intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác hại của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe trẻ em

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

275
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tay chân miệng do nhiều loại virut khác nhau gây ra. Do đó, bệnh có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau lên sức khỏe của bệnh nhân: Với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ bình phục sau 7 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị. Bệnh thường không gây biến chứng gì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác hại của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe trẻ em

  1. Tác hại của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe trẻ em Bệnh tay chân miệng do nhiều loại virut khác nhau gây ra. Do đó, bệnh có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau lên sức khỏe của bệnh nhân: Với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ bình phục sau 7 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị. Bệnh thường không gây biến chứng gì. Biến chứng thần kinh gây ra co giật ở trẻ
  2. Riêng đối với các trường hợp bệnh nặng ở bệnh nhi thường xuất hiện các dấu hiệu như: khi ngủ trẻ liên tục quấy khóc, hay giật mình, hốt hoảng, sốt cao, co giật…Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng thần kinh: Làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, gây ra: + Run chi, giật mình, run giật cơ khi ngủ, loạng choạng + Thay đổi tri giác: vật vã, bứt rứt, chới với, hốt hoảng, li bì, mắt nhìn lên, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê + Yếu chi, liệt mặt…
  3. Với biến chứng thần kinh này, sau khi điều trị, bệnh sẽ dần phục hồi hoàn toàn hoặc có thể để lại những di chứng về sau. Riêng biến chứng hô hấp, tim mạch (sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn của trẻ). Các trường hợp này thường xảy ra trong bệnh cảnh có tổn thương não: triệu chứng thần kinh, thở nhanh, thở không đều, sùi khạc bọt hồng ra mũi miệng. Mạch nhanh, huyết áp tăng hoặc tụt. Với trường hợp này, nguy cơ tử vong ở trẻ là rất cao. Các bác sĩ cũng nhấn mạnh: “Khi trẻ có biến chứng này, nếu không điều trị đúng và kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vòng vài giờ”.
  4. hứng hô hấp có nguy cơ tử vong rất cao. Ảnh: Images Do đó, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, khi nghi ngờ có biến chứng thần kinh hoặc rối loạn hô hấp- tuần hoàn, sốt cao liên tục khó hạ và nôn ói nhiều. Bố mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời. Đối với trường hợp không có biến chứng có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau và theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2