intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sữa bột còn hạn nhưng vón cục

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bà nội Bi xuýt xoa tiếc rẻ: “Mẹ nó mua hộp sữa 900g. Hơn 1 tháng, sữa đã bị đông cứng lại, phải nạo ra, pha lợn cợn như là có bột”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sữa bột còn hạn nhưng vón cục

  1. Sữa bột còn hạn nhưng vón cục Bà nội Bi xuýt xoa tiếc rẻ: “Mẹ nó mua hộp sữa 900g. Hơn 1 tháng, sữa đã bị đông cứng lại, phải nạo ra, pha lợn cợn như là có bột”. Sữa bột còn hạn nhưng vón cục. (google image) Sữa để hơn 1 tháng bị vón cục Bi mỗi ngày chỉ ăn thêm 1 bình sữa ngoài 120ml. Mẹ mua hẳn hộp sữa to 900g cho con, tiết kiệm được đôi chút. Bi ăn sữa 1 tháng mới hết non nửa hộp. Lượng
  2. sữa còn lại trong hộp đã bị đông cứng lại, phải nạo ra, pha lợn cợn như là có bột. Mẹ Bi bảo bố mang vứt đi. Bà nội lại xuýt xoa tiếc rẻ: “Để ăn có việc gì đâu”. Không ít nhà giống như nhà bé Bi. Theo khuyến cáo ghi trên bao bì sữa, chỉ nên sử dụng sữa trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp. Nhiều mẹ tiếc của, vẫn cho con uống sữa vón hoặc tự mình uống sữa vón cục. Thông thường, các mẹ mua sữa hộp giấy thay cho sữa hộp thiếc để tiết kiệm được đôi chút hoặc được tặng khuyến mại. Nhưng sữa bột trong hộp giấy hay bị vón cục hơn trong hộp thiếc. Đừng nghĩ đơn giản là sữa chỉ bị ẩm và vón cục. Độ ẩm của sản phẩm sữa bột là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn. Với độ ẩm đạt yêu
  3. cầu, cảm quan là sữa tơi, mịn, vi sinh vật không thể phát triển. Vi khuẩn, nấm men và nấm mốc cần có nước. Nên khi độ ẩm vượt ngưỡng, đến mức sữa vón thành cục rồi, vi sinh vật sẽ tha hồ phát triển, đánh chén dinh dưỡng béo bở của sữa và thải ra độc tố. Các mẹ cho con ăn loại sữa này dễ bị nhiễm độc. Chính vì vậy, bao bì cho sản phẩm sữa cũng phải có tiêu chuẩn để đảm bảo vi khuẩn, và ẩm môi trường không xâm nhập được vào bên trong. Khi thấy sữa bị vón cục, mẹ đừng bao giờ cho con uống nữa hoặc tiếc của mà uống cố. Các nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng sữa trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp. Thường nếu để quá thời gian đó, mở ra mở vào hàng ngày, sữa bị vón. Khi mua về mở nắp ra dùng, các mẹ có thể chia luôn sữa ra các hộp nhỏ sạch khô kín dùng dần, sẽ để sữa được lâu
  4. hơn 1 tháng. Chỉ bé nào uống nhiều sữa, mẹ mới cần mua hộp sữa to thôi nhé! Theo lời khuyên của bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu sau thời gian mở hộp một tháng, nếu sữa bị vón cục, cả mẹ và con đều không nên uống. Còn nếu sữa không bị vón cục, mùi vị thơm ngon, vẫn tơi mịn, được cất giữ bảo quản sạch sẽ, mẹ có thể uống hộ con, không nên bỏ đi lãng phí. Cách pha sữa không bị vón cục Một số loại sữa bột công thức trên thị trường hiện nay dễ bị vón cục khi pha, chứ không phải bị vón cục trước khi pha. Kinh nghiệm của một số mẹ chia sẻ với aFamily cách pha sữa không bị vón cục là: pha sữa vào bình cổ rộng, chuẩn bị sẵn một thìa cán dài. Chuẩn bị lượng
  5. nước vừa đủ. Khi cho sữa vào, dùng thìa khuấy ngay, sữa sẽ không bị vón cục. Lấy độ ấm và nhiệt độ của nước tùy thuộc theo từng loại sữa, được ghi trên bao bì thì không bao giờ sợ sữa bị vón cục. Các mẹ cũng chú ý tới núm ti xem có bị tắc không nhé. Sữa bị sánh đặc, bịt kín đầu ti, khiến bé không mút được sữa dễ dẫn tới việc bé chán, không muốn ăn nữa. Sữa bột sau khi con uống xong, mẹ nên uống luôn, không nên để con phải uống sữa thừa trong ngày. Chẳng tiết kiệm được bao nhiêu, con lại dễ bị tiêu chảy. Các loại bình ủ sữa hiện nay thông thường chỉ ủ và giữ nóng được 1 giờ đồng hồ mà thôi. Theo Afamily
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2