YOMEDIA
ADSENSE
Tác động của phát triển chuỗi giá trị khu vực đối với các nông trại quy mô nhỏ: trường hợp gia súc và bò thịt tại Đông Nam Á và Trung Quốc
47
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thương mại gia tăng gây áp lực đối với giá thịt gia súc tại các nông trại quy mô nhỏ xuất khẩu gia súc và cung cấp công ăn việc làm cho các tác nhân khác trong chuỗi, bao gồm các thương lái, các công ty vận tải và chế biến. Tuy nhiên, sự gia tăng thương mại hóa cũng tiềm ẩn việc loại bỏ các tác nhân đơn lẻ trong chuỗi, như các nông hộ sản xuất, các thương lái và chủ cửa hàng bán thịt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của phát triển chuỗi giá trị khu vực đối với các nông trại quy mô nhỏ: trường hợp gia súc và bò thịt tại Đông Nam Á và Trung Quốc
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Tác động của phát triển chuỗi giá trị khu vực đối với các nông trại quy mô nhỏ: trường hợp gia súc và bò thịt tại Đông Nam Á và Trung Quốc Dominic Smith1, Scott Waldron1, Phạm Văn Lương2, Nguyễn Thị Lâm Giang3 and Phan Sỹ Hiếu4 Cơ quan 1 Trường Nông nghiệp và khoa học Thực phẩm, Đại Học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia. NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN 2 HELVETAS Hợp tác Quốc tế Thụy Sỹ, Văn phòng Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 3 Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông Thôn (CRED), Hà Nội, Việt Nam. 4 Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Hà nội, Việt Nam Tác giả đại diện d.smith1@uq.edu.au Từ khóa Phân tích chuỗi giá trị, Lập mô hình cân bằng giá không gian, hội nhập khu vực, 13 chăn nuôi gia súc quy mô nhỏ Giới thiệu Thị trường bò thịt tại Trung Quốc và Đông Nam Á đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, mặc dù sản lượng thịt bò trên đầu người gia tăng, mức tiêu thụ tính trên đầu người đã vượt quá sản lượng, dẫn đến giá cả tăng đáng kể và làm gia tăng nhanh chóng các hình thức kinh doanh chính thức và phi chính thức các loại gia súc và thịt bò trong khu vực. Thương mại gia tăng gây áp lực đối với giá thịt gia súc tại các nông trại quy mô nhỏ xuất khẩu gia súc và cung cấp công ăn việc làm cho các tác nhân khác trong chuỗi, bao gồm các thương lái, các công ty vận tải và chế biến. Tuy nhiên, sự gia tăng thương mại hóa cũng tiềm ẩn việc loại bỏ các tác nhân đơn lẻ trong chuỗi, như các nông hộ sản xuất, các thương lái và chủ cửa hàng bán thịt. Các nhà hoạch định chính sách trong khu vực đang gặp hạn chế do thiếu dữ liệu, phân tích và bằng chứng chính xác, các công cụ cũng như diễn đàn làm nền tảng cho các chính sách thương mại và chính sách trong nước phù hợp nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh chóng này trong sự năng động của ngành.
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Các nghiên cứu hiện đang được ACIAR tài trợ nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách kiểm tra các xu hướng hiện tại và tương lai trong thị trường thương mại thịt bò trong khu vực và toàn cầu cũng như nhằm phân tích các chính sách phù hợp về phát triển nông thôn, công nghiệp và thương mại - đặc biệt liên quan đến tác động của phát triển ngành với các nông trại quy mô nhỏ. Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Các hoạt động nghiên cứu được triển khai trên một khu vực địa lý rất rộng lớn, bao gồm Đông Nam Á và Trung Quốc. Tuy nhiên, trọng tâm chính của HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC các hoạt động nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam (nơi có có sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu và thương mại hóa trong ngành) và tại Myanmar (nơi cung cấp gia súc tươi sống chính, hiện đang chuyển dịch từ sản xuất gia súc nhỏ lẻ sang định hướng sản xuất tập trung tại Central Dry Zone). Nghiên cứu này dựa trên (i) các phân tích chi tiết về ngành bò thịt trong nước sử dụng các dữ liệu sơ cấp và các dữ liệu chính thức và phi chính thức bao gồm cả kiểm tra quan trọng về các vấn đề thống kê; (ii) Phân tích 14 cả dòng chảy thương mại chính thức và phi chính thức, các mạng lưới, rào cản thương mại trong khu vực; và (iii) Xây dựng mô hình Cân bằng giá không gian của ngành gia súc và thịt bò trong khu vực. Dự án đã xây dựng được mạng lưới các nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp thông tin chính trong toàn khu vực nơi có sự hiểu biết từ cơ bản đến phức tạp về ngành thịt bò ở cấp độ địa phương tới toàn khu vực. Các kết quả chính của dự án được thảo luận và phổ biến đến các nhà hoạch định chính sách trong mạng lưới này. Kết quả Ngành thịt bò và gia súc tại các quốc gia trong khu vực đang phát triển và thay đổi nhanh chóng nhằm đáp ứng những thay đổi về giá và cầu – đặc biệt là cầu thịt bò gia tăng tại Việt Nam và Trung Quốc. Ngành bò thịt và gia súc trong khu vực đang được tăng cường kết nối thông qua thương mại. Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, điều này đã dẫn đến việc phát triển nhanh chóng bốn chuỗi giá trị chính kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng bao gồm một chuỗi giá trị gia súc sống từ Myanmar và Thái Lan thông qua Lào tới Việt Nam và Trung Quốc, một chuỗi giá trị gia súc sống khác từ Myanmar/Thái Lan thông qua Campu- chia vào Việt Nam, một chuỗi giá trị thịt gia súc béo từ Úc vào Việt Nam
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực cũng như chuỗi giá trị thịt trâu từ Ấn độ vào Trung Quốc thông qua Việt Nam (Hình 1). NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN Một tỷ trọng thương mại lớn, đặc biệt là gia súc tươi sống tại khu vực 15 đồng bằng sông Cửu Long hiện không chính thức, hoặc bán chính thức và không được kiểm soát (Bảng 1) Quốc gia Quy trình chính thức Yêu cầu giấy phép nhập khẩu. Không cho phép nhập Trung Quốc khẩu từ các quốc gia có dịch lở mồm long móng (FMD) Chỉ được giết mổ. Yêu cầu giấy phép nhập khẩu (?). Cách ly trước nhập khẩu. Cách ly 15 ngày sau nhập Việt Nam khẩu. Tiêm vacxin FMD và HS 15 ngày sau nhập khẩu. Kiểm tra các bệnh Lao, Lepto, Brucella đảm bảo kết quả âm tính sau nhập khẩu. Người chăn nuôi trâu bò. Yêu cầu giấy phép nhập Thái Lan (Nói khẩu. Không cho phép nhập khẩu từ các quốc gia có chung) dịch FMD Thái Lan (Khu Yêu cầu giấy phép nhập khẩu (?). Cách ly 21 ngày sau vực Myanmar nhập khẩu. Tiêm vác xin FMD sau nhập khẩu cũ*)
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Campuchia Chưa rõ điều kiện nhập khẩu Yêu cầu giấy phép nhập khẩu (?). Chưa rõ điều kiện Lào nhập khẩu cụ thể Myanmar Nhìn chung, không cho phép xuất khẩu gia súc tươi sống Việc phát triển bốn chuỗi giá trị có tiềm năng ảnh hưởng tích cực đến các nông trại quy mô nhỏ, nhưng cũng làm gia tăng mức độ rủi ro với các nông HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC trại này cũng như các tác nhân qui mô nhỏ khác. Thảo luận và kết luận Bốn chuỗi giá trị khác nhau có thể được quan sát, mỗi chuỗi đều có tác động tiềm năng khác nhau tới các nông trại quy mô nhỏ. Chuỗi giá trị gia súc Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam – Trung Quốc - phân loại theo tính chất thương mại phi chính thức cung cấp khoảng 250.000 đầu gia súc mỗi năm. Các nông trại quy mô nhỏ tham gia chăn 16 nuôi gia súc tại Myanmar và chuỗi giá trị tạo ra công ăn việc làm ở khâu vận chuyển gia súc giữa các quốc gia và vỗ béo gia súc tại Thái Lan. Chuỗi này có mức độ rủi ro cao với các nông trại quy mô nhỏ do tính chất thương mại phi chính thức và khả năng Trung Quốc bắt đầu mua trực tiếp từ Myanmar. Chuỗi giá trị gia súc Myanmar – Thái Lan – Campuchia – Việt Nam – Chuỗi giá trị này cũng có đặc điểm thương mại phi chính thức, cung cấp khoảng 150.000 con gia súc mỗi năm và tạo công ăn việc làm ở khâu vận chuyển gia súc giữa các quốc gia. Các nông trại quy mô nhỏ tham gia chăn nuôi gia súc tại Myanmar và vỗ béo gia súc tại Thái Lan và Việt Nam trước khi giết mổ. Chuỗi này có mức độ rủi ro cao với các nông trại quy mô nhỏ do tính chất thương mại phi chính thức cũng như khả năng các sản phẩm nhập khẩu sẽ bị thay thế bởi gia súc nhập khẩu từ Australia. Chuỗi giá trị gia súc Australia – Các nông trại quy mô nhỏ tại Việt nam không trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị này do tất cả gia súc đã được vỗ béo trong quá trình nuôi thương mại. Tuy nhiên một số nông trại quy mô nhỏ tham gia cung cấp và vận chuyển cỏ khô gia súc tới các điểm chăn nuôi. Khối lượng thương mại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoại cảnh và cũng không ổn định.
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Thịt trâu Ấn độ vào Trung Quốc qua Việt Nam – Chuỗi giá trị này vận chuyển bán chính thức khoảng 600.000 tấn thịt trâu đông lạnh Ấn Độ mỗi năm qua khu vực phía Bắc Việt Nam vào Trung Quốc. Chuỗi giá trị này tạo ra công ăn việc làm ở miền Bắc Việt Nam nhưng cũng rất dễ bị gián đoạn do bản chất phi chính thức cũng như chính sách bất ổn của Ấn Độ và sự căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Sự phát triển nhanh chóng các chuỗi giá trị gia súc đã mang lại lợi ích cho các nông trại quy mô nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu gia súc cũng như tạo công ăn việc làm cho các tác nhân tham gia chuỗi khác, bao gồm các thương lái, các công ty vận tải và chế biến. Tuy nhiên với bản chất đa phần NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN là phi chính thức, các chuỗi giá trị này đang tiềm ẩn những rủi ro tăng cao với các nông trại quy mô nhỏ. Ngoài ra, việc gia tăng thương mại hóa dưới hình thức chuỗi giá trị gia súc từ Australia cũng như chuỗi thịt trâu từ Ấn Độ cũng có tác động tiềm ẩn đẩy các tác nhân nhỏ hơn ra khỏi chuỗi. Các chính sách trong nước của chính phủ nhằm hỗ trợ sự phát triển của các nông trại quy mô nhỏ cũng như hỗ trợ giảm nghèo cần phải tính đến các yếu tố khu vực này. 17
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn