intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hình thành màu sắc của phức chất

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

241
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đề cập đến các chất màu vô cơ mà không kể đến phức chất là chưa đầy đủ, bởi đây là loại hợp chất có màu sắc đặc trưng, được tạo thành giữa các nguyên tố d với các nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác. Thêm vào đó phức chất màu còn là nguyên liệu quan trọng để chế các loại sơn, sản xuất ,mực trong ngành in,…cho ra sản phẩm quen thuộc với mỗi chúng ta. Trong phân tử của phức chất, nguyên tố d được gọi là nguyên tố tạo phức hay ion trung tâm, còn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hình thành màu sắc của phức chất

  1. Sự hình thành màu sắc của phức chất Khi đề cập đến các chất màu vô cơ mà không kể đến phức chất là chưa đầy đủ, bởi đây là loại hợp chất có màu sắc đặc trưng, được tạo thành giữa các nguyên tố d với các nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác. Thêm vào đó phức chất màu còn là nguyên liệu quan trọng để chế các loại sơn, sản xuất ,mực trong ngành in,…cho ra sản phẩm quen thuộc với mỗi chúng ta. Trong phân tử của phức chất, nguyên tố d được gọi là nguyên tố tạo phức hay ion trung tâm, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử liên kết với nó thì gọi là phối tử . Thí dụ: Thuốc thử Svâyde dùng để hòa tan xenlulozơ là phức chất được tạo thành khi cho muối đồng phản ứng với amoniac. Đó là chất màu xanh có công thức [Cu(NH3)4](OH)2. Ở đây, ion Cu2+ là ion trung tâm, còn NH3 là phối tử, chúng liên kết với nhau tạo thành ion phức [Cu(NH3)4]2+ màu xanh. Bốn liên kết giữa Cu2+ với 4 phân tử NH3 là các liên kết phối trí, trong đó các cặp electron dùng chung đều do N bỏ ra. Các ion kim loại chuyển tiếp dễ tạo thành các phức chất, vì trong phân lớp electron d của chúng còn các obitan trống dễ dàng thực hiện liên kết cho nhận với các nguyên tử có dư electron như N trong phức chất nêu trên, hay O, F, Cl,… tạo ra các ion phức. Người ta thấy rằng, khi trong ion tạo phức có electron độc thân thì phức chất tạo thành có màu đặc trưng. Nếu không tính đến ảnh hưởng đặc biệt cả phối tử, thì bản thân màu sắc của ion kim loại cũng có mối quan hệ nhất định với số electron d trong ion. Như chúng ta đã biết, ở phân lớp d có 5 obitan và nhiều nhất chỉ chứa 10 electron, khi số electron trong phân lớp nhỏ hơn 5 thì hoàn toàn độc thân, còn lớn hơn 5 thì bắt đầu có sự ghép đôi cặp electron. Từ đó, nhìn
  2. vào bảng trên ta có thể suy ra số electron độc thân trong mỗi cation kim loại là bao nhiêu. Điều dễ nhận ra là : Chỉ có những ion có electron độc thân mới có màu sắc, không có electron độc thân hay các obitan d đã bị lấp đầy hoàn toàn bằng 10 electron (Ag+ , Cu+ ,…) thì không có màu. Sự có mặt của những phối tử khác nhau liên kết với ion trung tâm sẽ ảnh hưởng đến sự di chuyển electron trong ion trung tâm, nên có ảnh hưởng đến cường độ và sắc thái màu của phức chất, đôi khi có thể chuyển từ phức có màu sang không màu. Chẳng hạn, với ion tạo phức là Cu2+, khi phối tử là H2O sẽ tạo thành phức [Cu(H2O)4]2+ màu xanh lam; phối tử là NH3 tạo phức [Cu(NH3)4]2+ xanh sẫm; phối tử Cl- tạo phức [CuCl4]2- màu nâu,… Ngoài ra, nếu ion phức liên kết với các ion đơn có mức oxi hóa khác nhau, thì phức sẽ có màu khác nhau, vì khi đó sự di chuyển electron dưới tác dụng của ánh sáng sẽ diến ra khác nhau. Thí dụ, các phức chất Fe3[Fe(CN)6]2 và Fe4[Fe(CN)6]3 có màu xanh đậm, vì sự có mặt của ion Fe2+ và Fe3+ bên cạnh ion phức [Fe(CN)6]3- và Fe(CN)6]4- . Sự nhạy cảm với ánh sáng của elecrtron d trong Fe2+ và Fe3+ đã tạo phức có màu đậm hơn so với sự có mặt của ion khác, chẳng hạn K+, bên cạnh ion phức.
  3. Phức chất có màu không chỉ được sử dụng trong phân tích hóa học, mà còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác, trong đó có mục đích dùng làm chất màu. Chẳng hạn, chất xanh Beclin(xanh phổ) là phức chất Fe4[Fe(CN)6]3 , một chất bột màu xanh đậm, được sử dụng trong ngành in hay trong công nghệ sơn để chế ra các loại sơn xanh, lam tươi và lam đậm, xanh da trời và lục,… Trong hóa phân tích, nó là thuốc thử để nhận biết ion sắt (III)… Các phức chất đóng vai trò quan trọng trong đời sống động, thực vật vì những chất quan trọng nhất về mặt sinh lí học đều là phức chất. Chẳng hạn chất clorophin(diệp lục) tạo ra màu xanh thực vật, là hợp chất nội phức của Mg, còn hemoglobin tạo nên màu đỏ của máu, là một phức chất có ion trung tâm là Fe,… Như chúng ta thấy, dù kim loại, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ, thì sự xuất hiện màu ở chúng đều là kết quả của sự tương tác giữa các lượng tử ánh sáng với electron trong nguyên tử kim loại hay phi kim, trong chất vô cơ hay hữu cơ là không giống nhau, nên cơ chế xuất hiện màu ở chúng cũng có những điểm khác nhau. Khi thành phần hóa học hay cấu tạo phân tư chất bị thay đổi, kéo theo sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của electron trong phân tử, khiến khả năng hấp thụ photon thay đổi và hiển nhiên màu sắc của chất bị thay đổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2