intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đổi mới mạnh mẽ về nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trong đó có sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

  1. 100 SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN SỐ TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Đương1 Nguyễn Thị Tươi2 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 1 Email: duongnv@hufi.edu.vn 2 Email: tuoint@hufi.edu.vn Ngày gửi:18/02/2023, ngày sửa bài: 16/3/2023, ngày chấp nhận: 04/04/2023 Tóm tắt: Cách mạng công nghệ và sự xuất hiện của internet đã làm bộc lộ rõ những khiếm khuyết của phương thức dạy – học truyền thống, đòi hỏi giáo dục hiện đại phải đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung, phương pháp, mục tiêu nhằm tạo ra đội ngũ lao động “vừa hồng”, “vừa chuyên”; vừa có kiến thức, kỹ năng để giải quyết công việc chuyên môn, đồng thời cần có phẩm chất, năng lực ứng biến trước mọi diễn biến hết sức mau lẹ và bất ngờ của hoàn cảnh. Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong thời đại công nghiệp 4.0, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đang đổi mới mạnh mẽ về nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trong đó có sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị hiện nay. Từ khóa: tài nguyên số, lý luận chính trị, lợi ích, tích cực. 1. Đặt vấn đề Nghị quyết của Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [1]. Nghị quyết đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của việc áp dụng những phương pháp dạy và học hiện đại, những thành tựu của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong giáo dục đào tạo. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có việc sử dụng tài nguyên số một cách hợp lý là bước đi đúng định hướng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn chính trị, xã hội tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại kỷ nguyên số. 2. Áp dụng tài nguyên số trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị là yêu cầu khách quan. ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  2. 101 Cách mạng công nghệ thông tin (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) diễn ra vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội theo những mức độ và chiều hướng khác nhau. Giáo dục đại học là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng này. Trong xu thế đó, các trường đại học cần nhận thức sâu sắc và chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi phương thức đào tạo trong thời kỳ công nghệ số. Việc dạy – học các môn lý Luận chính trị trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay nói chung đã đạt được những kết quả nhất định, công tác đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy đã phát huy tác dụng của nó. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong thời gian qua còn những hạn chế, thiếu sót, bất cập cần được khắc phục. Phương pháp giảng dạy còn xơ cứng (hình thức chiếu – chụp mang tính phổ biến), chưa tạo được hứng thú, động lực thực sự cho người học. Những phương pháp dạy-học tích cực, đề cao sự tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; đặc biệt, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập chưa được phát huy mạnh mẽ và thiếu tính hiệu quả. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 khi khoa học, công nghệ thay đổi từng giây đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để con người đổi mới tư duy và phương pháp đào tạo, học tập thông qua kết nối các thiết bị thông minh, các lớp học ảo, lớp học trực tuyến sẽ làm thay đổi cách dạy và học truyền thống. Sự xuất hiện của mạng xã hội cùng những không gian tương tác mà nó tạo ra khiến cho việc học tập nói riêng và giáo dục nói chung vượt qua sự giới hạn về không gian, thời gian. Ví dụ, một học sinh, một sinh viên bây giờ chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng dễ dàng tìm được những tư liệu quý, hoặc bài giảng hay, một cách đọc từ nước ngoài chuẩn của một thầy giáo trong nước hoặc nước ngoài. Hiện nay, trước yêu cầu của việc cải cách, đổi mới giáo dục đại học theo hướng giảm tỉ trọng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, rút ngắn thời gian đào tạo để đảm bảo mục tiêu trẻ hóa đội ngũ lao động, và cung cấp cho thị trường đội ngũ công nhân kỹ thuật có chất lượng, việc tổ chức, sắp xếp, bố trí khối kiến thức đại cương bao gồm cả các môn lý luận chính trị một cách bài bản, khoa học, phù hợp với thực tiễn cần phải được tiến hành sớm nhất có thể. Tại buổi tọa đàm lấy ý kiến về việc biên soạn Giáo trình các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh diễn ra vào năm 2019 tại trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục – Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổ biên soạn Giáo trình đã thảo luận và đưa ra ý kiến. Theo đó, trên cơ sở Giáo trình của Bộ, các trường đại học chủ động biên soạn tài liệu hướng dẫn và quyết định dung lượng kiến thức giảng dạy sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường và đòi hỏi của thực tiễn. Chủ trương là vậy nhưng thực tế việc giảng dạy các môn này ở hầu hết các trường hiện nay đều tuân thủ Giáo trình một cách máy móc, rập khuôn, cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt cần thiết. Với tinh thần Giáo trình viết như thế nào dạy như thế ấy, mỗi tín chỉ phải thực hiện trên lớp đủ số tiết tương ứng, không thể khác được,…làm cho công tác dạy – học những môn này trở lên nặng nề, hình thức, sáo rỗng và hơn nữa chủ trương cải cách, đổi mới giáo dục đi vào bế tắc, không thể triển khai. Hướng đến việc tinh giản chương trình, chắt lọc kiến ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  3. 102 thức, coi trọng chất lượng, hiệu quả của việc dạy – học, áp dụng công nghệ thông tin – tài nguyên số để rút ngắn thời gian đào tạo ở trường đại học, nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho cả người học, cơ sở đào tạo và cho thị trường. 3. Vị trí, vai trò của việc sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị Tài nguyên số (Digital resources) là tài nguyên sử dụng kỹ thuật số hóa để tạo và lưu trữ, và có thể truy cập và sử dụng qua các thiết bị kết nối mạng, như video, âm nhạc, hình ảnh, tài liệu văn bản, phần mềm... Trong cách giảng dạy truyền thống, dạy học là quá trình truyền đạt thông tin một chiều từ thầy đến trò. Thầy mang lại cho trò càng nhiều kiến thức càng tốt. Giờ học được tiến hành như một buổi thông báo cho nên người học rất thụ động, rất ít thông tin phản hồi từ phía người học. Mục đích của người thầy là trình bày nội dung theo môn học một cách chính xác, rõ ràng. Trách nhiệm của người học là tiếp thu các thông tin theo không gian, thời gian và thái độ của mình. Việc đánh giá chủ yếu là xem người học nắm được bao nhiêu thông tin, chính xác ở mức độ nào… mà không đánh giá được người học hiểu được gì và hiểu như thế nào. Học trực tuyến với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ internet giúp người học thu thập thông tin, xử lý thông tin và tích trữ thông tin dưới dạng tri thức, từ nhà trường hay môi trường sống, làm cho người học tự biến đổi về trí tuệ và làm phong phú thêm tri thức của mình, điều đó cũng làm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của mỗi người học. Nó cho phép người học chủ động tham gia tích cực vào quá trình dạy – học. Ở đây, giảng viên không còn đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức mà là người định hướng, điều hành, tổ chức và thúc đẩy quá trình tìm tòi, lĩnh hội tri thức của sinh viên. Tất cả những vấn đề đặt ra phải được mổ xẻ, phân tích, tranh luận để người học tự đưa ra quyết định (dĩ nhiên đó không phải là sự lựa chọn mù quáng). Như vậy, đồng thời với quá trình lĩnh hội tri thức, phương pháp giáo dục hiện đại tạo cho người học khả năng ứng biến, năng động, biết biến tri thức đã lĩnh hội trở thành vốn hiểu biết của mình để phục vụ hoạt động nhận thức, sáng tạo, cải biến hiện thực, và dễ dàng thích nghi với mọi diễn biến của hoàn cảnh Sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy môn Lý luận chính trị sẽ cung cấp cho sinh viên thông tin đầy đủ và chính xác về các vấn đề chính trị xã hội. Tài nguyên số cũng cung cấp cho giảng viên và sinh viên một công cụ trực quan và dễ hiểu để giải thích và trình bày các vấn đề phức tạp của chính trị xã hội, giúp giảm thời gian giảng dạy và tăng hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức… Đặc biệt, tài nguyên số có thể giúp sinh viên cải thiện khả năng suy đoán, sáng tạo, từ đó đưa ra các quan điểm của mình về các vấn đề đặt ra của bài học. 4. Giải pháp nâng cao dạy học các môn Lý luận chính trị trong thời đại kỹ nguyên số Để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong thời đại kỷ nguyên số, cần thực hiện một cách đồng bộ nhiều bước: Người thầy phải biết tạo dựng môi trường có khả năng thúc đẩy người học tự làm chủ hoạt động học tập, tạo điều kiện cho từng sinh viên được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  4. 