intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Svay Ken: nhật ký bằng tranh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họa sĩ Svay Ken (1933-2008) được người Campuchia gọi một cách tôn kính là Lok Ta (Ông Nội). Ông nổi tiếng vì quay lưng lại với lối vẽ truyền thống, chỉ giản dị ghi lại phong cảnh thôn dã và cuộc sống hàng ngày ở Campuchia bằng phong cách tự học không theo trường phái nào của mình. Ken làm việc ở khách sạn Hoàng Gia – và chỉ làm ở khách sạn này – suốt gần 40 năm. Mãi đến năm 60 tuổi ông mới bắt đầu vẽ. Ông vẽ cuộc sống hàng ngày của Campuchia, và ông bảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Svay Ken: nhật ký bằng tranh

  1. Svay Ken: nhật ký bằng tranh Họa sĩ Svay Ken (1933-2008) được người Campuchia gọi một cách tôn kính là Lok Ta (Ông Nội). Ông nổi tiếng vì quay lưng lại với lối vẽ truyền thống, chỉ giản dị ghi lại phong cảnh thôn dã và cuộc sống hàng ngày ở Campuchia bằng phong cách tự học không theo trường phái nào của mình. Ken làm việc ở khách sạn Hoàng Gia – và chỉ làm ở khách sạn này – suốt gần 40 năm. Mãi đến năm 60 tuổi ông mới bắt đầu vẽ. Ông vẽ cuộc sống hàng ngày của Campuchia, và ông bảo lý do vẽ là vì không muốn con cái cháu chắt mình quên mất nếp sống thường nhật của thôn quê Campuchia. Dần dần tác phẩm của ông được khách lưu tại khách sạn chú ý và mua. Ông trở nên nổi tiếng. Sau khi nghỉ hưu Svay Ken mở phòng triển lãm bên đường cho riêng mình ở gần Wat Phnom.
  2. Svay Ken sáng sáng tác rất nhiều, để lại số tác phẩm ước tính từ 1200- 1500 bức. Bảo tàng nghệ thuật châu Á Fukuoka, Bảo tàng nghệ thuật Singapore, Bảo tàng nghệ thuật Queensland đều sưu tầm các tác phẩm của ông. Tranh của ông được các nhà sưu tập coi như một nhật ký của đời sống đương đại Campuchia, với các chú thích tỉ mỉ, không cầu kỳ. Ông từng là đại diện của Campuchia tham dự Biennale châu Á Thái Bình Dương năm 2009. (Riêng SOI B thấy ý thức ghi nhật ký bằng tranh của Svay Ken thật tuyệt. Xem tranh ông lại khiến Soi nhớ đến tinh thần ngây thơ của Henri Rousseau, dù đương nhiên bút pháp hoàn toàn khác. Ở ngoài đời, hẳn ông phải là một người khiêm tốn và hóm hỉnh. Tranh của ông luôn mủm mỉm một nụ cười tự trào, và khi cần thì cũng thực là đáng sợ… )
  3. Em tôi và tôi tỏ lòng tôn kính với mẹ lần cuối.
  4. Ở khách sạn tôi đánh giày cho khách và dọn phòng. Tôi bắt đầu vẽ trong một nhà kho của khách sạn hoàng gia
  5. Tôi cho khách xem tranh bên hồ bơi
  6. Tôi gặp ông Ed lần đầu ở khách sạn hoàng gia năm 1994 Triển lãm đầu tiên của tôi tại gallery ông Ed vào 1994
  7. Bị ốm (không tìm thấy chú thích của họa sĩ)
  8. Sau khi rời bệnh viện vợ tôi khó nhọc nuôi tôi lên cân và giúp tôi khỏe lại trong suốt 10 tháng trước khi bà mất.
  9. Nhớ lại: Tith Yum trở về lần cuối tháng 3 năm 1975
  10. Bệnh viện Khmer đỏ trong rừng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2