Những đặc điểm của nợ công ở Việt Nam<br />
<br />
Bài thảo luận chính sách<br />
CS-11<br />
<br />
Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách<br />
<br />
Phòng Nghiên cứu VEPR<br />
<br />
1 Bài thảo luận chính sách – CS 11<br />
<br />
Bài thảo luận chính sách<br />
CS-11<br />
<br />
Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách<br />
<br />
Phòng Nghiên cứu VEPR<br />
<br />
Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của<br />
<br />
Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia<br />
<br />
Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách<br />
<br />
Biến động trên thị trường dầu thô thế giới<br />
Lần đầu tiên trong vòng 12 năm, giá dầu thô Brent đã chính thức giảm xuống dưới ngưỡng 30<br />
USD/thùng trong ngày 12/1/2016. Các định chế lớn như Goldman Sachs (2015) hay EIA (2016a)<br />
đều đưa ra những dự báo về triển vọng đi xuống trong ngắn hạn của giá dầu thô. Điểm dừng và<br />
xu hướng của giá dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào hai yếu tố: (i) cân bằng cung cầu; và (ii) mức dự<br />
trữ khả dụng của thế giới.<br />
<br />
Cân bằng cung cầu<br />
Tính đến Q4-2015, thị trường nhiên liệu lỏng thế giới đã chứng kiến 8 quý dư cung liên tiếp ở<br />
mức trung bình 1,41 triệu thùng/ngày.<br />
Sản lượng tăng nhanh trong bối cảnh cầu thế giới chậm lại đã gây ra sự mất cân bằng thị trường.<br />
Trong số những nguyên nhân, sản lượng khai thác của Hoa Kỳ tăng đột biến nhờ công nghệ khoan<br />
ngang. Trong sản lượng 5,26 triệu thùng nhiên liệu lỏng/ngày tăng lên giai đoạn 2012-2015, 4,22<br />
triệu thùng đến từ Hoa Kỳ (chiếm 80% sản lượng tăng thêm). So với tháng 10/2008, sản lượng<br />
dầu thô tháng 10/2015 của Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi, lên mức trung bình 9,4 triệu thùng/ngày,<br />
xấp xỉ sản lượng hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga và Arập-xê-út.<br />
Trong khi đó, từ cuối năm 2014, thế giới chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu năng lượng từ Trung<br />
Quốc và các nước mới nổi. Tiêu thụ năng lượng giảm tuyệt đối trong 3 quý liên tiếp trước khi hồi<br />
phục nhẹ vào Q3/2015 và tiếp tục sụt giảm vào Q4/2015. Triển vọng tăng trưởng vẫn tiếp tục<br />
ảm đạm tại các quốc gia đang phát triển đang ngăn chặn những kỳ vọng vào sự hồi phục của giá<br />
dầu trong năm 2016.<br />
<br />
Hình 1. Cân bằng sản xuất- tiêu thụ nhiên liệu hóa lỏng, (triệu thùng/ngày)<br />
100<br />
98<br />
96<br />
94<br />
<br />
6<br />
<br />
Dự báo<br />
<br />
Cân bằng sản lượng-tiêu thụ (phải)<br />
<br />
5<br />
<br />
Sản lượng thế giới (trái)<br />
<br />
4<br />
<br />
Tiêu thụ thế giới (trái)<br />
<br />
3<br />
<br />
92<br />
<br />
2<br />
<br />
90<br />
<br />
1<br />
<br />
88<br />
<br />
0<br />
<br />
86<br />
<br />
-1<br />
<br />
84<br />
<br />
-2<br />
<br />
82<br />
2011-Q1<br />
<br />
-3<br />
2012-Q1<br />
<br />
2013-Q1<br />
<br />
2014-Q1<br />
<br />
2015-Q1<br />
<br />
2016-Q1<br />
<br />
2017-Q1<br />
<br />
Nguồn: EIA (2016a)<br />
<br />
1 Bài thảo luận chính sách – CS 11<br />
<br />
Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách<br />
Hình 2. Tỷ trọng thay đổi sản lượng nhiên liệu lỏng theo vùng, 1/2012 – 12/2015 (%)<br />
<br />
14%<br />
<br />
Hoa Kỳ<br />
<br />
6%<br />
OPEC<br />
80%<br />
Còn lại<br />
<br />
Nguồn: EIA (2016a)<br />
<br />
Bên cạnh với xu hướng tiêu cực về quan hệ cung-cầu trung hạn, những diễn biến ngắn hạn cũng<br />
gây áp lực lớn lên giá dầu. Tình trạng dư cung đã trầm trọng hơn khi một số lệnh trừng phạt Iran<br />
được dỡ bỏ vào ngày 16/1/2016, giúp nước này có thể tăng sản lượng dầu thô xuất khẩu lên trên<br />
mức 2,8 triệu thùng/ngày. Theo dự báo của EIA (2016b), Iran sẽ tăng sản lượng thêm 0,6 và 0,9<br />
triệu thùng dầu/ngày vào năm 2016 và 2017; quay lại mức sản lượng trước khi bị áp đặt các lệnh<br />
trừng phạt vào năm 2011. Mặc dù lượng tăng lên không quá lớn, nó đã tác động mạnh tới thị<br />
trường vốn thời gian dài ở trong trạng thái mất cân bằng.<br />
<br />
Hình 3. Tiêu thụ nhiên liệu lỏng và tăng trưởng GDP của các nước ngoài OECD, 2002Q1 2017Q4 (yoy)<br />
12.00<br />
10.00<br />
8.00<br />
6.00<br />
4.00<br />
2.00<br />
0.00<br />
-2.00<br />
-4.00<br />
-6.00<br />
-8.00<br />
<br />
1Q 2002<br />
3Q 2002<br />
1Q 2003<br />
3Q 2003<br />
1Q 2004<br />
3Q 2004<br />
1Q 2005<br />
3Q 2005<br />
1Q 2006<br />
3Q 2006<br />
1Q 2007<br />
3Q 2007<br />
1Q 2008<br />
3Q 2008<br />
1Q 2009<br />
3Q 2009<br />
1Q 2010<br />
3Q 2010<br />
1Q 2011<br />
3Q 2011<br />
1Q 2012<br />
3Q 2012<br />
1Q 2013<br />
3Q 2013<br />
1Q 2014<br />
3Q 2014<br />
1Q 2015<br />
3Q 2015<br />
1Q 2016<br />
3Q 2016<br />
1Q 2017<br />
3Q 2017<br />
<br />
Dự báo<br />
<br />
Tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu lỏng ở các nước ngoài OECD<br />
Tăng trưởng GDP các nước ngoài OECD<br />
<br />
Nguồn: EIA (2016c)<br />
<br />
Bài thảo luận chính sách – CS 11 2<br />
<br />
Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách<br />
Trước mức tăng mạnh của lượng cung dầu thô, trong phiên họp thường kỳ vào tháng 12/2015,<br />
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC), thay vì thực hiện cắt giảm sản lượng như<br />
trong những lần sụt giá trước đây, đã quyết định nâng mức trần sản lượng từ 30 triệu thùng/ngày<br />
lên mức 31,5 triệu thùng/ngày1.<br />
Hiện đang có sự bất đồng lớn trong OPEC giữa nhóm các nước đồng minh của Arập-xê-út, với<br />
Iran cùng các nước khác. Theo DallasFED (2015), những bất đồng này đến từ ba lý do chính: (i)<br />
bất đồng trong việc phân bổ lượng dầu xuất khẩu cho các nước thành viên khi Iran được dỡ bỏ<br />
các lệnh trừng phạt, khi các nước vẫn muốn duy trì thị phần trước đây của mình; (ii) căng thẳng<br />
trong cuộc xung đột ở Syria cũng làm tăng thêm tính cạnh tranh khu vực; và (iii) giá dầu thấp<br />
ảnh hưởng tới tình hình tài khóa của các nước thành viên khác nhau nên phản ứng của các nước<br />
trước giá dầu thấp là khác nhau.<br />
Lưu ý là các nước lớn như Arập-xê-út hay Iran đều có bộ đệm tài sản tốt để chống chịu mức giá<br />
dầu thấp trong thời gian dài khi tăng sản lượng để giữ thị phần. Một lợi thế lớn khác của các nước<br />
lớn trong OPEC được sử dụng trong cuộc chiến loại bỏ đối thủ cạnh tranh xuất phát từ chi phí<br />
khai thác dầu thấp. Chi phí cận biên trong khai thác dầu của Arập-xê-út chỉ ở mức 5 USD/thùng,<br />
so với mức 30 USD của Nga hay 33 USD của Mỹ (từ đá phiến). Những yếu tố trên ngăn cản hình<br />
thành một ý chí thống nhất của OPEC trong việc cắt giảm sản lượng, khôi phục cân bằng cungcầu của thị trường.<br />
Bảng 1. Giá dâu thô cân bằng tài khóa, bộ đệm tài sản, tỷ lệ nợ trên GDP của các nước<br />
OPEC<br />
Quốc gia<br />
<br />
Mức giá cân bằng tài khóa<br />
(USD/thùng)<br />
<br />
Bộ đệm tài sản (năm)*<br />
<br />
Tỷ lệ nợ công/<br />
GDP<br />
<br />
Arập-xê-út<br />
<br />
89<br />
<br />
4,94<br />
<br />
7<br />
<br />
Irắc<br />
<br />
78<br />
<br />
0,02<br />
<br />
76<br />
<br />
Iran<br />
<br />
61<br />
<br />
5,41<br />
<br />
16<br />
<br />
UAE<br />
<br />
70<br />
<br />
55,66<br />
<br />
19<br />
<br />
Nigeria<br />
<br />
74<br />
<br />
0,07<br />
<br />
12<br />
<br />
Venezuela<br />
<br />
87<br />
<br />
0,02<br />
<br />
53<br />
<br />
Kuwait<br />
<br />
50<br />
<br />
Không thâm hụt năm 2015<br />
<br />
10<br />
<br />
Qatar<br />
<br />
36<br />
<br />
Không thâm hụt năm 2015<br />
<br />
30<br />
<br />
Libya<br />
<br />
207<br />
<br />
2,81<br />
<br />
51<br />
<br />
Algeria<br />
<br />
100<br />
<br />
2,09<br />
<br />
10<br />
<br />
Angola<br />
<br />
57<br />
<br />
1,40<br />
<br />
57<br />
<br />
Ecuador<br />
<br />
86<br />
<br />
Không có quỹ tài sản quốc gia<br />
<br />
37<br />
<br />
Nguồn: Stuermer & Dhaliwal (2015); * tính bằng tỷ lệ giữa quỹ tài sản của Chính phủ với quy mô thâm hụt ngân sách.<br />
<br />
Theo EIA (2016a), lượng dầu thô sản xuất ra của OPEC trong năm 2015 trên thực tế đã vượt mức trần mới, trung<br />
bình khoảng 31,64 triệu thùng/ngày.<br />
1<br />
<br />
3 Bài thảo luận chính sách – CS 11<br />
<br />