intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sử dụng mô hình Smart (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) với số liệu năm 2021 được lấy từ hệ thống WITS (World Integrated Trade Solution) của Ngân hàng Thế giới nhằm xác định ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam trên thị trường Vương Quốc Anh. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giày dép của Việt Nam sang thị trường Anh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh

  1. Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh Đào Đình Minh Học viện Ngân hàng, Việt Nam Ngày nhận: 22/02/2024 Ngày nhận bản sửa: 31/07/2024 Ngày duyệt đăng: 06/08/2024 Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng mô hình Smart (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) với số liệu năm 2021 được lấy từ hệ thống WITS (World Integrated Trade Solution) của Ngân hàng Thế giới nhằm xác định ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương quốc Anh (UKVFTA) đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam trên thị trường Vương Quốc Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, UKVFTA có tác động tích cực đến giá trị kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Anh. Đồng thời, thông qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giày dép của Việt Nam sang thị trường Anh trong thời gian tới. Từ khóa: Mô hình Smart, Hiệp định thương mại, Vương Quốc Anh Impact of UKVFTA on Vietnam's footwear export activities to the United Kingdom Abstract: This study utilizies the Smart (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) model with 2021 data taken from the World Bank's WITS (World Integrated Trade Solution) system to assess the effects of the Vietnam- United Kingdom Free Trade Agreement (UKVFTA) on Vietnam's footwear exports to the UK. The research findings demonstrate that the UKVFTA contributes positively to the value of Vietnam's footwear export turnover to the UK. Additionally, the author suggests strategies derived from the research results to enhance export endeavors and bolster the competitiveness of Vietnamese footwear products in the UK market in the future. Keywords: Trade Agreements, Smart model, United Kingdom Doi: 10.59276/JELB.2024.09.2672 Dao, Dinh Minh Email: minhdd@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024 62 ISSN 3030 - 4199
  2. ĐÀO ĐÌNH MINH 1. Giới thiệu thủ với quy định thương mại quốc tế. Cuối cùng, để giúp diễn giải và áp dụng hiệu quả Thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt các điều khoản của UKVFTA, có 02 Bản Nam đã tăng lên trong những năm gần đây. Chú giải đi kèm, cung cấp thông tin chi tiết Cả hai bên đã ký Hiệp định thương mại tự và hướng dẫn về các quy định cụ thể của do Việt Nam- Vương quốc Anh (UKVFTA) Hiệp định. nhằm đảm bảo và phát triển mối quan hệ Đối với sản phẩm giày dép, Việt Nam được thương mại sau khi Anh rời khỏi Liên Anh xóa bỏ hàng rào thuế quan cho 37% minh châu Âu (Brexit). UKVFTA chính hàng hóa giày dép ngay sau khi UKVFTA thức có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm có hiệu lực; và xóa bỏ hoàn toàn 100% 2020, đánh dấu một giai đoạn mới trong hàng hóa giày dép sau khi UKVFTA được quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa thực thi 2, 4 hoặc 6 năm. Việt Nam và Anh. Về cơ bản, nội dung Bài viết này sử dụng mô hình Smart nhằm của UKVFTA được kế thừa từ Hiệp định nghiên cứu tác động của UKVFTA đến thương mại tự do Liên minh châu Âu- hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Việt Nam (EVFTA). Do đó, UKVFTA Nam. Từ đó, bài viết đề xuất những gợi ý bao gồm các cam kết thúc đẩy thương mại hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động hàng hóa, áp dụng quy tắc về xuất xứ, tối thương mại giữa hai bên đối với nhóm ưu hóa quy trình Hải quan và thuận lợi hóa ngành này. thương mại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết các rào cản kỹ thuật đối 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu với thương mại, thúc đẩy thương mại dịch vụ, tăng cường đầu tư, bảo vệ sự công bằng 2.1. Cơ sở lý thuyết trong thương mại, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước, quản lý mua Viner (1950), bằng lý thuyết về liên minh sắm của chính phủ, bảo vệ quyền sở hữu thuế quan đã cho rằng, phúc lợi kinh tế của trí tuệ, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững, một quốc gia khi có thỏa thuận thương mại cải thiện lập pháp và thể chế. Tuy nhiên, phụ thuộc vào hiệu ứng tác động giữa tạo UKVFTA có những điều chỉnh nhất định lập thương mại và chuyển hướng mậu dịch. cho phù hợp với quan hệ thương mại song Tạo lập thương mại (thay thế sản xuất hàng phương giữa hai quốc gia. hóa trong nước có chi phí sản xuất cao Hiệp định bao gồm 9 điều khoản, 01 Phụ bằng hàng nhập khẩu có chi phí sản xuất lục được sử dụng để điều chỉnh một số lời văn trong EVFTA nhằm đảm bảo phù hợp PX SA với bối cảnh thương mại song phương giữa DA Việt Nam và Vương Quốc Anh. Thêm vào đó, có 01 thư song phương được trao đổi SC/ thuế giữa hai bên, thể hiện tinh thần hợp tác và PC+ T E F G H SB PBW đồng thuận trong quá trình thương lượng. PCW K SC Để tối ưu hóa sự hiệu quả của thương mại, UKVFTA cũng bao gồm 01 Nghị định thư O QX về quy tắc xuất xứ, đặt ra các quy định để Nguồn: Phạm Minh Anh, Nguyễn Thị Ngọc Loan (2017) quản lý và kiểm soát nguồn gốc của các Hình 1. Tạo lập thương mại, Chuyển sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch và tuân hướng mậu dịch Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 63
  3. Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh thấp hơn) giúp cải thiện phúc lợi người lợi của các nước thành viên tuỳ thuộc vào tiêu dùng. Trái lại, chuyển hướng mậu dịch mức độ tỉ đối của 2 lực lượng đối lập này. (thay thế hàng nhập khẩu từ các quốc gia Sự chuyển hướng mậu dịch làm phúc lợi phi thành viên có chi phí sản xuất thấp hơn xã hội tăng khi sự tạo lập ròng lớn hơn sự bằng hàng nhập khẩu có chi phí cao hơn) chuyển hướng ròng; giảm khi sự tạo lập làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng. ròng nhỏ hơn sự chuyển hướng ròng. Hình 1 minh họa cho mô hình cân bằng từng phần của Viner. Gọi PA, PB, PC lần 2.2. Tổng quan nghiên cứu lượt là giá hàng hóa X của 3 quốc gia nhỏ, A, B và C. Xét thị trường hàng hóa X của Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu đề nước A với DA và SA là đường cầu và cập đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam- đường cung tương ứng. Khi đó, SC và SC/ Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA, thuế là đường cung hàng hóa X của nước C trong đó có đề cập đến thương mại hàng khi tự do thương mại và khi có thuế quan; hóa. Các tài liệu này có thể được chia dưới SB là đường cung hàng hóa X của nước B hai góc độ, bao gồm: (i) Tác động của không có thuế quan. UKVFTA đến quan hệ thương mại giữa Khi nước A áp dụng thuế quan cho cả B và Việt Nam và Anh dưới góc độ tổng thể và C, giá đã bao gồm thuế của nước B cao hơn (ii) Tác động của UKVFTA đến quan hệ của nước C, và do đó quốc gia A nhập khẩu thương mại gữa Việt Nam và Anh dưới góc từ C. Tuy nhiên, theo hiệp định thương mại độ ngành. tự do giữa A và B, nước A nhập khẩu từ (i) Tác động của UKVFTA đến quan hệ B vì giá của B thấp hơn giá đã bao gồm thương mại giữa Việt Nam và Anh dưới thuế của C, dẫn đến chuyển hướng thương góc độ tổng thể, có thể kể đến một số công mại từ C sang B cũng như thay thế sản xuất trình như: trong nước bằng nhập khẩu từ B. Khi đó, Bộ Công thương (2020) cung cấp tài liệu đối với quốc gia A, diện tích E+F+G+ H thể bao gồm các thông tin về thị trường Vương hiện mức tăng thặng dư tiêu dùng, diện tích Quốc Anh; thực trạng thương mại hàng hóa, E thể hiện tổn thất thặng dư sản xuất, diện dịch vụ giữa hai quốc gia; cơ cấu hàng hóa tích G và K thể hiện tổn thất trong doanh xuất nhập khẩu và các quy định về xuất nhập thu thuế quan; thay đổi phúc lợi ròng bằng khẩu giữa hai bên. Trong khi đó, Hà Văn (E+F+G+H)- (E+G+K), là F+H- K. Diện Hội (2021) cho thấy UKVFTA góp phần tạo tích F+ H thể hiện phúc lợi tăng lên cho lợi ra động lực cho Việt Nam nhằm phục hồi ích người tiêu dùng do tạo lập thương mại kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 và diện tích K là thất thu về thuế quan do và giúp Việt Nam triển khai hiệu quả chiến chuyển hướng mậu dịch. Nếu diện tích K là lược đa dạng hóa thị trường và tích cực hội phúc lợi mất đi từ việc chuyển hướng ròng nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. lớn hơn tổng diện tích F và H là phúc lợi Tập trung vào nghiên cứu tác động của từ việc tạo lập ròng thì liên minh thuế quan UKVFTA đến hoạt đông xuất khẩu của chuyển hướng mậu dịch này làm giảm phúc Việt Nam, nhóm tác giả Vũ Thanh Hương lợi của quốc gia A và ngược lại. và cộng sự (2021), chỉ ra rằng: EVFTA và Tóm lại, một thỏa thuận thương mại dẫn UKVFTA đều có tác động tích cực đến xuất đến chuyển hướng mậu dịch có kết quả từ khẩu của Việt Nam sang Anh và EU, đặc tạo lập thương mại và chuyển hướng mậu biệt là ngành dệt may và giày dép. Trong dịch, vì vậy nó có thể tăng hoặc giảm phúc đó, tác động chuyển hướng mậu dịch lớn 64 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  4. ĐÀO ĐÌNH MINH hơn tác động tạo lập mậu dịch. Trong khi thương mại chỉ là một nội dung nhỏ. Vì đó, Hà Văn Hội (2021), và Ngô Thị Tuyết vậy, các nghiên cứu trước đây chưa phân Mai (2021) thì tập trung vào phân tích và tích được toàn diện và sâu sắc tác động của đánh giá về những cơ hội và thách thức do UKVFTA đến thương mại giữa hai bên, UKVFTA mang lại đối với hoạt động xuất đặc biệt là đối với ngành hàng giày dép. khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh. (ii) Tác động của UKVFTA đến quan hệ 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu thương mại giữa Việt Nam và Anh dưới góc độ ngành, các nghiên cứu sử dụng Nghiên cứu sử dụng đồng thời phương mô hình SMART đánh giá tác động của pháp định tính và phương pháp định lượng. UKVFTA như: Nguyễn Thị Minh Phương, Với phương pháp định tính, được sử dụng Tạ Thị Vân Anh (2021); Ngô Thị Tuyết nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu giày Mai, Đỗ Thị Trang (2022); Chu Tien Minh, dép của Việt Nam sang Vương Quốc Anh Nguyen Ngoc Diep (2023). Kết quả từ mô giai đoạn 2017- 2022. Cụ thể, kim ngạch hình SMART cho thấy cam kết cắt giảm xuất khẩu giày dép và thị phần kim ngạch thuế quan theo UKVFTA tạo ra tác động xuất khẩu giày dép từ 2017 đến 2022 được chuyển hướng mậu dịch chiếm ưu thế thu thập từ “Trade map” thuộc Trung tâm hơn tác động tạo lập mậu dịch. Ngoài ra, Thương mại quốc tế (International Trade có một số nghiên cứu sử dụng các chỉ số Centre- ITC). Bên cạnh đó, đối với từng thương mại quốc tế như: Hoang Cuu Long, nhóm hàng cụ thể trong mã hàng giày Nguyen Thi Thu Phuong (2023), sử dụng dép, tác giả sử dụng cách phân chia nhóm chỉ số chuyên môn hóa thương mại (Trade hàng theo “Danh mục Mô tả hàng hoá và Specialization Index- TSI), chỉ số thương Hệ thống mã số Hài hoà”- “Harmonized mại nội ngành (Intra-industry trade- IIT); Commodity Description and Coding và Đào Đình Minh (2024) đã sử dụng chỉ System”, gọi tắt là Hệ thống Điều hoà- HS. số chuyên môn hóa xuất khẩu (Export Với phương pháp định lượng: Specialization Index- ESI) và chỉ số chuyên Smart là mô hình cân bằng cục bộ do Ngân môn hóa thương mại (Trade Specialization hàng thế giới (World Bank) và Hội nghị Index- TSI). Thông qua nghiên cứu xu của Liên Hợp Quốc về Hợp tác phát triển hướng thay đổi của các chỉ số trước và sau (UNCTAD) phối hợp xây dựng và được khi có UKVFTA, các nghiên cứu này cũng tích hợp trên cơ sở dữ liệu WITS. Sau khi cho thấy tác động của UKVFTA đến hoạt xem xét các nghiên cứu trước đây, mô hình động thương mại giữa Việt Nam và Anh. Smart đã được sử dụng phổ biến trong việc Cuối cùng, vì hiệp định UKVFTA mới đánh giá tác động kinh tế tiềm năng của được ký kết vào cuối năm 2020 và đã có một FTA. Bên cạnh đó, đây là mô hình tập hiệu lực vào năm 2021 nên theo sự hiểu trung vào tính toán tác động của sự thay đổi biết của tác giả, đến thời điểm hiện tại, chính sách thương mại đến tạo lập thương các công trình nghiên cứu sử dụng phân mại, chuyến hướng mậu dịch. tích định lượng đánh giá về tác động của Mô hình Smart được sử dụng để tính toán UKVFTA đến thương mại hàng hóa giữa dòng chảy thương mại, doanh thu thuế quan hai quốc gia còn khá khiêm tốn. Bên cạnh và phúc lợi kinh tế tổng thể. Để mô hình đó, các nghiên cứu này chủ yếu hướng vào hóa cú sốc ngoại sinh về việc giảm thuế, phân tích tác động định tính đến toàn bộ mô hình Smart yêu cầu năm điểm dữ liệu nền kinh tế vĩ mô, trong đó tác động đến chính: (i) Giá trị nhập khẩu từ mỗi quốc gia Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 65
  5. Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh đối tác, (ii) Thuế suất đối với từng đối tác, giai đoạn 2017- 2020, kim ngạch xuất khẩu (iii) Độ co giãn của cầu nhập khẩu đối với giày dép của Việt Nam sang thị trường từng mặt hàng, (iv) Độ co giãn thay thế của Anh giảm liên tục. Kim ngạch xuất khẩu thị trường trong nước đối với từng loại mặt giày dép của Việt Nam sang Anh giảm hơn hàng, và (v) Độ co giãn cung xuất khẩu của 7%; 1,57% và 20,9% lần lượt vào các năm mặt hàng đó (Plummer et al., 2010). 2018; 2019 và 2020. Tuy nhiên, sau khi Có 3 loại co giãn trong mô hình Smart như UKVFTA được thực thi, kim ngạch xuất sau: khẩu giày dép của Việt Nam sang Anh gia Co giãn cung xuất khẩu: Smart sử dụng độ tăng trở lại. Năm 2021 và 2022, kim ngạch co giãn cung xuất khẩu là 99%, nghĩa là co xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Anh giãn gần hoàn toàn. Điều này có nghĩa một tăng liên tiếp, ổn định hơn 9% một năm, sự gia tăng về cầu đúng bằng sự gia tăng đạt 5,45 triệu USD vào năm 2021 và 6,03 về sản lượng của nhà xuất khẩu, trong điều triệu USD vào năm 2022 (Bảng 1). kiện không có tác động về giá. Các mặt hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu Co giãn thay thế: là độ co giãn về cầu của sang Anh còn không đồng đều, tập trung hàng hóa thay thế từ các nhà cung cấp khác chủ yếu vào hai mã HS 6403 và HS 6404 nhau. Giả thiết Armington cho rằng hàng (chiếm lần lượt 35,69% và 45,94% giá trị hóa tương tự nhau từ các nước khác nhau kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt không thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Vì Nam sang Anh) (Bảng 1). Các nhóm hàng thế, độ co giãn được sử dụng trong mô hình còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Điều này phản ánh là 1,5. chủng loại giày dép Việt Nam xuất khẩu Co giãn cầu: là mức độ biến động của cầu sang Anh còn nghèo nàn, kém phong phú nhập khẩu khi giá cả thay đổi. Smart áp và chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng từ dụng độ co giãn cầu nhập khẩu giống nhau thị trường. cho các đối tác nhưng khác nhau đối với Những năm gần đây, sản xuất giày dép của từng hàng hóa. Anh phải đối mặt với tình trạng giảm sút do Như vậy, công cụ Smart rất phù hợp với hàng nhập khẩu giá rẻ tràn vào thị trường mục tiêu phân tích tác động tiềm tàng với số lượng lớn. Thị trường giày dép của của hiệp định thương mại tự do đến một Vương quốc Anh đang có xu hướng bão ngành hàng. Do đó, tác giả sẽ sử dụng mô hòa, hầu hết việc nhập khẩu giày dép vẫn hình Smart nhằm phân tích tác động của dựa vào nhu cầu cần thay thế. Do đó, có UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày thể thấy mã HS 6406 có xu hướng giảm dép của Việt Nam sang Anh. Trong bài liên tục theo từng năm. Ngược lại, do ảnh viết này, số liệu để chạy mô hình Smart hưởng của Covid-19 và kinh tế đi xuống, là số liệu năm 2021 được lấy từ hệ thống người dân Anh có xu hướng gia tăng sử WITS (World Integrated Trade Solution) dụng những mã hàng giày dép ít được của Ngân hàng Thế giới (2021). gia công và giá trị thấp. Đây cũng chính là những mã hàng mà UK đã loại bỏ thuế 4. Kết quả nghiên cứu nhập khẩu đối với giày dép Việt Nam ngay sau khi UKVFTA có hiệu lực. chính vì thế, 4.1. Thực trạng xuất khẩu giày dép của kim ngạch xuất khẩu các mã HS 6401; HS Việt Nam sang Vương Quốc Anh 6402 và HS 6405 của Việt Nam sang UK có xu hướng tăng lên. Trước khi UKVFTA được ký kết, trong Theo bảng 2, giày dép của Việt Nam gặp 66 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  6. ĐÀO ĐÌNH MINH Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh giai đoạn 2017- 2022 đơn vị: ngàn USD  Mã HS  Mặt hàng 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc ‘6401 17 8 23 671 4488 125 lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự Các loại giày, dép khác có đế ngoài ‘6402 82.965 105.146 93.263 66.608 70.098 105.662 và mũ giày bằng cao su hoặc plastic Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, ‘6403 plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp 325.133 302.445 274.390 211.726 210.230 288.531 và mũ giày bằng da thuộc Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, ‘6404 plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp 264.716 218.387 246.548 205.634 234.939 193.651 và mũ giày bằng vật liệu dệt ‘6405 Giày, dép khác 15.932 14.468 15.999 14.173 24.676 14.210 ‘6406 Các bộ phận của giày, dép 3.157 2.971 3.119 1.909 1.455 1.202   Tổng 691.920 643.425 633.342 500.721 545.886 603.381 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Trung tâm Thương mại quốc tế- 2023 nhiều khó khăn khi đối tác xuất khẩu chính UKVFTA được thực thi. Trong giai đoạn vào thị trường Anh là Trung Quốc (quốc 2017- 2020, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất giày dép) giày dép của Việt Nam trong tổng kim và chủ yếu là các quốc gia thuộc khối EU ngạch nhập khẩu giày dép của Anh liên tục như Ý, Đức, Hà Lan… (được hưởng ưu giảm từ 9,0% năm 2017 xuống còn 8,0% đãi về thuế từ Anh). Bên cạnh đó, thị phần năm 2020. Tuy nhiên, sau 2 năm UKVFTA kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của có hiệu lực, giày dép Việt Nam ngày càng Việt Nam tại Anh đã tăng đáng kể sau khi chiếm tỷ trọng lớn hơn trong giày dép nhập khẩu của Anh (Bảng 2). Bảng 2. Thị phần kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của một số đối tác chính tại Anh giai đoạn 2017- 2022 4.2. Kết quả từ mô hình Smart đơn vị: % Theo kết quả mô phỏng từ  Quốc gia 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Smart, xét về tổng thể, sau Trung Quốc 26,4 23,6 22.5 20,2 28,8 35,2 khi UKVFTA có hiệu lực từ Việt Nam 9,0 8,6 8,5 8,0 9,6 22,4 1/1/2021 sẽ làm tăng giá trị Ý 11,0 11,5 11,4 11,3 13,2 10,4 xuất khẩu giày dép của Việt Indonesia 3,5 4,0 3,7 3,6 4,5 9,7 Nam sang Anh khoảng 4,83%. Ngoài ra, xét theo nhóm hàng, Đức 7,9 9,9 8,8 9,9 9,9 1,3 UKVFTA có ảnh hưởng không Hà Lan 10,3 10,6 11,6 13,1 6,5 0,9 nhiều đến cơ cấu xuất khẩu Pháp 4,2 5,3 5,3 4,8 4,4 0,4 giày dép của Việt Nam. Tuy Bỉ 8,6 8,1 9,3 12,5 4,4 0,1 nhiên, kim ngạch xuất khẩu sau Nguồn: Tính toán của tác giả từ Trung tâm Thương mại quốc tế- 2023 khi có thay đổi của HS 6403 và Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 67
  7. Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh Bảng 3. Tác động của UKVFTA đến kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép của Việt Nam sang Anh đơn vị: ngàn USD Kim ngạch xuất khẩu trước khi Kim ngạch xuất khẩu sau khi có Giá trị xuất % thay Mã HS có thay đổi thay đổi khẩu thay đổi đổi 6401 2.877,9 2.877,9 0 0 6402 78.085,7 78.085,7 0 0 6403 177.898,8 192.680,1 14.781,3 8,31 6404 228.979,7 237.593,3 8.613,6 3,76 6405 8.700,2 9.397,6 697,3 8,01 6406 1.858 1.858 0 0 Tổng 498.400,3 522.492,6 24.092,3 4,83 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả mô hình SMART- WITS HS 6404 vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Bảng 3). ngàn USD) lớn hơn nhóm hàng HS 6404 Bảng 3 cho thấy tác động tích cực của (8.613,6 ngàn USD) UKVFTA đến kim ngạch xuất khẩu các Bảng 4 thể hiện cụ thể hơn về tác động của nhóm hàng giày dép của Việt Nam sang thị UKVFTA đến kim ngạch xuất khẩu hàng trường Anh. Cụ thể, UKVFTA không làm giày dép của Việt Nam sang thị trường Anh thay đổi giá trị xuất khẩu các mã HS 6401; thông qua ảnh hưởng của tạo lập mậu dịch HS 6402 và HS 6406. Nguyên nhân là do và chuyến hướng thương mại. Theo đó, tác ba nhóm hàng này đã được hưởng mức động của chuyển hướng thương mại vượt thuế quan ưu đãi 0% trước khi UKVFTA trội hơn tác động của tạo lập mậu dịch. Cụ được ký kết. Ngược lại, UKVFTA có tác thể, UKVFTA làm gia tăng kim ngạch xuất động tích cực đến xuất khẩu của các mã khẩu giày dép của Việt Nam sang Anh là HS 6403; HS 6404 và HS 6405. Trong đó, 24.092,3 ngàn USD, trong đó đến từ tạo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lập mậu dịch 7.108,5 ngàn USD và chuyển giày dép cao nhất ở mã HS 6403 là 8,31%, hướng thương mại 16.983,8 ngàn USD. theo sau đó là hai mã HS 6405 và HS 6404 Bảng 4 cho thấy khi thuế về 0% sẽ có tác với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 8,01% và động đến 3 mã hàng là HS 6403; HS 6404 3,76%. Kết quả này phù hợp với thực tế sản và HS 6405. Trong đó, tác động của tạo xuất giày dép của Việt Nam hiện nay là chủ lập mậu dịch từ UKVFTA đến giày dép yếu thực hiện công đoạn cuối (may hoặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường gia công). UKVFTA cũng làm thay đổi tỷ Anh là 7.108,5 ngàn USD, chiếm 29,5% trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch giày trong tổng giá trị xuất khẩu thay đổi nhờ dép xuất khẩu của mỗi nhóm hàng. Tuy UKVFTA. Ngược lại, tác động của chuyến nhiên, mã HS 6404 và mã HS 6403 vẫn hướng mậu dịch mạnh hơn tác động của là hai nhóm hàng giày dép xuất khẩu chủ tạo lập mậu dịch, đạt 16.983,8 ngàn USD lực của Việt Nam sang thị trường Anh (lần (chiếm 70,5% hiệu ứng tổng thương mại) lượt chiếm 45,47% và 36,87% trong tổng Bên cạnh đó, tác động tạo lập thương mại kim ngạch giày dép xuất khẩu sau khi có vượt trội hơn tác động chuyển hướng mậu thay đổi). Trong đó, sự thay đổi giá trị xuất dịch, phản ánh giá trị xuất khẩu giày dép khẩu của nhóm hàng HS 6403 (14.781,3 của Việt Nam sang Vương Quốc Anh tăng 68 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  8. ĐÀO ĐÌNH MINH Bảng 4. Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam sang Anh đơn vị: ngàn USD Hiệu ứng Giá trị tạo lập/ Hiệu ứng Giá trị chuyển Hiệu ứng Mã HS tạo lập Giá trị xuất khẩu chuyển hướng hướng/Giá trị xuất tổng thương mại thay đổi (%) thương mại khẩu thay đổi (%) thương mại 6401 0 - 0 - 0 6402 0 - 0 - 0 6403 6.010,4 24,95 8.770,9 36,41 14.781,3 6404 868,3 3,60 7.745,4 32,15 8.613,7 6405 229,7 0,95 467,6 1,94 697,3 6406 0 - 0 - 0 Tổng 7.108,5 29,5 16.983,8 70,5 24.092,3 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả mô hình SMART- WITS lên chủ yếu nhờ vào hàng hóa giày dép dụng mô hình Smart để đánh giá tác động Việt Nam rẻ hơn do được hưởng những ưu của UKVFTA đến xuất khẩu các sản phẩm đãi thuế quan từ UKVFTA. Điều này hoàn khác mà Việt Nam có lợi thế. Bảng 5 cho toàn phù hợp với thực tế về lợi thế giá rẻ biết cụ thể những nước chịu tác động của trong sản xuất giày dép của Việt Nam. Tuy chuyển hướng thương mại từ UKVFTA. nhiên, điều này cũng cho thấy, áp lực cạnh Những quốc gia có giá trị chuyển hướng tranh trong xuất khẩu của Việt Nam trên thị thương mại từ cao đến thấp (là những quốc trường Vương Quốc Anh so với những đối gia bị giảm xuất khẩu giày dép sang thị thủ còn rất lớn. Kết quả này trùng lặp với trường Anh do tác động của UKVFTA) nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Hoàn lần lượt bao gồm: Các quốc gia điển hình (2018), cũng như với các nghiên cứu sử bị tác động chuyển hướng thương mại từ Bảng 5. Tác động chuyển hướng thương mại UKVFTA đến xuất khẩu giày dép của các quốc gia khác (ngoài Việt Nam) sang Anh đơn vị: ngàn USD Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Tác động của chuyển % Giá trị Quốc gia trước khi có thay đổi sau khi có thay đổi hướng thương mại chuyển hướng Trung Quốc 1.501.371 1.496.889 -4.482,21 26,39 Ý 690.014,2 687.109,7 -2.904,42 17,10 Đức 524.191,6 522.423,6 -1.767,93 10,41 Hà Lan 337.753 336.606,5 -1.146,47 6,75 Bỉ 228.166,7 227.276,2 -890,549 5,24 Ấn Độ 194.250,5 193.401,2 -849,274 5,00 Pháp 232.055,7 231.242,7 -813,012 4,79 Indonesia 236.533,4 235.748,3 -785,037 4,62 Các quốc gia còn lại 735.436,6 732.091,7 -3.344,92 19,69 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả mô hình SMART- WITS Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 69
  9. Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh UKVFTA có thể chia thành 2 nhóm (với tỷ 5. Kết luận và hàm ý lệ giá trị chuyển hướng là 71,31%): nhóm các quốc gia thuộc khu vực EU (bao gồm Tóm lại, với cam kết sau khi UKVFTA Ý; Đức; Hà Lan; Bỉ và Pháp); các quốc gia được thực thi, Vương Quốc Anh xóa bỏ ngoài khu vực EU (bao gồm Trung Quốc; hàng rào thuế quan cho 37% hàng hóa giày Ấn Độ và Indonesia). Còn lại là nhóm các dép; và xóa bỏ hoàn toàn cho 100% hàng quốc gia chịu ảnh hưởng khá thấp (tỷ lệ giá hóa giày dép sau khi UKVFTA được thực trị chuyển hướng là 19,69%). Ngoài ra, có thi 2, 4 hoặc 6 năm, UKVFTA có tác động thể thấy Trung Quốc là là quốc gia bị giảm tích cực đến hoạt động xuất khẩu giày dép giá trị xuất khẩu giày dép nhiều nhất, giảm của Việt Nam sang Anh. Sau hai năm thực 4482,21 ngàn USD (chiếm 26,39% tổng thi UKVFTA, giá trị kim ngạch xuất khẩu giá trị chuyển hướng thương mại). và thị phần kim ngạch xuất khẩu giày dép Bảng 5 cho thấy Vương Quốc Anh sẽ của Việt Nam tại Anh tăng lên đáng kể. tăng nhập khẩu giày dép từ Việt Nam bởi Năm 2022, Việt Nam đứng thứ hai trong UKVFTA mang lại lợi thế cạnh tranh về danh sách các thị trường nhập khẩu giày giá cho sản phẩm giày dép Việt Nam. Với dép lớn nhất của Vương Quốc Anh (sau nhóm các quốc gia thuộc khu vực EU (bao Trung Quốc) (Trung tâm Thương mại Quốc gồm Ý; Đức; Hà Lan; Bỉ và Pháp): mặc dù tế (2023). Kết quả nghiên cứu từ mô hình đây là những quốc gia được Anh cho hưởng Smart cũng cho thấy UKVFTA có tác động mức thuế quan rất ưu đãi đối với giày dép thúc đẩy và gia tăng xuất khẩu giày dép của (0%), nhưng việc thực thi UKVFTA vẫn Việt Nam sang Anh khoảng 4,83%. Trong làm cho xuất khẩu giày dép của các quốc gia đó, tác động chuyển hướng mậu dịch (chiếm này sang Anh bị giảm. Điều này có nghĩa 70,5%) vượt trội hơn tác động tạo lập mậu sau khi UKVFTA được thực thi thì Anh sẽ dịch (chiếm 29,5%). Cụ thể, khi mức thuế chuyển hướng nhập khẩu giày dép từ các nhập khẩu giày dép về 0%, Anh sẽ chuyển quốc gia EU này sang Việt Nam. Trong hướng nhập khẩu giày dép từ các nguồn khi đó, đối với nhóm các quốc gia ngoài cung như Trung Quốc, Ý, Đức… sang Việt khu vực EU (bao gồm Trung Quốc; Ấn Độ Nam. Đồng thời, giá giày dép Việt Nam sẽ và Indonesia): khác với Việt Nam, đây là trở lên cạnh tranh hơn giày dép Anh, từ đó những nước vẫn chưa được hưởng mức dẫn đến gia tăng tạo lập mậu dịch giày dép thuế quan ưu đãi thấp nhất từ UKVFTA và giữa Việt Nam và Anh. chế độ ưu đãi thuế quan nào đối với tất cả Sau khi UKVFTA được ký kết, để nâng cao các nhóm sản phầm giày dép từ Anh. Do năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động xuất đó, UKVFTA cũng dẫn đến chuyển hướng khẩu giày dép của Việt Nam sang Anh, cần thương mại đối với giày dép từ các quốc thực hiện các biện pháp như sau: (i) Người gia ngoài khu vực EU này sang Việt Nam. dân Anh có xu hướng quan tâm hơn đến Tuy nhiên, giày dép Việt Nam sẽ gặp thách yếu tố thời trang trong các sản phẩm giày thức về khả năng thiết kế, chủng loại, mẫu dép. Trong khi đó, giày dép Việt Nam còn mã với mức tương đồng về văn hóa cao từ kém đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Hơn giày dép của các quốc gia thuộc khối EU, nữa, thị trường Anh có nhu cầu nhập khẩu và lợi thế theo quy mô từ ngành hàng giày giày dép lớn và cũng rất cạnh tranh. Do dép của các quốc gia ngoài EU (đặc biệt là đó, doanh nghiệp giày dép Việt Nam cần Trung Quốc). thúc đẩy quá trình nghiên cứu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng giày dép đa dạng theo sát xu 70 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  10. ĐÀO ĐÌNH MINH hướng thời trang của người tiêu dùng Anh; Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hoạt động (ii) UKVFTA tạo ra lợi thế cạnh tranh về xúc tiến xuất khẩu hàng giày dép vào thị giá cho giày dép Việt Nam. Tuy nhiên, để trường Anh trong thời gian tới. được áp dụng mức thuế bằng 0% thì hàng Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung chủ giày dép của Việt Nam phải đáp ứng được yếu vào tác động của việc miễn giảm thuế quy tắc xuất xứ từ Anh. Do vậy, trong thời đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt gian tới doanh nghiệp giày dép Việt Nam Nam sang Vương Quốc Anh, mà chưa đề cần xây dựng và phát triển nguồn nguyên cập đến các yếu tố khác như rào cản phi vật liệu giày dép, từng bước giúp doanh thuế quan, thương mại điện tử, hiệu ứng nghiệp giày dép Việt Nam có được nguồn đa dạng hóa sản phẩm…. Do đó, đối với cung nguyên vật liệu sản xuất giày dép các nghiên cứu sắp tới, các tác giả cần bổ một cách chủ động và bền vững; (iii) Bên sung thêm các yếu tố khác nhằm phản ánh cạnh những lợi thế có được từ hiệp định chính xác hơn môi trường thương mại hiện UKVFTA và nhu cầu nhập khẩu của Anh, đại, chẳng hạn như sử dụng mô hình Lực việc am hiểu và nắm bắt những thay đổi hấp dẫn, mô phỏng các yếu tố tác động đến trong chính sách thương mại cũng rất quan thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam và trọng nhằm đảm bảo điều kiện xuất khẩu Vương Quốc Anh. ■ được thuận lợi. Đồng thời, doanh nghiệp Tài liệu tham khảo Amanah Abdulkadir, Wendra Afriana, Harry Azhar Azis. (2020). Footwear Export Competitiveness of Indonesia and Vietnam. Jurnal Ilmu Ekonomi. 9 (2), 2020: 269- 284 P-ISSN: 2087-2046; E-ISSN: 2476-9223. https://doi. org/10.15408/sjie.v9i2.15404. Plummer M.G., Cheong G., Hamanaka S. (2010), Methodology for Impact Assessment of Free Trade Agreements, Asian Development Bank. Bộ Công Thương (2020), Hướng dẫn tiếp cận thị trường Vương Quốc Anh thông qua Hiệp định UKVFTA. Truy cập từ https://camnangxnk-logistics.net/wp-content/uploads/2021/01/2.-Mr-Thanh.pdf Bộ Công Thương (2023). Thời cơ cho giày dép Việt Nam khai thác UKVFTA để tăng trưởng tại thị trường Anh. Truy cập từ https://tapchicongthuong.vn/magazine/thoi-co-cho-giay-dep-viet-nam-khai-thac-ukvfta-de-tang-truong-tai-thi- truong-anh-114862.htm Bộ Công Thương (2023). Xuất khẩu da giày sang Anh: Doanh nghiệp cần có sự đầu tư nâng cao năng lực nội tại. Truy cập từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-da-giay-sang-anh-van-tang-truong-tich-cuc. html Hà Văn Hội (2021). UKVFTA và những ảnh hưởng đến thương mại- đầu tư Việt Nam. Sách Việt Nam và Vương Quốc Anh: Quan hệ kinh tế- thương mại hướng tới nền kinh tế các- bon thấp và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 80-96 Hoang Cuu Long, Nguyen Thi Thu Phuong. (2023). The economic impacts of the uk-vietnam free trade agreement (UKVFTA) on Vietnam’s electronics industry. Journal of Finance- Marketing; 14(3); 2023. ISSN: 1859-3690. https://doi.org/10.52932/jfm.vi3.395. Hoi H. (2021). Opportunities and Challenges for Vietnam’s Merchandise Exporting Following Vietnam-UK Free Trade Agreement. VNU Journal Of Science: Economics And Business. 37(2). DOI: 10.25073/2588-1108/vnueab.4486 ITC Trade Map (2023). https://www.trademap.org/ Mai Đức Toàn và cộng sự. (2021). Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tới thương mại hai chiều hàng thủy sản giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, 139, 36-52. Meade, J.E. (1955). The Theory of Customs Unions. North-Holland, Amsterdam. https://doi.org/10.2307/2227983 Ngô Thị Tuyết Mai, Đỗ Thị Trang (2022). Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Vương Quốc Anh. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 305, 62-71. Ngô Thị Tuyết Mai. (2021). Hiệp định UKVFTA: những cơ hội, trở ngại trong xuất khẩu và giải pháp cho Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, 292(2), 26–35. Link truy cập: https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/294 Nguyễn Thị Minh Phương, Tạ Thị Vân Anh (2021). UKVFTA và tác động với xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Cuốn sách Việt Nam và Vương Quốc Anh: Quan hệ kinh tế- thương mại hướng tới nền kinh tế các- bon thấp và phát triển bền Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 71
  11. Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 126-146. Nguyễn Chiến Thắng, Phạm Sỹ An (2016). Áp dụng mô hình SMART đánh giá tác động TPP đến nền kinh tế Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 233(II), 65-72. Chu Tien Minh, Nguyen Ngoc Diep. (2023). Vietnam’s Seafoood Imports Under the Impact of the United Kingdom– Vietnam Free Trade Agreement. Contemporary Economic Issues in Asian Countries: Proceeding of CEIAC 2022, 1, 75-94 from Springer. DOI:10.1007/978-981-19-9669-6_5 Nguyễn Tiến Hoàng, Trần Thị Vân (2021). Tác động của hiệp định EVFTA đến nhập khẩu dược phẩm từ thị trường EU vào Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- Marketing, 61, 64-81 DOI:10.52932/jfm.v1i61.67 Phan Thanh Hoàn (2018). Tác động thương mại của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU đối với xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 11 (486), 87-95. Phạm Minh Anh, Nguyễn Thị Ngọc Loan (2017). Tài liệu học tập Kinh tế học quốc tế. Nhà xuất bản Lao động. Plummer, Cheong, Hamanaka (2010). Methodology for Impact Assessment of Free Trade Agreements. Asian Development Bank. VCCI (2023). Nhận diện những thách thức trên thị trường UKVFTA. Truy cập từ https://trungtamwto.vn/chuyen- de/23814-nhan-dien-nhung-thach-thuc-tren-thi-truong-ukvfta Viner, J. (1950). The customs union issue. Proceeding of Carnegie Endowment for International Peace, ASIN: B000OFG CS0, 41-55. Vũ Thanh Hương và cộng sự. (2021). Tác động của EVFTA và UKVFTA đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU và Vương Quốc Anh: ứng dụng mô hình SMART. Sách Việt Nam và Vương Quốc Anh: Quan hệ kinh tế- thương mại hướng tới nền kinh tế các- bon thấp và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 97-125. Đào Đình Minh (2024). Năng lực cạnh tranh xuất khẩu ngành hàng máy móc thiết bị của Việt Nam tại Vương Quốc Anh trong bối cảnh UKVFTA có hiệu lực. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 07, 109- 112 BỔ SUNG THÔNG TIN Bổ sung thông tin tài trợ Bài viết "Nghiên cứu ảnh hưởng của AI Chatbot đến hành vi mua lại của người tiêu dùng trực tuyến" của Tác giả Nguyễn Thị Khánh Chi, Vũ Hoàng Nam, Trần Đình Huyên thuộc Trường Đại học Ngoại thương, đã đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (nay là Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng) Số 259- Tháng 12.2023. Nội dung bổ sung: “Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đề tài mã số B2023-NTH-01" 72 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2