intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SƯU TẦM NGUỒN GỐC TỘC HỌ TRẦN GIA

Chia sẻ: Tran Minh Chinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

222
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào những dịp ấy, người lớn tuổi trong bữa cơm đầm ấm của ngày đầu xuân, thường hay “ÔN CỐ TRI TÂN”, kể lại những câu chuyện quan trọng của gia đình, dòng tộc, mang tính chất giáo dục, để định hướng tốt cho con cái. Năm nay, là tết Nhâm Thìn (2012). Anh em chúng tôi lại có dịp quây quần bên nhau, trong ngày cúng giỗ ông bà. Gia đình nhà tôi có 2 ngày giỗ vào dịp tết là ngày dẫy mã 24 tháng chạp (Khi nghiên cứu về gia phả họ Trần, tôi mới phát hiện ra , đây cũng là ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SƯU TẦM NGUỒN GỐC TỘC HỌ TRẦN GIA

  1. 1 SƯU TẦM NGUỒN GỐC TỘC HỌ TRẦN GIA (Thôn Dương lăng- Xã Nhơn An- Huyện An Nhơn- Tỉnh Bình Định) NGUỒN GỐC TỘC HỌ TRẦN GIA Ở THÔN DƯƠNG LĂNG
  2. 2 Cứ mỗi độ xuân về, tết đến, hoa mai vàng rực rỡ. Cha mẹ, anh, ch ị, em dù ở xa vẫn tìm cách trở về đoàn tụ trong đại gia đình, dòng tộc. Vào nh ững dịp ấy, người lớn tuổi trong bữa cơm đầm ấm của ngày đầu xuân, thường hay “ÔN CỐ TRI TÂN”, kể lại những câu chuyện quan trọng của gia đình, dòng tộc, mang tính ch ất giáo dục, để định hướng tốt cho con cái. Năm nay, là tết Nhâm Thìn (2012). Anh em chúng tôi lại có dịp quây quần bên nhau, trong ngày cúng giỗ ông bà. Gia đình nhà tôi có 2 ngày giỗ vào dịp tết là ngày dẫy mã 24 tháng chạp (Khi nghiên cứu về gia phả họ Trần, tôi mới phát hiện ra , đây cũng là ngày giỗ bà cố t ổ t ộc h ọ Tr ần Gia ). Ngày mồng 6 tết là ngày cúng ông cố (ông Trần Bồi), gọp chung với ngày giỗ Trần Văn Giác (chú Bảy Giác), ông là em thứ bảy của Trần Đức. Trong cái gió se lạnh của tiết Đại hàn, ngoài trời mưa bay lất phất. Gia đình cuối năm cúng dẫy mả, có đông đủ anh ,em, con cháu. Anh cả tôi ph ấn kh ởi l ắm. khi ngồi vào bàn ăn. Anh bắt đầu mở màn câu chuyện rất trịnh trọng. Một câu chuy ện có liên quan đến nguồn gốc của gia đình họ Trần nhà tôi. Dòng họ Trần nhà tôi rất khiêm tốn, không đông đúc nh ư nh ững dòng h ọ khác trong làng như: Họ Châu, họ Ngô, họ Đỗ...Gốc tích cũng rất mù mờ. Chuyện kể rằng, cách 4 đời kể từ đời anh, em chúng tôi. có một người đàn ông ở bên Tàu (Trung quốc), sang lấy bà cố tổ nhà tôi ( không rõ h ọ tên ), r ồi sau đó ông lại sang ở luôn bên Tàu mà không trở lại Việt Nam nữa. Bà cố tổ có mang sinh ra 1 người con trai tên là Trần Bồi. Bà cụ tổ già yếu mất, được chôn cất yên ngh ỉ, ngôi mộ nằm ở Trường úc, thuộc thôn.............Xã.........., Huyện Tuy Ph ước. Ngôi mộ rất đơn sơ nằm bên cạnh góc gò, xung quanh mọc đầy cây chim chim, dú dẻ và cây gai bàn chải. Phía trước ngôi mộ là 1 ngôi đình làng. Ngày còn nhỏ tôi th ường theo ba tôi, vào cuối năm đi xuống đây dẫy mả, lúc đó người dân s ống còn th ưa th ớt, r ải rác, không giống như bây giờ. Trên đường đi qua 1 nơi có tên là chợ Gò, thôn Phong Thạnh- Trường úc. Nơi đây, hàng năm chỉ tổ chức họp chợ 1 lần vào ngày mồng một đến trưa mồng 2 tết, chủ yếu bán các sản vật như trầu, cau, rau qu ả c ủa đ ịa ph ương mang tín ngưỡng dân gian để cầu may chúc phúc, năm mới phát lộc, phát tài và t ổ chức các trò vui chơi như hát bộ, bài chòi, xổ lô tô... Tương truy ền ngày xưa n ơi đây là một cái gò cao. Tướng Trần Quang Diệu đời vua Quang Trung là người đầu tiên tổ chức ra lễ hội này, để binh lính ngày tết vui ch ơi quên đi c ảnh nh ớ nhà, và t ừ ấy tr ở thành ngày họp chợ truyền thống của địa phương . Con đường vào gần ngôi mộ t ổ là con đường bằng đất, có lò nung vôi , dọc 2 bên là cây dúi. Nh ững cây dúi bây gi ờ gốc rất lớn và con đường đất được thay bằng con đường nh ựa, bê tông ch ạy d ọc theo bờ sông Hà Thanh (?). Nhưng tôi vẫn thích con đường đất ngày xưa, h ồi ấy tôi hay thơ thẩn vừa theo ba tôi đến ngôi mộ tổ để dẫy mả, vừa hái trái chim chim, dú dẻ ngắm cảnh núi non. Dãy núi tên là “Hàm long”( miệng của con rồng) ở trên núi có một tảng đá, hình một con cóc ngồi thè lưỡi. Sau năm 1975, nghe nói ng ười dân ở đây đã phá tảng đá có hình con cóc để đưa vào lò nung lấy vôi. Cha tôi k ể r ằng, ngày xửa, ngày xưa có ông Cao Biền là thầy địa lý bên Tàu r ất gi ỏi v ề thu ật phong th ủy, khi cỡi mây đi ngang qua vùng này, thấy vùng đất là nơi địa linh nhân kiệt có hình con rồng nằm phủ phục trên dãy núi. Ông Cao Biền đã ch ặt đ ầu con r ồng, y ếm bùa. V ết máu của con rồng hóa thành những hòn đá san hô, chính là đá người dân nung làm vôi. Câu chuyện nguồn gốc dòng họ Trần nhà tôi, dịp t ết năm nay đ ược Anh c ả tôi khơi gợi lại, nhưng có khác hơn. Có lẽ đây cũng là một suy nghĩ t ừ r ất lâu mà ba tôi vẫn thường trao đổi, kể lại cho Anh tôi nghe. Nó được l ập lu ận d ựa trên 1 s ố ng ười
  3. 3 già, cao tuổi trong làng đưa ra. Người thứ nhất là ông Phó Chánh Tổng Huỳnh Kim Bôi, người ở thôn Trung Định, ông mất năm 2008, hưỏng thọ 102 tuổi. Người thứ hai là ông Thừa Hy ở thôn Tân Long, sau xuống ở Quy Nhơn. Ông đã mất năm ...thọ.......tuổi Nội dung câu chuyện như sau: Thuở bà tôi sinh ra và lớn lên ở tuổi thiếu nữ, có 1 điền chủ tên ông ta là Nguyễn Đại Nhơn, nghe nói ông quê ở tận miền nam thuộc tỉnh Vĩnh Long giàu có, ông đi thuyền bầu dọc biển ra đến tỉnh Bình Định làm ăn, ruộng lúa cò bay , th ẳng cánh. Ông ta có một ngôi nhà ở thủ phủ Quy nhơn. Trong nhà ng ười ph ục v ụ r ất nhiều. Bà cố tổ nhà tôi là một trong số những người làm thuê, cho gia đình nhà ông điền chủ. Theo giả thiết trong mối quan hệ, bà cố tổ tôi chẳng may có mang v ới ông Địền chủ Nguyễn Đại Nhơn. Để tránh tiếng cho mình, ông địền chủ nói rằng Bà c ố tổ nhà tôi ăn ở với một người bên Tàu sang sinh sống ở Quy Nh ơn , khi bà tôi sinh con, thì người ấy đã trở về bên Tàu không quay lại Việt Nam nữa. Ông địa ch ủ đã đặt họ, tên cho đứa bé mới sinh là Trần Bồi ( có th ể gi ả thuy ết ông Tr ần B ồi l ấy theo họ mẹ được không?). Vậy là vì mưu kế sinh nhai để tồn t ại, bà c ố t ổ nhà tôi đã chấp nhận mang trong mình một dòng máu, mà người tạo ra nó đã tim mọi cách để phủ nhận. Đây cũng chính là bi kịch cho thân phận của những người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội thời bấy giờ. Nói một cách hình tượng, khuếch đại, thì ông Tr ần Bồi chính là người đầu tiên hình thành ra cái V ương tri ều dòng h ọ Tr ần Gia t ại thôn Dương lăng, bà cố tổ là Hoàng Thái hậu trong cái dòng tộc Trần Gia mà anh, em tôi đang cố gắng truy tìm. Làng tôi thuở xưa, khi mới bắt đầu hình thành tên làng, tên xóm ng ười dân sống chủ yếu nương nhờ vào gia đình ông địền chủ giàu có trong làng. Người con trai của ông Nguyễn Đại Nhơn là ông địền chủ Nguyễn Cẩn , dân làng tôi gọi ông Bá Cẩn ( hay còn gọi là ông Bá Tám), ông ta xây kho trại ở trên m ảnh đất l ớn ở phía sau làng, bên cánh đồng ruộng để chứa lúa, sau cất nhà rất khang trang. Ông cố tôi được phân công về trông coi việc thu giữ lúa thóc ở đó. Mảnh đ ất D ương Lăng, tr ở thành nơi bắt đầu ươm mầm gốc rễ dòng họ Trần Gia; con cháu ông Trần Bồi được sinh ra cất tiếng khóc chào đời và ngày càng đông đúc. Ông Trần B ồi có hai ng ười con trai là ông Trần Tiên ( là ông nội của anh, em chúng tôi) và ông Tr ần Bình (là cha của Trần Cho- thường gọi là Chú Chẻo) hiện đang sống ở ĐăcLăk. Hai người con trai của ông Trần Bồi lớn lên vẫn tiếp tục trông coi công việc hàng ngày, thu gi ữ kho lúa cho điền chủ. Khi tôi ra đời và lớn lên, tôi có bi ết người đi ền ch ủ là cháu n ội c ủa Nguy ễn Đại Nhơn, con trai của ông Bá Cẩn. Ông tên là Nguyễn Văn An hiệu là Hoài Nam, dân làng tôi vẫn thường gọi là ông Cửu An. Ông C ửu An làm vi ệc ở văn phòng ph ủ tổng thống chính quyền Việt Nam Cọng Hòa ở Sài Gòn và chủ y ếu s ống ở Quy nhơn, lâu lâu ông có ghé về Dương lăng . Thời gian khoảng năm1960 đến 1975 chiến tranh ngày càng lan rộng và ác liệt ông và gia đình ở h ẳn Quy Nh ơn. Th ỉnh thoảng 2 người vợ của ông Nguyễn Văn An có về thôn Dương lăng. Lúc còn nhỏ, khoảng 11,12 tuổi, cha tôi có đưa tôi xuống Quy Nhơn nhà ông Cửu An ở số 7 Đào Duy Từ. Tôi được đánh cờ tướng với ông Cửu An , đó là l ần g ặp m ặt duy nh ất. Sau năm 1975, ông Cửu An bị chính quyền cách mạng đưa đi cải tạo và chết ở trại tập trung Gia Trung- Gia Lai. Những người trong gia đình ông C ửu An tr ước đó nh ư th ế nào tôi không rõ.
  4. 4 Còn cái khu đất nhà ở của ông địa chủ ở thôn Dương Lăng hiện nay là một bãi đất hoang, hoa tigôn mọc um tùm chen chúc trong đám cỏ dại. Khi tôi sinh ra, l ớn lên. Ngôi nhà ông Cửu An đã biến thành 1 đống tro tàn, đ ổ nát vì chi ến tranh. Bu ổi chi ều xuân, nếu tình cờ đi ngang qua đây không khỏi ngậm ngùi, khi m ặt tr ời b ắt đ ầu l ặn, một nỗi buồn man mát, ngọn gió từ đồng ruộng bay ngang, dìu dịu, nhè nh ẹ t ưởng chừng như có lời thủ thỉ đâu đây của những người đã từng sinh s ống trên m ảnh vườn này, của ngày xưa hiện về. Mọi sự việc sinh ra đều có khởi nguồn của nó. Vậy khởi nguồn của dòng họ Trần , gia đình nhà tôi gốc rễ như thế nào, bắt đầu từ đâu? Năm nay cha tôi đã b ước vào tuổi 88, nếu sống được 90 tuổi thì người xưa gọi là “Đại th ọ”, cái tu ổi dưới thời vua chúa phong kiến người ta trọng vọng như người đậu Trạng Nguyên trong làng. Nhưng biết đâu?..rủi 1 ngày nào đó ông gần đất xa trời. Anh c ả tôi năm nay cũng bước vào tuổi 60. Thế hệ anh, em chúng tôi lớn lên được may mắn có ăn h ọc biết chút ít chuyện xã hội gọi là hơn 1 tí lớp ông bà trong gia đình thu ộc l ớp ng ười đi trước. Đời sống kinh tế tạm đủ ăn. Mong ước làm nên một cuốn gia phả, truy tìm nguồn gốc cội rễ của dòng tộc: “TRẦN GIA”, để lại cho con cháu đời sau, là một việc hết sức cần thiết và cấp bách. Nếu không bắt đ ầu t ừ hôm nay, e r ằng con cháu ngày sau muốn làm cũng khó khăn. Đây cũng là ước nguyện nh ằm xây dựng dòng t ộc họ Trần ngày càng tốt đẹp hơn cả về truyền thống, tri thức và đời sống kinh tế, quên đi cái tủi hờn, khổ cực ngày xưa của ông, bà suốt cuộc đời làm thuê, làm mướn cho địền chủ, lao động quần quật cả ngày mà áo không có mặc, cơm vẫn không đủ ăn. Ước nguyện, được bắt đầu ngay từ dịp tết năm ngoái (Ngày 17 Tháng 2/Tân mão - ÂL- 2011), khi tiến hành phá bỏ ngôi nhà lợp ngói, vách đất cũ (ngôi nhà này ba tôi đang ở), để xây thành ngôi nhà “TỪ ĐƯỜNG”trên mảnh vườn rộng h ơn 3 sào đ ất. Đây là mảnh vườn mà ngày xưa bà nội tôi đã chắt chiu dành dụm 1 khoảng tiền bằng công sức lao động “đổ mồ hôi , sôi nước mắt” mua lại của ông Huỳnh Hải quê ở thôn Châu Thành, Xã Nhơn Thành với giá là 30 đồng, tờ bạc “gánh d ưa” của Pháp vào khoảng năm 1934, lúc đó ba tôi 10 tuổi, chứ trước đó ông c ố, ông n ội đi ở thuê , làm mướn nhà ông điền chủ, không một tất đất cắm dùi. Mảnh vườn hướng đông giáp nhà ông Nguyễn Mà (chú Bốn Nhiều), hướng đông nam giáp nhà ông Lê Đăng, hướng nam mặt nhà quay ra gò Quán sát đường cái, hướng tây giáp ruộng, hướng bắc giáp gò mả phía sau nhà ( hiện nay trong khu v ườn nhà T ừ đ ường còn m ột cái m ả ở cuối góc vườn hàng năm họ hàng ông Huỳnh Hải vấn thường về dẫy mả). Nói thế để thấy rõ ngày xưa ông, bà nhà tôi nghèo kh ổ như th ế nào. Bà n ội tôi tên là Ma Th ị Bốn người làng Thuận Thái, về làm dâu làng Dương Lăng, bà rất hiền lành, chăm làm, bà mất khi ba tôi 16 tuổi. Lúc khởi công mở móng nhà, ng ười có công l ớn nh ất trong việc xây “TỪ ĐƯỜNG” là 2 vợ chồng anh cả tôi là anh Quỳ- chị Nhung. Khi bắt đầu khởi công xây móng nhà, Anh cả tôi đã đo đ ạc các ch ỉ s ố, l ấy ch ữ “H ƯNG” làm chuẩn. “Hưng” có nghĩa là hưng thịnh, là khởi đầu đi lên. Hôm nay là ngày rằm tháng giêng, tết Nhâm thìn. Trong 12 con giáp thì năm Nhâm thìn được người xưa coi là năm tốt nhất. Năm nay, sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi bắt đầu khai bút đầu xuân bằng câu chuyện về dòng tộc họ Trần nhà tôi. Tr ời đã b ắt đầu lập xuân, thời tiết ấm áp, lòng người thấy khoan khoái, dễ ch ịu. Tôi có c ảm giác như quanh đây, có một sức mạnh tâm linh , huyền bí nào đó đang hổ trợ , nó được nhân lên gấp bội giúp tôi và anh em tôi có đủ ngh ị lực để cố gắng hoàn thành tâm nguyện . Đó là tìm lại nguồn gốc sinh ra dòng tộc họ Trần Gia.
  5. 5 Như một nén nhang thắp lên thành kính, trước vong linh ông, bà, người trong tộc họ đã khuất, về phù hộ con cháu có đầy đủ minh mẫn, sáng suốt để th ực hiện những hoài bão, ước mong mà suốt mấy thế hệ vẫn chưa làm được. Đó là công vi ệc tìm lại gốc tích khởi nguồn của dòng họ Trần Gia. Cu ộc hành h ương tìm v ề c ội nguồn, nơi khởi đầu của một dòng suối, gạn đục khơi trong. Để tiếp sức giáo dục cho con cháu ý nghiã của câu nói người xưa: “Chim có t ổ , người có tông”, phúc đ ức ông, bà mãi mãi “Hưng thịnh”, chắc chắn sẽ thành công. TÓM TẮT 1 SỐ CHI TIẾT LIÊN QUAN KHỞI NGUỒN HỌ TRẦN VÀ CÁC NGÀY GIỖ TRONG GIA ĐÌNH I-Bà cụ tổ: Chưa rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh.(Ngày giỗ: 24 tháng ch ạp, cũng là ngày cúng dẫy mả của gia đình). Hiện nay, ở Trường úc có hai ngôi mộ lớn nằm song song bên cạnh nhau. Mộ bà cụ tổ chôn ở phía bên trong g ần hàng rào- phía bên ngoài nằm song song với ngôi mộ bà cố tổ là ngôi mộ của người con gái đầu của ông Trần Bồi và bà Đào Thị Lan chết lúc còn nhỏ ( ở miền trung con cả gọi là th ứ hai), không rõ họ, tên, tuổi. Ngoài ra còn một ngôi mộ nh ỏ n ằm bên c ạnh là do bà c ố Đào Thị Lan, đẻ non người con thứ 4. Theo lời ba tôi kể lại, trước khi v ề ở thôn Dương Lăng giữ kho lúa cho điền chủ Bá Cẩn, ông cố tôi (tức ông Trần Bồi), khi lập gia đình vẫn chưa có đất riêng để cất nhà phải đưa mẹ ( là bà c ố t ổ sinh ra h ọ Tr ần) về ở tạm trong mảnh vườn của nhà ông Lục ở Trường Úc. Như vậy bà c ố t ổ ch ắc chắn phải có một ngôi nhà, là nơi bà cất tiếng khóc chào đ ời. V ậy ngôi nhà này n ằm ở đâu? Tại sao bà cố tổ khi xuống ở Quy Nhơn làm thuê vẫn chưa có nhà riêng để ở, phải ở chung trong nhà điền chủ Nguyễn Đaị Nhơn. Cần tiếp tục truy tìm làm rõ. II- Ông cố và bà cố: *- Ông cố: Trần Bồi ( Người khai sinh ra họ Trần). Sinh năm 1865, Chết ngày mồng 7 tháng giêng (ÂL) lúc 71 tuổi (1936), khi Trần Đức ( cháu) 12 tuổi. *- Bà cố: Đào Thị Lan chưa rõ ngày, năm sinh. (chết lúc Trần Đức ch ưa sinh). Ngày giỗ mồng 3 tháng 2 ÂL. Những năm gần đây ba tôi bỏ không cúng giỗ bà cố, cần phải khôi phục lại ngày giỗ. * Con của Ông Trần Bồi và bà Đào Thị Lan: 1- Người con gái đầu (thứ 2): chết lúc còn nh ỏ, không rõ tên, ngày, tháng, năm sinh. Mộ chôn bên cạnh ( phía ngoài) mộ bà cố tổ 2- Trần Tiên ( thứ ba): Sinh năm 1889 Chết ngày 10 tháng 6 năm 1946 (ÂL), lúc 57 tuổi ( khi Trần Đức 22 tuổi). 3- Người thứ 4: đẻ non, không rõ tên, ngày tháng, năm sinh , chôn sát trên đ ầu mộ bà cố tổ. 4- Trần Thị Đỉnh (thứ 5): có chồng là ông Châu Văn Chuẩn. ( Mẹ cô Bốn Thành). Giỗ ngày mồng 4 tháng 3 (ÂL). Mộ bà Trần Thị Đỉnh chôn bên cạnh chồng Châu văn Chuẩn ở gò sau nghĩa địa Nhơn An. 5- Người thứ 6: Con trai, đẻ ra chết. Không rõ ngày tháng, năm sinh. 6- Trần Bình (thứ 7): ( tức cha Trần Cho- chú Chẻo), giỗ 14 tháng giêng (ÂL). III- Ông nội và bà nội: *- Ông nội Trần Tiên: Sinh năm1889, chết 10/6/1946, khi Trần Đức 22 tuổi. Giỗ ngày 9/6 hàng năm. *- Bà nội: Ma Thị Bốn: Sinh năm 1896, Chết ngày 11 tháng 8 năm !940 (ÂL) Lúc 44 tuổi (khi Trần Đức 16 tuổi). Ngày giỗ mồng 10 tháng 8 ÂL. * Con của ông Trần Tiên và bà Ma Thị Bốn:
  6. 6 1- Người con đầu thứ 2: Chết non, không rõ ngày, tháng, năm. 2- Trần Thị Lịch (thứ 3): ( Cô ba Mưu) sinh năm 1919 chết ngày 25 tháng ch ạp năm 1997 (ÂL), vì bệnh già. + Chồng: Võ Kỵ. Sinh năm 1915. Chết mồng 3 tháng 9 năm 1987. + Con: -Võ Văn Mai. Sinh 1938. Vợ Nguyễn Thị Bình (1940). Con Võ Thị Nhị (1961), Võ Tấn Khoa ( 1968), Võ Tấn Đạt ( 1978), Võ Tấn Cường (1982). -Võ Công Bản. Sinh năm 1950. Vợ Phạm Thị Hồng Linh (1950). (phần nay không liên hệ được với Anh Năm Bản). Con Trung- Đấu- Hải- Năm- Nam- Bảy- Tám- Chín- Mười. - Võ Công Chinh. Sinh 20-4-1952. Vợ Huỳnh Thị Châu (1956). Con Võ Hoàng Nhân (1978), Võ Thúy Hằng (1979), Võ Hoàng Ân (1981),Võ Hoàng Nghĩa (1983) 3- Người thứ 4: Chết non không rõ ngày, tháng, năm . 4- Trần Đức: ( cha của anh em chúng tôi) sinh ngày 15/6/1924. Có vợ tên là Huỳnh Thị Lân mất năm 1972. Năm 1977 lấy người vợ thứ 2 là Đào Thị Trị. 5- Trần Thị Lan ( thứ sáu): Có chồng ở thôn An Ngãi. Sinh năm1927, ch ết ngày 01tháng 9 năm 1958 (ÂL). bà có một người con gái tên là Hi ến có ch ồng ở Nh ơn Hậu. 6- Trần Văn Giác (thứ 7):Sinh năm 1928, năm 1954 tập kết ra mi ền B ắc, có v ợ ở thành phố Hải Dương tên là Bùi Thị Sơn. Năm 1975 đưa vợ con về quê, chưa kịp mua đất làm nhà để ở, thuê nhà ở thôn An Ngãi. Ông Trần văn Giác b ị ốm do s ưng phổi đưa xuống điều trị tại bệnh viện Đa khoa Quy Nh ơn,th ời ấy thu ốc đi ều tr ị còn khó khăn, ông mất ngày 9 tháng 1 năm 1977 (ÂL). Sau đó, mẹ đẻ của bà Bùi Thị Sơn từ Hải Dương vào Bình Định đưa con và cháu về lại Hải Dương làm ăn sinh sống. + Vợ Bùi Thị Sơn. Sinh ngày 6/1939 . Mất. 20-6-2006 + Con: -Trần Văn Khanh. Sinh ngày 03-03-1959. V ợ là Ph ương Th ị Quý (6-1962). Con Trần Xuân Dũng (4-1984), Trần Thị Phương Uyên ( 15-3-1995). Gia đình sinh sống ở TP Hải Dương. -Trần Th ị Nguy ệt. Sinh năm 1961có ch ồng là Bùi Ng ọc Sinh. Sinh năm 1956. Con là Bùi Thị Minh Thúy (1980)- Bùi Ngọc Hưng(1985). Gia đình sinh sống ở Pleiku- GiaLai -Tr ần Th ị Th ắm. Sinh 29-5-1963. Ch ồng Nguy ễn văn Trung ( 15-5-1961). Con Nguyễn Thu Trang (13-7-1982), Nguy ễn th ị Hồng Nhung (17-1- 1984), Nguyễn Thị Hồng Vân (11-3-1988). Gia đình sinh sống ở thành phố Hải Dương. -Tr ần Th ị H ồng. Sinh ngày 4-9-1965. Ch ồng Đ ặng Quang Cường (1960). Con Đặng Minh Thu (1-12-1987), Đặng Quang Hùng (8-2-1989). Gia đình sinh sống ở Đông Triều- Quảng Ninh. -Trần Văn Hòa. Sinh ngày 8-2-1973. Vợ Vũ Thị Nguyệt (1-1974), Con Trần Duy Ninh (30-9-1998), Trần Thúy Hiền (7-2003). Gia đình sinh sống ở thành phố Hải Dương. 7- Người con thứ 8 và thứ 9: Là con gái chết lúc m ới sinh.Không rõ ngày tháng năm. IV- Con của ông Trần Đức và bà Huỳnh Thị Lân: *- Bà Huỳnh Thị Lân là vợ ông Trần Đức, là mẹ của anh, em chúng tôi.
  7. 7 Bà Huỳnh Thị Lân có cha tên là Huỳnh Đình Xe. Ch ết ngày 10 tháng 8 ÂL (ch ết khi anh em chúng tôi chưa sinh), mẹ là Nguyễn Th ị Kh ương ch ết ngày 10 tháng giêng năm Canh tuất 1970 ÂL, 2 người chị là Huỳnh Thị Lựu ( Dì hai Lý- chết năm 2009 .có chồng, sinh sống ở Nhơn Khánh và bà Huỳnh Thị Nhỏ ( Dì ba Lang-nhà nằm ở phía sau nhà bà ngoại); các người con khác còn lại của ông, bà ngoại đ ều ch ết nh ỏ tôi không rõ. Khi viết những dòng chữ nầy. Những kỷ niệm thời thơ ấu chợt hiện về. Ngày ấy, vào mồng một tết Mậu thân (1968). Làng tôi chiến sự xảy ra, tình hình căng thẳng. Mẹ tôi đưa tôi và em trai tôi ( Trần văn Quán), về ở với bà ngoại ở thôn An Ngãi (nay là thôn Nghi Thượng), xã Nhơn Hưng. Bà ngo ại tôi đã già, th ường hay ăn trầu . Nhưng có cháu về bà vui lắm. Anh em chúng tôi xa m ẹ và gia đình, sao mà nh ớ nhà da diết. Hàng ngày tôi thường ra ngồi đếm từng viên gạch trước thềm nhà, rồi anh, em tôi lại ra bụi chuối sau hè ngồi khóc thút thít. Những lúc ấy, ngoại tôi lại đ ưa anh, em tôi vào nhà mua bánh, kẹo dỗ dành... Thời gian ở với bà ngoại g ần 2 năm. Nhưng là cả một diễm phúc vô cùng lớn lao, in sâu trong ký ức tu ổi th ơ bé b ỏng c ủa tôi. Sau này, khi trưởng thành khôn lớn, cứ mỗi lần đi ngang qua m ảnh v ườn nhà ngoại, tôi bồn chồn cố gắng tìm lại trong tiềm thức . Nơi đó có 1 ngôi nhà tranh vách đất. Đâu rồi con mương, cái cầu tre nho nhỏ bắt vào cổng ngõ, xung quanh là hàng rào cây duối, cái sân trước nhà tôi thường chơi đánh đáo, bắn bi... Đâu rồi cái giếng nước, bụi trảy...Nơi đây, mẹ tôi đã cất tiếng khóc chào đời rồi lớn lên thành thi ếu nữ. Một buổi sáng đẹp trời nào đó, có tiếng chim hót trên cành cây, hạt s ương long lanh còn đọng trên cánh đồng lúa đang thì con gái, mặt trời bắt đ ầu chi ếu sáng nh ững tia nắng ấm đầu tiên. Một người “mai dong”, đưa một chàng trai đến “coi mắt” mẹ tôi, lúc ấy mẹ tôi đang ngồi trước sân đánh tranh. Đó là lần đầu tiên ba và mẹ gặp nhau. Rồi trở thành vợ chồng, mẹ tôi về ở làng Dương Lăng, sinh ra anh, em chúng tôi. Cái ngôi nhà tranh vách đất của ông, bà ngoại, thấm đượm tình người, mãi mãi không bao giờ quên. Tết Canh Tuất1970, như có điều gì kỳ bí và thiêng liêng. Bà tôi sửa soạn quần áo chỉnh tề đi thăm tất cả bà con, dòng họ. Bà biết rất rõ cái ngày mình sắp ra đi về với ông bà, tổ tiên. Bà mất thanh thản vào ngày mồng 10 tháng giêng năm 1970. Giờ dây cái mảnh vườn và ngôi nhà của ông, bà ngo ại tôi không còn nữa thật xót xa và khó nói. Như đã nói ở phần trên, mẹ tôi sinh ra ở làng An Ngãi ( Nghi Th ượng), v ề sống với ba tôi ở làng Dương lăng. Muà hè đỏ lửa 1972 , chi ến tranh ác li ệt. Gia đình , bà con hàng xóm ở làng Dương Lăng phải ch ạy tản cư vào thôn Huỳnh Kim xã Nhơn Hòa, che tạm nhà tôn để ở. Hàng ngày, lại kéo nhau về D ương lăng đ ể làm ruộng kiếm ăn. Mẹ tôi khi về Dương Lăng trên đường về lại thôn Huỳnh Kim. Đ ến gần trụ sở xã Nhơn Hưng (vị trí gần đài phát tuy ến). Lúc đó, m ẹ tôi ngồi ở phía trước xe lam, khi bước xuống xe vấp chân trượt té ra mép đường, bị ch ấn th ương sọ não. phải đưa đi cấp cứu điều trị ở bệnh viện Thánh Gia- Quy Nhơn , b ệnh nặng m ẹ tôi qua đời vào ngày 06 tháng 06 năm 1972 ÂL. *-. Các con của ông Trần Đức và bà Huỳnh Thị Lân: 1- Người con đầu thứ 2: con trai. Lúc mới sinh ra anh Hai. Bà C ường ( v ợ th ứ 2 của ông Châu văn Chuẩn), làm bà mụ, đỡ đẻ cắt rốn không cột, ra máu ch ết. Không rõ ngày, tháng, năm sinh. Mộ của anh Hai nằm ở gò Gạch phía sau nhà ông Cửu An
  8. 8 2- Người con thứ ba: Tên là Cam. Năm 2 tuổi bị sốt co giật. Chết. Không rõ ngày, tháng, năm sinh. 3- Người con thứ tư: Lúc nhỏ tên là Gái đĩ. Năm 4 tu ổi b ị đau ki ết l ỵ, đi c ầu ra máu. bà Ngô Vạn nhà ở gần trụ sở xã Nhơn An, cho 1 chai thuốc rượu ngâm tiêu . Ông Trần Đức đem về cho con uống, bị nôn ra máu chết. Không có ngày cúng gi ỗ, măc dù chị Bốn đã lên 4 tuổi. 4- Người con thứ năm: đẻ non chết, lúc đẻ ông Trần Đức đang ở Quy Nh ơn. Chú Trần văn Giác đưa đi chôn.Không rõ ngày, tháng, năm . 5- Người con thứ sáu:Trần Quỳ. sinh ngày 12 tháng 06 năm1953 ( Quý Tỵ). +Vợ Đỗ Thị Tuyết Nhung. Sinh ngày 08-8-1958 + Con: -Trần Thị Nhân. Sinh ngày 01-10-1982 -Trần Thị Hậu. Sinh ngày 07-9-1987 -Trần Hiếu Thuận. Sinh ngày 05-01-1993 6- Người con thứ 7:Trần Văn Quan. sinh ngày 13 tháng11 năm 1956 ( Bính Thân), mất ngày 26 tháng 10 năm 1994 do thời gian làm công nhân ở công tr ường IJALY bị nhiễm chất độc Điôxin ( chất độc màu da cam), chuyển sang bệnh gan. + Vợ là Nguyễn Thị Phước ở thành phố Pleiku sinh ngày 06 tháng 02 năm 1956, bị bệnh gan, mất ngày 13 tháng 01 năm 2004. + Con: -Trần Thị Như Quỳnh sinh ngày 28 tháng 10 năm 1981. có chồng hiện đang sinh sông tại Ấp 2, xã Đông Thạnh Quận Hóc Môn Thành phố Hồ Chí Minh. 7- Người con thứ tám:Trần Thị Nhàn. Sinh ngày 22 tháng 9 năm 1959. + Chồng Võ Chấp Chánh. Sinh ngày 2-21956 + Con: -Võ Trần Ngọc Nữ. Sinh ngày 02-11-1979. -Võ Thị Ngọc Phương. Sinh ngày 06-04-1982 -Võ Thị Thanh Thảo 25-01-1987 -Võ Trần Chí. Sinh ngày 09-02- 1991 8 - Người con thứ chín:Trần Văn Quảng. Sinh ngày:06-10-1961( gi ấy tờ khai sinh ngày 20-11-1961). - Vợ là Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1961 có 2 ng ười con . Hai ng ười đã li hôn tháng 10-2003. Hiện Nguyễn Thị Hồng đang sinh sống ở 17 Nguyễn Văn Bé- Phường Trần Hưng Đạo- TP Quy Nhơn. - Con: -Trần Việt Hương, sinh ngày 25-12-1986. -Trần Bảo Giang , sinh ngày 2-1- 1996. - Năm 2004 lấy vợ thứ 2 là Trần Thị Loan, sinh ngày 2-9 1971. Hiện nay hai người không con sống chung nữa. Trần Thị Loan hiện đang sinh s ống ở 230/24- Đường Man Thiện- Quận 9- TP Hồ Chí minh . - Con: - Trần Vi ệt Huy, sinh ngày 31-12-2004 ( Gi ấy khai sinh ngày 2-1- 2005) 9- Người con thứ mười:Trần Văn Quán. Sinh ngày 30 tháng 1 năm 1964. +Vợ Phan Thị Lý. Sinh ngày 20-10-1972 + Con: -Trần Hạnh Nguyên. Sinh ngày 03-02-1998 -Trần Vũ Hải. Sinh ngày12-10-2004 ( Giấy khai sinh 12-10-2005 10- Người con thứ mười một: Trần Thị Nhị. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1967. + Chồng Lê Văn Phụng. Sinh ngày 13- 3-1967 ( tuổi thật sinh 1963) + Con: -Lê Thị Tố Nga. Sinh ngày 10-8-1991
  9. 9 -Lê Tùng Long. Sinh ngày 16-2-1997. 11- Người con thứ mười hai:Trần Văn Quy. Sinh ngày 05-3-1970 + Vợ Hà Thị Ngọc Huệ. Sinh ngày12-6-1972 + Con: -Trần Minh Chính. Sinh ngày 16-3-1992 -Trần Hà Minh Nghĩa. Sinh ngày 08-2- 1996 *-Sau khi bà Huỳnh Thị Lân mất năm 1972. Năm 1977 Ông Trần Đức l ấy bà Đào Thị Trị: Sinh 2 người con gái tên là Trần Thị Nhạn (1977) và Trần Th ị Nhi ( 1979). Chú thích: 1- Về mối quan hệ với nhà ông Lục ở Trường Úc: Bà cố tôi là Đào Thị Lan ( thứ 3) có em tên là ông Đóng (th ứ 5) . Người con gái ông Đóng là bà Khá. Bà khá có con là ông L ục. M ảnh v ườn nhà bà Khá ( con trai là ông Lục sau này tiếp tục ở) là nơi ông bà cố tôi (t ức là ông Tr ần B ồi) đã ở tr ước khi về thôn Dương Lăng. (Khi còn nhỏ tôi vẫn thường theo ba tôi về dẫy mả ở Trường úc và ăn giỗ ở nhà ông Lục vào ngày 20 tháng chạp hàng năm) 2- Về mảnh vườn và nhà Từ Đường gia tộc họ Trần Gia : - Ngôi nhà “Từ Đường”: Nhà lợp ngói vách đất được làm từ năm 1976. Ước nguyện của anh, em chúng tôi đã ấp ủ từ lâu. Nhân dịp, ngày giỗ anh Quan 25/10/2010. họp mặt đông đủ anh em. Vợ chồng Anh Quỳ- ch ị Nhung đ ưa ra ý ki ến đề xuất anh em trong nhà cùng tham gia đóng góp tài chính làm lại ngôi nhà thành “Từ Đường” để thờ cúng ông bà. Anh, chị em đã th ống nhất đồng ý. xây nhà “T ừ Đường”. Bắt đầu từ ngày 17 tháng 2/2011 tiền hành khai móng xây nhà. Ngày đám giỗ ông nội ( Trần Tiên) 9/6/2011ÂL đồng thời kết hợp mời bà con họ t ộc và làng xóm đến mừng khánh thành nhà mới. Trong ngày giỗ ông nội ( Trần Tiên), các ng ười con của chú Trần Văn Giác sinh sống ở Hải Dương, cử con trai đầu chú Trần Văn Giác là Trần Văn Khanh đưa về 2 lọ lục bình “Đông Triều” cao khoảng 2m, để chưng bày bên cạnh bàn thờ. Số tiền xây nhà do điều kiện hoàn cảnh gia đình từng người tham gia đóng góp như sau: Tổng cọng: khoảng hơn 260 triệu đồng trong đó Trần Quảng đóng góp 30 triệu, chị Nhàn 10 triệu, Nhị 10 triệu, Quy 10 triệu. ( Vì vợ chồng Quán- Lý trong thời điểm này gặp khó khăn nên chưa tham gia đóng góp). Còn l ại v ợ ch ồng Anh Quỳ- chị Nhung thanh toán tất cả ( Giá vàng trong thời đi ểm đó là: 3,7 tri ệu- 3,75 triệu/ chỉ). Riêng 2 cây cột chính giữa gian th ờ và cặp đèn b ằng g ỗ là c ủa v ợ ch ồng cháu Nguyên- Nhân (con gái, rể nhà anh Quỳ) t ừ Đăklăk thuê xe mang v ề ( đ ối v ới 2 cháu , đây là món qùa vô giá cúng ông bà, nên không tính giá cả. Chỉ ghi lại cho các con cháu sau này ghi nhớ).
  10. 10 LỜI TRẦN TÌNH Phần sưu tầm “Nguồn gốc gia tộc họ Trần” đến đây là k ết thúc. Xin đ ược mấy lời góp nhặt: Quy mô và dung lượng để viết gia phả vô cùng rộng lớn và h ết s ức khó khăn. Đây chỉ là một việc sưu tầm, chuẩn bị nghiêm túc, mong báo đáp công ơn các b ậc tiền nhân, đấng sinh thành, đã nuôi dưỡng duy trì nòi giống, dòng tộc khôn l ớn, trưởng thành và để gia đình, dòng tộc, con cháu biết nguồn gốc. Tôi (Trần Văn Quảng), vì xét chưa đủ tài, đủ sức để viết một cuốn gia ph ả hoàn chỉnh. Nên khi sưu tầm chỉ trình bày dưới dạng viết tùy bút, trong đó có đưa vào một số cảm xúc, suy nghĩ cá nhân về ông, bà, cha , mẹ. Mong ước khi hoàn thành tập sách, như một ngọn lửa nh ỏ th ắp sáng lên ni ềm hy vọng để một ngày nào đó anh, em, con cháu tiếp tục nghiên c ứu công vi ệc còn dang dở, mãi muôn đời ngọn lửa của tinh thần “Trần Gia” không bao gi ờ t ắt. V ới hoài bảo các thế hệ tiếp nối xây dựng tộc họ Trần Gia ngày càng “Hưng th ịnh đi lên” . Việc đầu tiên là phải biết giữ gìn đạo đức, k ế đ ến là ph ải ra s ức h ọc t ập, không ngừng nâng cao kiến thức. Sự giàu, nghèo không phải ngẫu nhiên mà có. Đây là cả một quá trình phấn đấu, có sự đoàn kết của anh em h ọ tộc. Vi ệc th ứ ba là trong công việc phải biết lấy chữ “NHẪN” làm đầu. Người xưa có câu: “ Nhẫn vạn sự thành”- “ Tiểu sự nhẫn, đại sự thành” Quá trình sưu tầm có sự chỉ bảo, tham gia ý kiến đóng góp c ủa cha Tr ần Đ ức, anh cả Trần Quỳ và 2 em Trần Văn Quán, Trần văn Quy và bà con trong họ tộc. Điều chắc chắn là còn quá nhiều sai phạm. Kính xin hương hồn người đã khuất tha thứ và bà con họ tộc gần xa rộng lượng vì những thiếu sót trong bài tùy bút. Xuân Nhâm Thìn, ngày 7 tháng 3 năm2012 (DL) ( Tức ngày 15 tháng 2 năm 2012 ÂL) Người viết
  11. 11 Trần Văn Quảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2