intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủy

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

241
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủy Viên kim cương tuyệt hảo nặng 3 cara trị giá khoảng 10 cây vàng thì viên đá đỏ rubi tuyệt hảo có cùng trọng lượng phải có giá khoảng 100 cây vàng. Một số điều thú vị về đá đỏ Hồng ngọc là tên gọi theo sách báo, đá đỏ là tên gọi theo dân dã, còn rubi là tên khoa học. Đá đỏ – ruby là loại đá quý đứng đầu trong tất cả các loại đá quý. Rubi là loại đá quý cực hiếm, cực quý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủy

  1. Sự kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủy Viên kim cương tuyệt hảo nặng 3 cara trị giá khoảng 10 cây vàng thì viên đá đỏ rubi tuyệt hảo có cùng trọng lượng phải có giá khoảng 100 cây vàng. Một số điều thú vị về đá đỏ Hồng ngọc là tên gọi theo sách báo, đá đỏ là tên gọi theo dân dã, còn rubi là tên khoa học. Đá đỏ – ruby là loại đá quý đứng đầu trong tất cả các loại đá quý. Rubi là loại đá quý cực hiếm, cực quý và cực đắt. Như ta đã biết, đá quý được cả thế giới biết đến là kim cương. Kim cương là loại đá quý và có nhiều công dụng trong công nghệ cắt phá nhờ có độ cứng vô địch bằng 10, có ánh chiếu tuyệt hảo tức ánh kim cương dù nó nằm ở ngoài trời, ở dưới nước hay nằm trong lửa, trong tuyết, trong đá, trong đất, trong cát. Thế mà sánh với đá đỏ rubi, kim cương còn thua xa về mặt giá trị. Các nhà địa chất và đặc biệt là các nhà chế tác đá quý đã đồng tình đánh giá: đá đỏ là loại quý số 1, Emơrốt (emald) là loại quý số 2, còn kim cương chỉ đứng hàng thứ ba. Thêm vào đó giá trị của rubi còn tùy thuộc vào độ lớn của nó. Đá đỏ hay còn gọi là hồng ngọc đúng tiêu chuẩn quốc tế phải đạt trọng lượng từ 1 cara (1 cara = 0,2 kg) trở lên. Loại đá đỏ tuyệt vời 1 cara trở lên có giá trị hơn 2 lần kim cương tuyệt vời có cùng trọng lượng. Nói cách khác, viên kim cương tuyệt hảo nặng 3 cara trị giá khoảng 10 cây vàng thì viên đá đỏ rubi tuyệt hảo có cùng trọng lượng phải có giá khoảng 100 cây
  2. vàng. Nói một cách dí dỏm, viên hồng ngọc bằng đầu ngón tay nặng khoảng 0,6 gam có trị giá hơn 4 ký lô vàng ròng 99,99. Ở Việt Nam ta có câu tục ngữ “có tiền mua ti ên cũng được”. Ta tưởng rằng câu này đúng với mọi trường hợp trên đời. Nhưng không phải vậy, đặc biệt là đối với rubi. Có nhiều khi, nhiều lúc ở nhiều nơi không phải có tiền là mua được ngay rubi loại cực kỳ tốt. Kinh nghiệm thị trường trong nước và đặc biệt là nước ngoài cho biết: có tiền chỉ mua được kim cương và vàng. Càng có nhiều tiền càng dễ kiếm những viên kim cương to và tuyệt hảo. Riêng với đá đỏ – hồng ngọc – rubi thì khác: có tiền chưa chắc có rubi đẹp mắt và tuyệt vời và như đã thành qui luật: ta càng kiếm rubi đắt giá là càng khó khăn để lùng ra nó. Ở đây loại trừ của giả (rubi nhân tạo). Chúng ta chỉ nên biết một điều: càng muốn làm giàu đúng đắn và vĩnh cửu thì càng không được buôn của giả. Vì lãi do của giả thì trả trời. Các nhà buôn quốc tế thường tâm sự: mỗi năm chỉ cần mua được từ 1 đến 3 viên rubi tuyệt hảo là đã may mắn lắm rồi dù phải đi vòng quanh thế giới và phải chịu đủ thứ hao tâm tốn của và phải nằm gai nếm mật nơi đất khách quê người, nơi rừng thiêng nước độc cũng cam chịu. Dù tìm thấy ở đâu và trong bất cứ môi trường nào rubi cũng rất giòn, rất dễ vỡ. Do đó khi nhặt được 1 viên rubi người ta thường gói 3 tầng 7 lớp và giữ gìn thật cẩn thận. Chính rubi quý hiếm và đắt nên trên thế giới gặp nhiều rubi giả. Nhưng tất nhiên, vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Ở đây xin đề ra một số phương pháp phân biệt thật giả bằng mắt thường mà ai cũng làm được. Rubi thiên nhiên thường có sọc khía nằm theo chiều ngang trên mặt đá. Ngay trên vết vỡ cũng có sọc khía thể hiện rõ nhưng mịn hơn sọc khía ở ngoài tinh thể. Các sọc khía này là dấu vết rất đặc biệt và đặc trưng cho rubi, có thể làm bí quyết để phân biệt rubi thật và giả. Màu đỏ đặc trưng của rubi là màu đỏ đậm nên nhân dân ta gọi rubi với cái tên rất đúng, rất thật, là đá đỏ. Màu đặc sắc nhất để chứng tỏ đó là rubi tuyệt hảo chính là màu đỏ máu bồ câu. Nguyên nhân màu đỏ của đá đỏ rubi là do lẫn chất crôm, vì lẫn crôm mà rubi có màu đỏ độc nhất vô nhị và trở thành đá cực quý, nhưng cũng vì lẫn crôm nên đá đỏ rubi mới có nhiều khuyết tật, nhiều bệnh như bị răn đá, bị vết bọt đen, dễ vỡ v.v… Trên thị trường thế giới rubi có màu đỏ đậm kiểu máu bồ câu được gọi là rubi đực (masculin ruby). Ở Việt Nam điển hình cho rubi đực có ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu (Nghệ An) còn rubi có màu đỏ kém hơn, nhạt hơn hoặc đục hơn được gọi là rubi cái (féminime ruby). Điển hình cho rubi cái là ở Lục Yên (Yên Bái). Cần chú ý rằng hầu hết rubi có màu đỏ sắc sảo thường bị tật, không bị răn đá thì bị vết bọt đen. Đây là một quy luật của thiên nhiên: có tài thì thường có tật đặc cách dùng cho rubi và cho người để cho đá đỏ lúc nào cũng trở thành hiếm hoi, quý báu và cực đắt.
  3. Trên thế giới cho đến nay người ta còn nhấn mạnh, muốn có 1 viên rubi 3 cara (0,6 gam) bằng đầu ngón cái đúng tiêu chuẩn quốc tế là chuyện mò kim đáy biển. Một điều thú vị và kỳ lạ là rubi có màu đỏ nhưng màu bột đá rạch (khi ta gọt hay rạch) có màu trắng chứ không còn màu đỏ nữa. Điều này các nhà buôn rubi cũng thường dùng làm bí quyết để thử rubi thật hay giả. Lại thêm một điều bí mật nhà nghề cho những ai muốn mua rubi để làm của quý trong nhà hoặc ai có máu đi đãi đá rubi đó là rubi, có 6 cạnh hay 3 cạnh ánh sáng của nó bao giờ cũng gồm 2 tia: khi ta xoay viên rubi thì thấy tia phóng ra màu đỏ sậm còn 1 tia nữa màu đỏ nhạt. Đây là một phép thử nữa để tìm rubi thật hay giả và cũng là bí quyết nhà nghề để phân biệt rubi thật hay rubi nhân tạo. Và một điều nữa cần biết: những người sành sỏi còn ngâm viên rubi vào nước, lúc đó các tia khúc xạ càng thể hiện rõ nét hơn. Không biết trên thế giới này còn gì quý hơn đá đỏ rubi nữa hay không? Và không biết các nhà khoa học có thể làm ra rubi nhân tạo giống rubi mà trời đất đã sinh ra nó hay không? Đá đỏ Việt Nam- Xưa và nay Đá đỏ Việt Nam được thế giới biết đến 1.500 năm trước đây Vào đầu công nguyên, tức là cách đây gần 2.000 năm tại miền nam bán đảo Đông Dương đã có một số người Ấn Độ thời đó lặn lội đặt chân tới. Họ đã chiếm cứ miền Nam bộ của ta bấy giờ làm thuộc địa và đã tạo dựng ra một nước nhỏ kiểu Ấn Độ và sử sách gọi quốc gia đó là Phù Nam. Sau đó hơn 400 năm, tức là vào thế kỷ thứ 5, Phù Nam đã trở thành một nước lớn bao gồm miền Nam Việt Nam, Campuchia, Đông Nam Thái lan và xuống tận Malaixia bấy giờ. Ngoài ra họ còn có ảnh hưởng đến nước Chiêm Thành tại miền Trung Việt Nam hiện nay. Họ ráo riết khai thác vàng và ngọc. Hiện nay theo di chỉ khảo cổ học ở địa bàn Óc Eo tỉnh An Giang còn tìm thấy nhiều dấu vết về sự có mặt của họ. Họ đem vàng và ngọc từ Phù Nam về Ấn Độ và bán tại chợ trời Tamil ở phía Đông Nam Ấn Độ. Tất cả các thứ ngọc quý của Phù Nam đều được ghi xuất xứ ở phương Đông. Trước hết đó là rubi Đông Phương (Oriental ruby), rồi đến Emơror Đông Phương (Oriental Emerald), Xaphia Đông Phương (Oriental Saphire). Tất nhiên trong các thứ đá quý kể trên phải có đá quý Việt Nam vì như hiện nay đã biết, Việt Nam có đủ loại đá quý, nhất là đá đỏ hồng ngọc rubi. Chính sự giàu có kỳ lạ đó đã khiến Ấn Độ lúc đó tuy không xâm chiếm nổi Chiêm Thành để sáp nhập vào lãnh thổ Phù Nam nhưng vẫn bang giao hữu hảo và thiết lập hàng loạt bến nước mà hiện nay ta gọi là thương cảng chạy dài từ Óc Eo (An Giang) ở cạnh vịnh Thái lan rồi tiến ra dọc duyên hải xứ Chiêm Thành ở miền Trung. Đó là các bến Panduranga (Phan Rang), Kauthara (Nha Trang), Lingaparvata (Phú Yên), Vijaya (Quy Nhơn), Indrapura (Quảng Nam), Jihra (Quảng Bình).
  4. Bến nước cuối cùng có tên Kathigara chưa biết nằm ở đâu. Đây là bến nước hệ trọng nhất để mua vàng ngọc thời Trung cổ (từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15). Biết rõ được nó không khác gì tìm được chìa khóa kho tàng đá quý và vàng của thời xưa để lại. Theo nghĩa tiếng Phạn Ấn Độ Kattigara nghĩa là tránh gió tây, tôi cho rằng Kattigara nằm ở Cửa Lò (Nghệ An) là nơi gió Lào bị chắn lại và lại gần Quỳ Hợp, Quỳ Châu là hai huyện miền núi Nghệ An- nơi có nhiều vàng, rubi và thiếc là 3 khoáng sản thuộc loại quý hiếm. Miền này vào thế kỷ thứ 5 vẫn thuộc Chiêm Thành. Vậy là, theo hiểu biết địa chất của đất nước Việt Nam hiện tại, các bến nước kể trên đều được đặt vào các chỗ có nhiều vàng, đá quý. Từ các bến nước ấy đã chở về Ấn Độ các loại đá quý và khi đem đến bán ở chợ trời Tamil chúng đã đem gắn thêm thương hiệu phương Đông như đã nói ở trên. Từ chỗ tồn tại quốc gia Phù Nam ấy mà người Pháp đã đặt tên cho bán đảo Đông Dương là bán đảo Indochine. Indo là Ấn Độ và chine là Trung Hoa. Đặt tên như vậy họ có ý nói ở trên bán đảo này đã tồn tại 2 thế lực chi phối cả ngàn năm lịch sử: một của Ấn Độ và một của Trung Hoa. Sự phân bố kỳ lạ các mỏ đá hồng ngọc Rubi ở Việt Nam Thế giới quên bẵng đi trong khoảng 500 năm là ở Việt Nam có nhiều đá quý chỉ còn lại lịch sử và cũng chỉ là lịch sử tồn tại trong các sách vở Ấn Độ và Trung Quốc và ngoài ra chỉ còn lại những viên đá đỏ Đông Phương trong các bảo tàng nổi tiếng của thế giới. Trong thời gian người Pháp ở nước ta từ 1883 đến 1945 không hiểu vì lý do gì mà không thấy nói đến đá quý nói chung và rubi nói riêng. Khoảng mấy chục năm gần đây các nhà địa chất Việt Nam dựa vào dân đã tìm ra hàng loạt mỏ đá quý. Nói cách khác, ngày nay, những thứ đá quý đã từng nổi tiếng là đá quý Phương Đông ở chợ trời Tamil hồi xưa ở Ấn Độ đã được tìm thấy suốt từ Bắc đến Nam của đất nước Việt Nam- không chỉ tìm thấy ở miền Nam – xứ Phù Nam của Ấn Độ Phương Đông xưa (vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên), ở miền Trung – xứ Chiêm Thành cổ xưa (vùng ngũ Quảng ngày nay: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Đức tức Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình) mà còn thấy ở các miền Bắc từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh đến Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Việt Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn) và cả ở Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình). Và như vậy, đá đỏ hồng ngọc rubi ở hai huyện miền núi Nghệ An là Quỳ Hợp và Quỳ Châu và ở Lục Yên (Yên Bái) lại một lần nữa nổi tiếng thế giới và khêu gợi các nhà đầu tư thế giới và các nhà buôn bán đá quý quốc tế đến nước ta săn tìm rubi. Cần nói thêm rằng, đá quý rubi có mặt ở Ấn Độ, Mianma, Thái lan, Afganistan, Australia, Hoa Kỳ Srilanka, châu Âu, châu Phi, gần đây nhất rubi được phát hiện ở Campuchia và Việt Nam nhưng nổi tiếng hơn cả là rubi ở huyện Mozok Mianma và rubi ở 2 huyện Quỳ Hợp – Quỳ Châu tỉnh Nghệ An và Lục Yên (Yên Bái) là 4 nơi được thế giới công nhận là tuyệt hảo. Những viên Rubi đắt giá nhất Việt Nam
  5. Theo kỹ sư Nguyễn Như Mai, nhà báo, nhà địa chất mà tôi quen biết đúng 30 năm nay cho biết, kỹ sư Nguyễn Xuân An, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Đá quý Việt Nam đã kể cho anh nghe về những viên rubi nổi tiếng là đẹp và bán được giá. Tháng 10/1992, trong khi dùng súng phun thuốc nước áp suất cực lớn phun thẳng vào đá quặng khu Đồi Tỷ ở huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An, nơi ở gần nhà tác giả của bài bào này, kỹ sư Nguyễn Văn Hương, giám đốc Công ty Đá quý Nghệ An thấy từ khối đất đá trên đồi lộ ra một viên ngọc đỏ có độ lớn khác thường. Được tin, Nguyễn Xuân An vào tận hiện trường khai mỏ xem xét. Viên rubi cái này có màu đỏ máu bồ câu trong suốt, thật hoàn hảo, có thể gọi là tuyệt hảo, nặng khoảng 56 cara, tương đương 11 g. Anh Hương hồi hộp hỏi, liệu viên rubi này có giá tới hai mươi ngàn đôla Mỹ không. Lúc bấy giờ ta chưa giỏi về giá cả thị trường nhưng khi so sánh với đá rubi Mianma mà anh An đã mục kích thấy, anh cho rằng giá phải cao hơn và quyết định mời chuyên gia sang giúp ta thẩm định. Vốn nổi tiếng là nơi có nhiều ngọc rubi nổi tiếng, các chuyên gia Mianma cho rằng nếu đem sang Mianma bán có thể đạt giá 600.000 USD và nếu được giá có thể lên đến một triệu đôla. Lần đầu tiên ta tổ chức chợ đá quý quốc tế ngay tại thành phố Vinh vào tháng 4/1994. Hội đồng đấu giá đề nghị đặt giá sàn đã lấy trung bình cộng của các thành viên là 550.000 USD. Phiên bán đấu giá diễn ra sôi nổi. Cuối cùng một nhà buôn Thái đã thắng và mua được với cái giá 562.000 USD. Cho đến nay, đây là viên ngọc chính thức do một tổ chức thuộc nhà nước bán ra với giá cao nhất mà chúng ta được biết. Vào khoảng giữa năm 1997 trong khi tuyển quặng, công nhân mỏ Tân Hương (Yên Bái) thấy trong đám đá thải không lọt qua sàng một cục đá lớn, nặng 2,7kg. Trông nó sần sùi như 1 bắp cải súplơ, có nhiều tạp chất bám xung quanh. Khi mang về xử lý bằng cách rửa sạch và bóc tạp chất bám xung quanh thì thấy trên mặt viên rubi có 1 vết nứt sẵn, tách ra được 1 viên rubi đực, viên này không đẹp bằng viên rubi cái đã bán ở Nghệ An. Sau khi tham khảo giá ta đưa ra mức giá 290.000 USD. Tại hội chợ quốc tế, viên rubi được một khách hàng Thái lan đã trả giá 290.000 USD và thắng cuộc. Phần còn lại của viên rubi đực nặng khoảng 2 kg tương đương 10.000 cara. Tuy nhiên bề ngoài viên ngọc trông xù xì quá thậm chí các chuyên gia Ixraen còn xin mua với giá chỉ 20.000 USD. Tổng công ty Đá quý Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Phan Văn Khải xin phép được tách phần tạp chất làm lộ ra vẻ đẹp rực rỡ của khối ngọc bên trong. Nhưng đến nay chỉ mới bóc tách một phần và các chuyên gia của ta và nước ngoài đặt giá là 10 triệu đôla Mỹ, một giá tiền khổng lồ với 1 viên rubi. Hiện nay viên ngọc này được giữ lại làm Quốc Bảo với tên gọi Ngôi sao Việt Nam. Năm 2000 viên ngọc rubi đực này được trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Hà Nội trước sự ngưỡng mộ của nhiều khách trong nước và quốc tế. Đánh giá về tài nguyên đá quý nói chung và đá đỏ rubi nói riêng ở Việt Nam, các nhà khoa học dự báo là có tiềm năng rất lớn. Nhiều công ty đá quý nước ngoài và nhiều nhà kinh doanh rubi quốc tế cũng đã đánh giá rằng với tiềm năng đá quý Việt Nam và
  6. mức độ nhận biết như hiện nay, nếu được đầu tư thích đáng về vốn, công nghệ cao và tiếp cận thị trường tốt thì ngành đá quý Việt Nam có thể đem lại nguồn lợi to lớn cho đất nước và tạo việc làm cho hàng loạt người lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2