103 mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập của mình. Vì vậy, giảng viên phải tìm hiểu các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực chính trị xã hội để cập nhật kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời tích cực sử dụng tài nguyên số, sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại: bản đồ trực quan, trình chiếu slide, video, v.v. giúp sinh viên hiểu và nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn. Tạo ra các hoạt động học tập thú vị như thảo luận nhóm, giải bài tập trực quan, sử dụng các trò chơi giáo dục: có thể sử dụng các trò chơi giáo dục trực tuyến hoặc tổ chức các buổi học trực tuyến, sử dụng các phần mềm học trực tuyến như Zoom, Google Meet.... để giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng và kiến thức trong môn học của mình. Các trò chơi này thường rất hấp dẫn và giúp sinh viên tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và nâng cao kiến thức. Giảng viên cần: linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm chủ hoạt động dạy – học. Đối với người học: Muốn đạt được kết quả tốt trong học tập, đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi khám phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo. Đối với cơ sở đào tạo: cần có sự đầu tư ưu tiên về cơ sở vật chất công nghệ thông tin, hệ thống thông tin thư viện số, về các phần mềm công nghệ phù hợp. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị công nghệ và phần mềm giảng dạy, quản lý các môn học này phải luôn đảm bảo tính đồng bộ, tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện của người học. Đồng thời, cần đảm bảo đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hỗ trợ cho quá trình dạy – học đủ về số lượng và chất lượng để đảm bảo tất cả các buổi học diễn ra suôn sẻ, thường xuyên, không bị gián đoạn. 5. Kết luận Với sự phong phú về nội dung và đa dạng về cách thức tạo, lưu trữ, tài nguyên số đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị. Tuy nhiên, sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy cần phải có sự chọn lọc, nếu không, có thể cung cấp quá nhiều thông tin và gây khó khăn cho sinh viên khi cần tìm hiểu thêm về một chủ đề cụ thể. Nó cũng không thể tạo ra một môi trường giảng dạy trực quan, sống động và giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về các chủ đề chính trị - xã hội như khi dùng phương pháp giảng dạy truyền thống. Để tối ưu hóa sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy môn chính trị xã hội, các giảng viên cần sử dụng tài nguyên số phù hợp với nội dung giảng dạy, lựa chọn các tài nguyên số để sinh viên có thể thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung. Mặt khác, phải kết hợp việc sử dụng tài nguyên số với phương pháp giảng dạy truyền thống, sử dụng tài nguyên số như một công cụ hỗ trợ trong việc giảng dạy, chứ không phải là một thay thế hoàn toàn cho phương pháp giảng dạy truyền thống. Sử dụng tài nguyên số trong giảng dạy nếu biết phát huy thế mạnh của nó, kết hợp một cách khéo léo, hợp lý với phương pháp giảng dạy truyền thống sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  5. 104 2. Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 9/2/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. 3. Phan Đình Diệu (2008), Phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo dục hiện đại, Tạp chí Tia Sáng. 4. Thế Đan (2018), Học trực tuyến: Tốc độ phát triển nhanh mở ra kỷ nguyên đào tạo mới, https://vnexpress.net, 19/11/2018. USING DIGITAL RESOURCES IN TEACHING POLITICAL THEORETICAL SUBJECTS AT THE UNIVERSITY OF FOOD INDUSTRIAL HO CHI MINH CITY Nguyen Van Duong1 Nguyen Thi Tuoi2 Ho Chi Minh City University of Food Industry 1 Email: duongnv@hufi.edu.vn 2 Email: tuoint@hufi.edu.vn Submitted date: 18/02/2023, edited date: 16/03/2023, accepted date: 04/04/2023 Abstract: The technological revolution and the emergence of the internet have clearly revealed the shortcomings of traditional teaching and learning methods, requiring modern education to fundamentally and comprehensively innovate in terms of content and methods. , the goal is to create a workforce of “both pink” and “specialized”; both have the knowledge and skills to deal with professional work, and at the same time need to have the qualities and ability to improvise before all very quick and unexpected developments of the situation. In order to improve the quality of teaching in the era of Industry 4.0, Ho Chi Minh City University of Food Industry is strongly innovating in terms of training content, teaching methods, and facilities, including Using digital resources in teaching is very important to improve the teaching quality of political theory subjects of the school today. Keywords: digital resources, political theory, benefits, positive. ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0