intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sức hấp dẫn của Hàn lưu đối với giới trẻ Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết "Sức hấp dẫn của Hàn lưu đối với giới trẻ Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng", tác giả chọn ra một lĩnh vực tiêu biểu của Hàn lưu là điện ảnh để khái quát lên đặc trưng của trào lưu văn hóa này, tìm ra căn nguyên làm nên sức hấp dẫn của nó trong giới trẻ Việt Nam. Từ đó, người viết hi vọng sẽ góp phần cùng những nhà hoạch định chính sách tìm ra phương án hữu hiệu nhất để đưa Hàn lưu phát triển đúng hướng, biến nó thành sức mạnh mềm gắn kết tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt – Hàn trong bối cảnh mới đầy thử thách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sức hấp dẫn của Hàn lưu đối với giới trẻ Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 SỨC HẤP DẪN CỦA HÀN LƢU ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG Nguyễn Thị Khuyên, Lớp K61B, Khoa Việt Nam học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Tóm tắt: Hàn lưu là một khái niệm tương đối mới đối với nhiều người Việt Nam trong những năm gần đây. Khái niệm này dùng để chỉ làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang thâm nhập mạnh mẽ vào nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các quốc gia trong cùng khu vực, trong đó có Việt Nam chúng ta. Trào lưu này đã và đang thâm nhập sâu rộng đến giới trẻ Việt Nam, tác động lớn đến phong cách sống của không ít bạn trẻ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ chọn ra một lĩnh vực tiêu biểu của Hàn lưu là điện ảnh để khái quát lên đặc trưng của trào lưu văn hóa này, tìm ra căn nguyên làm nên sức hấp dẫn của nó trong giới trẻ Việt Nam. Từ đó, người viết hi vọng sẽ góp phần cùng những nhà hoạch định chính sách tìm ra phương án hữu hiệu nhất để đưa Hàn lưu phát triển đúng hướng, biến nó thành sức mạnh mềm gắn kết tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt – Hàn trong bối cảnh mới đầy thử thách. Từ khóa: Hàn lưu, Việt Nam, Văn hóa đại chúng, Giới trẻ, Điện ảnh. I. MỞ ĐẦU Quá trình phát triển văn hóa của mỗi nƣớc là quá trình không ngừng tiếp biến, thâu hóa những yếu tố văn hóa ngoại lai trên nền bản sắc dân tộc. Điều này có nghĩa là cùng với tiến trình phát triển của lịch sử thì văn hóa của mỗi dân tộc sẽ không ngừng biến đổi. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hóa Việt Nam đã vận động theo quy luật riêng của nó và đồng thời phát triển liên tục cùng với quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hóa bên ngoài. Thực tế thì, văn hóa Việt Nam đã giao lƣu, tiếp biến với hầu hết các dòng văn hóa lớn trên thế giới, nhƣ Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Âu và Bắc Mỷ... Trong quá trình ấy, văn hóa nƣớc ta luôn tìm kiếm một phƣơng thức tiếp nhận và bản địa hóa các yếu tố ngoại lai sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của chính mình. Đến sau cải cách mở cửa năm 1986, Việt Nam đón chào nhiều dòng đầu tƣ kinh tế và theo đó là các dòng chảy văn hóa mang hơi thở thời đại cùng theo vào. Văn hóa Việt Nam tiếp tục quá trình lựa chọn, tiếp nhận để làm giàu thêm bức tranh văn hóa của mình. Trong số các làn sóng văn hóa mới nổi đƣợc du nhập vào Việt Nam, Hàn lƣu là chiếm giữ vai trò vị trí quán quân trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Hàn lƣu đến với Việt Nam tƣơng đối muộn hơn so với làn sóng văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản. Sức hút của công chúng với bộ phim Anh em nhà bác sĩ (The Medical brother), chiếu trên truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV năm 1998 có thể xem là mốc mở đầu cho tiến trình đó. Tuy đến muộn nhƣng tính đến nay Hàn lƣu lại chiếm vị trí cao nhất trong các trào lƣu văn hóa thế giới du nhập vào Việt Nam. Quả thật, suốt thế kỉ XXI, trào lƣu Hàn Quốc đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào các nền văn hóa trên thế giới. Ngoài việc phát huy sức mạnh cứng của mình là kinh tế thì Hàn Quốc đã và đang có chính sách phát triển sức mạnh mềm của mình ra toàn thế giới, mà trọng tâm trƣớc hết là các nƣớc Châu Á, trong đó có Việt Nam chúng ta. Tính từ khi Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh 409
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 trao tặng bộ phim Hoa Cúc Vàng, bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đƣợc chiếu trên Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997 cho đến nay, làn sóng Hàn lƣu đã mở rộng tầm mức ảnh hƣởng không chỉ ở phim ảnh, mà còn ở ẩm thực, thời trang, phong cách... Mƣời sáu năm đã trôi qua và sức mạnh của Hàn lƣu ngày càng lan tỏa mạnh mẽ. Hàng loạt các sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây ở Việt Nam chính là minh chứng sống động cho sự bám rễ và đơm hoa kết trái của Hàn lƣu ở Việt Nam. Các đài truyền hình từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã mang đến cho khán giả Việt Nam những tác phẩm xuất sắc của điện ảnh và âm nhạc Hàn Quốc. Hầu nhƣ ngƣời Việt nào cũng biết đến Nàng Dea Jang Gum, Bản Tình ca mùa đông, Anh em nhà bác sĩ, Son môi hồng, Giày thủy tinh, hay gần đây nhất giới trẻ đang lên cơn sốt với bộ phim Người thừa kế... Sự thành công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo theo sự nổi tiếng của âm nhạc đại chúng Hàn Quốc và các nhóm nhạc Hàn Quốc nhƣ Big Bag, DBSK, SNSD, Biran...; rồi thời trang, ẩm thực và tiếng Hàn. Đó chính là sức mạnh mềm – quyền lực mềm của Hàn Quốc đang muốn vƣơn ra hải ngoại để có thể quảng bá hình ảnh về đất nƣớc, văn hóa và con ngƣời nơi đây. Trong đó, văn hóa đại chúng đã, đang và sẽ là trọng tâm để hiện thực hóa chiến lƣợc này của Hàn Quốc. Nếu nhƣ văn hóa đại chúng Mỷ, Nhật Bản nhằm hƣớng tới tất cả các công chúng, trong đó có cả nam và nữ, cả trẻ và già, thì Hàn lƣu lại tập trung chủ yếu vào giới trẻ bao gồm cả nam và nữ, chủ yếu là lứa tuổi teen thuộc thế hệ 9X. Có thể nói, văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã và đang thật sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, nổi trội lên tất cả là lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc và thời trang Hàn Quốc. Sự ảnh hƣởng đó đã tác động tới nhận thức, cảm thụ của giới trẻ. Bản thân tôi cũng là ngƣời đang trong độ tuổi teen và cũng chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của Hàn lƣu, từ phong cách thời trang đến phim ảnh, âm nhạc.... Vì vậy, những vấn đề xoay quanh Hàn lƣu và sức hấp dẫn của nó luôn là điều tôi băn khoăn, trăn trở và muốn tìm câu giải đáp thỏa đáng. Thực chất Hàn lƣu là gì, nguyên nhân gì khiến cho Hàn lƣu có sức lan tỏa mạnh mẽ nhƣ vậy ở Việt Nam? Sức hấp dẫn đó của Hàn Lƣu đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào trong nền văn hóa đƣơng đại của nƣớc ta ? Hàn lƣu ở Việt Nam có những đặc điểm gì riêng so với các làn sóng văn hóa khác trên thế giới và nó có tác động nhƣ thế nào tới nền văn hóa Việt Nam? Sách lƣợc của Việt Nam đối với làn sóng Hàn lƣu là gì? Đó là những câu hỏi mà đề tài này tập trung hƣớng đến. Hơn thế, đặt trong mối tƣơng quan văn hóa giữa hai nƣớc, để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, trao đổi văn hóa giữa đôi bên, qua đó tăng cƣờng hiểu biết văn hóa đƣơng đại lẫn nhau thì có thể nói, việc tìm hiểu sự tiếp nhận Hàn lƣu ở Việt Nam và sức hấp dẫn của nó đối với văn hóa Việt Nam hiện nay để có đƣờng lối văn hóa đối ngoại thích hợp là một việc làm có ý nghĩa sâu sắc. II. NỘI DUNG 1. Nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của Hàn lƣu ở giới trẻ Việt Nam Trƣớc khi đi tìm hiểu nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của Hàn lƣu ở giới trẻ Việt Nam, chúng ta cần phải hiểu rõ một số những nội hàm cơ bản sau đây: Thuật ngữ Hàn lưu (hay còn gọi là trào lƣu Hàn Quốc) là một thuật ngữ đƣợc dịch từ tiếng Hàn là Hally (한류), có nghĩa là sự hình thành những giá trị văn hóa Hàn Quốc ở 410
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 nƣớc ngoài. Song, thuật ngữ này không phải do ngƣời Hàn Quốc đặt ra mà do ngƣời Trung Quốc nêu ra từ năm 1999 khi bàn về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc (nhƣ phim ảnh, thời trang, mỷ phẩm,..) tại Trung Quốc. Hai chữ Hán - 韓流 (Hán líu: Hàn lƣu) du nhập sang Hàn Quốc, lại phù hợp với từ gốc Hán mà ngƣời Hàn sử dụng nên ngƣời Hàn dễ dàng tiếp nhận rồi biến nó thành một khái niệm mới, hiện đƣợc dùng để chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỉ XXI. Sức mạnh mềm (soft power) là khả năng ảnh hƣởng tới thực thể khác thông qua sức hấp dẫn và hợp tác chứ không phải bằng tiền bạc hay vũ lực. Điều này trái ngƣợc cơ bản với sức mạnh cứng, thứ sức mạnh dựa trên đe dọa và mua chuộc, sức mạnh của quân sự, kinh tế và khoa học của công nghệ. Sức mạnh mềm thông qua khả năng tạo ra ảnh hƣởng đối với đối tƣợng cần tác động bằng cách chi phối đến hệ thống giá trị, làm thay đổi suy nghĩ của họ, khiến đối tƣợng này mong muốn và thực hiện đúng điều mà chủ thể tiến hành đã đặt ra. Như vậy, phương thức để đạt được sức mạnh mềm là thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục, dùng sức mạnh thu hút và không cần vũ trang. Văn hóa đại chúng: Văn hóa đại chúng (mass culture) là những giá trị văn hóa đƣợc phổ cập, truyền bá thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, truyền thanh và ngày nay là truyền hình, internet. Nền văn hóa này có đối tƣợng thụ hƣởng là đại đa số dân chúng - những ngƣời có trình độ giáo dục ở mức độ tƣơng đối (bình dân). Vậy nguyên nhân nào tạo nên sức hấp dẫn của Hàn lƣu ở giới trẻ Việt Nam? Thứ nhất, sự phát triển quan hệ ngoại giữa Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay.Vào ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc của cả hai nƣớc. Cho đến tận ngày nay, mối quan hệ hữu hảo giữa hai nƣớc càng ngày càng mật thiết hơn, sự giao lƣu hợp tác ngoại giao giữa hai nƣớc ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, giáo dục... đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai bên. Thứ hai, sự hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc của người Việt Nam. Có thể nói, ngƣời Việt Nam biết về văn hóa con ngƣời Hàn Quốc chủ yếu thông qua các sản phẩm Hàn lƣu, qua đó cho thấy sức ảnh hƣởng rất lớn của Hàn lƣu đến với những ngƣời tiếp nhận làn sóng này. Đối với ngƣời Hàn Quốc, trƣớc và sau chiến tranh ở Việt Nam, sự nhận thức của họ về Việt Nam chủ yếu đƣợc hình thành thông qua sự nhận thức của Mỷ. Vào năm mà cuộc cách mạng dân chủ hóa nổi dậy ngày 10/6/1987, Hwang Suk Young với cuốn tiểu thuyết “Cái bóng của vũ khí” đã đƣa ra cái nhìn khách quan về vấn đề hệ tƣ tƣởng và mâu thuẫn chia cắt thông qua cuộc chiến tranh Việt Nam. Điều đó đã tạo nên bƣớc ngoặt trong việc thay đổi nhận thức văn hóa Việt Nam của ngƣời Hàn Quốc. Thứ ba, những tương đồng về lịch sử - văn hóa giữa hai nước. Văn hóa có sức mạnh gắn kết con ngƣời, cộng đồng. Việt Nam và Hàn Quốc là hai nƣớc có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hóa: Cả Hàn Quốc và Việt Nam đều từng bị áp bức đô hộ của Trung Hoa; cả hai nƣớc đều là nền nông nghiệp trồng lúa nƣớc; chịu ảnh hƣởng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là ảnh hƣởng của đạo phật, đạo Nho, cùng chữ viết Hán tự của Trung Hoa. 411
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Thứ tư, Hàn Quốc được xem là một kiểu mẫu văn hóa đối với Việt Nam qua những sản phẩm truyền thông Hàn Quốc, khán giả Việt Nam thấy Hàn Quốc nhƣ một kiểu mẫu văn hóa đáng đƣợc học tập. Dù có xuất phát điểm là một nƣớc nông nghiệp nhƣ Việt Nam nhƣng Hàn Quốc đã tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hóa để trở thành con rồng của Châu Á, thành nƣớc công nghiệp hiện đại, một xã hội thông tin công nghệ cao trong vòng hơn 4 thập niên. Điều đáng nói là Hàn Quốc vẫn giữ vững đƣợc các giá trị truyền thống khi phát triển. Kiểu thức phát triển của Hàn Quốc thỏa mãn những nhu cầu về đời sống vật chất lẫn sự tôn vinh các giá trị đạo đức, tinh thần của con ngƣời Hàn Quốc. Thứ năm, chúng ta phải kể đến chiến lược phát triển của chính phủ và các công ti giải trí Hàn Quốc về sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí. Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến việc “xuất khẩu” văn hóa ra nƣớc ngoài. Với mục tiêu “đƣa nền văn hóa của Hàn Quốc đến gần hơn với nhân dân các quốc gia khác”, chính phủ Hàn Quốc đã dọn đƣờng cho các nghệ sĩ của họ tiếp thị văn hóa đến khắp mọi nơi; quan tâm đến chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm gắn với Hàn hơn. Ngoài ra Hàn Quốc còn chú ý đến những sách lƣợc, chiến lƣợc cụ thể cho từng quốc gia, từng khu vực, theo từng giai đoạn tƣơng ứng. Bên cạnh đó chúng ta còn phải nhắc đến sự nỗ lực không ngừng của các công ti giải trí Hàn Quốc trong chiến lƣợc maketing hoàn hảo. Thứ sáu, nhu cầu ngày càng gia tăng của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Khi đời sống đƣợc nâng cao, con ngƣời thƣờng có xu hƣớng tìm đến các sản phẩm có chất lƣợng cao hơn, đáp ứng các nhu cầu giải trí của mình. Hiện nay nhu cầu của giới trẻ ngày càng gia tăng nhƣng nền giải trí của nƣớc nhà chƣa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó. Nhà nƣớc ta đã thực hiện chính sách nhập khẩu văn hóa nƣớc ngoài, trong đó việc nhập khẩu văn hóa Hàn Quốc đặc biệt chú ý. Đây là cơ hội quan trọng cho việc tiếp nhận các sản phẩm của Hàn lƣu đƣợc dễ dàng 2. Sức hấp dẫn của Hàn lƣu ở giới trẻ Việt Nam – những biểu hiện Thứ nhất, tỉ lệ cao những khách hàng và người hâm mộ phim Hàn Quốc: Hơn 10 năm trở lại đây, Hàn Quốc trở thành “Hollywood của phƣơng Đông”, sản sinh ra hàng loạt ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, truyền hình... khuấy đảo thị trƣờng giải trí Châu Á với lƣợng ngƣời hâm mộ ở khắp các nƣớc này, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ. Việt Nam xếp thứ tƣ về mức độ yêu thích làn sóng Hàn Quốc. Điều này đƣợc biểu hiện ở số lƣợng lớn các fan cuồng thần tƣợng. Khi thể hiện cuộc khảo sát điều tra xã hội học tại điạ bàn trƣờng Đại học Sƣ phạm và trƣờng THPT Chuyên. Tác giả đƣa ra câu hỏi “Bạn có thích văn hóa Hàn Quốc không?”, kết quả là có tới 87% trả lời thích trong tổng số phiếu (174/200 phiếu phát ra), chỉ có 13% là không thích (26/200 phiếu phát ra). Thứ hai, tần suất xem phim rất cao của các bạn trẻ Việt Nam điều đó đƣợc chứng minh qua cuộc điều tra xã hội học. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ các bạn trẻ xem phim Hàn thƣờng xuyên là rất lớn. Bên cạnh đó, tần suất chiếu phim Hàn trên màn ảnh nhỏ Việt Nam cũng rất cao. Thứ ba, hiện tượng tôn thờ thần tượng là các diễn viên Hàn Quốc cũng cho thấy sức hấp dẫn của phim Hàn đối với giới trẻ Việt Nam. Cuồng hay thần tƣợng hóa các diễn viên 412
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hàn Quốc không còn là một hiện tƣợng lạ lẫm đối với Việt Nam. Điều đó có thể chứng tỏ sức hấp dẫn của phim Hàn đối với các bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Thứ tư, tỉ lệ cao những người thích sử dụng các sản phẩm của Hàn Quốc thông qua phim Hàn như nhạc phim, thời trang phong cách Hàn, ẩm thực Hàn, mỹ phẩm Hàn. Có thể nói, thông qua phim Hàn mà các sản phẩm của Hàn lƣu đƣợc giới trẻ Việt Nam biết đến nhiều hơn. Từ phim Hàn mà âm nhạc của Hàn Quốc cũng đƣợc phát triển, thời trang, ẩm thực, mỷ phẩm cũng theo đó mà đến với công chúng Việt Nam. Phải thừa nhận rằng, các nhà sản xuất phim Hàn Quốc đã rất khôn khéo trong việc lồng ghép các sản phẩm văn hóa của nƣớc mình vào trong từng bộ phim. Để rồi từ đó, các sản phẩm văn hóa Hàn đến với Việt Nam thông qua phim Hàn. Một cách tự nhiên, các sản phẩm đó dần dần trở thành chuẩn mực thẩm mĩ của các bạn trẻ trong quá trình nhận thức và sử dụng. 3. Đặc điểm của Hàn lƣu ở giới trẻ Việt Nam Đặc trưng nổi bật nhất của giới trẻ Việt Nam là tính trội của yếu tố nữ trong mô hình tương quan về giới đối với việc tiếp nhận Hàn lưu ở Việt Nam. Một điều rất đặc biệt đối với Hàn lƣu ở Việt Nam là mối tƣơng quan về giới trong việc tiếp nhận các sản phẩm của Hàn lƣu. Sức hấp dẫn Hàn lƣu đến cả Nam và Nữ, nhƣng trong đó sức hấp dẫn ở “Nữ” chiếm tỉ lệ vƣợt trội. Thuật ngữ “nữ tính” sử dụng với hàm nghĩa “âm tính” liên quan đến nguyên lí Âm – Dƣơng. Sức hấp dẫn nữ tính đó cũng đƣợc biểu hiện qua thái độ, tần suất tiêu thụ phim Hàn, nhạc Hàn, thời trang Hàn. Điều đó đƣợc minh chứng qua cuộc khảo sát xã hội học tại địa bàn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và THPT chuyên Sƣ phạm, kết quả cho thấy “thái độ và tần suất” sử dụng các sản phẩm Hàn lƣu ở Nữ chiếm tỉ lệ cao hơn so với Nam giới. Nhƣ vậy có thể thấy, sức hấp dẫn của Hàn lƣu thiên về chất “nữ tính”, chính việc tích hợp Âm – Dƣơng trong các sản phẩm của Hàn lƣu đã thu hút nữ giới. Cũng chính điều đó tạo nên sự khác biệt. Trong tƣơng quan về giới ở việc tiếp nhận các sản phẩm Hàn lƣu ở Việt Nam. Thứ hai, đặc điểm trong tương quan giữa cấp học và sự tiếp nhận các sản phẩm gắn với Hàn lưu. Ở đây trong việc sử dụng các sản phẩm gắn với Hàn có sự tách biệt giữa học sinh phổ thông chuyên và sinh viên đại học của hai khoa. Trong số phiếu trả lời, tỉ lệ sinh viên dùng thời trang, xem phim, nghe nhạc Hàn Quốc đều cao hơn học sinh phổ thông. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do: Về tài chính, các bạn sinh viên có thể có tiền đi làm thêm, còn học sinh không có khoản tiền đi làm thêm; về thời gian sinh viên có nhiều thời gian tự học nhiều hơn, còn học sinh thì số lƣợng thời gian lên lớp là rất nhiều. Chính vì vậy, phần nào đó làm cho việc tiếp nhận của các bạn học sinh có phần ít hơn so với sinh viên. Học sinh còn bị áp lực bởi phải làm thế nào để vào giảng đƣờng đại học. Chính vì vậy, mà các em cũng giành nhiều thời gian hơn cho việc học của mình, còn sinh viên thì không bị áp lực đó nữa vì họ đã vào đƣợc giảng đƣờng đại học. Hơn thế, học sinh chịu sự quản lí của nhà trƣờng và cha mẹ, chặt chẽ hơn so với sinh viên, sinh viên đã có thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình nên ít chịu sự giám sát của cha mẹ và nhà trƣờng hơn. Thứ ba, kiểu thức tiếp nhận Hàn lưu ở giới trẻ Việt Nam theo cấu trúc tâm lí nhân cách. Có thể nói, Hàn lƣu đến Việt Nam thông qua giới trẻ và đƣợc tiếp nhận thông qua cấu trúc tâm lí nhân cách của các bạn trẻ. 413
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Xét theo tâm lí lứa tuổi: Các bạn trẻ thƣờng năng động, sôi nổi, đầy nhiệt huyết với cuộc sống. Đồng thời họ cũng thƣờng bồng bột, vội vã, xốc nổi, thích cái mới, cái lạ, cái khác ngƣời, thích thể hiện mình với xã hội, đón nhập vồ vập theo thói quen, cảm tính hơn là sự hiểu biết một cách chủ động, đánh giá cao cuộc sống “hƣởng thụ”, những sản phẩm không mang tính tinh hoa, tính trí tuệ nên dễ tiếp thu và tiếp nhận, hay mơ mộng, lãng mạn. Tất cả các đặc điểm tâm lí đó của giới trẻ đều đƣợc Hàn lƣu đáp ứng thông qua các sản phẩm nhƣ điện ảnh, âm nhạc, thời trang. Những sản phẩm này đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tâm lí của giới trẻ Việt Nam. Xét theo tâm lí quần chúng: sự tiếp nhận Hàn lƣu của giới trẻ Việt Nam còn đƣợc thể hiện qua tâm lí quần chúng. Các bạn trẻ bị ảnh hƣởng rất nhiều từ tâm lí của quần chúng, tâm lí đám đông. Vì vậy, họ thích theo trào lƣu và cũng ghét theo trào lƣu. Nhiều khi các bạn trẻ thích nhƣng không hiểu vì sao mình thích mà chỉ chạy theo xu thế chung của thời đại, chịu tác động của các nhóm bạn cùng chơi. Chính vì chịu sự tác động đó của tâm lí quần chúng mà nếu bạn trẻ nào không thích điện ảnh, âm nhạc, thời trang Hàn Quốc, thì sẽ bị cho là “gà”, “quê mùa”. Hầu hết các bạn trẻ đón nhận các giá trị của Hàn lƣu một cách vô thức, theo xu thế chung của bạn bè và những ngƣời xung quanh. 4. Sức hấp dẫn của Hàn lƣu ở giới trẻ Việt Nam – Những hệ quả và sách lƣợc phát triển Sự giao lƣu nào cũng đều có hai mặt của nó. Sự giao lƣu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc cũng diễn ra theo hai chiều hƣớng: tích cực lẫn tiêu cực. Về những hệ quả tích cực: Hàn lƣu tạo cơ hội để tăng cƣờng quan hệ kinh tế và chính trị giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Việc tiếp nhận Hàn lƣu còn giúp Việt Nam học hỏi về khoa học kĩ thuật và văn hóa giáo dục của Hàn Quốc. Ngoài ra việc tiếp nhận Hàn lƣu còn tiến tới việc xây dựng một mối quan hệ cộng đồng Châu Á bền vững. Đồng thời, nó sẽ góp phần vào việc đa dạng hóa thị hiếu văn hóa của quần chúng. Rõ ràng, những tác động tích cực của Hàn lƣu đều thuộc lĩnh vực nhận thức. Một khi nhận thức đƣợc nâng tầm, ngƣời Việt Nam sẽ lựa chọn những hành động phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội nƣớc nhà. Bên cạnh những tác động tích cực, Hàn lưu thâm nhập và phát triển mạnh mẽ ở giới trẻ Việt Nam còn để lại không ít hệ quả tiêu cực: Đó là nguy cơ chủ nghĩa thƣơng mại hóa, nguy cơ chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Cũng chính nguy cơ Chủ nghĩa đế quốc văn hóa đó mà có thể dẫn đến đồng hóa văn hóa trong quá trình giao lƣu văn hóa, tiếp biến. Nhìn nhận đúng cách thức mà Hàn Quốc đã làm để nâng tầm ảnh hƣởng văn hóa của mình đối với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam sẽ rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc khai thác tiềm năng sức mạnh mềm do văn hóa mang lại, cũng nhƣ học hỏi đƣợc cách thức chiếm lĩnh đƣợc thị hiếu công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ, một đối tƣợng rất giàu tiềm năng trên mọi phƣơng diện. Nên chăng Việt Nam cần cải thiện những kênh trao đổi và hợp tác với Hàn Quốc và Việt Nam, đa dạng hóa thị hiếu văn hóa của giới trẻ, và kiểm soát chặt chẽ hơn việc “nhập khẩu văn hóa” cần đầu tƣ nhiều hơn cho giáo dục, tuyên truyền quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam đến với công chúng. 414
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 III. KẾT LUẬN Hàn Quốc đang từng ngày phát triển và khẳng định vị thế của mình trên trƣờng quốc tế. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã và đang có sự ảnh hƣởng và lan tỏa mạnh mẽ tới các nƣớc trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển về văn hóa đại chúng và những sách lƣợc của chính phủ Hàn Quốc nhằm hƣớng văn hóa đại chúng của đất nƣớc mình ra hải ngoại, đó là cách mà các nhà lãnh đạo Hàn Quốc gia tăng quyền lực mềm. Qua nghiên cứu cho thấy: sự tƣơng đồng về văn hóa – lịch sử giữa Việt Nam và Hàn Quốc, các chính sách để phát triển đúng hƣớng văn hóa Hàn Quốc ra hải ngoại của các nhà lãnh đạo và các công ti giải trí Hàn Quốc; sự phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc ngày càng đƣợc thúc đẩy và mở rộng; sự hiểu biết ngày một sâu sắc giữa Hàn Quốc và Việt Nam,... Đó là những nguyên nhân làm nên sức hấp dẫn của Hàn lƣu ở giới trẻ Việt Nam. Hàn lƣu đƣợc biểu hiện trên rất nhiều phƣơng diện, nhƣng nổi bật nhất là các lĩnh vực: Điện ảnh, âm nhạc, thời trang, mĩ phẩm, ẩm thực. Trong đó, điện ảnh là lĩnh vực nổi trội nhất, là tấm gƣơng hội tụ đầy đủ nhất bức tranh văn hóa Hàn Quốc xƣa và nay. Nó đã và đang thực sự có sức hút mạnh mẽ đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ - những ngƣời hơn ai hết dễ dàng tiếp cận và tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Sức hấp dẫn đó của giới trẻ đƣợc biểu hiện qua các tiêu chí nhƣ: tỉ lệ cao những khách hàng và ngƣời hâm mộ phim Hàn Quốc, tần suất cao giới trẻ Việt Nam xem phim Hàn, hiện tƣợng tôn thờ thần tƣợng các diễn viên Hàn Quốc, tỉ lệ cao số ngƣời yêu chuộng và sử dụng các sản phẩm văn hóa Hàn đƣợc giới thiệu thông qua các bộ phim Hàn Quốc (nhạc phim Hàn, ẩm thực Hàn, mĩ phẩm Hàn, phong cách thời trang của các diễn viên Hàn...). Từ những biểu hiện đó đã toát lên các đặc trƣng trong việc tiếp nhận Hàn lƣu ở giới trẻ. Đó là tính trội của yếu tố Nữ trong mô hình tƣơng quan về giới đối với việc tiếp nhận Hàn lƣu ở Việt Nam, là kiểu thức tiếp nhận Hàn lƣu theo cấu trúc tâm lí nhân cách, theo tâm lí đám đông... Việc tiếp nhận một nền văn hóa nào cũng đều có hai mặt của nó và việc tiếp nhận Hàn lƣu vào nƣớc ta cũng không ngoại lệ. Từ những tác động tích cực lẫn tiêu cực đã đặt ra cho chúng ta những yêu cầu cấp thiết trong việc điều chỉnh các sách lƣợc của mình để phát triển vững chắc Hàn lƣu ở Việt Nam. Có nhƣ vậy, Hàn lƣu mới thực sự đi đúng hƣớng và giữ vị trí “quán quân” trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh mà sự cạnh tranh văn hóa quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Bích, Tâm líhọc nhân cách, NXB Giáo dục, 1998. [2] Ngô Xuân Bình, Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Văn hóa Thông tin, 2012. [3] Lê Huy Hà, Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, NXB Văn hóa, 2000. [4] Quách Thu Hà, Tình nghĩa Việt Nam và Hàn Quốc, NXB Văn hóa Thông tin, 2002. 415
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [5] Trần Duy Hinh, Điện ảnh và truyền hình Việt Nam hiện nay, NXB Văn hóa Thể thao, 2006. [6] Dƣơng Phú Hiệp, Hàn Quốc trước thềm thế kỉ XXI, NXB Thống kê Hà Nội, 1999. [7] Đỗ Huy, Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỉ XX, NXB Chính trị Quốc gia, 2002. [8] Đặng văn Lung, Tiếp cận văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa Thông tin, 2002. [9] Trƣờng Lƣu, Văn hóa vấn đề lí luận, NXB Chính trị Quốc gia, 1999. [10] Bùi Đức Mạnh, Chinh phục các làn sóng văn hóa, NXB Tri thức, 2006. [11] Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 2004. [12] Nguyễn Vĩnh Sơn, Tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc, Biên soạn theo tài liệu của đại sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội với các công trình nghiên cứu khác, 1996. [13] Lai Văn Toàn, Văn hóa học và văn hóa thế kỉ XX, NXB Trung tâm Thông tin Khoa học Xã hội – Chuyên đề, 2001. [14] Nguyễn Bá Thành, Tương đồng văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, NXB Văn hóa Thông tin, 1994. [15] Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam cái nhìn hệ thống và loại hình, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1997. [16] Lê Quan Thiêm, Văn hóa văn minh và yếu tố văn hóa truyền thồng Hàn, NXB Văn học, 1998. [17] Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại, NXB Văn hóa thông tin, 2001. [18] Phạm Hoàng Gia, Tâm lí lứa tuổi và tâm lí sư phạm, NXB Đại học Sƣ Phạm, 1997. [19] Xuân Huy, Nét đặc sắc Á Đông trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 2, 2001. [20] Nguyễn Ngọc Thơ, Thực trạng điện ảnh Việt Nam từ một góc nhìn, Tạp chí Văn Hóa Nghệ thuật, Số 6, 2004. [21] Lee Han Woo (Hoàng An Đông dịch), Văn hóa đại chúng Hàn Quốc ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 1, 2005. [22] Nguyễn Tiến Lực, Từ phong trào làng mới ở Hàn Quốc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 8, 2006. [23] Đặng Thị Thu Hƣơng, Xây dựng văn hóa đại chúng ở nước ta hiện nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 1, 2007. [24] Phƣơng Lƣu, Điện ảnh Việt Nam trước thềm hội nhập WTO, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 1, 2007. [25] Nguyễn Tiến Mạnh, Ảnh hưởng của văn hóa âm nhạc Hàn Quốc đến showbiz Việt, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 328, 2011. [26] Shin Hyun Joon (Hoàng An Đông dịch), Nhạc nhẹ làn sóng Hàn Quốc mới, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 326, 2011. [27] Nguyễn Thị Kim Liên, Vấn đề tiếp nhận văn hóa nước ngoài của sinh viên hiện nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 350, 2013. 416
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2