình, dự án đã được triển khai thực hiện trong kế hoạch năm 2021 được duyệt. Kết quả thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch thực hiện được 1,23 ha, đạt 8,58%, trong đó: đất nông nghiệp là 1,04 ha và đất phi nông nghiệp là 0,19 ha. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất ở là 13,38 ha, thực hiện được 1,16 ha (trong đó: đất ở nông thôn đạt được 0,84 ha và đất ở đô thị là 0,32 ha), đạt 8,67% (trong đó: đất ở nông thôn đạt 19,28% và đất ở đô thị đạt 3,55%). Kết quả chuyển mục đích trong nội bộ đất nông nghiệp được duyệt là 449,87 ha, thực hiện được 3,70 ha đạt 0,82%, trong đó: Đất trồng lúa chuyển sang đất nông nghiệp khác là 2,43 ha và Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất nông nghiệp khác là 1,27 ha. Bảng 2: Danh mục các công trình đã thực hiện năm 2021 Loại Diện tích STT Danh mục dự án, công trình Địa điểm đất (ha) Xã Mỹ 1 Đất trang trại chăn nuôi NKH 3,70 Thuận Xã Mỹ 2 Mở rộng đường huyện 82 DGT 3,0 Phước 5,85 (DT Xã Mỹ 3 Lộ đal phía Bắc quản lộ Nhu Gia DGT tăng thêm Phước 0,04) 4 Đường chùa Đai Ta Suốt - bãi rác tỉnh DGT 0,63 Xã Phú Mỹ Đường dẫn Cầu Mai Văn Thời DGT 0,03 Xã Mỹ Tú 5 Xã Mỹ 6 Trụ Sở UBND xã Mỹ Hương TSC 0,65 Hương Trường mẫu giáo Mỹ Tú (điểm ấp Mỹ 7 DGD 0,13 Xã Mỹ Tú Hòa) Đường giao thông đến trung tâm xã 8 Mỹ Tú (đường huyện 86 đoạn đấu nối DGT 0,17 Xã Mỹ Tú lộ kênh 3 Cảnh) Ghi chú: (*) Tổng hợp từ điều tra - Có 6/49 công trình, dự án đề xuất bỏ ra khỏi KHSDĐ, do khả năng không thực hiện được trong năm kế hoạch tiếp theo và không còn phù hợp với tình hình thực tế. - Có 35/49 công trình, dự án đề nghị được chuyển tiếp sang KHSDĐ năm 2022 để tiếp tục thực hiện. 284
  7. Nhìn chung, số công trình, dự án đã thực hiện được trong năm kế hoạch 2021 còn thấp so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân do phân bổ nguồn vốn từ cấp tỉnh còn hạn chế, các thủ tục xin chủ trương và giải phóng mặt bằng kéo dài làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, do trong năm có nhiều khó khăn như: đại dịch Covid-19 kéo dài, tình hình kinh tế khó khăn, đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và làm giảm khả năng chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. 3.2.2 Hiện trạng và kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất Số liệu trong Bảng 3 cho thấy tương ứng với số lượng công trình, dự án thực hiện đạt thấp, các chỉ tiêu sử dụng đất cũng đạt rất thấp, cụ thể: - Nhóm đất nông nghiệp, chỉ đạt 2,78% diện tích theo kế hoạch. - Nhóm đất phi nông nghiệp tưng ứng, cũng chỉ đạt 2,78% diện tích theo kế hoạch. Bảng 3. Hiện trạng và kết quả thực hiện KHSDĐ đất năm 2021 Kế hoạch năm Kết Kế Thực So sánh 2021 được duyệt quả hoạch hiện KH/TH (QĐ 648) thực tăng tăng hiện Tăng Mục đích sử dụng (+), (+), TT Hiện Kế thực tế (+), So đất giảm giảm trạng hoạch năm giảm sánh (-) (-) (ha) (ha) 2021 (-) (%) (ha) (ha) (*) (*) (ha) (ha) (**) (**) (**) (**) (**) (9)=( (6)=( (7)=( (8)=( (1) (2) (3) (4) (5) 7)/(6) 4)-(3) 5)-(3) 6)-(7) *100 Tổng diện tích tự 36.845, 36.845 36.845 nhiên 06 ,06 ,06 - - 33.477, 33.369 33.474 1 Đất nông nghiệp 107,8 -3,00 104,8 2,78 14 ,30 ,14 4 4 22.557, 22.493 22.553 - - 1.1 Đất trồng lúa -4,30 6,71 53 ,43 ,23 64,11 59,81 Trong đó: Đất 22.557, 22.493 22.553 - - chuyên trồng lúa -4,30 6,71 53 ,43 ,23 64,11 59,81 nước Đất trồng cây 1.612,2 1.560, 1.611, - - 1.2 -0,41 0,80 hàng năm khác 5 79 84 51,46 51,05 Đất trồng cây lâu 6.363,9 6.379, 6.362, - 1.3 15,90 -1,99 17,89 năm 9 89 00 12,51 Đất rừng phòng 1.4 hộ Đất rừng đặc 1.5 269,60 269,60 269,60 dụng 2.425,0 2.073, 2.425, - - 1.6 Đất rừng sản xuất 7 73 07 351,3 351,3 285
  8. Kế hoạch năm Kết Kế Thực So sánh 2021 được duyệt quả hoạch hiện KH/TH (QĐ 648) thực tăng tăng hiện Tăng Mục đích sử dụng (+), (+), TT Hiện Kế thực tế (+), So đất giảm giảm trạng hoạch năm giảm sánh (-) (-) (ha) (ha) 2021 (-) (%) (ha) (ha) (*) (*) (ha) (ha) (**) (**) (**) (**) (**) (9)=( (6)=( (7)=( (8)=( (1) (2) (3) (4) (5) 7)/(6) 4)-(3) 5)-(3) 6)-(7) *100 4 4 Đất nuôi trồng 1.7 241,97 241,97 241,97 thuỷ sản 1.8 Đất làm muối Đất nông nghiệp 343,1 339,4 1.9 6,74 349,90 10,44 3,70 1,08 khác 6 6 Đất phi nông 3.367,9 3.475, 3.370, 107,8 104,8 2 3,00 2,78 nghiệp 2 76 92 4 4 2.1 Đất quốc phòng 105,78 102,15 105,78 -3,63 -3,63 2.2 Đất an ninh 1,73 1,730 1,73 Đất khu công 2.3 nghiệp 2.4 Đất khu chế xuất Đất cụm công 2.5 nghiệp Đất thương mại, 2.6 6,11 9,11 6,11 3,00 3,00 dịch vụ Đất cơ sở SX phi 2.7 3,64 8,08 3,64 4,44 4,44 nông nghiệp Đất sử dụng cho 2.8 hoạt động khoáng sản Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, 1.773,1 1.860, 1.774, 2.9 87,60 1,19 86,41 1,36 cấp tỉnh, cấp 0 71 29 huyện, cấp xã 2.9.1 Đất giao thông 503,32 522,42 504,38 19,10 1,06 18,04 5,55 1.225,7 1.264, 1.225, 2.9.2 Đất thuỷ lợi 38,56 38,56 7 33 77 Đất công trình 2.9.3 1,36 29,22 1,36 27,86 27,86 năng lượng Đất công trình 2.9.4 0,45 0,45 0,45 bưu chính VT Đất xây dựng cơ 2.9.5 1,06 1,41 1,06 0,35 0,35 sở văn hóa Đất xây dựng cơ 2.9.6 3,04 3,34 3,04 0,30 0,30 sở y tế 2.9.7 Đất xây dựng cơ 27,78 29,21 27,91 1,43 0,13 1,30 9,07 286
  9. Kế hoạch năm Kết Kế Thực So sánh 2021 được duyệt quả hoạch hiện KH/TH (QĐ 648) thực tăng tăng hiện Tăng Mục đích sử dụng (+), (+), TT Hiện Kế thực tế (+), So đất giảm giảm trạng hoạch năm giảm sánh (-) (-) (ha) (ha) 2021 (-) (%) (ha) (ha) (*) (*) (ha) (ha) (**) (**) (**) (**) (**) (9)=( (6)=( (7)=( (8)=( (1) (2) (3) (4) (5) 7)/(6) 4)-(3) 5)-(3) 6)-(7) *100 sở giáo dục-ĐT Đất xây dựng cơ 2.9.8 5,81 5,81 5,81 sở thể dục-TT Đất xây dựng cơ 2.9.9 sở KH&CN 2.9.1 Đất xây dựng cơ 0 sở DV xã hội 2.9.1 Đất chợ 4,48 4,49 4,48 0,01 0,01 1 Đất có di tích lịch 2.10 21,88 21,88 21,88 sử - văn hóa Đất danh lam 2.11 thắng cảnh Đất bãi thải, xử lý 2.12 26,83 26,83 26,83 chất thải Đất ở tại nông 2.13 558,35 562,71 559,19 4,36 0,84 3,52 19,28 thôn 2.14 Đất ở tại đô thị 33,79 42,81 34,11 9,02 0,32 8,70 3,55 Đất xây dựng trụ 121,2 2.15 12,69 13,23 13,34 0,54 0,65 -0,11 sở cơ quan 7 Đất XD trụ sở của 2.16 1,83 1,83 1,83 tổ chức sự nghiệp Đất xây dựng cơ 2.17 sở ngoại giao 2.18 Đất cơ sở tôn giáo 29,51 29,51 29,51 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, 2.19 33,00 33,00 33,00 nhà tang lễ, nhà hỏa táng Đất SX VLXD, 2.20 làm đồ gốm Đất sinh hoạt 2.21 2,34 2,34 2,34 cộng đồng Đất khu vui chơi, 2.22 0,12 2,62 0,12 2,50 2,50 giải trí công cộng 2.23 Đất tín ngưỡng 6,50 6,50 6,50 Đất sông, ngòi, 2.24 750,72 750,72 750,72 kênh, rạch, suối 287
  10. Kế hoạch năm Kết Kế Thực So sánh 2021 được duyệt quả hoạch hiện KH/TH (QĐ 648) thực tăng tăng hiện Tăng Mục đích sử dụng (+), (+), TT Hiện Kế thực tế (+), So đất giảm giảm trạng hoạch năm giảm sánh (-) (-) (ha) (ha) 2021 (-) (%) (ha) (ha) (*) (*) (ha) (ha) (**) (**) (**) (**) (**) (9)=( (6)=( (7)=( (8)=( (1) (2) (3) (4) (5) 7)/(6) 4)-(3) 5)-(3) 6)-(7) *100 Đất có mặt nước 2.25 chuyên dùng Đất phi nông 2.26 nghiệp khác 3 Đất chưa sử dụng Ghi chú: (*) Kế thừa kết kế hoạch SDĐ năm 2021 được duyệt, (**) Tổng hợp, tính toán. 3.2.3 Đánh giá chung * Mặt tích cực: - Danh mục công trình, dự án và chỉ tiêu sử dụng đất được tổng hợp đầy đủ, chi tiết trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các xã – thị trấn, các nhà đầu tư và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. - Nhìn chung, KHSDĐ năm 2021 của huyện đã tổ chức thực hiện đảm bảo đúng các quy định pháp luật về đất đai. * Những nội dung chưa thực hiện được: - Thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất: nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt thấp, nguyên nhân do số công trình hoàn thành các thủ tục đất đai và triển khai được 8/49 số công trình (đạt tỷ lệ 16,33% số công trình, dự án). - Chuyển mục đích sử dụng đất các dự án có qui mô diện tích lớn: việc chuyển mục đích sử dụng đất các dự án có qui mô diện tích lớn chưa được thực hiện, cụ thể như: Chuyển đổi diện tích đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã Mỹ Phước và xã Long Hưng sang đất các đất nông nghiệp khác và đất năng lượng để thực hiện dự án kêu gọi đầu tư nhằm phát triển KT-XH trên địa phương nhưng tính tới thời điểm hiện tại chưa thực được theo KHSDĐ năm 2021 được duyệt. - Tồn tại khác: khi xây dựng KHSDĐ năm 2021, có một số hạng mục công trình vào đưa kế hoạch để dự phòng và kêu gọi đầu tư, dẫn đến kết quả nhiều hạng mục chưa được thực hiện do thiếu nguồn kinh phí hoặc chưa có nhà đầu tư xúc tiến đầu tư vào danh mục dự án thu hút đầu tư. 3.3. Đề xuất kế hoạch sử dụng đất năm 2022 3.3.1 Đề xuất các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng đất 288
  11. Qua quá trình trao đổi, thống nhất với các ngành chức năng và UBND 9 xã – thị trấn về nhu cầu kế hoạch triển khai xây dựng các công trình, dự án có sử dụng đất. Trong KHSDĐ năm 2022 trên địa bàn huyện Mỹ Tú có tổng số 74 công trình, dự án (không bao gồm diện tích đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân). Trong đó, có: 35 công trình, dự án chuyển tiếp từ KHSDĐ năm 2021 và 39 công trình, dự án đăng ký mới trong KHSDĐ năm 2022. KHSDĐ trên địa bàn huyện Mỹ Tú năm 2022 phân bổ cho các đơn vị hành chính cấp xã được trình bày tại Bảng 4 và Hình 1. 3.3.2 Hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất - Về kinh tế: Việc chuyển mục đích sử dụng đất cho các công trình, dự án và chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân đã thúc đẩy phát triển sản xuất các ngành, lĩnh vực, tạo nguồn thu ngân sách từ đất đai. - Về xã hội: Các công trình dự án được triển khai xây dựng góp phần chỉnh trang đô thị và các khu dân cư nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao hưởng thụ phúc lợi xã hội của người dân. - Về môi trường: Môi trường đất, nước, không khí cũng giảm bớt các tác động khi các công trình hạ tầng giao thông, xây dựng được chỉnh tranh cải tạo, nâng cấp, rác thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn và thu gom, nước thải sinh hoạt các khu dân cư được thu gom xử lý. 4. Kết luận và đề nghị KHSDĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập sự ổn định về mặt pháp lý của đất đai phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để công tác quản lý hiệu quả hơn đề nghị một số giải pháp như sau: - Khoa học, công nghệ: Trong lĩnh vực đất đai và đô thị, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác địa chính, công tác quản lý chiều cao, tầng cao, mật độ, khoảng lùi xây dựng... Trong lĩnh vực môi trường, đầu tư trang thiết bị máy móc, nhân sự quản lý sử dụng phần mềm kiểm tra đánh giá chất lượng môi trường. - Nguồn lực và đầu tư: UBND tỉnh tiếp tục thực hiện và phân quyền cho huyện bán đấu giá các quỹ đất đai dư, nhà công sản để có nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. - Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường: Đặc điểm huyện Mỹ Tú nhiều sông rạch, cần thực hiện áp dụng những biện pháp về đảm bảo độ cao cốt nền xây dựng; đối với các khu vực sản xuất nông nghiệp cần hoàn chỉnh hệ thống đê bao, kênh mương, cống thủy lợi giữ ngọt mùa khô, ngăn mặn phục vụ sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao, rau màu, cây ăn quả. - Tổ chức thực hiện: Công bố công khai kế hoạch để các ngành, tổ chức và cá nhân theo dõi thực hiện; Tuân thủ theo kế hoạch được duyệt; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện KHSDĐ. 289
  12. Bảng 4: Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2022 của huyện Mỹ Tú (Đơn vị tính: ha) Chỉ Diện tích phân theo đơn vị hành chính Hiện Kế hoạch tiêu trạng SDĐ TT. STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã thực Huỳnh Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Xã Xã năm năm Hưng Xã Phú Thuận hiện Hữu Tú Hương Phước Thuận Long Mỹ 2021 2022 phú Hưng Hưng (ha) Nghĩa (5)=(7) (6)=(5 (1) (2) (3) (4) +… (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) )-(4) +(15) TỔNG DT TỰ 36.845, 36.845, 1.142 4.224, 2.657, 9.735, 3.296, 4.000, 3.971, 4.135, 3.681, NHIÊN 06 06 ,65 32 36 97 06 28 48 28 67 - NN 33.460, 33.166, 904,1 3.781, 2.409, 9.052, 2.837, 3.555, 3.578, 3.784, 3.263, 1 Đất nông nghiệp 293,5 P 21 63 5 63 82 17 28 83 03 71 01 8 Trong đó: - LU 22.542, 22.346, 694,7 3.005, 2.079, 5.505, 2.102, 1.132, 1.551, 3.369, 2.905, 1.1 Đất trồng lúa 195,8 A 31 43 0 40 05 53 35 96 57 60 27 8 Trong đó: Đất - LU 22.542, 22.346, 694,7 3.005, 2.079, 5.505, 2.102, 1.132, 1.551, 3.369, 2.905, chuyên trồng lúa 195,8 C 31 43 0 40 05 53 35 96 57 60 27 nước 8 Đất trồng cây hàng HN 1.487,3 1.444,1 1.2 -43,17 31,99 126,09 2,41 138,12 225,85 60,20 748,23 94,40 16,89 năm khác K 5 8 Đất trồng cây lâu CL 6.483,3 6.448,8 177,4 2.348, 1.272, 1.3 -34,56 586,57 326,40 787,02 292,39 318,60 339,59 năm N 7 1 6 56 22 RP 1.4 Đất rừng phòng hộ H RD 1.5 Đất rừng đặc dụng 278,94 278,94 278,94 D 290
  13. Chỉ Diện tích phân theo đơn vị hành chính Hiện Kế hoạch tiêu trạng SDĐ TT. STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã thực Huỳnh Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Xã Xã năm năm Hưng Xã Phú Thuận hiện Hữu Tú Hương Phước Thuận Long Mỹ 2021 2022 phú Hưng Hưng (ha) Nghĩa (5)=(7) (6)=(5 (1) (2) (3) (4) +… (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) )-(4) +(15) - RS 2.415,7 2.051,3 2.001, 1.6 Đất rừng sản xuất 364,3 50,19 X 3 9 20 4 Trong đó: Đất có - 2.415,7 2.051,3 2.001, rừng sản xuất là rừng RSN 364,3 50,19 3 9 20 tự nhiên 4 Đất nuôi trồng thuỷ NT 1.7 242,07 240,68 -1,39 63,07 1,66 9,10 162,80 2,25 1,80 sản S LM 1.8 Đất làm muối U NK 345,7 1.9 Đất nông nghiệp khác 10,44 356,20 0,50 0,30 332,25 3,70 11,87 4,21 2,11 1,26 H 6 PN 3.384,8 3.678,4 293,5 238,4 2 Đất phi nông nghiệp 442,69 247,54 683,81 458,78 444,45 393,45 350,57 418,66 N 5 3 8 9 Trong đó: CQ 2.1 Đất quốc phòng 105,78 102,15 -3,63 4,96 48,84 45,38 2,96 P CA 2.2 Đất an ninh 1,73 1,36 -0,37 1,36 N SK 2.3 Đất khu công nghiệp K SK 2.4 Đất cụm công nghiệp N 291
  14. Chỉ Diện tích phân theo đơn vị hành chính Hiện Kế hoạch tiêu trạng SDĐ TT. STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã thực Huỳnh Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Xã Xã năm năm Hưng Xã Phú Thuận hiện Hữu Tú Hương Phước Thuận Long Mỹ 2021 2022 phú Hưng Hưng (ha) Nghĩa (5)=(7) (6)=(5 (1) (2) (3) (4) +… (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) )-(4) +(15) Đất thương mại, dịch TM 2.5 6,10 9,04 2,94 0,99 1,33 1,18 0,14 5,13 0,12 0,15 vụ D Đất cơ sở sản xuất SK 2.6 3,95 7,63 3,68 0,08 0,50 0,92 1,71 0,71 1,74 1,86 0,11 phi nông nghiệp C Đất sử dụng cho hoạt SK 2.7 động khoáng sản S Đất sản xuất vật liệu SK 2.8 xây dựng, làm đồ X gốm Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp DH 1.890,2 2.182,4 292,1 145,7 2.9 181,72 150,24 426,69 247,57 268,89 260,43 236,03 265,09 tỉnh, cấp huyện, cấp T 6 1 5 6 xã Trong đó: DG 228,9 2.9.1 Đất giao thông 503,27 732,19 96,51 81,25 45,55 85,94 65,24 80,17 106,06 62,53 108,94 T 2 DT 1.230,9 1.268,2 2.9.2 Đất thuỷ lợi 37,37 38,37 91,58 90,24 304,12 172,04 175,05 122,64 132,61 141,61 L 0 7 Đất XD cơ sở văn DV 2.9.3 1,18 1,57 0,39 1,26 0,12 0,19 0,01 hóa H Đất xây dựng cơ sở y DY 2.9.4 3,41 5,43 2,02 3,56 0,06 0,13 0,23 0,13 0,47 0,44 0,10 0,31 tế T 2.9.5 Đất xây dựng cơ sở DG 29,17 34,01 4,84 3,22 3,15 3,63 4,66 3,52 3,90 3,96 3,63 4,33 292
  15. Chỉ Diện tích phân theo đơn vị hành chính Hiện Kế hoạch tiêu trạng SDĐ TT. STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã thực Huỳnh Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Xã Xã năm năm Hưng Xã Phú Thuận hiện Hữu Tú Hương Phước Thuận Long Mỹ 2021 2022 phú Hưng Hưng (ha) Nghĩa (5)=(7) (6)=(5 (1) (2) (3) (4) +… (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) )-(4) +(15) giáo dục và đào tạo D Đất xây dựng cơ sở DT 2.9.6 5,49 5,49 1,06 1,08 0,97 0,85 1,54 thể dục - thể thao T Đất công trình năng DN 2.9.7 1,50 25,36 23,86 0,09 1,27 0,14 18,75 5,11 lượng L Đất công trình bưu DB 2.9.8 0,45 0,45 0,11 0,09 0,08 0,12 0,02 0,01 0,02 chính, viễn thông V Đất xây dựng kho dự DK 2.9.9 trữ quốc gia G 2.9.1 Đất có di tích lịch sử- DD 21,88 21,88 21,88 0 VH T 2.9.1 Đất bãi thải, xử lý DR 26,13 21,13 -5,00 0,18 0,08 20,87 1 chất thải A 2.9.1 TO Đất cơ sở tôn giáo 29,60 29,60 0,42 0,84 0,05 3,99 3,85 5,29 1,45 9,74 3,97 2 N Đất làm nghĩa trang, 2.9.1 NT nhà tang lễ, nhà hỏa 32,89 32,68 -0,21 0,63 3,48 8,95 4,51 2,23 2,99 5,17 1,39 3,32 3 D táng 2.9.1 Đất xây dựng cơ sở DK 4 khoa học công nghệ H 2.9.1 Đất XD cơ sở DV xã DX 5 hội H 293
  16. Chỉ Diện tích phân theo đơn vị hành chính Hiện Kế hoạch tiêu trạng SDĐ TT. STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã thực Huỳnh Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Xã Xã năm năm Hưng Xã Phú Thuận hiện Hữu Tú Hương Phước Thuận Long Mỹ 2021 2022 phú Hưng Hưng (ha) Nghĩa (5)=(7) (6)=(5 (1) (2) (3) (4) +… (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) )-(4) +(15) 2.9.1 DC Đất chợ 4,39 4,35 -0,04 0,53 0,13 0,08 0,54 0,88 1,09 0,04 1,05 6 H Đất danh lam thắng DD 2.10 cảnh L Đất sinh hoạt cộng DS 2.11 2,56 2,50 -0,06 0,07 0,22 0,19 0,88 0,05 0,24 0,37 0,44 0,04 đồng H Đất khu vui chơi, giải DK 2.12 0,12 10,17 10,05 2,62 7,55 trí công cộng V ON 2.13 Đất ở tại nông thôn 558,71 553,61 -5,10 60,94 38,09 98,84 43,97 125,34 57,51 70,12 58,79 T OD 2.14 Đất ở tại đô thị 33,87 36,89 3,02 36,89 T Đất XD trụ sở cơ TS 2.15 13,96 12,88 -1,08 7,00 0,35 1,03 1,24 0,25 1,73 0,64 0,13 0,54 quan C Đất xây dựng trụ sở DT 2.16 1,65 1,65 0,21 0,19 0,12 0,15 0,58 0,09 0,30 của tổ chức sự nghiệp S Đất XD cơ sở ngoại DN 2.17 giao G 2.18 Đất tín ngưỡng TIN 6,50 6,50 0,73 0,65 0,38 0,89 1,09 1,11 0,72 0,93 Đất sông, ngòi, kênh, SO 2.19 759,68 751,66 -8,02 37,82 196,79 55,39 104,57 119,04 40,18 63,95 43,74 90,17 rạch, suối N 2.20 Đất có mặt nước MN 294
  17. Chỉ Diện tích phân theo đơn vị hành chính Hiện Kế hoạch tiêu trạng SDĐ TT. STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã thực Huỳnh Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Mỹ Xã Xã Xã năm năm Hưng Xã Phú Thuận hiện Hữu Tú Hương Phước Thuận Long Mỹ 2021 2022 phú Hưng Hưng (ha) Nghĩa (5)=(7) (6)=(5 (1) (2) (3) (4) +… (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) )-(4) +(15) chuyên dùng C Đất phi nông nghiệp PN 2.21 khác K CS 3 Đất chưa sử dụng D 295
  18. Hình 1: Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Tú năm 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Bồng (2014). Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 2. Võ Tử Can (2004). Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai. Báo cáo tổng kết đề tài. Hà Nội: Bộ Tài nguyên và Môi trường 3. Nguyễn Quốc Ngữ (2006). Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 7 (33), tháng 7 năm 2006. 4. Nguyễn Đắc Nhẫn (2014). Tổng quan và những điểm mới về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013. Báo cáo giới thiệu Luật Đất đai năm 2013. Hà Nội Tổng cục Quản lý đất đai. 5. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016). Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013. Hà Nội: NXB Bản đồ. 7. Tổng cục Quản lý đất đai (2010). Báo cáo của các đoàn khảo sát kinh nghiệm quản lý, sử dụng đất đai của Nhật Bản, Trung Quốc. Hà Nội: Tổng cục Quản lý đất đai. 8. UBND tỉnh Sóc Trăng (2021). Quyết định số 648/QĐ-UBND về việc phê duyệt KHSDĐ năm 2021 của huyện Mỹ Tú. 9. UBND huyện Mỹ Tú (2020). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. 10. UBND huyện Mỹ Tú (2021). Niên giám thống kê năm 2021. 296
  19. DỊCH CHIẾT NANG TRỨNG CHÍN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHÍN SINH LÝ VÀ PHÁT TRIỂN PHÔI HEO TRINH SẢN Nguyễn Bá Tư Viện Phát triển Ứng dụng, trường Đại học Thủ Dầu Một Liên hệ: tunb@tdmu.edu.vn; sđt: 0826807831 TÓM TẮT Dịch chiết nang trứng chín có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trứng heo in vitro, khả năng kích hoạt trứng và phát triển phôi heo trinh sản. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 42 giờ nuôi cấy tỷ lệ trứng heo chín có sự khác biệt ý nghĩa trong tỷ lệ trứng chín giữa môi trường bổ sung dịch chiết nang trứng heo chín và dịch chiết nang trứng heo có kích thước 4-6 mm (lần lượt là 87% và 62%). Ngoài ra, dịch chiết nang trứng chín đã giúp nâng cao tỷ lệ trứng chín rất tốt từ 30% (nang kích thước 4-6 mm) lên 53% (nang trứng chín), đồng thời kết quả đã giảm đáng kể tỷ lệ trứng xấu từ 24% (nang kích thước 4-6 mm) xuống 10% (nang trứng chín). Tỷ lệ trứng kích hoạt thành công cũng như phát triển phôi heo trinh sản đến giai đoạn phôi nang (blastocyst) đã làm rõ vai trò của dịch chiết nang trứng chín đến chất lượng của phôi heo trinh sản. Trong đó, dịch chiết nang trứng chín đã giúp nâng cao tỷ lệ phôi nang từ 37% (nang kích thước 4-6 mm) lên 71% (nang trứng chín). Kết quả này góp phần hoàn thiện quy trình nuôi chín trứng heo in vitro. Từ khóa: Dịch chiết nang trứng heo; môi trường in vitro; nang trứng chín; phôi heo trinh sản 1. Đặt vấn đề Dịch chiết nang trứng đã được chứng minh có các thành phần dinh dưỡng đặc biệt bao gồm đầy đủ các yếu tố sinh trưởng, phát triển, vi khoáng, vitamin, hormone , vv, cung cấp cho trứng phát triển theo từng giai đoạn từ GV đến giai đoạn chín sinh lý (Park và nnk., 2021). Hiện nay, trong quy trình nuôi trứng heo in vitro, việc bổ sung dịch chiết nang trứng heo đã trở nên thường quy và hầu hết các quy trình đều thống nhất lấy dịch chiết nang trứng có kích thước 4-6mm để bổ sung với hàm lượng 10% vào môi trường TCM199 đã giúp cải thiện chất lượng trứng chín in vitro và phát triển phôi (Pawlak và nnk., 2018). Tuy nhiên, khi nang trứng đạt kích thước 4-6mm thì trứng bên trong mới gần đạt kích thước tối đa, và thường sẽ phát triển rất chậm ở giai đoạn này về kích thước mà chủ yếu phát triển về sinh lý giúp đến giai đoạn chuyển từ giảm phân 1 sang giảm phân 2. Việc ức chế tạm thời quá trình phân chia nhân được đảm nhiệm bởi hàm lượng cAMP vốn được tiết ra từ lớp tế bào Granulosa cells. Chính vì vậy, trong nuôi cấy in vitro, nếu dùng dịch chiết nang trứng giai đoạn này sẽ có một phần hiện hữu hàm lượng cAMP sẽ cản trở quá trình chín sinh lý của trứng hoặc ít nhất sẽ kéo dài thời gian chín của trứng hơn 38 giờ thậm chí hơn 42 giờ nuôi cấy (Pawlak và nnk., 2018). Thời gian nuôi cấy càng kéo dài thì chất lượng trứng càng bị ảnh hưởng, quá trình già hóa càng nhanh, chất 297
  20. lượng trứng chín càng kém (Pawlak và nnk., 2018). Thực tế cho thấy tỷ lệ trứng chín in vitro so với chín in vivo chỉ đạt 60-70%, đặc biệt là tỷ lệ phát triển phôi thường chỉ đạt 35-40% đến giai đoạn phôi nang (blastocyst), điều này được giải thích bắt nguồn chủ yếu từ quá trình nuôi trứng heo in vitro còn rất xa so với quá trình chín sinh lý bên trong nang trứng heo. Chính vì vậy, việc thiết lập quy trình nuôi trứng heo in vitro sao cho có thành phần môi trường gần giống nhất với môi trường in vivo sẽ đóng vai trò quyết định đến chín sinh lý của trứng heo, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển phôi heo sau khi kích hoạt. Dựa trên sự khác biệt cơ bản về hàm lượng cAMP giữa dịch chiết nang trứng có kích thước 4-6 mm và nang trứng chín, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết nang trứng lên khả năng chín sinh lý và phát triển của phôi heo trinh sản. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu Hóa chất, môi trường sử dụng trong nghiên cứu này được cung cấp từ hãng Sigma-Aldrich (St. Louis, MO) Buồng trứng heo được lấy từ lò mổ Tân Bình, Phường Tân Bình, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 2.2. Phương pháp Nuôi trứng chín Buồng trứng heo được thu từ lò mổ tại địa phương, được bảo quản trong dung dịch PBS-PVA trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm tái biệt hoá tế bào, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Phức hợp tế bào hạt và trứng được thu nhận bằng phương pháp cắt các nang trứng có kích thước 4-6 mm. Trứng được lựa chọn có đủ lớp tế bào hạt (cumulus) và kích thước như nhau trong tất cả các lô thí nghiệm và đối chứng. Sử dụng môi trường TCM 199 (Sigma Chemical Co., USA) bổ sung 10% dịch chiết nang trứng, 10 IU/ml hCG (Human chorionic gonadotropin) để nuôi trứng. Chuyển 20-30 trứng (tuỳ thí nghiệm) vào nuôi trong vi giọt lớn (floating drop) 500 µl/ giọt trong đĩa 60 mm phủ dầu ở điều kiện 5% CO2 tại 38,5oC. Sau 38- 42 giờ nuôi cấy, trứng chín được loại bỏ tế bào hạt bởi enzyme hyaluronidase qua mouth pipete, và ủ trở lại trong vòng 1 giờ để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo (Lai và nnk., 2002). Dịch chiết nang trứng được thu từ hai loại nang: 1/ Nang có kích thước 4-6 mm; 2/ nang trứng đã chín Trứng nuôi trong môi trường TCM-199 và đánh giá sự ảnh hưởng của dịch chiết nang trứng đến sự chín của trứng heo bao gồm: (1) thời gian, độ dãn nở của các lớp tế bào hạt (cumulus cell layers), và (2) sự xuất hiện thể cực thứ nhất. Kích hoạt trứng trinh sản 298
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2