intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỰ XUNG ĐỘT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA TẠI HOA KÌ

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

226
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SỰ XUNG ĐỘT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA Một số người Mỹ thể hiện sự bất mãn của mình đối với đặc điểm của cuộc sống hiện đại của thập niên 20 bằng cách chú trọng đời sống gia đình và đời sống tôn giáo khi xã hội ngày càng mang sắc thái thành thị và coi trọng vật chất, khiến gây ra những xung đột với các phong tục truyền thống ở nông thôn. Các nhà truyền giáo theo chủ nghĩa chính thống như Billy Sunday đã mở đường cho nhiều người đã từng mong muốn được quay về với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỰ XUNG ĐỘT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA TẠI HOA KÌ

  1. SỰ XUNG ĐỘT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA Một số người Mỹ thể hiện sự bất mãn của mình đối với đặc điểm của cuộc sống hiện đại của thập niên 20 bằng cách chú trọng đời sống gia đình và đời sống tôn giáo khi xã hội ngày càng mang sắc thái thành thị và coi trọng vật chất, khiến gây ra những xung đột với các phong tục truyền thống ở nông thôn. Các nh à truyền giáo theo chủ nghĩa chính thống nh ư Billy Sunday đã mở đường cho nhiều người đã từng mong muốn được quay về với một quá khứ đơn giản hơn. Có lẽ biểu hiện mạnh mẽ nhất của khát khao này là cuộc đấu tranh dữ dội của phái chính thống nhằm tìm những luận điểm từ thánh kinh để chống lại lý thuyết khoa học về tiến hóa sinh học của Darwin. Vào thập niên 20, những dự luật cấm giảng dạy thuyết tiến hóa trong nhà trường đã bắt đầu xuất hiện trong luật của các bang miền Nam và miền Trung Tây. Người cầm đầu cuộc tranh đấu dữ dội này là William Jennings Bryan - phát ngôn viên bảo vệ các giá trị văn hóa nông thôn và là một nhà chính trị cấp tiến. Ông đã khéo léo dung hòa quan điểm chống thuyết tiến hóa của mình với thuyết cấp tiến về kinh tế do ông đưa ra trước đó, cho rằng sự phát triển "bằng cách từ chối nhu cầu hay khả năng tái sinh về tôn giáo, đ ã ngăn cách tất cả các cuộc cải cách".
  2. Căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1925 khi John Scopes, một giáo viên trẻ dạy ở trường trung học, đã bị kết án là vi phạm luật pháp bang Tennessee vì luật pháp bang này cấm dạy về thuyết tiến hóa tại các trường công lập. Vụ án này đã trở thành một sự kiện được quan tâm trên khắp nước Mỹ và được nói đến trong tất cả các bản tin. Liên hiệp Tự do công dân Mỹ đã yêu cầu luật sư Clarence Darrow bào chữa cho Scopes. Bryan đã tranh cãi với vị luật sư đặc biệt này và sau đó đã tỏ ra khá điên rồ khi cho phép Darrow gọi ông l à người làm chứng thù địch. Những lý lẽ lộn xộn của Bryans nhằm bảo vệ các điều răn dạy của Kinh thánh nh ư là sự thật theo nghĩa đen trần tục hơn là theo nghĩa ẩn dụ đã gây một làn sóng phản đối rộng rãi. Scopes, gần như đã bị bỏ quên trong vụ tranh cãi, nay bị kết án phạm tội nhưng được bảo lưu vì tính chất phạm tội không quá nghiêm trọng. Bryan đã chết vài ngày sau khi vụ án kết thúc. Tòa án bang đã khôn khéo từ chối xét xử lại vụ án. Các cư dân thành thị đã nhạo báng các tín đồ cực đoan nhưng chủ nghĩa cực đoan vẫn tiếp tục có sức mạnh chi phối ở khu vực nông thôn và ở các thị trấn nhỏ trên nước Mỹ. Một ví dụ khác về xung đột văn hóa - với những hậu quả nghiêm trọng hơn trên khắp quốc gia - đó là Đạo luật Cấm rượu. Năm 1919, sau gần một thế kỷ tuyên truyền cổ động, Điều bổ sung sửa đổi thứ 19 trong Hiến pháp đã được ban hành, có nội dung cấm sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống chứa cồn. Có mục tiêu là loại bỏ hình ảnh về các quán rượu và những người nghiện rượu ra khỏi xã hội Mỹ, Luật Cấm rượu này lại làm nảy sinh hàng ngàn quán rượu bất hợp pháp
  3. khác, được gọi là Speakeasy, kèm theo đó là một hình thức tội phạm với lợi nhuận cao - vận chuyển rượu bất hợp pháp - nấp dưới tên lóng là Boot - legging. Luật cấm này là một vấn đề nhạy cảm trong thập niên 20, được tuân thủ ở các vùng nông thôn và bị vi phạm rộng rãi tại các khu vực thành thị Mỹ. Khi cuộc Đại suy thoái nổ ra, đạo luật này càng ngày càng trở nên không còn phù hợp. Điều bổ sung sửa đổi thứ 18 đã được khôi phục vào năm 1933. Trào lưu chính thống và Đạo luật Cấm rượu là một phần dễ thấy nhất trong những phản ứng rộng rãi đối với xã hội hiện đại và cuộc cách mạng tri thức, với những lối cư xử và quy chuẩn đạo đức thay đổi, khiến cho thập niên 20 được mệnh danh là thời đại nhạc Jazz, thập niên 20 ồn ào, hay kỷ nguyên của thanh niên sôi nổi. Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã đảo lộn trật tự đạo đức và trật tự xã hội thời Victoria. Sự thịnh vượng về kinh tế đã tạo nên một phong cách sống cởi mở và hưởng lạc trong tầng lớp thanh niên trung lưu. Các nhà học giả hàng đầu đã bày tỏ quan điểm ủng hộ sự thay đổi này. H.L. Mencken, một nhà phê bình xã hội nổi tiếng nhất của thập niên 20, đã lên án không thương xót tính giả tạo và nịnh đầm đã tồn tại trong đời sống của người Mỹ. Ông đã thường xuyên quan sát thấy những biểu hiện này ở các vùng nông thôn và trong giới doanh nhân. Những người ủng hộ ông trong các phong trào tiến bộ đã bày tỏ lòng tin của họ vào nhân dân và lớn tiếng kêu gọi một xã hội dân chủ.
  4. Mencken, tín đồ của Nietzsche, đã gọi nhân vật ủng hộ dân chủ này là kẻ khờ khạo và coi tầng lớp trung lưu Mỹ là tầng lớp khờ khạo. Nhà văn F. Scott Fitzgerald đã mô tả sức sống, sự hỗn loạn và ảo tưởng của dân chúng Mỹ trong thập niên này qua các cuốn sách của ông như Người đẹp và những tâm hồn bị đày đọa (1922), Gatsby vĩ đại (1925). Sinclair Lewis, người Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel văn học đã chế nhạo những người bao thu chật hẹp ích kỷ, chỉ chạy theo lợi nhuận trong tiểu thuyết trên đường phố (In Street 1920) và Babbitt (1922). Ernest Hemingway đã phác họa tình trạng bất ổn do cuộc chiến gây ra qua cuốn tiểu thuyết Mặt trời cũng mọc (1926) và cuốn Từ biệt vũ khí (1929). Fitzgerald, Hemingway, và nhiều nhà văn nổi tiếng khác đã thể hiện sự xa lánh nước Mỹ của mình bằng cách chuyển đến sống ở Paris trong hầu hết thập niên đó. Văn hóa Mỹ gốc Phi cũng nở rộ. Vào khoảng thời gian từ năm 1910 đến năm 1930, hàng loạt người Mỹ da đen đã di cư từ miền Nam lên miền Bắc để tìm kiếm việc làm và tự do cá nhân. Phần lớn trong số họ định c ư ở các khu vực đô thị như Harlem của thành phố New York, Detroit, và Chicago. Vào năm 1910, W.E.B Dubois và những trí thức khác đã thành lập Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da đen (NAACP), nhằm giúp đỡ người Mỹ gốc Phi giành được tiếng nói trên toàn đất Mỹ, một tiếng nói ngày càng có tầm quan trọng trong những năm sau đó.
  5. Đồng thời, một phong trào văn học và nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi lấy tên là Phong trào phục hưng ở khu Harlem đã xuất hiện. Giống như phong trào Thế hệ đã mất, những nhà văn như Langston Hughes và Countee Cullen đã chối bỏ các giá trị của giai cấp trung lưu và những hình thức văn chương truyền thống khi họ mô tả cuộc sống hiện thực của người Mỹ trong các tác phẩm của mình. Các nhạc sỹ người Mỹ gốc Phi như Duke Ellington, King Oliver, Louis Armstrong lần đầu tiên đã khiến nhạc Jazz trở thành một yếu tố chính trong đời sống văn hóa Mỹ trong những năm 1920.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2