intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:284

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu ngày hội khoa học Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh bình thường mới; Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á; Ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics tại Việt Nam;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KỶ YẾU NGÀY HỘI KHOA HỌC GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC LẦN VI - NĂM – 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 2) Bình Dương, tháng 6 năm 2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KỶ YẾU NGÀY HỘI KHOA HỌC GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC LẦN VI - NĂM – 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 2) Bình Dương, tháng 6 năm 2022
  3. MỤC LỤC 1 Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh 1 bình thường mới Lê Đình Phú, Nguyễn Thị Hoàng Yến 2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các 12 quốc gia Đông Nam Á Nguyễn Hoàng Chung, Lê Mã Long 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics tại Việt Nam 20 Nguyễn Lê Hải Hà & Nguyễn Thị Ái Anh 4 Nghiên cứu một số mô hình khung năng lực đang được sử dụng trong quản trị 31 nhân lực tại doanh nghiệp ThS. Hồ Thị Hà 5 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt 42 Nam Nguyễn Thanh Nguyên, Bùi Thị Thủy, Bùi Thị An, Mai Ngọc Hạnh 6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại 51 Việt Nam Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Ngọc Như Tuyền 7 Tác động của lạm phát đến tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á 62 Nguyễn Hoàng Chung, Phan Thùy Linh, Hoàng Thị Trang Linh 8 Đánh giá sự hài lòng của người dân về chủ trương phát triển sản xuất nông 72 nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thị Văn Chương 9 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển mô hình đô thị thông 84 minh tại Bình Dương ThS. Nguyễn Hoàng Như Mai, Nguyễn Thị Mỹ Diễm 10 Bitcoin - Tiền kỹ thuật số cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong 97 giai đoạn chuyển đổi số ThS. Nguyễn Hoàng Hải 11 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực 103 tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Nguyễn Minh Đăng, Lê Thị Mỹ Linh 12 Thiết kế, thi công xe đa dụng cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa 111 Phạm Việt Hưng 13 Thiết kế thang hái tiêu kiểu bao vòng quanh 126 Ngô Bảo
  4. 14 Nghiên cứu hệ thống đo áp suất phun trong động cơ Diesel 1 xilanh phun trực 135 tiếp công suất nhỏ Cao Trọng Hùng 15 Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển cho mô hình phun xăng điện tử, động cơ ô 143 tô Trần Dũng 16 Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình công 155 nghệ kỹ thuật ô tô Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Văn Tấn, Đinh Hải Lâm, Bùi Thị Kim Dung 17 Dendrimer - Vật liệu dẫn truyền thuốc 165 Nguyễn Thị Bích Trâm 18 Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu khuynh diệp to 175 (Eucalyptus Grandis Hill Ex Maiden) Dương Thị Ánh Tuyết 19 Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu khuynh diệp trắng 183 (Eucalyptus Camaldulensis Dehnh) Dương Thị Ánh Tuyết 20 Sự thay đổi cấu trúc của mô hình vật liệu khối tinh thể SiC 191 Hà Tuấn Anh 21 Khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng oxy hóa tinh dầu lá Húng 200 Quế (Ocimum Basilicum L.) Ở Bình Dương Võ Thị Kim Thư 22 Sự hình thành điểm đen (Melanosis) ở động vật giáp xác trong quá trình bảo 207 quản Hồ Trung Tính 23 Xây dựng quy trình xác định vitamin C trong trái cây bằng phương pháp chuẩn 218 độ điện thế sử dụng thuốc thử 2,6 – Dichlorphenol indophenol Huỳnh Anh Tuấn, Huỳnh Nguyên Thảo Vy 24 Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh thông qua dạy học phần 229 quang học lớp 9 trung học cơ sở Mai Thị Hảo, Nguyễn Minh Hân 25 Nghiên cứu cố định tế bào nấm men (Saccharomyces Cerevisiae) bằng Ca- 243 Alginate ứng dụng lên men ethanol từ dịch nước mía Nguyễn Bằng Phi 26 Nghiên cứu xác định một số microRNAs tiềm năng liên quan đến u thần kinh 249 đệm (Glioma) Nguyễn Bằng Phi, Võ Hoàng Xuân Đạt
  5. 27 Tiềm năng của hệ thống nuôi trồng vi tảo cố định trên màng sinh học (biofilm) 257 so với các phương pháp truyền thống Nguyễn Thị Liên 28 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và tăng trưởng của màng sinh học 264 (biofilm) vi tảo Nguyễn Thị Liên 29 Hoạt tính diệt và xua đuỗi muỗi vằn (Aedes aegypti) của tinh dầu quả hồ 272 tiêu (Pipper nigrum L.) Trần Thanh Hùng, Nguyễn Thị Quỳnh Dung 30 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2021 và đề xuất kế hoạch sử dụng đất 279 năm 2022 huyện Mỹ Tú – tỉnh Sóc Trăng Đặng Trung Thành 31 Dịch chiết nang trứng chín thúc đẩy quá trình chín sinh lý và phát triển phôi 297 heo trinh sản Nguyễn Bá Tư 32 Nấm mối (Termitomyces) và sự cộng sinh với mối 305 Nguyễn Thị Ngọc Nhi 33 Đặc điểm sinh học của nấm lớn và quá trình nuôi cấy chìm các loài nấm 316 Nguyễn Thị Ngọc Nhi 34 Nghiên cứu xử lý xơ dừa bằng vi sinh vật để tạo phân hữu cơ ở quy mô nông 326 hộ Biện Phúc Hậu, Trần Ngọc Hùng 35 Định hướng áp dụng 5S tại phòng thí nghiệm Viện Phát triển Ứng dụng 336 Trường Đại học Thủ Dầu Một Nguyễn Thị Bích Thảo, Quang Thị Ngọc Anh 36 Nghiên cứu quy trình sản xuất bột củ dền ứng dụng tạo màu cho thực phẩm 348 Trần Đình Mạnh 37 Công tác xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên thông tin số tại trung tâm 357 học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một ThS. Trần Đức Tịnh 38 Nghiên cứu tính toán hiệu năng cao các tính chất vật lý thiết yếu của vật liệu 367 germanene 1D thay thế nguyên tử carbon Tô Vĩnh Bảo, Ung Thị Ngọc Nga, Nguyễn Duy Khanh 39 Nghiên cứu tính toán hiệu năng cao các tính chất cấu trúc và điện tử của vật 377 liệu graphene 1D hấp phụ nguyên tử silicon Nguyễn Thanh Phương, Mai Thi Tuyến, Nguyễn Anh Kha, Nguyễn Duy Khanh
  6. 40 Nghiên cứu tính toán hiệu năng cao sự oxy hóa của vật liệu graphene một 385 chiều Huỳnh Thân Phúc, Đỗ Thị Hồng Châu, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Duy Khanh 41 Nghiên cứu tính toán hiệu năng cao sự hydro hóa vật liệu graphene một 395 chiều Cao Thanh Xuân, Nguyễn Thị Hương, Trần Minh Tiến, Nguyễn Duy Khanh 42 Phát triển bền vững bê tông cốt liệu xỉ thép khu vực miền Đông Nam bộ 404 Trần Hữu Bằng, Nguyễn Ngọc Huệ, Võ Thanh Hùng, Nguyễn Hải Linh 43 Nghiên cứu xây dựng khu vực vùng ven các đô thị tại bình dương theo mô hình 416 làng thông minh Huỳnh Kim Pháp 44 So sánh hai phương án xử lý nền đất yếu có chiều dày lớn: đóng cừ tràm và 427 đóng cừ dừa Đỗ Thị Ngọc Tam
  7. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI ThS. Lê Đình Phú, ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Thủ Dầu Một Email: phuld@tdmu.edu.vn Email: hoangyennt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này định hướng cho các nhà chính sách phải xem xét cẩn thận các tín hiệu liên quan đến diễn biến của đại dịch Covid-19 và nhìn nhận mức độ tổn thương cũng như phục hồi của kinh tế - xã hội Việt Nam. Góc nhìn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bài viết đã đánh giá thực trạng vĩ mô và kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước để đưa ra các hàm ý cụ thể phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sau cùng là định hướng về các biện pháp chính sách khẩn cấp, không chỉ để ngăn chặn đại dịch này mà còn để bảo vệ nguồn lực xã hội đặc biệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng và góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới. Từ khóa: Tăng trưởng, Bình Dương, Bình thường mới, Covid-19. 1. Giới thiệu Một trong các mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia đang phát triển là nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ đó, tạo tiền đề cho chính sách xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, giải quyết các vấn đề xã hội và ảnh hưởng đến cả hành động bảo vệ môi trường, tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát của quốc gia cũng có thể dẫn đến các tác động ngược chiều như sự không ổn định về thể chế, tàn phá tài nguyên, phân hóa thu nhập và nhiều yếu tố khác thuộc về văn hóa, xã hội không bắt nhịp tiến độ tăng trưởng kinh tế (Cao Y. và các cộng sự, 2019; Sumner, A. và các cộng sự, 2020; Ahmed, F. và các cộng sự, 2020; Barbier, E. B., & Burgess, J. C., 2020; Censolo, R. & Morelli, M., 2020; Kuc- Czarnecka, M., 2020; Leach, M. và các cộng sự, 2021). Có thể nói, “bài toán” nâng cao chất lượng tăng trưởng cần được giải quyết trong sự xem xét các điều kiện kinh tế - xã hội không giống nhau của từng địa phương hay quốc gia cụ thể, và đặc biệt, theo dòng thời gian là sự khác biệt về bối cảnh. Bệnh do các biến thể chủng vi-rút SARS-CoV-2, Covid-19, trong tuần từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 11 năm 2021, xu hướng tiếp tục gia tăng số ca mắc mới hàng tuần trên toàn cầu, với hơn 3,3 triệu ca mới được báo cáo - tăng 6% so với tuần trước, trong đó, Khu vực Châu Mỹ, Châu Âu và Khu vực Tây Thái Bình Dương đều báo cáo số ca mắc mới hàng tuần tăng so với tuần trước, trong khi các khu vực khác báo cáo xu hướng ổn định hoặc giảm (WHO, 2021), từ đó, tạo nên hai “bức tranh” đại dịch Covid-19 trái ngược trên toàn cầu. Có thể nói, Covid-19 tiếp tục tàn phá thế giới ở nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội và mức độ “tổn thương” không giống nhau khi so sánh giữa các quốc gia trong cùng khu vực hay ngay cả, giữa các địa phương trong cùng một đất nước, minh họa kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Ba Lan, 1
  8. Kuc-Czarnecka, M. (2020) xem xét các khía cạnh cụ thể của tác động đại dịch Covid-19 cho thấy các khu vực đặc biệt dễ bị “tổn thương” do thiết hụt cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, Covid-19 còn được nhận diện như một nhân tố làm thay đổi ổn định xã hội một cách bất ngờ và không thể dự đoán trước, do vậy, điều cấp bách là phải củng cố các hành động của Chính phủ và sự chung tay của toàn Xã hội để đạt được sự ổn định trước đại dịch (Censolo, R. & Morelli, M., 2020). Hướng đến mục tiêu này, cần có sự dự báo về những cú sốc không chắc chắn trong tương lai, bao gồm cả đại dịch (Leach, M. và các cộng sự, 2021). Từ đó, tạo nên một thách thức đối với điều kiện cấu trúc ở một số quốc gia, quan hệ xã hội và trật tự kinh tế (Rui, L. và các cộng sự, 2019). Tại Việt Nam, diễn biến đại dịch Covid-19 cũng có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong xu hướng thế ảnh hưởng chung của toàn thế giới (Thủ tướng Chính Phủ, 2021), như nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với khả năng phá sản, chính sách giãn cách xã hội trước diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 cũng là yếu tố cản trở lớn đến hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (Tổng cục Thống Kê, 2021). Tuy nhiên, trong sự nỗ lực của cả nước thì báo cáo kết quả kinh tế vĩ mô liên quan đến Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý III và 9 tháng 2021 ước tính tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời, trong điều kiện tương đối ổn định của thời tiết thì năng suất chăn nuôi và cây trồng đạt mức độ khá (Tổng cục Thống Kê, 2021). Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 23/7/2021 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 nhằm “tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, thách thức, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo” (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Và định hướng thực hiện kế hoạch này trong địa phương cụ thể còn tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn. Tuy nhiên, các Tỉnh, Thành phố phía Nam triển khai nhiệm vụ năm 2021 trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước khi mà dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp đi kèm là thời gian giãn cách xã hội dài, từ đó, đã gây ra nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó, vùng Đông Nam bộ đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm (Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2021). Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, thời gian qua là tâm dịch của đợt dịch bùng phát lần thứ tư, phải tăng cường thực hiện giãn cách xã hội và dịch covid- 19 tác động lớn đến sức khỏe toàn dân, thiếu hụt lao động trầm trọng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, và xu hướng doanh nghiệp ngừng hoạt động ngày một tăng (Cục thống kê Tỉnh Bình Dương, 2021a). Do vậy, trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch covid-19 qua góc nhìn từ lý luận đến thực tiễn, bài viết này nghiên cứu nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó, đề xuất các định hướng và hàm ý mà các cấp có thẩm quyền xem xét vận dụng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 2
  9. 2. Tổng quan lý luận về chất lượng tăng trưởng Mốc lịch sử vào những thập niên cuối thế kỷ XX, trong khi có nhiều sự thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới thì vẫn tồn tại những dấu hiệu về sự suy thoái, hơn nữa là khủng hoảng kinh tế như câu chuyện bắt đầu từ 2008 về khủng hoảng tài chính toàn cầu chính là bằng chứng cho hiện tượng này. Hiểu là sự tăng trưởng theo chiều rộng mà không có chiều sâu trong dài hạn và tạo nên xu hướng nghiên cứu về vấn đề chất lượng tăng trưởng. Từ đây, xuất hiện nhiều góc nhìn không giống nhau về thuật ngữ này và hướng tiếp cận đầu tiên liên quan đến quan điểm về tăng trưởng “tốt”/”xấu” hay trả lời câu hỏi, tăng trưởng có “bền vững” hay không? (Liên Hiệp Quốc UNDP, 1996, tham khảo từ Chu Văn Cấp, 2021). Hiểu là, mục đích của tăng trưởng cần gắn liền với chất lượng và khi không đạt được chất lượng so với mục tiêu đề ra thì gọi chung là tăng trưởng “xấu” với 5 loại như thể hiện ở hình 1 sau Tăng trưởng không có tiếng nói Tăng trưởng không lương tâm Tăng Tăng trưởng trưởng không gốc rễ Tăng trưởng không việc làm Tăng trưởng không có tương lai Hình 1. Quan điểm về tăng trưởng “xấu” Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Chu Văn Cấp (2021). Những quan điểm khái niệm về tăng trưởng “xấu” như thể hiện ở hình 1 được giải thích chi tiết ở bảng 1 sau Bảng 1. Chi tiết về Quan điểm về tăng trưởng “xấu” STT Tăng trưởng “xấu” Tăng trưởng Tăng trưởng tạo nên sự khoảng cách trong phân hóa 1 không lương tâm giàu nghèo tăng đáng kể. Tăng trưởng Tăng trưởng tạo nên sự gia tăng các chỉ số vĩ mô nhưng 2 không việc làm không cải thiện chất lượng cuộc sống của các tầng lớp. Tăng trưởng Tăng trưởng không đi kèm với việc mở rộng nền dân 3 không có tiếng nói chủ, không thực thi được sự công bằng xã hội. Tăng trưởng Tăng trưởng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần 4 không gốc rễ của con người và sự phát triển của văn hóa, xã hội. Tăng trưởng Tăng trưởng không bền vững, hiểu là tận dụng triệt kề 5 không có tương lai nguồn lực hiện tại và không kiểm soát trong dài hạn. Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Chu Văn Cấp (2021). Như vậy, chất lượng tăng trưởng tập trung vào các tiêu chuẩn hướng đến không rơi vào tình huống tăng trưởng “xấu” và theo quan điểm của Ngân hàng thế giới 3
  10. (WB) và nhiều nghiên cứu có liên quan (Đinh Văn Ân, 2005; Lê Hữu Nghĩa và các cộng sự, 2006) thì các tiêu chuẩn được bài viết này tổng hợp, hiểu là tăng trưởng có chất lượng khi đảm bảo nâng cao hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế với tốc độ ổn định trong dài hạn và giảm thiểu biến động từ ngoại cảnh. Đồng thời, tăng trưởng phải đi kèm với sự phát triển bền vững theo chiều sâu cùng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phải luôn hỗ trợ cho thể chế dân chủ. Nói cách khác, chất lượng tăng trưởng là sự tăng trưởng biểu hiện tốc độ phát triển ổn định gắn liền với sự hiệu quả về văn hóa, xã hội và thể chế. Như vậy, nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng không những chỉ nhận diện các yếu tố đầu vào (Input) mà còn phải đánh giá các kết quả đầu ra (Output) phân phối thành quả mang tính lan tỏa của tăng trưởng và khái niệm này có mối quan hệ mật thiết mang tính tác động qua lại với “phát triển bền vững”. Thuật ngữ này lần đầu được nhắc đến trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới” của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN (1980), hiểu là “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”, từ đó, “Phát triển bền vững” trở thành khái niệm phổ biến rộng rãi. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001, Tr.36) thì “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tăng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển”. Qua nhiều lần Đại hội đại biểu toàn quốc thì quan điểm này dần thay đổi theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và đến hiện tại, trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021) đã định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững. Quan điểm “đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế”, hiểu là “chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tr120). 3. Thực trạng chất lượng tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh bình thường mới 4
  11. Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có vị trí địa lý giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh và một phần tỉnh Đồng Nai lần lượt ở Phía Đông, phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Đồng thời, tỉnh Bình Dương còn giáp thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam và một phần giáp ở Phía Tây. Tỉnh này có 3 thành phố, gồm: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An; 2 thị xã, gồm: Bến Cát, Tân Uyên; 4 huyện, gồm: Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo và 91 đơn vị hành chính cấp xã. Theo thông tin thống kê mới nhất, dân số trung bình là 2.685.513 người, GRDP bình quân đầu người đạt 153,6 triệu đồng/năm (kế hoạch: 161,8 triệu đồng/năm) (Cục thống kê Tỉnh Bình Dương, 2021b). Trên cơ sở kết quả thực hiện 10 tháng, ước tính 2 tháng cuối năm, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2019, 2020, 2021b) đã thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2019 – 2021 như thể hiện ở Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2 như sau 12% 10,56% 9,12% 8,90% 8,95% 10% 8% 6,78% 6% 4% 2,79% 2% 0% 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Biểu đồ 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) Bình Dương so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021 Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng từ Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2019, 2020, 2021b) Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,37% 7,90% 7,36% Khu vực III (dịch vụ) 23,76% 25,05% 27,04% 21,42% Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) 64,86% 64,07% 71,78% 68,12% Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) 3,01% 2,98% 1,18% 3,10% 10% 100% 2016 2019 2020 2021 Biểu đồ 2. Cơ cấu nền Kinh tế Bình Dương giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021 Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng từ Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2019, 2020, 2021b) Tổng sản phẩm (GRDP) của Tỉnh Bình Dương năm 2021 ước tính tăng 2,79% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021 trên địa bàn Tỉnh này, khu vực II; khu vực III; thuế sản 5
  12. phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; và khu vực I; chiếm tỷ trọng lần lượt theo thứ tự từ cao đến thấp là 68,12%; 21,42%; 7,36%; và 3,1% (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2021b), đồng thời, thứ tự này qua góc nhìn từ năm 2016 đến nay không có sự thay đổi mặc dù có sự khác biệt trong tỷ trọng ở từng năm. Trong góc nhìn thời gian 4 năm vừa qua thì giai đoạn từ năm 2020 – 2021, các chỉ số thống kê liên quan đến tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương có mức giảm đáng kể như thể hiện ở Biểu đồ 3 và Biểu đồ 4, tuy nhiên, nhằm thu hút đầu tư, Bình Dương luôn tập trung tạo nền tảng phát triển kinh tế thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hoàn thiện kết cấu hạ tầng. ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC 50.000 40.000 30.000 20.000 1.299 10.000 948 800 935 0 2018 2019 2020 2021 Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (Doanh nghiệp) Số vốn đăng ký mới (Tỷ đồng) Số doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh vốn (Doanh nghiệp) Số vốn điều chỉnh (Tỷ đồng) Biểu đồ 3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Bình Dương giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng từ Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2019, 2020, 2021b) ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 Số dự án cấp Số vốn đăng ký Số dự án điều Số vốn điều Số dự án góp Số vốn góp vốn, mới (Dự án) mới (Triệu chỉnh vốn (Dự chỉnh (Triệu vốn, mua cổ mua cổ phần USD) án) USD) phần (Dự án) (Triệu USD) 2018 2019 2020 2021 Biểu đồ 4. Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Bình Dương giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng từ Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2019, 2020, 2021b) Năm 2021, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khi nền kinh tế thế giới và cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, bằng chứng tại tỉnh 6
  13. Bình Dương, “tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp quý III năm 2021 trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu chậm lại, tốc độ suy giảm rõ rệt so với 2 quý trước và so với cùng kỳ” cụ thể như “chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2021 ước tính tăng 8,51% so với tháng trước và giảm 6,92% so với cùng kỳ” (Cục thống kê Tỉnh Bình Dương, 2021a, tr.2). Đồng thời, cũng trên địa bàn này, “hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hiện vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản, nhất là việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn; nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều; chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao. Hiện nay, ngành gỗ mặc dù đơn hàng nhiều nhưng lại thiếu lao động, thiếu nguyên liệu sản xuất, rất nhiều doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất ở mức 20 - 50% so với trước thời điểm giãn cách nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của khách hàng và duy trì công việc, thu nhập cho người lao động” (Cục thống kê Tỉnh Bình Dương, 2021a, tr.2). Có thể thấy, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhiều công ty sản xuất phụ thuộc vào đầu vào trung gian nhập khẩu từ các quốc gia đang bị “tổn thương” từ đại dịch Covid-19 như Trung Quốc, dẫn đến hoạt động kinh tế bị chậm lại, và giãn cách xã hội cũng tác động hạn chế vận chuyển, đặc biệt ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất và cung ứng nguyên liệu thô đầu vào. Hơn nữa, sự gián đoạn tạm thời của đầu vào hoặc cả quá trình sản xuất có thể gây căng thẳng cho một số công ty, đặc biệt là những công ty không đủ khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó, đặc thù không minh bạch thông tin tài chính công bố trong bối cảnh hiện tại cũng tạo rủi ro đáng kể cho nhà đầu tư. 4. Nâng cao chất lượng tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dương Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến các nước đang phát triển (Ahmed, F. và các cộng sự, 2020; Sumner, A. và các cộng sự, 2020), Báo cáo của Liên hợp Quốc – United Nations (2020, tr.1) kêu gọi toàn cầu về “hành động chính sách phối hợp, quyết đoán và đổi mới từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới, đồng thời hỗ trợ tài chính và kỹ thuật tối đa cho những quốc gia bị ảnh hưởng covid-19 nặng nề nhất”, đây là nhiệm vụ khó khăn và trong trường hợp không có thêm hỗ trợ tài chính, điều quan trọng là các nước đang phát triển phải tìm ra các cơ chế chính sách đổi mới để đạt được mục tiêu phát triển bền vững theo cách thức hiệu quả về chi phí. Điều quan trọng là các nước đang phát triển phải tìm ra các cơ chế chính sách đổi mới để đảm bảo hỗ trợ kinh tế xã hội ngay lập tức sau cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng như tiếp tục tiến tới 17 mục tiêu Phát triển Bền vững. Tuy nhiên, Báo cáo của Liên hợp Quốc – United Nations (2020, tr.1) thiếu hỗ trợ quốc tế có khả năng dẫn đến nhiều nước đang phát triển không đảm bảo tiến độ hướng đến thực hiện tổng thể các mục tiêu phát triển bền vững (Barbier, E. B., & Burgess, J. C., 2020). Thế giới đang trải qua những bất ổn về kinh tế - xã hội, sự suy thoái môi trường, những đợt bùng phát Covid-19 mới và sự sụt giảm không thể kiểm soát (Ahmed, F. và các cộng sự, 2020) và tỉnh Bình Dương, một địa phận hành chính 7
  14. của Việt Nam cũng không nằm ngoài diễn biến này. Tác động kinh tế quan trọng của Covid-19 có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu qua nghiên cứu gần đây (Cao Y. và các cộng sự, 2019; Sumner, A. và các cộng sự, 2020; Ahmed, F. và các cộng sự, 2020; Barbier, E. B., & Burgess, J. C., 2020; Censolo, R. & Morelli, M., 2020; Kuc-Czarnecka, M., 2020; Leach, M. và các cộng sự, 2021) được bài viết này tổng hợp thành 3 nhóm chính: (1) Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất; (2) Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường; (3) Tác động tài chính đối với doanh nghiệp và thị trường tài chính. Sau cùng, điều quan trọng là phải tìm giải pháp khẩn cấp duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội cân bằng trong bối cảnh bình thường mới (Cao Y. và các cộng sự, 2019). Thứ nhất, dựa trên quan điểm về lời kêu gọi toàn cầu của Liên hợp Quốc – United Nations (2020), Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng cần xem xét về các chính sách hỗ trợ tài chính từ Quốc tế cũng như đảm bảo tiếp tục thu ngân sách trong nước để có thể thực hiện các biện pháp ứng phó của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng. Thứ hai, cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản về cung và cầu để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt, tăng giá và chịu thiệt hại trong ngắn hạn. Điều cần thiết là phải đảm bảo sản xuất và phân phối thực phẩm và thuốc men, điều này đòi hỏi phải duy trì hoạt động của hệ thống giao thông vận tải và các dịch vụ cơ bản (điện, nước và thông tin liên lạc). Ở mỗi Tỉnh/Thành phố nói chung và Bình Dương cần thành lập văn phòng quản lý khủng hoảng để theo dõi hàng ngày “dòng chảy” của hàng hóa và dịch vụ quan trọng, cũng như sức khỏe của nguồn lực chủ chốt trong công tác phòng – chống dịch Covid-19 trong bối cảnh bình thường mới. Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc mang lại vốn, cũng như việc làm, công nghệ và kỹ năng quản lý cho tỉnh Bình Dương và cả ở Việt Nam, bởi, không thể phủ nhận những lợi ích lớn từ các khoản đầu tư này về phát triển kinh tế và nâng cao mức sống, hơn nữa, FDI cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 về cơ sở hạ tầng cơ bản, an ninh lương thực, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, y tế và giáo dục. Đồng thời, cũng không bỏ qua việc huy động vốn đầu tư tư nhân hiệu quả hơn, chuyển nó vào các lĩnh vực phát triển bền vững và tối đa hóa các tác động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường của dòng vốn này. 5. Kết luận Việc điều chỉnh các chương trình phục hồi sau kiểm dịch quốc gia và địa phương đòi hỏi phải xem xét yếu tố thời gian liên quan đến những thay đổi của các chỉ số thống kê và biến dạng sâu do kiểm dịch gây ra và các xu hướng kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2020-2022. Do đó, nhiệm vụ cấp bách là dự báo quỹ đạo của sự phát triển các chỉ số kinh tế và xã hội quan trọng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19, và cách tiếp cận này là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt để đảm bảo một hệ 8
  15. thống hiệu quả của các biện pháp chống dịch bệnh của Việt Nam nói chung và trên địa bàn Bình Dương nói riêng. Từ đây, nhóm tác giả hàm ý đề xuất giúp xác định những phụ thuộc phức tạp của quá trình kinh tế - xã hội tại Bình Dương để dự đoán kết quả có thể có của các biện pháp kiểm dịch đã được phê duyệt. Nói cách khác, định hướng này có thể làm tăng hiệu lực ban đầu của các quyết định hành chính công, ngăn chặn tác động tiêu cực của đại dịch, hiểu là, cần có sự dự đoán hiệu quả các biện pháp kiểm dịch đối với sự thay đổi phát triển kinh tế và xã hội của từng Tỉnh/Thành phố tại Việt Nam hay riêng Bình Dương về các mối đe dọa dịch tễ học khác nhau trong tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ahmed, F., Ahmed, N. E., Pissarides, C., & Stiglitz, J. (2020). Why inequality could spread COVID-19. The Lancet Public Health, 5(5) e240. 2 Barbier, E. B., & Burgess, J. C. (2020). Sustainability and Development after COVID-19. World Development, 105082. doi:10.1016/j.worlddev.2020.10508 3 Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2021). Quyết tâm gỡ khó cho vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Truy cập ngày 23/11/2021 tại https://dangcongsan.vn/kinh-te/quyet-tam-go-kho-cho-vung-dong-nam-bo-va-dong- bang-song-cuu-long-591124.html. 4 Cao Y., Carver S., Yang R. (2019). Mapping Wilderness in China: Comparing and Integrating Boolean and WLC approaches. Landscape and Urban Planning, 192, art. 103636. Doi:10.1016/j.landurbplan.2019.103636. 5 Censolo, R. & Morelli, M. (2020). COVID-19 and the potential consequences for social stability. Peace Economics, Peace Science and Public Policy, 26(3), Doi:10.1515/peps-2020-0045. 6 Chu Văn Cấp (2021). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo tinh thần Đại hội lần thứ XI của Đảng. Truy cập ngày 23/11/2021 tại https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van- kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi- 2011-2020-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-kinh-te-viet-nam-theo-tinh-than-dai-hoi- 872. 7 Cục thống kê Tỉnh Bình Dương (2019). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2019. Truy cập ngày 10/12/2021 tại https://thongke.binhduong.gov.vn/Lists/BaoCaoThongKe/DispForm.aspx?ID=39& PageIndex=2&CategoryId=B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%ACnh%20h% C3%ACnh%20kinh%20t%E1%BA%BF%20- %20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BA%A5p%20t%E1%BB%89nh& InitialTabId=Ribbon.Read. 8 Cục thống kê Tỉnh Bình Dương (2020). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020. Truy cập ngày 10/12/2021 tại https://thongke.binhduong.gov.vn/Lists/BaoCaoThongKe/DispForm.aspx?ID=51& PageIndex=1&CategoryId=B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%ACnh%20h% 9
  16. C3%ACnh%20kinh%20t%E1%BA%BF%20- %20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BA%A5p%20t%E1%BB%89nh& InitialTabId=Ribbon.Read. 9 Cục thống kê Tỉnh Bình Dương (2021a). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 23/11/2021 https://thongke.binhduong.gov.vn/Lists/BaoCaoThongKe/DispForm.aspx?ID=60& CategoryId=B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%2 0kinh%20t%E1%BA%BF%20- %20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BA%A5p%20t%E1%BB%89nh& InitialTabId=Ribbon.Read. 10 Cục thống kê Tỉnh Bình Dương (2021b). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021. Truy cập ngày 10/12/2021 tại https://thongke.binhduong.gov.vn/Lists/BaoCaoThongKe/DispForm.aspx?ID=61& CategoryId=B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%2 0kinh%20t%E1%BA%BF%20- %20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BA%A5p%20t%E1%BB%89nh& InitialTabId=Ribbon.Read. 11 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 13 Đinh Văn Ân (2005). Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Thống kê. 14 Kuc-Czarnecka, M. (2020). COVID-19 and digital deprivation in Poland. Oeconomia Copernicana, 11(3), 415-431. Doi:10.24136/oc.2020.017. 15 Leach, M., MacGregor, Scoones Ia., & Wilkinson A. (2021). Post-pandemic transformations: how and why COVID-19 requires to rethink development. World Development, 138. Doi:10.1016/j.worlddev.2020.105233 . 