Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học: Phần 1 (Dành cho Học viên Sau Đại học)
lượt xem 4
download
Kỷ yếu ngày hội khoa học Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 Phần 1 (Dành cho Học viên Sau Đại học) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của nghề guốc mộc ở Thành phố Thuận An – Bình Dương; Nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội cúng trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh; Những thách thức đối với nguồn nhân lực giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học: Phần 1 (Dành cho Học viên Sau Đại học)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KỶ YẾU NGÀY HỘI KHOA HỌC GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC LẦN VI - NĂM – 2022 (Dành cho Học viên Sau Đại học) Bình Dương, tháng 6 năm 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KỶ YẾU NGÀY HỘI KHOA HỌC GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC LẦN VI - NĂM – 2022 (Dành cho Học viên Sau Đại học) Bình Dương, tháng 6 năm 2022
- MỤC LỤC TT Tên bài viết/ Tác giả Trang 1 Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của nghề guốc mộc ở Thành phố 1 Thuận An – Bình Dương Vũ Quốc Đảng 2 Nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội cúng trăng của người Khmer tỉnh 10 Trà Vinh Vũ Quốc Đảng 3 Những thách thức đối với nguồn nhân lực giáo dục Việt Nam trong kỷ 22 nguyên 4.0 Nguyễn Văn Thắng, Lưu Thế Thuật 4 Sự chuyển biến của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dương thời 35 kỳ đầu tách tỉnh (1997 - 2006) Phạm Thị Thanh Nga, Lê Thị Cẩm Nhung 5 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế thị xã Bến Cát (2014 – 2021) 42 Phạm Thị Bích 6 Quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây 66 Ninh Nguyễn Xuân Thắng 7 Sự hình thành cộng đồng Asean và vai trò của Việt Nam 81 Nguyễn Xuân Thắng, Đặng Vũ Hoài An 8 Căn cứ địa bời lời (Tây Ninh) trong kháng chiến chống Pháp (1945- 96 1954) Nguyễn Xuân Thắng 9 Hoạt động an sinh xã hội của giáo xứ Lái Thiêu từ khi thành lập đến 107 hiện nay Nguyễn Bá Lương 10 Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối 119 với các dân tộc thiểu số (1964 – 1967) Nguyễn Bá Lương 11 Hoạt động đào tạo học viên người dân tộc thiểu số của các trường thiếu 129 sinh quân Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) Nguyễn Tấn Cường 12 Giáo dục trung học cơ sở Thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 – 2020 140 Đặng Vũ Hoài An 13 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo 149 hiểm tiền gửi trong hoạt động bảo vệ người gửi tiền Nguyễn Thị Thu Hồng
- 14 Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam – Thực trạng và 160 một số kiến nghị Nguyễn Ngọc Sang 15 Hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về thương mại điện tử trước sự 172 tác động của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường 16 Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: Một số bất 186 cập và định hướng hoàn thiện Nguyễn Hoàng Anh 17 Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng – Thực trạng và một số kiến nghị hoàn 202 thiện Võ Phan Diễm Như 18 Quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 214 tại Việt Nam Bùi Văn Huy 19 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt 227 động thương mại điện tử Bùi Công Hoan 20 Thực trạng tư vấn nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên Trường Cao 243 đẳng nghề Việt Nam –Singapore Phạm Thị Soa 21 Tổng quan nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý 257 trường mầm non và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Phan Ngọc Hiếu 22 Công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Bình 269 Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên tỉnh Bình Dương năm học 2021 – 2022 Phạm Thị Nga 23 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh 278 trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận Trương Thanh Trào 24 Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh tại 289 Trường Trung học Phổ thông Võ Minh Đức Nguyễn Thị Thu 25 Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn 299 huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Nguyễn Thị Ngọc Bích 26 Tổ chức biên soạn chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ 310 công tác ở vùng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Thế Quang 27 Biện pháp quản lý hoạt động ôn thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông 328 trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Nguyễn Tấn Sĩ
- 28 Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trực tuyến ở các 338 trường trung học cơ sở tại Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Lê Đăng Tiến 29 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên 350 theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Dương Thị Tuyết Giang 30 Thực trạng dạy học trực tuyến tại Trường Trung học Phổ thông Võ Minh 360 Đức, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh dịch Covid – 19 Cao Thị Kim Anh 31 Chiến lược Digital Marketing thu hút người học trong các tổ chức giáo 371 dục ngoài công lập Nguyễn Thị Mộng Dung 32 Hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại Trường Cao đằng nghề Việt 378 Nam – Singapore Bùi Hoàng Phúc 33 Ứng dụng kỹ thuật GIS và viễn thám để phân tích sự thay đổi sử dụng 389 đất: Trường hợp huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Nguyễn Vĩnh Hòa, Lê Trọng Diệu Hiền, Nguyễn Thị Thanh Thảo 34 Khảo sát khả năng hấp phụ Zn(II) từ dung dịch nước bằng than Mắc ca 397 được hoạt hóa bằng K2CO3 Võ Đức Thưởng, Đào Minh Trung, Đặng Minh Vương, Lê Hoàng Nghiêm 35 Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: bài học kinh 402 nghiệm từ dự án V2WORK Phạm Chí Trọng, Nguyễn Ngọc Trâm 36 Cho vay ngang hàng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam 414 Ngô Thùy Dương 37 Ứng dụng công nghệ rút tiền mặt ATM liên ngân hàng bằng mã định 424 danh Phạm Quốc Việt 38 Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt 432 Nam Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Trần Thủy Tiên 39 Chính sách tín dụng cho phụ nữ nghèo sau đại dịch Covid – 19. Trường 441 hợp nghiên cứu tại huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh Thái Thị Hồng Nhi
- 40 Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội 452 Hoàng Nguyễn Hoàng Long 41 Nhận thức về bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo, 458 tỉnh Bình Dương Nguyễn Huyền Châu 42 Kỳ thị, phân biệt đối xử với người lao động nhiễm HIV/AIDS tại nơi 474 làm việc ở Bình Dương Mai Văn Phụng 43 Xây dựng mô hình công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư 484 cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Phạm Thị Ngà 44 Công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư tại khu công nghiệp Nam 490 Tân Uyên mở rộng qua một số nghiên cứu điển hình Phạm Thị Thúy Hồng 45 Dấu ấn văn hóa Nam bộ trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ 495 Diệu Thanh Lê Thị Hòa 46 Tính đối thoại trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh 508 Lê Thị Hòa 47 Truyện Đổng Thiên Vương trong Lĩnh Nam chích quái từ góc nhìn tự sự 521 học Trương Nguyễn Cát Phượng 48 Chất nghịch dị trong không biết đâu mà lần của Văn Thành Lê 533 Tăng Thị Hương 49 Đối thoại về chiến tranh trong Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh 546 Lê Thị Nga 50 Con người hiện sinh trong tác phẩm tuần trăng mật màu xanh của 557 Nguyễn Thị Hoàng Nguyễn Thị Diễm Quyên 51 Tiểu thuyết “Trả hoa hồng cho đất” của Nguyễn Thị Diệp Mai từ góc 573 nhìn phê bình nữ quyền Bùi Ngọc Luyến 52 Không gian văn hóa Triều Nguyễn trong tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu của 591 Trần Thùy Mai Nguyễn Văn Tường 53 Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và trường hợp tại ngân hàng TMCP 599 Ngoại thương Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Nhung
- 54 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho 608 giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Nguyễn Thị Kim Thoa 55 Thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở Trường Trung học 619 Cơ sở Mỹ Thạnh thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Phan Thị Thuý Kiều 56 Quản lý cảnh quan sư phạm ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Thủ 625 Dầu Một, tỉnh Bình Dương Phạm Thị Bích Thủy 57 Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường 635 tiểu học Triệu Quốc Thanh 58 Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học 644 Trần Quang Vinh
- GIỮ GÌN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỀ GUỐC MỘC Ở THÀNH PHỐ THUẬN AN – BÌNH DƯƠNG Vũ Quốc Đảng, Lớp CH21LS01 Email: vuquocdang27@gmail.com TÓM TẮT Vùng đất Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung là vùng đất hiền hòa, đất lành chim đậu. Nơi đây đã xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công như gốm sứ, nghề mộc (điêu khắc, chạm gỗ…), trong đó guốc mộc là một ngành nghề thuộc điêu khắc gỗ. Trải qua hơn trăm năm hình thành và phát triển các làng nghề guốc mộc và nghề guốc mộc của Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung đang dần mai một. Việc tìm hiểu về nghề guốc mộc cũng như có những giải pháp để có thể phục hồi được một nghề truyền thống không những mang những giá trị kinh tế mà còn mang nhiều giá trị về văn hóa – lịch sử. Từ khóa: Guốc mộc, nghề thủ công, Thuận An… ĐẶT VẤN ĐỀ Xuôi theo chiều dài lịch sử, từ khi chúa Nguyễn Hoàng mở cõi đến nay, vùng đất Nam bộ nói chung và Bình Dương nói riêng đã hình thành nên nhiều ngành, nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống. Nhắc đến Bình Dương, người ta nghĩ ngay đến gốm – sứ, sơn mài và điêu khắc gỗ. Và chính guốc mộc là một trong những thể loại, sản phẩm của nghề điêu khắc gỗ. Cầm trên tay đôi guốc mộc ta thấy được sự xinh xắn, tinh tế và công sức của những đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công tỉ mẫn làm ra như chứa đựng bao nhiêu tâm tình của mình qua từng sản phẩm. Guốc mộc len lỏi tồn tại hàng trăm năm qua trong đời sống thường nhật, nó là một hình ảnh thân quen gắn bó với mỗi người, gần gũi, thân quen đến lạ thường. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì guốc mộc và nghề guốc mộc đang có nguy cơ mai một bởi sự cạnh tranh của máy móc và các sản phẩm hiện đại hơn. 1. Đôi nét về sự hình thành nghề guốc mộc Điều kiện tự nhiên thuận lợi, với những lợi thế về tài nguyên rừng và các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, cà chắc…đây là những nguyên liệu bền, chắc cho những công trình bằng gỗ như đình, chùa, đồ điêu khắc gỗ…Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nên nghề điêu khắc gỗ mà một trong những sảm phẩm nổi tiếng đó chính là guốc mộc. “Gỗ là một trong những chất liệu cổ xưa nhất và lâu đời nhất với tính ưu hoài, trầm mặc, chất hoang sơ, dân dã, sự bí ẩn nhẹ nhàng, ấm cúng và gần gũi” (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, 2010). Chính nhờ như vậy, mà chất liệu gỗ thể hiện được tâm tư, tình cảm cũng như là nơi để cho những nghệ nhân gửi tâm tình của mình qua mỗi sản phẩm. Sự phong phú và dồi dào của lượng gỗ nhưng như tạo ra nhiều sản phẩm bằng gỗ đa dạng, phong phú về chủng loại và có giá trị kinh tế cao mà gười 1
- Pháp vào cuối thế kỷ XIX đã thực hiện một chính sách cai trị, một kế hoạch lâu dài nhằm khai thác lợi ích từ rừng ở đây mang lại. Nghề mộc ở Bình Dương ra đời khác sớm, do có lẽ nghề được những di dân từ miền Bắc, miền Trung mang theo vào. Đây là một nghề phổ biến và gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Bằng sự tỉ mẫn, tài hoa của mình mà mỗi sản phẩm được tạo ra của những nghệ nhân đều đi sâu vào đời sống. Các sản phẩm ấy không chỉ là một đồ dùng, đồ sinh hoạt mà nó còn là một nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa của thời gian. Nghề mộc có nhiều sản phẩm như: làm nhà gỗ, điêu khắc, chạm, làm guốc… Nghề guốc mộc và làng nghề mộc có thể là ra đời muộn nhất trong nhóm nghề mộc, khoảng một trăm năm nay. Ban đầu nghề guốc mộc xuất hiện ở khu vực Lái Thiêu, Bình Nhâm, An Thạnh của Thuận An, sau đó được mở rộng sang các vùng lân cận như Phú Thọ (Thủ Dầu Một). Sở dĩ nghề guốc mộc xuất hiện đầu tiên ở khu vực Lái Thiêu, Bình Nhâm bởi vì nhiều nguyên nhân: Đầu tiên đó chính là nguyên liệu làm guốc mộc, ở khu vực này có nhiều câu săng máu – loại nguyên liệu chính để hình thành nên đôi guốc. Cây săng máu thường mọc ở bên các kênh, rạch là loại thân gỗ nhẹ, màu trắng có thể cao đến 25m, các nhánh tròn. Trong bảng phân loại gỗ Việt Nam thì câu săng máu được xếp vào nhóm VII. Thứ hai, vùng Lái Thiêu, Bình Nhâm là vùng có nhiều kênh rạch, sát sông Sài Gòn nên việc giao thông đi lại thuận lợi cả đường thủy và đường bộ tới đô thị lớn như Sài Gòn, điều này giúp cho việc vận chuyển sản phẩm thủ công đi lại thuận tiện hơn. Thứ ba, vùng này có nhiều thợ thủ công giỏi, lành nghề và nhiều người làm nghề buôn bán. Cùng với đó, khu vực này có nhiều người Hoa sinh sống (người Hoa giỏi về buôn bán) nên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa thủ công mĩ nghệ thuận tiện hơn. Trải qua một quá trình hình thành nghề guốc mộc, thì phải nói đến sự tập trung tạo thành các làng nghề guốc mộc. Lái Thiêu, Bình Nhâm nơi hội tụ đầy đủ cả các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” đã sớm hình thành nên các làng nghề, sau đó được mở rộng ra các khu vực khác như Phú Văn (nay thuộc phường Phú Thọ - Thủ Dầu Một…) điển hình của sự tập trung hình thành các làng nghề đó là đường “Xóm Guốc” – tên đường được công nhận và ghi vào hệ thống các tên đường của Thủ Dầu Một. Thời gian đầu, nghề làm guốc mộc rất được chào đón, guốc mộc thịnh hành, đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại và nó có mặt trong mỗi gia đình, trong mỗi tầng lớp trong xã hội. Nhắc đến guốc mộc, không ai không nghĩ ngay tới những làng nghề tại Bình Dương, tuy nhiên, theo thời gian, việc có nhiều sản phẩm giày dép, máy móc hiện đại mà nghề guốc mộc nói riêng và những ngành nghề thủ công khác đang dần bị mai một. 2. Sự phát triển và những giá trị cơ bản của nghề Guốc mộc có nhiều loại như guốc mộc, guốc sơn, qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân mà từ một khúc gỗ trở thành một vật dụng gắn bó với mỗi người. Từ một 2
- khúc gỗ, trải qua nhiều công đoạn dưới bàn tay khéo léo của thợ thủ công, dần dần trở thành đôi guốc. Qua mỗi công đoạn, ta mới thấy được sự kì công, cẩn thận của các nghệ nhân, thợ thủ công cùng với những công cụ hỗ trợ đắc lực của các loại cưa, dùi, đục… “Với phương tiện làm nghề thật đơn giản, 1 chiếc cưa tay, 1 thớ gỗ vụn, người thợ ngày xưa theo mẫu có sẵn, xẻ thành một đôi guốc thô” (Lê Sang, 1988). Trước đây, cây săng máu là nguyên liệu chính đề làm lên đế guốc, tuy nhiên ngày nay loại cây này càng ít, vì vậy các nghệ nhân thường dùng thêm gỗ xoan, gỗ mít, gòn… cũng là những loại gỗ nhẹ có thân màu trắng và có vân khá đẹp. Phải nói, công đoạn đầu tiên là chọn gỗ và xẻ từ các khúc gỗ to thành các đoạn gỗ nhỏ khá quan trọng và vất vả. Người thợ phải rất vất vả làm việc trong môi trường ồn ào của tiếng cưa đục cả ngày và bụi của những mùn cưa khá nguy hiểm. Công đoạn kế tiếp là tạo hình cho thân guốc. Từ các khúc gỗ nhỏ, bằng đôi tay khéo léo của mình các nghệ nhân đã đục, mài thành các đế guốc (phôi guốc). Các nghệ nhân sẽ vẽ lên các mặt phôi gọi là lộng kiên bo tròn các đầu mặt phôi, sau đó các phôi được đưa qua công đoạn mài tạo thành phẩm – đây là công đoạn khá kì công và đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay để có thể tạo ra những sản phẩm trơn tru, đẹp mắt. Cuối cùng là công đoạn sơn và đóng quai guốc. Trước đây, guốc mộc truyền thống, người ta thường không sơn, để nguyên chất liệu của gỗ như vậy. Ngày nay, theo nhu cầu của khách hàng hoặc để đa dạng các sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà guốc mộc được phủ lên những chất liệu sơn, hoa văn trang trí phong phú và đẹp hơn. Sau cùng, người ta dùng đinh sắt đóng các quai guốc lại để hoàn thành sản phẩm hoặc các thương nhân mua đế guốc về tự đóng các loại quai khác nhau phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Guốc mộc không chỉ là một mặt hàng tiêu dùng, mà nó còn là sản phẩm thủ công của nghệ thuật trang trí, mỹ thuật và kỹ thuật đặc sắc. Từ đó, ta thấy được các giá trị lịch sử văn hóa cũng như kinh tế của nghề guốc mộc. Giá trị lịch sử văn hóa: Cũng giống như nhiều ngành nghề thủ công khác như gốm, sứ, sơm mài thì guốc mộc đã trở thành một biểu tượng văn hóa khi nhắc đến Bình Dương cũng như làm cho đa dạng, phong phú hơn các ngành nghề truyền thống của Việt Nam ta. Hình ảnh đôi guốc một gắn liền với bao thế hệ từ ông giáo (thầy đồ), các cô thôn nữ, nữ sinh…Không chỉ người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài khi đến thăm nghề làm guốc mộc, cầm trên tay những sản phẩm rất đơn giản nhưng lại ẩn chưa trong đó là sự tỉ mẫn, tài hoa cũng như những cái hồn của người nghệ nhân đã mang vào đó. Với những hình ảnh trang trí hết sức Việt Nam như cây tre, làng quê, con chuồn chuồn… đã mang lại những cảm giác gần gũi và thân thương. Guốc mộc góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam tới mọi tầng lớp nhân dân, với bạn bè quốc tế và hơn hết, giữ được các hồn dần tộc trong suốt chiều dài lịch sử cho đến hôm nay và mai sau, là những bài học cho thế hệ trẻ về văn hóa cổ truyền Việt Nam. 3
- Giá trị nghệ thuật: Mỗi chiếc guốc mộc được làm ra không chỉ là một hàng hóa tiêu dùng bình thường mà nó còn là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, chứa đựng trong đó bao tâm huyết, sự tỉ mỉ qua những đường nét, họa tiết và chứa đựng cả những tâm tư, tình cảm của những nghệ nhân, thợ thủ công. Qua những nét vẽ, người nghệ nhân như đang thổi hồn vào những vật dụng quen thuộc, mang đến những tác phẩm nghệ thuật không chỉ là để dùng trong sinh hoạt mà còn là nơi lưu giữ, truyền lại những giá trị nghệ thuật cho các thế hệ sau. Những nghệ nhân làm guốc mộc giống như những người nghệ sĩ thực thụ, qua đôi mắt nhìn cuộc sống và qua những bàn tay khéo léo mà những hình ảnh thân quen như cây tre, con vật, làng quê đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật được trang trí trong những vật dụng hết sức gần gũi – đó chính là đôi guốc. Giá trị trong đời sống xã hội: Trong đời sống của người Việt Nam, qua nhiều thế hệ, đôi guốc mộc đã trở thành một phần trong tâm trí của mỗi con người. Guốc mộc phù hợp với mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính và thậm chí trong mỗi dịp lễ, tết hay thường ngày ta đều thấy hình ảnh của đôi guốc mộc. Chắc trong chúng ta, ai cũng còn nhớ hình ảnh những cô nữ sinh trước đây, thon thả trong tà áo dài cũng đôi guốc mộc, những thầy đồ hay với các bà các mẹ trong bộ quần áo bà ba cùng đôi guốc mộc đi thật khoan thai làm sao. Guốc mộc không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, hình ảnh những cô gái Nhật mặc áo Kimono chân đi guốc mộc trông thật điệu đà. Chính vì vậy, để guốc mộc có thể tồn tại trong ngày nay, trong nước và quốc tế, thì chính bản thân các nghệ nhân, thợ thủ công cũng có những sự tiếp thu, thay đổi để từ đôi guốc mộc ấy tạo ra những sản phẩm mới hiện đại hơn phù hợp với nhu cầu của người sử dụng nhưng không làm mất đi giá trị văn hóa của nó. Giá trị kinh tế: Ông bà ta có câu “có thực mới vực được đạo” thực vậy, khi sản xuất ra guốc mộc như một mặt hàng tiêu dùng, thì giá trị hàng hóa nó mang lại cho mỗi người, mỗi gia đình hết sức quan trọng. Nghề guốc mộc tạo công ăn việc làm cho người dân, mỗi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào các khâu sản xuất, từ đó mang lại nguồn thu nhập cũng như những giá trị kinh tế nuôi sống được gia đình. Ngày nay, việc làm guốc mộc thủ công đang bị cạnh tranh bởi các loại máy móc, các sản phẩm giày dép hiện đại làm cho lượng tiêu thụ sản phẩm guốc thủ công đang bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập để chăm lo cho đời sống, chính vì lẽ đó, một bộ phận thợ thủ công, xưởng sản xuất đang thay đổi theo hướng sản xuất theo mô hình công nghiệp hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Giá trị về mặt y học: Guốc mộc thường được làm bằng các loại cây gỗ như đã nêu ở trên (săng máu, xoan, dong, gòn…) đây là những loại gỗ nhẹ và dễ dàng thấp thút mồ hôi chân. Chính vì lẽ đó, đi guốc mộc được làm từ những cây này sẽ cải thiện được mồ hôi chân, cái thiện được bệnh phong thấp những như tạo sự thoải mái cho đôi chân. Tuy nhiên, do mỗi công việc, ngành nghề mà chúng ta không thể sử dụng để đi làm, công việc, thay vào đó ta có thể sử dụng để đi chơi, đi ở nhà hay lễ hội để tạo sự thoải mái cho đôi chân sau nhưng giờ đi giày da, guốc da… 4
- Giá trị trong văn học – nghệ thuật: Khi nhắc đến hình ảnh guốc mộc trong văn học nghệ thuật, ta có hẳn một kho tàng về âm nhạc, thơ ca, phim ảnh… Chắc chúng ta còn nhớ những thước phim về miền Nam, về Bình Dương với hình ảnh những người đàn ông mặc áo dài trắng, đi guốc mộc. Đôi guốc ngày ấy rất có giá trị. Đôi guốc mộc bình dị ấy, vậy mà lại là nguồn cảm hứng văn thơ cho các nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác. Hình ảnh cô gái với chiếc áo dài, chân đi guốc mộc thật làm nao lòng người. Hình ảnh những cô giáo trong tà áo dài, nhưng cô nữ sinh chân đi guốc mộc, tóc thề của những thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX đã làm nao lòng biết bao người, cũng như cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn như: … “Em cắp sách đến trường Guốc rộn trên đường thương Mái tóc thề nghịch ngợm Mắt chưa vương sầu thương… Lòng người trai ba mươi Vui như trẻ lên mười Yêu như tuổi mười bảy Buồn như sắp…năm mươi” (Trích bài thơ “Ba Mươi” – Quang Dũng) Không chỉ trước đây, ngày nay guốc mộc vẫn còn là nguồn cảm hứng cho thơ văn hiện đại, nhà thơ Phương Viên vào năm 2014 đã cho xuất bản tập thơ có tên “Guốc mộc em đi”, đây cũng chính là bài thơ đầu đề trong tập thơ: Cởi hương nồng đậm phố phường Về quê em lại nhún nhường hoa chanh Gót cao bỏ lại đành hanh Guốc mộc lộc cộc cho anh bận lòng. Nếu so sánh những tiếng gõ của đế giày đế dép xuống lòng đường sao nghe nặng nề thế, nhưng qua cẩm nhận của các nhà thơ nhà văn, thì âm thanh guốc mộc như những gì thân thương, nặng trĩu vậy. Nhạc sĩ Trần Quang Lộc có viết “Về Đây Nghe Em” có đoạn: Về đây nghe em, về đây nghe em Về đây mặc áo the, đi guốc mộc Kể chuyện tình bằng lời ca dao Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới Kể chuyện tình bằng lời ngô khoai Mà về đây nghe gọi tiếng xưa Để nhớ trong tiến vỡ bờ. 5
- Bài hát “Em đi chùa Hương” được nhạc sĩ Trần Đức phổ nhạc từ bài thơ của cố nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có câu: “Mẹ cười: thầy nó trông Chân đi đôi dép cong Con tôi xinh xinh quá Bao giờ cô lấy chồng?” Trong bài hát, tác giả đã viết lại “chân em đi đôi guốc cao cao”, vậy hình ảnh “đôi dép cong” hay “đôi guốc” chính là nhắc đến đôi guốc mộc ngày xưa, một vật dụng gắn liền với mỗi cô thiếu nữ đang tuổi trăng tròn, thệ hiện được nét đẹp và sự ngây thơ của những cô thiếu nữ. Trong văn học nghệ thuật nói chung về đôi guốc mộc là vậy, ở Bình Dương cho đến nay vẫn còn truyền lại nhưng câu ca dao về nghề mộc, ca ngợi về một thời thịnh vượng của một nghề thủ công: “Trại ghe trại ván sẵn cùng Sông sâu nước chảy điệp trùng bán buôn Nhà khéo cất tốn bạc muôn Tiếng đồn chợ Thủ ráp khuôn kỹ càng” (ca dao) hay “Chiều chiều mượn ngựa ông Đồ Mượn ba chú lính đưa cô tôi về Đưa về chợ Thủ bán hũ bán ve Bán bộ đồ chẻ, bán cối đâm tiêu” (ca dao) Và cho đến ngày nay, chúng ta vẫn thấy, guốc mộc vẫn còn là hình ảnh, cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật. 3. Một số kiến nghị, giải pháp căn bản nhằm phát triển nghề guốc mộc Trải qua dòng chảy của thời gian, hiện nay nghề guốc mộc và làng nghề guốc mộc tại Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung đang bị mai một, nghề thủ công truyền thống đang dần mất đi. Hiện tại chỉ còn một số hộ gia đình tiếp tục làm nghề theo hướng kinh doanh hộ gia đình hoặc mở công ty nhỏ lẻ. Còn làng nghề làm guốc hiện nay gần như đã không còn, những tên gọi như “xóm guốc” xưa kia nay chỉ còn lại như một cái địa danh chứng kiến một thời đỉnh cao của guốc mộc. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là: Nguồn nguyên liệu không còn nhiều, các loại cây như săng máu, xoan, dong không còn nữa, chủ yếu ngày nay làm guốc mộc bằng gỗ mít. Tuy nhiên, địa phương cũng không có sẵn nguồn nguyên liệu mà phải nhập từ các nơi khác về như miền Tây, Bình Phước… dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu, giá thành cao làm cho thành phẩm khó cạnh tranh được, thu nhập không ổn định. 6
- Tiếp đến là sự hiện đại hóa, trước đây để làm ra một chiếc guốc, người nghệ nhân mất một khoảng thời gian dài làm thủ công từng công đoạn để ra từng chiếc guốc, ngày nay sử dụng máy móc hiện đại, có thể sử dụng để tạo ra hàng loại sản phẩm. Tuy máy móc hiện đại, tạo ra năng suất cao nhưng những giá trị tình cảm mà người nghệ nhân muốn gửi gắm qua từng chiếc guốc lại không còn. “Theo Phòng Công nghiệp huyện Thuận An, Bình Dương, hiện nay trên toàn huyện có 36 cơ sở làm guốc mộc truyền thống, chủ yếu gia công cho các cơ sở lớn. Guốc được làm bằng phương pháp thủ công cho nên chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng được cho nhu cầu xuất khẩu và thị hiếu của người tiêu dùng” (Kim Dũng – Nguyễn Minh, 2003). Do sự cạnh tranh của các mặt hàng giày dép hiện đại, đa dạng mẫu mã chủng loại. Giày dép bằng chất liệu da, nhựa nhập khẩu hoặc sản xuất hàng loạt vừa bền, đẹp mà má giá lại cạnh tranh. Từ đó, thị trường tiêu thụ guốc mộc giảm đi đáng kể. Cuối cùng là do thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể. Họ chuyển sang dùng các loại giày dép hiện đại, dễ sử dụng, bền và giá rẻ hơn. Bên cạnh đó thuận tiện cho việc đi lại, công việc hơn so với guốc mộc. Giả sử một người đi làm công sở hay làm trong xưởng sản xuất, thì họ không thể đi đôi guốc mộc được. Qua đó ta có thể thấy, môi trường sống, làm việc hiện đại này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường tiêu thụ guốc mộc. Do đó, thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, đơn đặt hàng khan hiếm, mà nhiều hộ gia đình, thợ thủ công đành bỏ nghề rẽ sang một hướng mới, chỉ còn một số ít bám trụ với nghề. Tuy khó khăn là vậy, nhưng nếu bỏ nghề là bỏ đi một giá trị văn hóa nói chung và một biểu tượng văn hóa khi nói đến Thuận An, nói đến Bình Dương. Vì lẽ đó, một số ít các gia đình vẫn còn tâm huyết, quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống của ông bà để lại. Bây giờ, việc gìn giữ nghề guốc mộc không chỉ là gìn giữ sinh kế mà đó còn là gìn giữ nét truyền thống của dân tộc. Vấn đề được đặt ra cho tất cả chúng ta, các cấp chính quyền, nhà nghiên cứu và cả những nghệ nhân, hộ kinh doanh. Chúng ta phải cùng nhau tìm ra những giải pháp làm cho nghề không chỉ tồn tại và còn phát triển lâu dài qua các thế hệ. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cơ bản nhằm phát huy nghề guốc mộc. Thứ nhất, Đối với các cấp chính quyền cần chú trọng việc quản lý, chú ý đến các hộ kinh doanh và hỗ trợ họ vay vốn, xúc tiến tiến thương mại (hội chợ, triển lãm…), các vấn đề an sinh, ô nhiễm môi trường, quy hoạch các làng nghề để họ yên tâm sản xuất. Có như vậy, các làng nghề, hộ gia đình và nghệ nhân mới yên tâm để sản xuất, kinh doanh, làng nghề mới có thể hồi sinh. Các cơ quan chính quyền có thể đưa ra các văn bản quy định về nghề, chính sách cụ thể trong việc bảo tồn và phát triển nghề. Thứ hai, Đào tạo nguồn nhân lực cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong vấn đề nghề thủ công hiện nay. Nghề thủ công làm vất vả, trong khi thu nhập không ổn định, vì lẽ đó, người trẻ hiện nay ít hoặc không mặn mà với nghề và học nghề. 7
- Thay vì nghề là do cha truyền con nối, tổ chức chính quyền có thể mở các lớp đào tào tạo nghề do các nghệ nhân, các giáo viên nghề giảng dạy, tạo công ăn việc làm sau khi học nghề cho các đối tượng lao động như những ngành nghề khác. Thứ ba, Giải pháp tiếp đến là phải tìm đầu ra, thị trường cho guốc mộc. Nhà nước cũng như các cơ sở kinh doanh cần tìm các đơn hàng không chỉ trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài. Đưa các sản phẩm guốc mộc thành các mặt hàng được bán qua các kênh chuyên nghiệp như siêu thị, trung tâm thương mại… và trở thành mặt hàng “Việt Nam chất lượng cao”. Thứ tư, Việc quảng bá sản phẩm cũng là một việc làm tích cực để đưa các mặt hàng guốc mộc đến gần hơn với người tiêu dùng qua các gian hàng hội chợ, triển lãm, mặt hàng tham gia hội chợ thương mại…Bên cạnh đó, cần quảng bá các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài với các hình thức như phóng sự, báo hình… Thứ năm, Bản thân các cơ sở kinh doanh, các hộ kinh doanh phải khéo léo liên kết với nhau thành một hợp tác xã, công ty để sản xuất. Ông bà ta có câu “đi buôn có bạn, đi bán có phường”. Việc liên hết với nhau giúp các cơ sở kinh doanh có thể hỗ trợ nhau về nguồn nguyên liệu, hợp tác với nhau tránh trường hợp mạnh ai người đó làm, giá thành buôn bán lộn xộn dẫn đến tình trạng mất lòng tin đối với khách hàng cũng như những việc cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh cần có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng để phù hợp hơn với như cầu người tiêu dùng cũng như có sự cạnh tranh với các mặt hàng hiện đại khác. Thứ sáu, tổ chức các chương trình, tuyến điểm du lịch tham quan, tập làm nghề để cho mọi người biết đến các nghề truyền thống, đặc biệt nghề guốc mộc. Bản thân du khách được tự tay sản xuất ra thành phẩm và mang về làm kỉ niệm sẽ mang đến nhiều ý nghĩ to lớn. Qua đó, quảng cáo được nghề guốc mộc đến với mọi người. “Gần đây, nghề làm guốc mộc ở Lái Thiêu được khôi phục lại do khách Tây – Tàu đến tham quan du lịch miệt vườn Lái Thiêu, tình cờ phát hiện đôi guốc mộc đẹp thanh nhã, mang vào chân, đi thấy ưng ý, mà giá cả rẻ như bèo, nên liên tục đặt hàng để mang về nước làm quà cho bạn bè” (Kim Dũng – Nguyễn Minh, 2003). Thứ bảy, các nhà nghiên cứu phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiên cứu, bảo tồn, thành lập các trung tâm nghiên cứu về nghề guốc mộc cũng như tôn vinh, vinh danh những nghệ nhân có đóng góp cho việc gìn giữ và phát huy nghề thủ công. Thay lời kết Nghề và làng nghề nói chung, nghề guốc mộc ở Thuận An nói riêng có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương. Song, thực tế cho thấy, việc bảo tồn và phát triển nghề guốc mộc đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Nghề làm guốc có một vai trò hết sức to lớn đối với người dân Thuận An nói riêng và người dân Bình Dương nói chung, nó góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc. 8
- Khi nghề guốc mộc và làng nghề guốc mộc cũng như những làng nghề thủ công khác được hồi sinh, thì nó không những mang lại những giá trị kinh tế to lớn mà còn mang lại những giá trị văn hóa của người Thuận An -Bình Dương. Bên cạnh đó, việc tham quan các làng nghề còn góp phần làm phong phú hơn các tuyến điểm tham quan du lịch khi đến với Bình Dương. Hi vọng, với sự tìm hiểu và những vấn đề căn bản của chúng tôi đưa ra, một ngày không xa, nghề guốc mộc và làng nghề guốc mộc được hồi sinh./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bán Nguyệt san xưa và nay (2002). Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và phát triển. TpHCM: Nxb Tp. HCM. 2. Hội khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh (2004). Nam Bộ Đất và Người (tập 2). Nxb Trẻ. 3. Kim Dũng – Nguyễn Minh (2003). Guốc một sang Tây, Tàu. Thời Báo Kinh tế, số 117, tr.10. 4. Lê Sang (1988). Đôi guốc mộc ở một làng nghề. Báo Sông Bé, số 9, tr.11. 5. Nguyễn Kim Ánh – Lê Hữu Phước. Guốc mộc Bình Dương qua góc nhìn Lịch sử - văn hóa. Tạp chí Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, số 64, trang 23. 6. Nguyễn Trí (2003). Guốc mộc đi Tây. Báo Bình Dương, số ra 17/9, tr.11. 7. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia viện Kinh tế học (2001). Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. 8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2010). Địa chí Bình Dương (tập 3 Kinh tế). Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc gia. 9. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2010). Địa chí Bình Dương (tập 4 – Văn hóa – nghệ thuật). Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc gia. 10. Vũ Đức Thành (1999). Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu. TpHCM: Nxb Văn Nghệ. 9
- NGUỒN GỐC, VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI CÚNG TRĂNG CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH Vũ Quốc Đảng, Lớp CH21LS01 Email: vuquocdang27@gmail.com TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều một nét văn hóa riêng của mình, chính những sắc màu văn hóa ấy đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc và lễ hội là một trong những mảng màu ấy. Lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh đã cùng với các dân tộc khác góp phần hoàn chỉnh bức tranh về văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, phong phú vừa hòa chung thành một bảng màu. Việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh góp phần làm rõ hơn về nguồn gốc cũng như bước đầu đầu nhận diện được những giá trị của lễ hội đối với cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu thông qua phương pháp điền dã và so sánh – phân tích dựa trên các tài liệu, các công trình nghiên cứu về lễ hội Cúng Trăng đã được công bố. Từ việc tìm hiểu nguồn gốc, giá trị mà chúng ta có được hướng bảo tồn và phát triển phù hợp. Từ khóa: Cúng Trăng, lễ hội, lễ hội Ok Om Bok, người Khmer Trà Vinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia nông nghiệp gắn với hình ảnh cây lúa nước điển hình của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó còn là một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo với lối sống xen kẽ, gắn kết với nhau thành từng cụm xóm làng, phum sóc… Các yếu tố này chính là nền tảng tạo nên các giá trị văn hóa truyền thống cho chúng ta, trong đó nổi bật hơn cả là lễ hội. Người Khmer Trà Vinh nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung là một trong 54 dân tộc anh em của chúng ta. Họ quanh năm mưa nắng trên ruộng đồng, cày sâu quốc bẫm. Bên cạnh công việc họ cũng cùng xây dựng cho mình một giá trị văn hóa riêng hòa chung vào bản sắc của văn hóa Việt Nam. Khi nhắc đến người Khmer thì chúng ta sẽ nhắc đến một số lễ hội lớn của họ như: lễ mừng năm mới (Chôl Chnam Thmây), lễ Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe), Lễ ông bà (pithi Sen Dolta)…và hầu như lễ hội của người Khmer diễn ra quanh năm. Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng. Ngày nay trong quá trình phát triển của đô thị, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì chúng có ảnh hưởng to lớn đến các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, đời sống xã hội của người Khmer Trà Vinh cũng có từng bước phát triển, cùng với đó là sự thay đổi về mặt nhận thức… thì lễ hội, giá trị văn hóa của họ cũng có những sự biến đổi. Vì vậy, việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội rất quan trọng trong việc bảo tồn và và phát các lễ hội, văn hóa của dân tộc. Văn hóa truyền thống nói chung và lễ hội nói riêng đang dần dần có sự thay đổi, biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Cũng có những thay đổi là sự tiếp biến văn hóa, cũng có sự thay đổi làm mất đi, thay đổi bản chất của 10
- lễ hội. Vì vậy, công tác nghiên cứu về nguồn gốc và giá trị của lễ hội để đưa ra những hướng bảo tồn và phát triển là hết sức cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điền dã dân tộc học với các hình thức như: quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Phương pháp này giúp cho những người nghiên cứu có được một cách đầy đủ và chính xác các tư liệu thực tế. Quá trình tham gia khảo sát, tham dự lễ hội sẽ giúp cho chúng tôi có cái nhìn sâu sắc và nhận diện được hệ thống giá trị của lễ hội. Phương pháp phân tích –tổng hợp: dựa vào nhật ký điền dã và các nguồn tài liệu về lễ hội, lễ hội Cúng Trăng để tác giả đi vào tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị của lễ hội. Phương pháp so sánh: đươc dùng xuyên suốt quá trình tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng. Tác giả đã so sánh lễ hội Cúng Trắng với các lễ hội khác của các dân tộc sống trên địa bàn và khu vực khác (Sóc Trăng, An Giang…) để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer ở Trà Vinh. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Nguồn gốc lễ hội cúng trăng Trước tiên, lễ hội Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe) của người Khmer Trà Vinh là lễ hội thể hiện lòng biết ơn của con người với các đấng thần linh đã bảo vệ mùa màng của họ được tươi tốt. Đó là thần Mặt Trăng ( Sampate Pres) người được cho là vị thần bảo hộ mùa màng, mưa thuận gió hòa, không có sâu bệnh… Mẹ Đất (Neang Hinh Pres Anây Thor) và Mẹ Nước ( Neang Hinh Pres Tưk)…Chúng ta cần hiểu rõ lễ hội Cúng Trăng là lễ hội lớn bao gồm nhiều nghi thức, nghi lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong đó có các nghi thức, nghi lễ như: đua ghe Ngo (Um Tuk Ngua), Đút cốm dẹp (Ok Ang Bok), thả đèn gió, đèn nước… Bên cạnh đó, lễ hội Cúng Trăng cũng còn là dịp để mọi người trong phum sóc tụ họp, vui chơi cùng với nhau sau những ngày chăm sóc cây trồng vất vả. Có rất nhiều sự tích nói nguồn gốc của lễ hội Cúng Trăng, nhưng tựu chung lại thì nguồn gốc lễ hội đều liên quan đến 2 vấn đề chính đó là giải thích việc cúng trăng là tưởng nhớ công ơn Thỏ trắng ( Sôm Banh Đết – tiền kiếp của Đức Phật), việc thứ hai chính là cúng các vị thần bảo trợ cho nông nghiệp, mà vị thần chính đó là nữ thần mặt Trăng. Theo tác giả đây chính là hai sự tích giải thích về nguồn gốc của lễ hội được đông đảo người dân và các nhà nghiên cứu đồng tình. Bởi lẽ, hầu hết người dân Khmer theo đạo Phật, nên việc tin vào đức Phật là một niềm tin đã thấm sâu trong tâm thức của họ. Cùng với đó, việc thờ cúng, tin vào các vị thần bảo trợ cho nông nghiệp là một niềm tin, lòng biết ơn với người đã bảo vệ mùa màng của mình. Lễ hội Cúng Trăng được kể lại như sau: “tương truyền có một tiền kiếp của Đức Phật là Thỏ Trắng, Thỏ Trắng sống bên bờ sông Hằng kết bạn với Khỉ, Rái Cá và Chó Rừng. Chúng sống tương thân, tương ái với nhau. Trong đám thú đó, Thỏ hiểu 11
- biết hơn cả, Thỏ còn biết tham thiền. Chính Thỏ đã nghĩ ra và đề xuất với các bạn cuộc ước hẹn sẽ cùng ngồi tu thân. Một lần, trước ngày trăng tròn, Thỏ nhắc các bạn lo việc ngồi thiền. Các bạn phải kiếm thức ăn dự trữ khi ngồi thiền, giành thức ăn đó cho kẻ thiếu thốn đói khát. Các con vật kia hăng hái đi săn bắt lo phần ăn những ngày ngồi thiền và để bố thí. Trên trời cao, thần Sakhah vị chúa của các thần Têvađa thấu được việc hẹn hò của các thú vật, động lòng cảm mến. Thần bèn giả người ăn xin xuống trần gian coi các con vật thực hiện lời hứa? Rái Cá, Khỉ và Chó Rừng đều thảo lòng mời người ăn xin dùng bữa của mình. Người ăn xin gặp Thỏ, Thỏ ngồi thiền từ mấy ngày nên không có thức ăn, nhưng thỏ nhanh nhẹn nhóm bếp tính nướng thân mình cho người ăn xin. Thỏ vừa nhảy vào lửa, thần Sakhah biến lửa không nóng cháy Thỏ và thần hiện nguyên hình. Thần ngợi ca nghĩa cử thương người cao cả của Thỏ. Thần vẽ hình Thỏ lên mặt trăng. Tiền kiếp Thỏ của Phật Thích Ca tỏa sáng vĩnh hằng trong càn khôn!” (Phạm Thị Phương Hạnh, 2012) Với ý nghĩa như vậy, thì vầng trăng luôn mang ý nghĩa cao quý và thiêng liêng đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer Trà Vinh nói riêng. Bên cạnh đó, đây cũng là thời gian kết thúc vụ mùa, khép lại một năm làm ăn, mọi người cùng nhau vui chơi, giải trí để chuẩn bị cho một vụ mùa mới. 3.2. Vai trò của lễ hội Cúng Trăng truyền thống trong đời sống tinh thần của người Khmer tỉnh Trà Vinh 3.2.1. Vai trò của lễ hội đối với cộng đồng Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh có vai trò rất quan trọng trong cộng đồng, không chỉ cộng đồng người Khmer mà còn quan trọng với tất cả cộng đồng cộng cư sống tại Trà Vinh. Cũng như các lễ hội của các cộng đồng khác, lễ Cúng Trăng có vai trò cố kết cộng đồng lại. Vào ngày lễ, mọi người cùng nhau chung sức chung lòng chuẩn bị cho lễ hội. Mọi người giúp nhau, nhà nhà trong phum sóc nô nức cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng, cùng làm trang trí và chuẩn bị cho bàn lễ vật làm cho tình cảm hàng xóm láng giềng càng khăng khít hơn. Trong cuộc sống, ai ai cũng lo mưu sinh, ngày ngày tất bật trên ruộng đồng, ít có thời gian chia sẻ trong cuộc sống. Nhưng trong ngày lễ, mọi người cùng nghỉ ngơi, thăm hỏi nhau chia sẻ về công việc. Cùng nhau cúng các vị thần và cầu mong các vị thần cùng ban phước cho gia đình, phum sóc và cả cộng đồng. Không chỉ là hàng xóm hỏi thăm nhau, mà ngay cả chính quyền địa phương cũng nhân dịp này tới thăm hỏi tặng quà cho các chùa, các gia đình chính sách cùng chung với lễ với bà con, làm cho tình cảm của nhân dân và chính quyền càng thêm khăng khít hơn. Trong các phần hội như thả đèn gió, đèn nước, đua Ghe Ngo, trò chơi dân gian… đông đảo nhiều người dân tham gia, cổ vũ cho phum sóc, cho huyện của mình. Ai ai cũng vui vẻ và háo hức. Bên cạnh đó, ngày nay không chỉ có người Khmer tham gia trong các hoạt động này mà còn có cộng đồng người Việt, Hoa cùng Tham gia. Ví dụ như trò chơi dân gian, thành phần tham gia có nhiều tầng lớp, độ tuổi, sắc tộc khác 12
- nhau. Rồi hội đua ghe Ngo, không cần biết đó là đội đua của khu vực nào, chỉ cần thấy ra thi là mọi người cùng nhau reo hò cổ vũ, cùng nhau bình luận và đánh giá. Lễ hội là một hoạt động có ý nghĩa rất to lớn trong việc gắn kết mọi người lại gần nhau hơn, giúp mọi người giải tỏa sự mệt mỏi sau bao ngày vất vả bên ruộng đồng và cùng nhau cầu nguyện vui chơi với bao nhiêu niềm tin cho năm mới. Ngay nay, xã hội có quá nhiều vấn đề phải suy ngẫm đặc biệt về các giá trị đạo đức, tình người thì lễ hội này lại làm cho con người gần con người hơn, trái tim gần đến với trái tim hơn. Bên cạnh vai trò cố kết cộng đồng, lễ hội còn là cái nôi để lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng, đóng góp chung vào khó tàng văn hóa của Việt Nam. Chính vì lẽ đó, năm 2013 lễ hội Cúng Trăng (lễ hội Ok Om Bok) được công nhận là di sản phi vật thể của Việt Nam và nhân dịp lễ cúng trăng năm 2014 tổ chức tại khu di tích ao Bà Om đã chính thức công bố vinh dự này. Có thể nói, lễ hội là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi nuôi giữ những giá trị của dân tộc cho các thế hệ sau học tập. Nơi đây giống như một ngày học, cho các thế hệ trẻ hiểu về cội nguồn hiểu về bản sắc của dân tộc mình, giúp cho mọi người hiểu về cội nguồn của mình, văn hóa của dân tộc. Lễ hội còn là cầu nối giữa con người trần tục với thế giới thần linh linh thiêng, là nơi trao gửi những ước mơ, khát vọng của mình đến với đấng siêu nhiên. Đây cũng là lúc, con người lấy lại niềm tin, “nạp năng lượng” để tiếp tục cho cuộc sống bề bộn đầy lo toan hàng ngày. Lễ hội là bài học sâu sắc về việc biết ơn và xin thứ lỗi của người Khmer. Cúng Trăng là cúng các vị thần như thần mặt trăng, thần nước, thần gió, thần đất… vì đã mang mưa thuận gió hòa, một mùa màng bội thu, gia đình no ấm, mọi người bình an. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mọi người xám hối đến các vị thần, vì năm qua đã xâm phạm, làm ô uế đến các vị và mong được thứ lỗi. Việc thả đèn gió, đèn nước là một trong những biểu hiện của các hành động ấy. Hay đua ghe Ngo cũng là một hoạt động thể hiện ước mơ, niềm tin vào vụ mùa tới (dẫn nước về phum sóc, về đồng). Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Khmer, đến đây, họ được bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần, được cầu nguyện và cảm giác như rất gần gũi với các vị thần linh, mọi lo toan cuộc sống đều được loại bỏ, họ chỉ có sự vui vẻ, có niềm tin để rồi về nhà họ tiếp tục nuôi giữ niềm tin ấy cho những ngày tháng lao động tiếp theo. Khi tham gia các hoạt động, dường như họ thấy rằng mình đã chung tay cùng cộng động tỏ lòng thành đến các vị thần, cảm giác như mình đã làm được một việc có ích cho cả cộng đồng. Đây còn là cơ hội để mọi người giao lưu với nhau, không chỉ là trong cộng đồng người Khmer, mà còn có các cộng đồng người Việt, Hoa cùng tham gia lễ hội. Nhân dịp để này quảng bá văn hóa của người Khmer đến với các dân tộc khác, để cùng làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thanh tra Quản lý giáo dục
100 p | 229 | 73
-
Chất lượng và đánh giá trong giáo dục đại học: Phần 2
132 p | 98 | 13
-
Một số yếu tố khách quan tác động đến động cơ giảng dạy của giảng viên đại học
11 p | 94 | 11
-
Sinh viên đánh giá về chất lượng đào tạo của khoa ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, Đại học Văn Hiến
17 p | 124 | 5
-
Đề xuất khung tham chiếu năng lực công nghệ số dành cho cán bộ, giảng viên và nhân viên trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 28 | 5
-
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 1): Phần 1
538 p | 10 | 4
-
Phát triển “Phương thức học sâu” cho sinh viên thông qua dạy học theo dự án tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 9 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo đi đôi với nghiên cứu khoa học phát triển sâu rộng trong đội ngũ giảng viên và sinh viên trường đại học đông đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số hiện nay
3 p | 12 | 4
-
Một số yếu tố tác động đến động cơ giảng dạy của giảng viên đại học
11 p | 80 | 4
-
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 2
156 p | 6 | 3
-
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 1
284 p | 8 | 3
-
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 1): Phần 2
357 p | 9 | 3
-
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học: Phần 2 (Dành cho Học viên Sau Đại học)
298 p | 4 | 3
-
Phản hồi của giảng viên và sinh viên về ứng dụng hệ thống Moodle hỗ trợ quá trình giảng dạy ngoại ngữ không chuyên tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
15 p | 44 | 2
-
Văn hóa giao tiếp tại trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
11 p | 16 | 2
-
Nguồn học liệu mở hỗ trợ đào tạo từ xa và trực tuyến
9 p | 38 | 1
-
Vai trò của giảng viên đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn