intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự ngụy tạo tri thức - Đinh Tuấn Minh (dịch)

Chia sẻ: Tùy Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện tượng thất nghiệp trên diện rộng hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ việc áp dụng phương pháp nghiên cứu duy khoa học trong các lý thuyết kinh tế học phổ biến gầy đây. Đó là phương pháp nghiên cứu bắt chước phương pháp nghiên cứu dựa trên khả năng đo lường chính xác, được xem là thành công trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Cùng tìm hiểu bài dịch của tác giả Đinh Tuấn Minh "Sự ngụy tạo tri thức" để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự ngụy tạo tri thức - Đinh Tuấn Minh (dịch)

Tác phẩm dịch DC-04<br /> <br /> Sự ngụy tạo tri thức<br /> Friedrich August Von Hayek<br /> Đinh Tuấn Minh dịch và chú thích<br /> <br /> © 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách<br /> <br /> Tác phẩm dịch DC-04<br /> <br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Sự ngụy tạo tri thức1<br /> Friedrich August Von Hayek<br /> Đinh Tuấn Minh2 dịch và chú thích<br /> Version:14/06/2010<br /> <br /> Tóm tắt<br /> (của người dịch)<br /> Hiện tượng thất nghiệp trên diện rộng hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ<br /> việc áp dụng phương pháp nghiên cứu duy khoa học trong các lý thuyết kinh tế<br /> học phổ biến gầy đây. Đó là phương pháp nghiên cứu bắt chước phương pháp<br /> nghiên cứu dựa trên khả năng đo lường chính xác, được xem là thành công trong<br /> lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, các hiện tượng kinh tế nói riêng và các<br /> hiện tượng xã hội nói chung là các hiện tượng phức, nơi khả năng đo lường các<br /> khía cạnh của hiện tượng bị hạn chế. Vì thế, việc bắt chước áp dụng các phương<br /> pháp nghiên cứu thành công trong lĩnh vực tự nhiên vào lĩnh vực xã hội tất sẽ dẫn<br /> đến những hậu quả tai hại cho nền văn minh của loài người.<br /> <br /> Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiết<br /> phản ánh quan điểm của người dịch và VEPR.<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Thuyết trình tại Lễ trao giải Nobel, ngày 11-12-1974.<br /> Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). Email: dinh.tuanminh@vepr.org.vn<br /> <br /> Có hai lý do khiến tôi khó có thể khước từ lựa chọn chủ đề này. Thứ nhất đây là cơ hội<br /> đặc biệt để trình bày. Tiếp đến, đây là thời điểm mà các nhà kinh tế học đang phải đối mặt<br /> với vấn đề thực tiễn cơ bản. Dưới con mắt của công chúng, việc trao giải Nobel cho chuyên<br /> ngành khoa học kinh tế gần đây chứng tỏ chuyên ngành này đã có những tiến bộ đáng kể,<br /> đáng được ghi nhận và kính trọng tương tự như các nghành khoa học tự nhiên. Và tại thời<br /> điểm này, công chúng đang trông đợi các nhà kinh tế đưa ra các giải pháp để giúp cho thế<br /> giới tự do tránh khỏi sự đe dọa nghiêm trọng của nạn lạm phát đang gia tăng; và chúng ta<br /> phải thừa nhận rằng nguyên nhân của vấn nạn này bắt nguồn từ các chính sách được đa số các<br /> nhà kinh tế khuyến nghị, thậm chí thúc giục, chính phủ theo đuổi. Thực sự thì hiện tại chúng<br /> ta chẳng có gì đáng để tự hào: chúng ta, những chuyên gia kinh tế, đã làm mọi thứ trở nên<br /> hỗn loạn.<br /> Theo tôi, việc các nhà kinh tế học thất bại trong việc đưa ra chính sách tốt có quan hệ<br /> chặt chẽ với khuynh hướng bắt chước gần như y nguyên các phương pháp nghiên cứu áp<br /> dụng trong các ngành khoa học tự nhiên. Mặc dù các phương pháp này đã thành công rực rỡ<br /> trong đúng lĩnh vực của nó nhưng việc cố gắng bắt chước chúng trong lĩnh vực của chúng ta<br /> có khả năng dẫn đến những sai lầm khôn lường. Đó chính là cái cách tiếp cận mà tôi gọi là<br /> “duy khoa học” và cách đây 30 năm tôi đã viết về nó như sau: “là hoàn toàn phi khoa học<br /> theo nghĩa đen của ngôn từ, bởi nó liên quan tới việc ứng dụng một cách máy móc và thiếu<br /> tính phê phán các thói quen tư duy hình thành trong lĩnh vực này vào các lĩnh vực khác”3.<br /> Trong bài thuyết trình ngày hôm nay, cho phép tôi bắt đầu bằng việc lý giải tại sao việc áp<br /> dụng cách tiếp cận ‘duy khoa học’ sai lầm này lại trực tiếp gây ra một số sai lầm chết người<br /> trong chính sách kinh tế gần đây.<br /> Lý thuyết dẫn dắt chính sách tài chính và tiền tệ trong 30 năm qua có thể gói gọn lại<br /> trong một mệnh đề như sau: tồn tại mối tương quan thuận chiều giản đơn (simple positive<br /> correlation) giữa tổng lực lượng lao động và tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Đây là lý<br /> thuyết mà tôi cho rằng là sản phẩm của cách tiếp cận “duy khoa học” sai lầm nói trên. Lý<br /> thuyết này khiến chúng ta tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo được tình trạng toàn<br /> dụng lao động bằng cách duy trì tổng chi tiêu danh nghĩa (total money expenditure) ở một<br /> mức độ thích hợp. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau được đưa ra để lý giải tình trạng thất<br /> nghiệp lan tràn, nhưng đây có lẽ là lý thuyết duy nhất được hỗ trợ mạnh mẽ bằng các các<br /> <br /> 3<br /> <br /> “Scientism and the Study of Society”, Economia, tập IX, số 35, tháng 8/1942, được tái bản trong The CounterRevolution of Science, Glencoe, III., 1952. Đoạn trích nằm trong trang 15 của the Counter- Revolution of<br /> Science.<br /> <br /> bằng chứng định lượng. Tuy nhiên, tôi coi đây là một sai lầm cơ bản và việc áp dụng lý<br /> thuyết này, như giờ đây chúng ta nhận thấy, dẫn đến những hậu quả rất tai hại.<br /> Vậy vấn đề cốt yếu ở đây là gì? Không giống như trong khoa học tự nhiên, trong kinh<br /> tế học cũng như trong những ngành học thuật phải giải quyết những hiện tượng có bản chất<br /> phức, số lượng các khía cạnh của sự kiện đang xem xét có thể thu thập được dữ liệu định<br /> lượng thường rất hạn chế, và có thể đấy lại là các khía cạnh không quan trọng. Trong khi<br /> trong các ngành khoa học tự nhiên, chúng ta thường giả định, với lý do xác đáng, rằng bất kỳ<br /> yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự kiện đang xem xét đều có thể quan sát<br /> và đo lường trực tiếp được, thì chúng ta lại hầu như không thể làm được như vậy trong<br /> nghiên cứu các hiện tượng phức, chẳng hạn thị trường, bởi thị trường là hiện tượng phụ thuộc<br /> vào hành động của nhiều cá nhân, là kết quả của một quá trình được quyết định bởi vô vàn<br /> các yếu tố mà chúng ta rất khó biết được tường tận và đo lường đầy đủ. Và trong khi nhà<br /> nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên có thể, trên nền tảng một lý thuyết tạm được<br /> chấp nhận là đúng (prima facie theory), đo lường được những yếu tố mà anh ta cho là quan<br /> trọng thì trong các ngành khoa học xã hội thường chỉ những gì có thể đo lường được mới<br /> được anh ta coi là quan trọng. Và điều này đôi lúc đẩy người ta tới chỗ phải xây dựng các lý<br /> thuyết về xã hội theo hướng chỉ bao gồm các yếu tố đo lường được.<br /> Đòi hỏi kiểu như vậy, không nghi ngờ gì, đã loại bỏ một cách khá tùy tiện những dữ<br /> kiện (facts) được thừa nhận có thể là nguyên nhân của sự kiện diễn ra trong thực tế. Quan<br /> điểm này, một quan điểm thường được dễ dãi chấp nhận như là điều kiện bắt buộc của một<br /> quy trình khoa học đúng đắn, đã dẫn đến một số hậu quả khá nghịch lý. Dĩ nhiên, chúng ta<br /> biết rằng đa phần các dữ kiện liên quan đến thị trường và những cấu trúc xã hội tương tự là<br /> không thể đo lường được; thực ra, chúng ta chỉ biết một số ít thông tin khái quát và thiếu<br /> chính xác về chúng. Và bởi ảnh hưởng của các dữ kiện này trong bất kỳ trường hợp cụ thể<br /> nào đều không thể xác nhận được bằng bằng chứng định lượng, chúng đơn giản sẽ bị những<br /> người tuân thủ qui tắc khoa học chỉ chấp nhận những cái được chứng thực bằng bằng chứng<br /> định lượng bỏ qua: những người này tiếp tục hài lòng với câu chuyện rằng chỉ những yếu tố<br /> có thể đo lường được mới là những thứ có liên quan.<br /> Chẳng hạn, mối tương quan giữa tổng cầu và tổng lực lượng lao động có thể chỉ mang<br /> tính tương đối, nhưng vì đó là mối quan hệ duy nhất chúng ta có dữ liệu định lượng nên nó<br /> được chấp nhận như là mối quan hệ nhân quả duy nhất có ý nghĩa. Nếu dựa trên chuẩn mực<br /> [định lượng] này, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bằng chứng “khoa học” có lợi cho một lý<br /> thuyết sai lầm thay vì cho một lý thuyết đúng đắn; lý thuyết sai lầm được chấp nhận vì nó có<br /> vẻ “khoa học” hơn, còn lý thuyết đúng đắn bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng định lượng ủng hộ.<br /> <br /> Để minh họa điều này, tôi xin trình bày ngắn ngọn nguyên nhân chính gây ra nạn thất<br /> nghiệp trên diện rộng; việc chỉ ra nguyên nhân này cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao<br /> không thể giải quyết được vĩnh viễn vấn đề thất nghiệp bằng chính sách lạm phát theo<br /> khuyến nghị của lý thuyết đang thịnh hành. Theo tôi, nạn thất nghiệp tồn tại là vì có những<br /> bất tương thích giữa: (i) phân bố cầu (distribution of demand) giữa các loại hàng hóa và dịch<br /> vụ khác nhau và (ii) phân bổ lao động và các nguồn lực khác cho việc sản xuất ra các sản<br /> phẩm đầu ra đó. Chúng ta có hiểu biết “định tính” khá tốt về các lực lượng làm cho cung và<br /> cầu trong các khu vực khác nhau của hệ thống kinh tế tương thích nhau, về các điều kiện để<br /> sự tương thích đó diễn ra, và về các yếu tố có thể cản trở quá trình dẫn đến sự tương thích đó.<br /> Các bước lý giải quá trình này phụ thuộc vào các dữ kiện được trải nghiệm thường ngày, và<br /> nếu có cảm thấy thấy khó tiếp thu cách lập luận thì hiếm ai lại tỏ ra nghi ngờ về tính hợp lệ<br /> của những giả định thực tiễn (factual assumptions) hoặc tính đúng đắn về mặt logic của các<br /> kết luận được rút ra từ đó. Thực chất, chúng ta có cơ sở vững vàng để tin rằng nạn thất nghiệp<br /> là một chỉ dấu cho thấy cấu trúc các mức giá và tiền lương tương đối đã bị méo mó (thường<br /> do độc quyền hoặc chính sách ấn định giá của chính phủ) và việc lập lại cân bằng cung cầu về<br /> lao động trong tất cả các ngành nghề kinh tế đòi hỏi phải có những thay đổi các mức giá<br /> tương đối và sự chuyển dịch lao động [giữa các ngành nghề - ND].<br /> Nhưng khi bị yêu cầu cung cấp bằng chứng định lượng về cấu trúc cụ thể của các mức<br /> giá và tiền lương cần thiết nhằm đảm bảo cho việc cung cấp các các phẩm và dịch vụ được<br /> diễn ra suôn sẻ thì chúng ta buộc phải thừa nhận là chúng ta không hề có thông tin kiểu như<br /> vậy. Nói cách khác, chúng ta biết các điều kiện chung để cái gọi là (diễn đạt hơi thiếu chuẩn<br /> xác một chút) điểm cân bằng tự hình thành, nhưng chúng ta lại không bao giờ biết được các<br /> mức giá và tiền lương cụ thể là bao nhiêu nếu giả dụ thị trường đạt tới điểm cân bằng. Chúng<br /> ta chỉ có thể phát biểu về các điều kiện tại đó chúng ta có thể mong đợi thị trường hình thành<br /> các mức giá và tiền lương tại đó cung và cầu cân bằng. Nhưng chúng ta có thể không bao giờ<br /> đưa ra được số liệu thống kê thể hiện mức độ chênh lệch của các mức giá và tiền lương hiện<br /> hành so với các mức giá và tiền lương cần thiết để bảo đảm việc cung cấp các sản phẩm và<br /> dịch vụ diễn ra liên tục tương ứng với mức cung lao động hiện hành. Mặc dù cách lý giải này<br /> về các nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp là một lý thuyết thực nghiệm, theo nghĩa nó có thể<br /> bị phủ chứng, chẳng hạn, nếu chúng ta thấy, với một lượng cung tiền không đổi, việc tăng<br /> tổng thể các mức tiền lương không dẫn tới nạn thất nghiệp, nhưng dĩ nhiên nó không phải là<br /> thứ lý thuyết mà chúng ta có thể vận dụng để đưa ra những tiên đoán với những con số cụ thể<br /> về các mức tiền lương, hoặc sự phân phối lao động, trong tương lai.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2