16 Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2006). Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, 17 Rui, L., Sineviciene, L., Melnyk, L., Kubatko, O., Karintseva, O., & Lyulyov, O. (2019). Economic and environmental convergence of transformation economy: The case of China. Problems and Perspectives in Management, 17(3), 233-241. doi:10.21511/ppm.17(3).2019.19. 18 Sumner, A., E. Ortiz-Juarez C. and Hoy. (2020). Precarity and the pandemic: COVID-19 and poverty incidence, intensity, and severity in developing countries (No. wp2020-77). World Institute for Development Economic Research (UNU-WIDER). 19 Thông tấn xã Việt Nam (2021). Bình Dương phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Truy cập ngày 15/11/2021 tại https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/binh-duong-phan-dau-kiem-soat-hieu-qua-dich- 10
  17. covid-19-de-khoi-phuc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi/234fc579-a74a-46cb-a558- 63516f3edcab. 20 Thủ tướng Chính Phủ (2021). Chỉ thị về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Chỉ thị số 20/CT-TTg, ngày 23 tháng 7 năm 2021. 21 Tổng cục Thống Kê (2021). Thông cáo báo chí Tình hình Kinh tế - Xã hội quý III và 9 tháng năm 2021. Truy cập ngày 15/11/2021 tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/thong-cao-bao-chi- tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2021/ 22 United Nations (2020). Shared Responsibility, Global Solidarity: Responding to the socio-economic impacts of COVID-19. UN Secretary General, New York, March 2020. Retrieved November 23, 2021 from: https://www.un.org/sites/un2.un.org/files/sg_report_socioeconomic_impact_of_covi d19.pdf 23 WHO (2021). COVID-19 Weekly Epidemiological Update. Retrieved November 23, 2021 from: https://www.who.int/publications/m/item/weekly- epidemiological-update-on-covid-19---16-november-2021 11
  18. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Nguyễn Hoàng Chung Email: chungnh@tdmu.edu.vn Lê Mã Long Email: 2018340101008@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô nào có mối quan hệ đến sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn. Nghiên cứu chủ yếu qua phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu tổng quát khả thi FGLS bằng phần mềm Stata 15.1. Số liệu nghiên cứu được thu thập trong phạm vi 6 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2008-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến lạm phát và lãi suất cho vay có mối quan hệ đáng kể với sự biến động của tỷ giá hối đoái. So sánh biến cán cân thanh toán cho thấy mối quan hệ không đáng kể. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sự chuyển động của các biến theo từng giai đoạn để áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Từ khóa: Cán cân thanh toán, Chỉ số giá tiêu dùng, Lạm phát, Lãi suất cho vay, Tỷ giá hối đoái. Mã phân loại JEL: C23, E4, E31, E44, E52. 1. GIỚI THIỆU Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Về bản chất, TGHĐ là khái niệm kinh tế có nguồn gốc từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp và quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia/khu vực. Vì vậy, TGHĐ giữ vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế, thông qua TGHĐ người ta có thể so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia trên thế giới với nhau. Từ khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát TGHĐ là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc gia/ khu vực trên thế giới. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các biến số kinh tế vĩ mô chính có tác động trực tiếp và gián tiếp đến diễn biến TGHĐ ở một số quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn bao gồm lạm phát (theo chỉ số giá tiêu dùng-Cpi), lãi suất cho vay, cán cân thanh toán. Phần còn lại của bài nghiên cứu này được xây dựng như sau: Phần 2: Cơ sở lý thuyết. Phần 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Cuối cùng là phần 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo nhà kinh tế học Mishkin (1994) cho rằng, giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác được gọi là tỷ giá hối đoái. Theo Samuelson (2004) cho rằng, lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng lên. Theo Achsani và nnk., (2010) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái: Nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia Đông Nam Á+3 (Châu Á) và Châu Âu, Bắc 12
  19. Mỹ” cho rằng, lạm phát luôn được xem xét là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản, và có mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại khu vực châu Á, nhưng không có quan hệ đó tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Ewards (2011) đã kết luận rằng, nếu chính sách tài khóa bền vững và ngân hàng trung ương là độc lập (và chỉ tập trung đạt được những mục tiêu lạm phát của họ), lo sợ rằng tỷ giá linh hoạt sẽ dẫn đến lạm phát cao là đặt sai chổ. Theo nghiên cứu của Rajan (2012) về quản lý chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Châu Á mới nổi trong thập kỷ 1999-2009 cho rằng, mặc dù khu vực châu Á được xem là nơi có nhiều chế độ tỷ giá hối đoái trên thế giới, nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển dần dần theo hướng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn ở nhiều quốc gia trong khu vực. Ở đó, có thấy bằng chứng về sự “Sợ tăng giá” được biểu hiện trong sự can thiệp của tỷ giá hối đoái bất đối xứng. Nghĩa là sẵn sàng cho phép giảm giá, miễn cưỡng cho phép tăng giá. Tuy nhiên, theo Mohd và nnk., (2017) kết luận rằng, chỉ có một biến có thể được chấp nhận đó là xuất khẩu vì chỉ có biến xuất khẩu cho thấy mối quan hệ đáng kể với tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, lãi suất và lạm phát có mối quan hệ không đáng kể với tỷ giá hối đoái trong nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á. Từ hiệu ứng Fister (1993) có thể thấy rõ hơn được mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái “Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát”. Trên thực thế, lãi suất danh nghĩa và lạm phát tỷ lệ thuận với nhau nhằm đảm bảo lãi suất thực không đổi khi lạm phát tăng. Triển vọng của lãi suất thực có ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư và chỉ tiêu của các thành phần trong nền kinh tế. Sau khi thấy được kỳ vọng về lạm phát sẽ tăng, nếu các thành phần trong kinh tế tin rằng lãi suất danh nghĩa sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm hoặc chạy khỏi những tài sản tài chính được định giá bằng đồng tiền đó và chuyển sang đầu tư tài chính vào những tài sản tài chính khác không bị ảnh hưởng bởi lạm phát (vàng, bất động sản, ngoại tệ). Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái trung hạn và dài hạn dẫn đến giảm giá của đồng tiền của quốc gia có lạm phát kỳ vọng tăng. Theo Kim và Roubini (2000) cho rằng, hiện tượng kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô. Những thay đổi của hiện tượng kinh tế cũng sẽ gây ra sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái trong nước. Biến số kinh tế vĩ mô chính như lãi suất sẽ gây ra những thay đổi trong chuyển động của tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, sự thay đổi tích cực của lãi suất danh nghĩa trong nước sẽ khiến đồng tiền được tăng giá và ngược lại. Cho rằng tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệ bị mất giá, xuất khẩu sẽ có lợi trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng sẽ tăng lên và ngược lại. Cho thấy rằng tỷ giá hối đoái có quan hệ nghịch biến với cán cân thanh toán (Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2012). 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguồn dữ liệu 13
  20. Thu thập số liệu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ bộ dữ liệu tài chính quốc tế (International Financial Statistic-IFS) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund-IMF) và Ngân hàng thế giới (World Bank – WB). Phần thông tin thu thập từ các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, các bài viết trên các tạp chí khoa học. Chọn mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phân tích dữ liệu bảng hàng năm. Theo nguyên tắc kinh nghiệm, kích thước mẫu tối thiếu phải gấp 5 lần số biến trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mô hình nghiên cứu thực nghiệm này bao gồm 4 biến, kích thước mẫu thối thiểu là 20 quan sát. Với dữ liệu bảng bao gồm 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái lan được thu thập theo năm giai đoạn 2008-2019. Như vậy, tổng số biến quan sát là 72 và đáp ứng yêu cầu về độ phù hợp. Các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm biến tỷ giá hối đoái, biến lạm phát (theo chỉ số giá tiêu dùng-Cpi), biến lãi suất cho vay, biến cán cân thanh toán. 3.2. Giả thiết và mô hình nghiên cứu 3.2.1. Xây dựng giả thiết nghiên cứu Biến phụ thuộc: Dựa vào các công trình nghiên cứu trước, tác giả quyết định lựa chọn biến phụ thuộc là tỷ giá hối đoái (Đồng nội tệ theo đô la Mỹ, trung bình trong kỳ) với số liệu được thu thập từ IMF (Mohd và nnk., 2016; Đào Thanh Bình và nnk., 2014). Biến độc lập: Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái gọi là biến độc lập được nghiên cứu lựa chọn là biến lạm phát (theo chỉ số giá tiêu dùng-Cpi) được thu thập số liệu từ IMF (Mohd và nnk., 2016; Đào Thanh Bình và nnk., 2014; Hoàng Đình Minh, 2014), biến lãi suất cho vay với số liệu được thu thập từ WB (Mohd và nnk., 2016), biến cán cân thanh toán với số liệu được thu thập từ IMF và tính toán của tác giả theo công thức: Bop = (Xuất khẩu – Nhập khẩu)/tổng sản phẩm quốc nội (Basodan, 2016). Giả thiết H1: Biến lạm phát (theo chỉ số giá tiêu dùng-Cpi) có mối tương quan dương với biến tỷ giá hối đoái của các quốc gia Đông Nam Á. Giả thiết H2: Biến lãi suất cho vay có mối tương quan dương với biến tỷ giá hối đoái của các quốc gia Đông Nam Á. Giả thiết H3: Biến cán cân thanh toán có mối tương quan dương/âm với biến tỷ giá hối đoái của các quốc gia Đông Nam Á. 3.2.2. Mô hình nghiên cứu Để phân tích các nhân tố tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu ước lượng hồi quy bằng phương pháp bình phương cực tiểu - Pooled OLS (Ordinary least squares), phương pháp tác động cố định FEM (Fixed effects method), phương pháp tác động ngẫu nhiên REM (Random effects method) nhưng kết quả các mô hình không tốt nhất vì vẫn bị hiện tượng tự tương quan (Tran và nnk., 2020). Do đó nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized least squares) để khắc phục 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2