intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÁC DỤNG CỦA NITƠ LỎNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM MẠN TÍNH TĂNG SỪNG

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

267
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chàm mạn tính tăng sừng thường là chàm thể tạng diễn tiến lâu ngày đưa đến chu kỳ bệnh lý “ngứa – gãi – liken hóa – ngứa”. Da bệnh nhân ngày càng dày lên, rất khó điều trị, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nitơ lỏng là một tác nhân lạnh thường dùng nhất trong da liễu. Mục tiêu: khảo sát tác dụng của nitơ lỏng so với mỡ salicylée 5% trong điều trị bệnh chàm mạn tính tăng sừng. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng không mù. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÁC DỤNG CỦA NITƠ LỎNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM MẠN TÍNH TĂNG SỪNG

  1. TÁC DỤNG CỦA NITƠ LỎNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM MẠN TÍNH TĂNG SỪNG Đặt vấn đề: Chàm mạn tính tăng sừng thường là chàm thể tạng diễn tiến lâu ngày đưa đến chu kỳ bệnh lý “ngứa – gãi – liken hóa – ngứa”. Da bệnh nhân ngày càng dày lên, rất khó điều trị, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nitơ lỏng là một tác nhân lạnh thường dùng nhất trong da liễu. Mục tiêu: khảo sát tác dụng của nitơ lỏng so với mỡ salicylée 5% trong điều trị bệnh chàm mạn tính tăng sừng. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng không mù. Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào một trong hai lô điều trị: chấm nitơ lỏng 1 lần/tuần hay bôi mỡ salicylée 5% 2 lần/ngày. Kết quả: Tỷ lệ khỏi bệnh với nitơ lỏng cao hơn so với mỡ Sali (P = 0,003). Nitơ lỏng có khả năng điều trị những trường hợp chàm có độ nặng hơn. Các tác dụng phụ của nitơ lỏng là đau rát, tạo bóng nước, giảm sắc tố, xuất huyết. Kết luận: Nitơ lỏng là một chọn lựa hiệu quả trong điều trị bệnh chàm mạn tính tăng sừng.
  2. SUMMARY Background: Hyperkeratotic chronic eczema is mostly relapsing atopic eczema leading to “itch – scratch – lichenification - itch” cycle. Lichenified skin is thicker and thicker, difficult to treat, affecting patients’ quality of life negatively. Liquid nitrogen is the most commonly used cryogen in dermatology. Objectives: to compare the effects of liquid nitrogen with those of 5% salicylée ointment. Method: an open, randomized, comparative study. Patients were randomly assigned to one of two treatment groups: applied liquid nitrogen once a week or 5% salicylée ointment twice daily. Results: improvement rate of liquid nitrogen group was significantly higher than that of sali group (P = 0,003). Liquid nitrogen was effective on patients with higher severity score. Side effects of liquid nitrogen included: pain, blister formation, hypopigmentation, bleeding. Conclusion: liquid nitrogen may be an effective option in the treatment of hyperkeratotic chronic eczema. ĐẶT VẤN ĐỀ
  3. Bệnh chàm mạn tính thường là chàm thể tạng diễn tiến lâu ngày, do bệnh nhân cào gãi, lấy chanh, bàn chải chà hay dao cạo... đưa đến chu kỳ bệnh lý “ngứa – gãi – liken hóa– ngứa” tạo ra các sang thương điển hình. Da bệnh nhân ngày càng dày lên, rất khó điều trị vì thuốc khó thấm vào sâu, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Về mô học, có hiện tượng tăng sản lớp thượng bì với tăng gai, tăng sừng đáng kể(7). Có nhiều phương pháp điều trị chàm mạn tính như corticoid tại chỗ, PUVA liệu pháp, kháng Histamin uống, các thuốc tiêu sừng, làm mềm da... nhưng kết quả còn hạn chế(5). Năm 1950, Allington H. giới thiệu kỹ thuật chấm nitơ lỏng trong điều trị các bệnh da như: mụn cóc, dày sừng, bạch sản, u mạch, sẹo lồi... kể từ đó kỹ thuật này không ngừng phát triển. Nitơ lỏng sôi ở nhiệt độ -196°C, là một trong những tác nhân lạnh hiệu quả nhất trên lâm sàng(6,8). Tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM, điều trị bệnh chàm mạn tính bằng chấm Nitơ lỏng đã cho thấy tính hiệu quả, ít độc hại, chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này còn ít được biết đến và theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có công trình nghiên cứu nào khảo sát tác dụng của nó. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát
  4. Khảo sát tác dụng của nitơ lỏng trong điều trị chàm mạn tính tăng sừng. Mục tiêu chuyên biệt - Khảo sát một số đặc điểm liên quan đến bệnh chàm mạn tính tăng sừng: tuổi bệnh nhân, thời gian bệnh, tiền sử bệnh cơ địa, các điều trị trước đây, mức độ nặng của bệnh... - Khảo sát hiệu quả điều trị của Nitơ lỏng trong bệnh chàm mạn tăng sừng, so sánh kết quả thu được với thuốc mỡ Salicylée 5% bôi. - Khảo sát tác dụng phụ, biến chứng của Nitơ lỏng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân tới khám tại BV Da Liễu TP.HCM hội đủ các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn chọn bệnh - Đồng ý tham gia thử nghiệm và được chẩn đoán chàm mạn với các tiêu chuẩn: mảng da dày liken hóa, tăng sừng, ngứa và xác định qua hình ảnh mô học điển hình.
  5. - Không dùng corticoid bôi trong vòng 1 tuần, kháng Histamine uống 24 giờ trước đó. Tiêu chuẩn loại trừ - Không dung nạp với lạnh, mề đay do lạnh - Bệnh Cryoglobulinemia - Tiền sử hoại thư Hiện tượng Raynaud - Có bệnh nội, ngoại khoa kèm theo -Bệnh nhân không hợp tác Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng không mù. Khám và làm bệnh án bệnh nhân theo mẫu chung, xét nghiệm GPB trước điều trị Điều trị và theo dõi điều trị Bệnh nhân được chọn vào một trong hai lô: Lô AL: Chấm Nitơ lỏng 1 lần/tuần. Lô mỡ Salicylée: Bôi Mỡ Salicylée 5% 2 lần/ngày.
  6. Đánh giá lâm sàng/tuần, theo thang điểm (0 – 3) cho mỗi tính chất sang thương da như sau: Tính Trung chất / Độ Nhẹ Nặng bình nặng Diện < 25 25 – > 50 cm²(1) 50 cm²(2) cm²(3) tích nhìn nhìn thấy, khó sang thấy sang sờ sang Độ thương da thương da thương dày nhiều, dày/liken nhô lên so dày cứng và với bề mặt các vết hằn hóa hơn vùng bình cổ trâu rõ(3) da da bình thường(2) thường(1) thỉnh thường thường Độ thoảng, ảnh xuyên, ảnh xuyên, ngứa không ảnh hưởng ít đến hưởng nhiều
  7. hưởng đến sinh hoạt, lao đến sinh hoạt, động(2) hoạt, lao sinh lao động(1) động, phải thuốc dùng hoặc đi khám bệnh(3) Điểm 1–3 4–6 7–9 tổng cộng điểm điểm điểm Đánh giá kết quả sau điều trị - Tiêu chuẩn khỏi bệnh: không còn sang thương da hoặc chỉ còn sẹo, hết ngứa. - Ghi nhận số tuần điều trị của mỗi ca, diễn tiến bệnh theo thời gian, số ca khỏi và không khỏi bệnh (ngưng điều trị do tác dụng phụ hoặc không hiệu quả). Theo dõi tác dụng phụ, biến chứng của điều trị. Phân tích số liệu Bằng phần mềm thống kê EpiInfo 2002 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  8. Có 61 trường hợp hội đủ các tiêu chuẩn được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm điều trị. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu (Bảng 1) Toàn mẫu AL Sali So sánh Đặc Điểm = 5% (n = 61) (n 32) (n = 29) 1. Giới: nam 39 (63,9%) 20 19 Chi² = 22 (36,1%) (62,5%) (65,5%) 0,06 nữ 12 10 P = 0,80 (37,5%) (34,5%) 2. Tuổi (TB ± Từ 13 – 82 50,7 ± 45,8 T = 1,11 ĐLC) TB: 48,4 16,8 ± 18,3 P = 0,27 3. Tiền sử bệnh 34 (55,7%) 20 14 Chi² = cơ địa (62,5%) (48,3%) 1,25 P = 0,26
  9. Thời gian 6 tháng đến 4. 4,78 ± 3,33 T = 1,78 bệnh (năm) 15 năm. 3,74 ± 2,43 P = 0,08 (TB ± ĐLC) TB: 4,01 5. Độ ngứa: nhẹ 16 (26,2%) 9 7 Chi² = (28,1%) (24,1%) 0,34 TB 25 (41%) 12 13 P = 0,84 nặng 20 (32,8%) (37,5%) (44,8%) 11 9 (34,4%) (31%) 6. Độ dày da: 0 0 0 Chi² = nhẹ 0,32 23 (37,7%) 11 12 TB 38 (62,3%) (34,4%) (41,4%) P = 0,57 nặng 21 17 (65,6%) (58,6%) Diện tích Từ 5 – 192 8. 32,9 ± 22,8 T = 1,41 trung bình (TB ± ĐLC) cm² 36,02 ± 14,76 P = 0,16 TB: 28,1
  10. cm² 9. Điểm số độ 6,28 ± 6,14 T = 0,41 nặng 1,40 ± 1,27 P = 0,68 (TB ± ĐLC) Nhận xét: các đặc điểm liên quan đến bệnh giữa 2 lô nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả điều trị (Bảng 2) Kết quả Lô Lô So AL mỡ Sali sánh (n (n = = 32) 29) Khỏi Số 20 7 P bệnh trường (62,5%) (24,1%) = 0,003 hợp Độ 5,8 4,71 P nặng ban ± 1,15 ± 0,79 = 0,02
  11. đầu khỏi Không 12 22 bệnh (37,5%) (75,9%) – Do thuốc 10 22 không hiệu quả (31,3%) (75,9%) – Do tác dụng 2 0 phụ (6,2%) Nhận xét: Nitơ lỏng có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn, có khả năng điều tr ị những trường hợp chàm nặng hơn so với mỡ Sali. Tác dụng phụ (Bảng 3) Lô AL: 32/32 có cảm giác đau rát, 24/32 tạo bóng nước, 4/32 giảm sắc tố, 3/32 xuất huyết. Lô mỡ Sali chỉ có 1 trường hợp BN có cảm giác châm chích khi bôi thuốc. BÀN LUẬN Kết quả điều trị Kết quả cuối đợt điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh lô AL cao hơn so với mỡ Sali có ý nghĩa thống kê (62,5% so với 24,1%; P = 0.003) (Bảng 2).
  12. Theo ghi nhận của chúng tôi, ở những bệnh nhân đáp ứng với nitơ lỏng, chỉ số ngứa giảm đầu tiên và điều này khuyến khích họ tiếp tục điều trị. Cơ chế giảm ngứa của Nitơ lỏng chưa được biết rõ. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, bên trong sang thương da dày liken hóa, các sợi thần kinh có thể dày lên, tăng sinh tế bào Schwann và sợi trục, tạo u Schwann, phù sợi trục thần kinh. Việc tăng số lượng thần kinh bì làm cho các sang thương mạn liken hóa trở nên ngứa dữ dội(3). Tác dụng giảm ngứa của nitơ lỏng có lẽ nhờ làm giảm độ dày sang thương hoặc có thể do làm bất hoạt các thần kinh cảm giác tăng sinh nói trên. Điều này cũng được Waldinger TP nói đến qua báo cáo ca lâm sàng bệnh nhân sẩn ngứa đáp ứng tốt với chấm Nitơ lỏng, sang thương da mỏng đi và ngứa giảm rõ rệt(9). Độ dày sang thương sẽ giảm dần thường là sau khi tạo bóng nước và quá trình lành tiếp theo sau. Duy trì độ lạnh dưới 30 giây sau khi đóng băng không gây sẹo vì không ảnh hưởng đến các nguyên bào sợi và lớp collagen của bì, điều này cho phép các thành phần tế bào di chuyển trong quá trình lành vết thương, tái tạo thượng bì nhanh chóng và tạo tính toàn vẹn bình thường của các lớp da(2,8). Bệnh nhân của chúng tôi thường lành vết thương (nếu có) do chấm AL trong vòng 1 tuần. Đây là một trong những lý do khiến chúng tôi chọn khoảng cách giữa 2 điều trị kế tiếp nhau là 1 tuần.
  13. Đối với 12 trường hợp (37,5%) chấm Nitơ lỏng không có kết quả, 2 ca ngưng điều trị sau 3 – 4 tuần vì không chịu đựng nổi tác dụng phụ (đau, rát, bóng nước); 4 ca diện tích sang thương rộng, bệnh giảm chậm nên bỏ cuộc sau nhiều đợt điều trị; 6 trường hợp còn lại vẫn còn ngứa sau một số đợt chấm thuốc nên cần uống thêm thuốc kháng Histamin, chúng tôi động viên họ tiếp tục chấm Nitơ lỏng và sang thương da cũng cải thiện khả quan. Trong khi đó ở lô điều trị bằng mỡ Sali, 7 trường hợp (24,1%) khỏi bệnh đều có diện tích sang thương nhỏ, ngứa nhẹ nên đáp ứng tốt với điều trị. Những trường hợp còn lại (75,9%) bệnh không đổi hay giảm ít đều do bệnh nhân vẫn ngứa nhiều nên phải chuyển sang phương pháp điều trị khác. So sánh đặc điểm ở những bệnh nhân khỏi bệnh giữa 2 lô chúng tôi nhận thấy rằng: nitơ lỏng có khả năng điều trị những trường hợp nặng hơn so với mỡ (Bảng 2). Thời gian điều trị nitơ lỏng trung bình là 7,7 tuần. Trường hợp khỏi bệnh nhanh nhất là sau 4 đợt điều trị, lâu nhất là 15 đợt. Từ kết quả trên cho thấy AL có hiệu quả tốt hơn mỡ Sali trong điều trị các sang thương chàm tăng sừng nhiều. Tác dụng phụ Đau rát gặp ở 32 trường hợp (100%), bệnh nhân cảm thấy đau nhất khi chấm ở đợt đầu tiên, ở những lần sau mức độ đau giảm, có lẽ bệnh nhân
  14. đã quen dần. Cảm nhận đau ở mỗi bệnh nhân rất khác nha u. Đau rát và tạo bóng nước là nguyên nhân chính làm cho 2 trường hợp không tiếp tục điều trị. Ở những bệnh nhân đau nhiều, chúng tôi có khuyên dùng một số loại thuốc như Paracetmaol, Diantalvic...để giảm đau và tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, có một số chấp nhận cảm giác đau như một phần của điều trị vì đau làm giảm ngứa rất rõ rệt. Tạo bóng nước 24 ca (75%), thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi chấm thuốc, do phân tách vùng nối bì – thượng bì, kéo dài khoảng 2 – 3 ngày, sau đó lành trong vòng 1 tuần. Chúng tôi thấy rằng ở những bệnh nhân có bóng nước, sau khi lành thì độ dày của sang thương giảm rõ rệt. Do đó có thể nói phồng nước là một “biến chứng cần thiết” nếu muốn sang thương mỏng đi nhanh chóng. Tuy nhiên có 3 trường hợp (9,4%) xuất huyết sau khi tạo bóng nước, có lẽ do bóng nước tạo ra quá sâu. Giảm sắc tố có 4 ca (12,5%). Đây là biến chứng do tổn thương các tế bào sắc tố, là tế bào nhạy cảm với lạnh nhất trong lớp thượng bì. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Văn Út và cs ghi nhận các tác dụng phụ gồm có: phồng nước, bội nhiễm, chảy máu, đau nhức, ngứa, tăng sắc tố quanh sẹo...(1). Castro Luiz GM và cs điều trị bệnh nấm sâu Chromomycosis bằng nitơ lỏng trong một thời gian dài (1 – 22 lần điều trị) cho thấy rằng ngoài những biến chứng thường gặp (đau, bóng nước...), còn
  15. có các biến chứng khác nặng hơn như sẹo lồi, hở gân-khớp, nhiễm trùng, hạt kê, loét, viêm quầng (4). Nói chung, có nhiều tác dụng phụ và biến chứng được đề cập trên y văn nhưng không gặp ở bệnh nhân của chúng tôi. Có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi tương đối ngắn, thời gian chấm thuốc nhanh (5 giây sau khi tạo quả cầu băng) và chỉ thực hiện một chu kỳ đông – tan băng. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT Nitơ lỏng được xem như là một tác nhân tiêu sừng mạnh, rẻ tiền, dễ sử dụng, lại không có nhiều biến chứng đáng kể, qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có hiệu quả hơn so với một thuốc tiêu sừng khác là mỡ Salicylée 5%. Nitơ lỏng cũng có tác dụng giảm ngứa, tuy nhiên cũng cần phải kết hợp với thuốc kháng Histamine uống trong một số trường hợp. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề nghị sử dụng Nitơ lỏng như một thuốc bôi tại chỗ trên những sang thương chàm mạn tính dày, tăng sừng nhiều mà các loại thuốc khác khó thấm qua nhưng diện tích không quá lan rộng, đồng thời kết hợp với thuốc khá ng Histamine uống khi cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2