YOMEDIA
ADSENSE
Tác động của từng nhóm rủi ro lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam
12
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu này tập trung đánh giá 6 rủi ro của chuỗi cung ứng ngành gỗ là rủi ro cung ứng, rủi ro vận hành, rủi ro nhu cầu, rủi ro hậu cần, rủi ro thông tin và rủi ro môi trường đến rủi ro tổng thể. Bằng việc sử dụng phỏng vấn sâu 12 chuyên gia trong ngành, các tác giả đã có được bảng hỏi hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của từng nhóm rủi ro lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 3 TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG NHÓM RỦI RO LÊN RỦI RO TỔNG THỂ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ TẠI VIỆT NAM Khúc Thế Anh - Nguyễn Duy Thanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bùi Minh Huy Hoàng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung đánh giá 6 rủi ro của chuỗi cung ứng ngành gỗ là rủi ro cung ứng, rủi ro vận hành, rủi ro nhu cầu, rủi ro hậu cần, rủi ro thông tin và rủi ro môi trường đến rủi ro tổng thể. Bằng việc sử dụng phỏng vấn sâu 12 chuyên gia trong ngành, các tác giả đã có được bảng hỏi hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam. Với cỡ mẫu 656 quan sát, xử lý dữ liệu bằng SPSS 22 và AMOS 20, kết quả cho thấy: rủi ro thông tin và hậu cần được nhóm thành 1 nhóm biến, và toàn bộ đều ảnh hưởng đến tổng thể rủi ro nói chung. Từ kết quả của mô hình, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đánh giá rủi ro trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam. Từ khóa: chuỗi cung ứng, ngành đồ gỗ, rủi ro. IMPACT OF EACH TYPE OF RISK ON TOTAL RISK IN TIMBER INDUSTRY SUPPLY CHAIN IN VIETNAM Abstract This study assesses 6 risks of the timber industry supply chain, namely supply risk, operational risk, demand risk, logistics risk, information risk and environmental risk to total risk. Using in-depth interviews with 12 experts, the authors adjusted a questionnaire for Vietnam. With a sample size of 656 observations, data processing using SPSS 22 and AMOS 20, the results show that: information and logistics risks are grouped into a group of variables, and all affect the total risk. From the results of the model, the authors provide some policy implications for risk assessment in the furniture supply chain in Vietnam. Keywords: supply chain, timber industry, risk.
- 4 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Khái niệm về chuỗi cung ứng đã không còn xa lạ trên thế giới, song còn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Kenton (2019), chuỗi cung ứng là một mạng lưới giữa một công ty và các nhà cung cấp của nó để sản xuất và phân phối một sản phẩm cụ thể cho người mua cuối cùng. Mạng này bao gồm hoạt động, con người, thực thể, thông tin và tài nguyên khác nhau. Chuỗi cung ứng cũng thể hiện các bước cần thiết để đưa sản phẩm/dịch vụ từ trạng thái ban đầu đến khách hàng. Chuỗi cung ứng được phát triển bởi các công ty để họ có thể giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh. Mạng lưới này có vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp vì chúng đảm bảo tính hệ thống trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng có vai trò lớn không chỉ riêng đối với các nhà quản trị mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập, không nằm ngoài chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu và là một thành phần quan trọng trong quy trình sản xuất, phân phối nhiều sản phẩm trên thế giới. Song song với cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa và tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như hàng hóa đòi hỏi phải nâng cao tính cạnh tranh, phải linh hoạt và sắc bén hơn nữa để vươn ra thị trường thế giới. Làm thế nào giảm thiểu rủi ro trong quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm là bài toán đặt ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn là vấn đề chung của rất nhiều nền kinh tế đang phát triển. Trong gần hai thập kỷ trở lại đây, với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam đã có những con số ấn tượng trong quy mô phát triển, chất lượng sản phẩm. Giá trị xuất khẩu lâm nghiệp tăng từ 28.200 năm 2016 lên 31.345 tỷ đồng năm 2018. Tính đến 20/11/2018, cả nước thu được trên 2.800 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng 21% so với kế hoạch và tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Thương mại gỗ, đồ gỗ trong nước và trên thế giới tăng trưởng mạnh, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 thế giới, số 2 châu Á và số 1 Đông Nam Á trong giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản khi trong năm 2018 xuất khẩu lâm sản bao gồm gỗ ước đạt 9,38 tỷ USD. Bên cạnh đó, những con số chỉ tiêu mà chính phủ đặt ra cho ngành gỗ Việt Nam trong những năm tới thể hiện niềm hy vọng rất lớn vào ngành công nghiệp này. Cụ thể, chỉ tiêu đặt ra năm 2019 xuất khẩu gỗ của Việt Nam phải đạt 11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12 – 13 tỷ USD, năm 2025 đạt 18 – 20 tỷ USD (Nguyễn Xuân Phúc, 2019). Tuy nhiên, quy mô sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, manh mún, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng chưa nhiều, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ và người trồng rừng chưa chặt chẽ. Do đó, giá trị gia tăng của ngành vẫn chưa cân xứng được với tiềm năng. Mục tiêu nghiên cứu về rủi ro trong chuỗi cung ứng lâm nghiệp, đặc biệt là đồ gỗ tại Việt Nam là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của chuỗi trong ngành cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Do đó, việc nghiên cứu tác động của từng nhóm rủi ro lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng trong chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những phương án hợp lý để kiểm soát và hạn chế rủi ro trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, giúp cải thiện tình hình kinh doanh
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 5 của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng đóng góp 1 điểm mới là đánh giá định lượng các nhân tố nhỏ trong tổng thể các nghiên cứu được đưa ra. Nghiên cứu này không tập trung giới thiệu nghiên cứu về ngành gỗ Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ định nghĩa “rủi ro” là tất cả những trường hợp hoặc sự kiện khiến cho giá trị của doanh nghiệp bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Định nghĩa trên cho thấy “rủi ro” được phản ánh thông qua rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên tổng hợp và phát triển từ các nghiên cứu trước đó, có 6 nhân tố được xem là có ảnh hưởng tới “rủi ro” chuỗi cung ứng gỗ tại Việt Nam. Cụ thể: 2.1. Rủi ro cung ứng Định nghĩa: Rủi ro cung ứng (kí hiệu S) được hiểu là những kết quả liên quan đến sự kiện bất lợi trong nguồn cung nội bộ trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Rủi ro cung ứng là một trong những nhân tố được nhắc đến thường xuyên nhất trong các nghiên cứu về rủi ro trong chuỗi cung ứng như Micheli và cộng sự (2008); Kleindorfer và Saad (2005); Manuj và Mentzer (2008). Các kết quả đều chỉ ra rằng rủi ro cung ứng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tổng thể (Manuj và Mentzer, 2008). Việc tăng các nghiệp vụ quản trị cung ứng trở nên cần thiết và quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế. Giả thuyết 1(H1): Rủi ro tổng thể được phản ánh qua rủi ro cung ứng 2.2. Rủi ro vận hành Định nghĩa: Rủi ro vận hành (kí hiệu M) được hiểu là kết quả, rủi ro liên quan tới sự kém hiệu quả trong quá trình quản lý, hoạt đông của công ty tham gia vào chuỗi cung ứng. Theo thuyết kinh tế học cổ điển, việc vận hành công ty sản xuất và kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng cũng như việc điều hòa cung cầu trong nền kinh tế. Các hoạt động nội bộ của công ty của công ty như thay đổi trong quy trình sản xuất (Van và Beulens, 2002), năng lực sản xuất (Manuj và Mentzer, 2008; Wu và cộng sự, 2006) đóng vai trò như là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro vận hành cũng như rủi ro trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam. Giả thuyết 2 (H2): Rủi ro tổng thể được phản ánh qua rủi ro vận hành 2.3. Rủi ro nhu cầu Định nghĩa: rủi ro nhu cầu (Kí hiệu D) là hệ quả của sự gián đoạn do sự chênh lệch giữa dự đoán của công ty và nhu cầu thực tế, gây nên những ảnh hưởng tới hoạt động của chuỗi cung ứng. Những thay đổi của nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng là một trong những tiêu chí quan trọng trong mô hình cung cầu cơ bản trong nền kinh tế. Các nhà sản xuất luôn cố gắng giả định, đo lường và ước lượng lượng cầu của người tiêu dùng cũng như những sai sót
- 6 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa có thể xảy ra trong việc dự đoán các nhu cầu của người tiêu dùng (Manuj và Mentzer, 2008; Oke và Gopalakrishnan 2009). Các yếu tố này có thể gây ra các xu hướng khác như gia tăng kỳ vọng khách hàng, phức tạp hóa các hoạt động cũng như việc đa dạng hóa các sản phẩm trong chuỗi cung ứng (Sheffi và Rice, 2005). Như vậy, rủi ro trong nhu cầu được xem như là một trong những yếu tố phản ánh rủi ro tổng thể. Giả thuyết 3(H3): Rủi ro tổng thể được phản ánh qua rủi ro nhu cầu. 2.4. Rủi ro hậu cần Định nghĩa: rủi ro hậu cần (kí hiệu L) được hiểu là những kết quả bất lợi xảy ra trong quá trình vận chuyển và cung ứng hàng hóa giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng, các vấn đề liên quan tới lưu trữ của doanh nghiệp. Sanchez-Rodrigues và cộng sự (2008) chỉ ra rằng sự không dao động, không chắc chắn xảy ra trong chuỗi cung ứng được cho là một trong những biểu hiện của vấn đề bỏ qua rủi ro hậu cần. Các yếu tố như sự chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng, quản lý mạng lưới vận chuyển được coi như là một trong những nguyên nhân phản ánh tới hiệu quả của tổng thể chuỗi cung ứng hay rủi ro chuỗi cung ứng (Manuj và Mentzer, 2008; Sanchez Rodrigues và cộng sự, 2008). Do vậy, rủi ro hậu cần được coi là một trong những nhân tố phản ánh rủi ro tổng thể. Giả thuyết 4(H4): Rủi ro tổng thể được phản ánh qua rủi ro hậu cần 2.5. Rủi ro thông tin Định nghĩa: Rủi ro thông tin (kí hiệu I) đến từ sự bất cân xứng thông tin dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của chuỗi cung ứng nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Theo Chopra và Sodhi (2004), rủi ro thông tin có thể xảy ra giữa các bộ phận có thể gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng; vì thế, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Guo và cộng sự (2006); Cucchiella và Gastaldi (2006); Blackhurst và cộng sự (2008). Do vậy, rủi ro thông tin được coi là một trong những nhân tố phản ánh rủi ro tổng thể. Giả thuyết 5 (H5): Rủi ro tổng thể được phản ánh qua rủi ro thông tin 2.6. Rủi ro môi trường Định nghĩa: Rủi ro môi trường (kí hiệu E) là những sự kiện xảy ra do môi trường bên ngoài (thảm họa tự nhiên, luật lệ, quy định, chính trị...) gây ảnh hưởng tới sự vận hành của toàn bộ hệ thống. Wagner và Bode (2008) đưa ra những dẫn chứng về rủi ro môi trường, đặc biệt là các thảm họa tự nhiên gây ra đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm rằng sự thay đổi trong khung pháp luật cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực tới chuỗi cung ứng và doanh nghiệp. Quan điểm này cũng được đồng tình bởi Knemeyer và cộng sự (2009), Tummala và Schoenherr (2011), Zsidisin và cộng sự (2015). Vì vậy, rủi ro môi trường là một trong những nhóm rủi ro phản ánh rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 7 Giả thuyết 5 (H5): Rủi ro tổng thể được phản ánh qua rủi ro môi trường 3. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng cả định tính và định lượng. Đối với phương pháp định lượng, sẽ được nêu tại phần 3.2 của bài viết này. Phần này tập trung vào phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua phỏng vấn sâu. Các cuộc phỏng vấn này được thực hiện nhằm xác định lại các nhóm nhân tố phản ánh rủi ro tổng thể trong mô hình nghiên cứu có phù hợp tại Việt Nam hay không, có yếu tố nào được loại bỏ hay thêm vào mô hình hay không. Thang đo và mô hình được kiểm định lại thêm một lần nữa thông qua ý kiến của các chuyên gia về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng và chuyên gia ngành gỗ để xác định lại sự phù hợp của các biến bao gồm định nghĩa, giả thuyết và xu hướng của các yếu tố trong rủi ro chuỗi cung ứng. Những nhận xét về bảng hỏi, cách diễn đạt và đánh giá thang điểm được đưa ra nhằm hoàn chỉnh bảng hỏi, giúp nghiên cứu khách quan, tăng độ tin cậy và tính chính xác của nghiên cứu định lượng chính thức. Các đối tượng được phỏng vấn sâu phải là các chuyên gia hoạt động trong ngành, bao gồm cả các chuyên gia chuyên sâu và các chuyên gia thực tiễn (Hair và cộng sự, 2016). Để kết quả phỏng vấn sâu có ý nghĩa, nhóm chuyên gia được phỏng vấn cần có ít nhất 3 người. Do đó, tác giả lựa chọn 12 chuyên gia để phỏng vấn, bao gồm các chuyên gia chuyên sâu nghiên cứu về lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia thực tiễn đang công tác tại các doanh nghiệp gỗ lớn tại Việt Nam. Tác giả phỏng vấn trong năm 2019 (trước khi diễn ra dịch bệnh) và năm 2020 (trong thời gian không bị giãn cách xã hội). Các cuộc phỏng vấn này tiến hành trực tiếp tại nhà riêng, cơ quan hoặc các quán café để đảm bảo tính riêng tư cũng như vấn đề chia sẻ thoải mái. Thời gian phỏng vấn kéo dài từ 20 đến 60 phút. Kết quả phỏng vấn cho thấy: (1) Mô hình nghiên cứu của tác giả gồm 6 nhóm rủi ro tạo nên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng; (2) Các rủi ro này đều có tác động cùng chiều lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng. Bảng hỏi và thang đo được tác giả xây dựng dựa trên các câu hỏi mang tính khảo sát thực tế về các rủi ro cung ứng (6 biến nhỏ), rủi ro vận hành (8 biến nhỏ), rủi ro nhu cầu (4 biến nhỏ), rủi ro hậu cần (6 biến nhỏ), rủi ro thông tin (3 biến nhỏ) và rủi ro môi trường (3 biến nhỏ) đối với chuỗi cung ứng ngành gỗ tại Việt Nam. Nội dung các câu hỏi được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những câu hỏi được sử dụng trong các công trình nghiên cứu trước đây ở trên thế giới. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với tình hình thực tế của Việt Nam, các câu hỏi này đã được dịch và hiệu chỉnh lại để phù hợp và dễ hiểu hơn. 3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Trong thời gian khảo sát, tác giả đã đã thu về được là 750 quan sát, trong đó có 94 quan sát không hợp lệ do thông tin điền thiếu và thông tin không xác thực. Như vậy, số quan sát đưa vào nghiên cứu là 656 quan sát, đạt tỷ lệ 87,47% đảm bảo điều kiện chọn mẫu cho phép. Cơ cấu mẫu khảo sát không có sự chênh lệch lớn, đa dạng và đáng tin cậy.
- 8 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa Bảng 1. Mô tả mẫu nghiên cứu Tần suất Tỷ lệ Bắc 231 35,21% Vùng miền Trung 207 31,55% Nam 218 33,23% Giới tính chủ doanh Nam 550 83,84% nghiệp Nữ 106 23,82% Dưới 10 182 27,74% Doanh thu bình quân Từ 10 - dưới 20 232 35,37% hàng tháng của doanh nghiệp (tỷ đồng) Từ 20 - dưới 30 182 27,74% Từ 30 trở lên 60 9,15% Số năm hoạt động Dưới 5 năm 138 21,04% bình quân của doanh Từ 5 đến dưới 10 năm 352 53,66% nghiệp tính từ khi đăng ký thành lập Trên 10 năm 166 25,30% Từ THPT trở xuống 9 1,37% Học vấn cao nhất của Trung cấp 62 9,45% chủ doanh nghiệp Cao đẳng và đại học 438 66,77% Sau đại học 147 22,41% Nguồn: Tổng hợp của các tác giả Tính bình quân chung, số lượng các doanh nghiệp hoạt động đầu trên khu vực cả nước. Miền Bắc có tỉ trọng doanh nghiệp lớn nhất, do khu vực này có thị trường truyền thống (sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ), sau đó là khu vực miền Nam. Đa phần các doanh nghiệp này có lãnh đạo là nam – phù hợp với điều kiện của Việt Nam tình hình hiện tại. Với đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên số lượng doanh nghiệp có doanh thu bình quân hàng tháng dưới 30 tỉ khá cao, lên đến hơn 90%. Số doanh nghiệp lớn không nhiều. Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 5 năm. Nguyên nhân chính của tình trạng này là các doanh nghiệp đi lên từ các hộ kinh doanh, sau đó chuyển đổi mô hình. Tính từ khi đăng kí thành lập, có tất cả 21,04% số doanh nghiệp dưới 5 năm, nhưng nhiều nhất là các doanh nghiệp từ 5 đến 10 năm. Lãnh đạo doanh nghiệp có học vấn cao nhất là cao đẳng và đại học. Điều đáng chú ý là tỷ lệ sau đại học cũng trên 22%, cho thấy chủ các doanh nghiệp đang cố gắng tự phát triển chính mình.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 9 3.2. Kết quả nghiên cứu Mô hình CFA bậc 1 Kết quả phân tích CFA các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-square/df = 3,218 < 5, tức trong ngưỡng có thể chấp nhận được; CFI = 0,904, TLI = 0,871, GFI= 0,891 đều xấp xỉ 0,9, hệ số RMSEA= 0,058 < 0,08, vì thế mô hình đạt mức tiêu chuẩn, có sự phù hợp với thị trường. Kết quả các giá trị P-value của các biến quan sát biểu diễn các nhân tố đều có giá trị bằng 0,000, do đó các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố trong mô hình CFA. Hình 1. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 1 Nguồn: Tính toán của các tác giả Như vậy, sau phân tích CFA thang đo “Rủi ro tổng thể” bao gồm 6 thành phần nhân tố (M, S, L, D, A, I) với 28 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA cho thấy các thành phần của thang đo đều đạt được yêu cầu về giá trị cũng như độ tin cậy, các thang đo nghiên cứu đối với các nhân tố phản ánh đã đảm bảo các yêu cầu phân tích. • Mô hình CFA bậc 2 Kết quả phân tích CFA các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-square/df = 3,221
- 10 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa 0.000, do đó các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố trong mô hình CFA. Hình 2. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 2 Nguồn: Tính toán của các tác giả Hệ số độ tin cậy tổng hợp của thang đo đạt giá trị cao hơn 0,5, và hệ số phương sai trích nằm trong ngưỡng có thể chấp nhận, vì thế, có thể khẳng định thang đo đạt được giá trị hội tụ và tính đơn hướng. Như vậy, thang đo nghiên cứu đối với rủi ro trong chuỗi cung ứng đã đảm bảo các yêu cầu phân tích. Bảng 2. Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố phản ánh Độ tin cậy Phương sai Thang đo Số biến Các chỉ tiêu tổng hợp (CR) trích (AVE) M 8 0,824 0,375 S 5 0,738 0,367 Chi-square/df= L 6 0,748 0,338 3,221 TLI= 0,901 D 4 0,801 0,506 CFI= 0,871 A 3 0,787 0,552 GFI= 0,888 I 2 0,874 0,780 RMSEA= 0,058 RISK 6 0,754 0,348
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 11 Độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều đạt giá trị cao hơn 0.5 và hệ số phương sai trích nằm trong ngưỡng có thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Vì thế, có thể khẳng định thang đo đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Như vậy, các thang đo nghiên cứu đối với các nhân tố phản ánh đã đảm bảo các yêu cầu phân tích. 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý một số chính sách 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Hiệu chỉnh và phát triển dựa trên các nghiên cứu đã công bố trước đó, kết quả của nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy có 6 nhóm nhân tố phản ánh “Rủi ro tổng thể” bao gồm: “Rủi ro nhu cầu”, “Rủi ro cung ứng”, “Rủi ro môi trường”, “Rủi ro thông tin”, “Rủi ro hậu cần” và “Rủi ro vận hành”. Cụ thể như sau: Thứ nhất, “Rủi ro tổng thể” được phản ánh thông qua “Rủi ro cung ứng”. Kết quả từ mô hình nghiên cứu cho thấy hệ số tương quan giữa “Rủi ro cung ứng” đối với “Rủi ro tổng thể” là 0,60 và hệ số Sig = 0,000
- 12 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa thấy rủi ro nhu cầu phản ánh cùng chiều đối với rủi ro tồng thể. Cụ thể, khả năng xảy ra một sự kiện liện quan bên ngoài xảy ra làm thay đổi các nhu cầu của khách hàng hay thị trường đối với các sản phẩm gỗ làm ảnh hưởng tới khả năng bán hàng hay cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó làm gia tăng rủi ro của chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam. Thứ tư, “Rủi ro tổng thể” được phản ánh thông qua “Rủi ro hậu cần”. Kết quả từ mô hình nghiên cứu cho thấy hệ số tương quan giữa “Rủi ro hậu cần” đối với “Rủi ro tổng thể” là 0,50 và hệ số Sig = 0,000
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 13 nghiệp dễ dàng hơn cũng như chi phí quản lý cũng như chi phí cơ hội trong việc phân bổ thời gian quản lý. Thứ ba, Nhà nước tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sản xuất gỗ các máy móc tân tiến thông qua các gói vay vốn ưu đãi dành cho doanh nghiệp, Việc hỗ trợ này biểu hiện thông hỗ trợ các vấn đề liên quan đến nhập khẩu máy móc, linh kiện phục vụ quá trình vận hành và sản xuất tiên tiến. Các hệ thống máy móc tại Việt Nam đa phần đã lỗi thời và được mua lại từ các quốc gia khác. Thứ tư, Phân chia nhóm sản phẩm cao cấp và sản phẩm bình dân đối với từng phân khúc khách hàng khác nhau trên thị trường. Đối với các sản phẩm đồ gỗ bình dân, nên áp dụng máy móc và công nghệ cao vào việc sản xuất, chế biến và cung ứng những sản phẩm đến tay người tiêu dùng để giảm thiểu được các chi phí về nhân công, nguyên vật liệu đầu vào và thời gian sản xuất trung bình đối với từng sản phẩm. Thứ năm, Vấn đề thông tin sai lệch và bất cân xứng thông tin có thể xảy ra do sự gián đoạn trong truyền tải thông tin nội bộ doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là yêu cầu bắt buộc để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, với đặc trưng là một ngành công nghiệp chế biến, thông tin giữa các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định việc hợp tác. Vì vậy, khi rủi ro thông tin xảy ra, không chỉ mắt xích kết nối giữa hai doanh nghiệp bị đứt gãy mà còn gây gián đoạn trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Để đảm bảo tốc độ cũng như chất lượng thông tin truyền tải giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tăng cường độ chính xác của thông tin này, các doanh nghiệp nên áp dụng những công nghệ mới và hiện đại vào truyền thông và truyền tải thông tin trong doanh nghiệp mình. Tài liệu tham khảo Blackhurst, J. V., Scheibe, K. P., & Johnson, D. J. (2008). Supplier risk assessment and monitoring for the automotive industry. International Journal of Physical Distribution Logistics Management, 38(2), 143-116. Chopra, S., & Sodhi, M. (2004). Supply-chain breakdown. MIT Sloan management review, 46(1), 53-61. Cucchiella, F., & Gastaldi, M. (2006). Risk management in supply chain: a real option approach. Journal of Manufacturing Technology Management, 7(6), 700-720. Gabriel, E. G., & Ifenyinwa, M. S. (2019). Capital investment and the sustainability of agricultural value chain of the poultry industry. International Journal of Management Entrepreneurship, 1(1), 193-216. Guo, Z., Fang, F., & Whinston, A. B. (2006). Supply chain information sharing in a macro prediction market. Decision Support Systems, 42(3), 1944-1958. Hair, J. J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C., & Sarstedt, M. (2016). A primer on partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM): Sage publications.
- 14 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa Kleindorfer, P. R., & Saad, G. H. (2005). Managing disruption risks in supply chains. Production operations management, 14(1), 53-68. Knemeyer, A. M., Zinn, W., & Eroglu, C. (2009). Proactive planning for catastrophic events in supply chains. Journal of operations management, 27(2), 141-153. Manuj, I., & Mentzer, J. T. (2008). Global supply chain risk management strategies. International Journal of Physical Distribution Logistics Management, 38(3), 192-223. Micheli, G. J., Cagno, E., & Zorzini, M. (2008). Supply risk management vs supplier selection to manage the supply risk in the EPC supply chain. Management Research News, 33(11), 846-866. Oke, A., & Gopalakrishnan, M. (2009). Managing disruptions in supply chains: A case study of a retail supply chain. International Journal of Production Economics, 118(1), 168- 174. Rao, S., & Goldsby, T. J. (2009). Supply chain risks: a review and typology. The International Journal of Logistics Management, 20(1), 97-123. Rodrigues, V. S., Stantchev, D., Potter, A., Naim, M., & Whiteing, A. (2008). Establishing a transport operation focused uncertainty model for the supply chain. International Journal of Physical Distribution Logistics Management, 38(5), 388-411. Shahbaz, M., Van Hoang, T. H., Mahalik, M. K., & Roubaud, D. (2017). Energy consumption, financial development and economic growth in India: New evidence from a nonlinear and asymmetric analysis. Energy Economics, 63, 199-212. Sheffi, Y., & Rice Jr, J. B. (2005). A supply chain view of the resilient enterprise. MIT Sloan management review, 47(1), 41. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền, & Huỳnh Văn Hạnh. (2016). Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013-2016, Từ góc nhìn các loài nhập khẩu. Retrieved from Hà Nội: Tummala, R., & Schoenherr, T. (2011). Assessing and managing risks using the supply chain risk management process (SCRMP). Supply Chain Management: An International Journal, 16(6), 474-483. Van Der Vorst, J. G., & Beulens, A. J. (2002). Identifying sources of uncertainty to generate supply chain redesign strategies. International Journal of Physical Distribution Logistics Management, 32(6), 409-430. Wagner, S. M., & Bode, C. (2008). An empirical examination of supply chain performance along several dimensions of risk. Journal of business logistics, 29(1), 307-325. Zsidisin, G. A., Hartley, J. L., Bernardes, E. S., & Saunders, L. W. (2015). Examining supply market scanning and internal communication climate as facilitators of supply chain integration. Supply Chain Management: An International Journal, 20(5), 549-560.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn