intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác nhân gây bệnh do vector truyền, Hepatozoon spp. (Apicomplexa:Hepatozoidae), và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trên thú cưng

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin về (i) đặc điểm chung của Hepatozoon gây bệnh trên động vật và mèo; (ii) sự phân bố của các loài Hepatozoon trên mèo; (iii) cơ chế sinh bệnh và dấu hiệu lâm sàng; và (iv) chẩn đoán và phát hiện hepatozoonosis. Nắm rõ các phương pháp chẩn đoán nhanh và xác định chính xác kiểu gen của Hepatozoon spp. ở mèo sẽ làm sáng tỏ các khía cạnh dịch tễ ở Việt Nam và kiểm soát tốt chuỗi lây truyền từ động vật sang người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác nhân gây bệnh do vector truyền, Hepatozoon spp. (Apicomplexa:Hepatozoidae), và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trên thú cưng

  1. TÁC NHÂN GÂY BỆNH DO VECTOR TRUYỀN, HEPATOZOON SPP. (APICOMPLEXA:HEPATOZOIDAE), VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM TRÊN THÚ CƯNG Nguyễn Lê Hoàng Bích, Đinh Diệu Linh, Phương Hiểu Vy, Nguyễn Thị Phương Thảo Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thành Luân TÓM TẮT Trong vài năm gần đây, mối quan tâm đến các tác nhân gây bệnh do vector truyền ở động vật nuôi cảnh đã tăng lên. Ba loài Hepatozoon khác nhau (Apicomplexa, Hepatozoidae) được xác định có khả năng lây nhiễm cho mèo nhà (bao gồm H. felis, H. canis và H. silvestris), tuy nhiên, chưa có báo cáo lâm sàng về bệnh do Hepatozoon trên mèo ở Việt Nam mặc dù chúng đã được phát hiện lây nhiễm trên các loài chó nuôi. Để có thông tin làm sáng tỏ về sự phân bố và khả năng gây bệnh của Hepatozoon đối với mèo nhà nuôi ở Việt Nam trong các nghiên cứu tương lai, nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin về (i) đặc điểm chung của Hepatozoon gây bệnh trên động vật và mèo; (ii) sự phân bố của các loài Hepatozoon trên mèo; (iii) cơ chế sinh bệnh và dấu hiệu lâm sàng; và (iv) chẩn đoán và phát hiện hepatozoonosis. Nắm rõ các phương pháp chẩn đoán nhanh và xác định chính xác kiểu gen của Hepatozoon spp. ở mèo sẽ làm sáng tỏ các khía cạnh dịch tễ ở Việt Nam và kiểm soát tốt chuỗi lây truyền từ động vật sang người. Từ khóa: Hepatozoon felis, Vector‑borne pathogens, Protozoans, PCR. 1 GIỚI THIỆU Tác nhân gây bệnh do vector (VBP- Vector-borne pathogens) được xác nhận là tác nhân gây ra các bệnh quan trọng phát hiện trên cả người và động vật, chúng đang được nhận nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới ngày vì khả năng lây truyền từ động vật (zoonotic potential) (Dantas‑Torres và cs., 2012). Nhiều nghiên cứu các VBD đã được thực hiện trên chó, nhưng chúng ít được nghiên cứu trên mèo, mặc dù mèo là động vật cưng phổ biến (Chomel và Sun, 2011). Trong vài năm gần đây, các nghiên cứu về VBPs ở mèo đã cho thấy sự phân bố theo địa lý rộng rãi của những mầm bệnh này, đặc biệt là ở những khu vực có VBP lưu hành ở chó (Attipa và cs., 2017; Persichetti và cs., 2016). Các bệnh do VBPs cũng đã được báo cáo ở mèo sống trong môi trường hẹp, chẳng hạn như các đảo/hẻm nhỏ (Otranto và cs., 2017). Trong số các mầm bệnh có khả năng lây truyền qua bọ ve ở mèo, bệnh gan ở mèo (feline hepatozoonosis) đang được báo cáo với nguyên nhân được xác định liên quan đến bọ ve hoang dã và có hai kiểu gen của Hepatozoon. felis (I và II) (Pawar và cs., 2012). Các vector và đường lây truyền chính xác của bệnh do hepatozoon ở mèo vẫn 579
  2. chưa được biết nhưng việc lây truyền qua các vector có thể đóng một vai trò quan trọng như đối với các loài Hepatozoon khác (Baneth và cs., 2013). 2 ĐẶC Đ ỂM CHUNG CỦA HEPATOZOON GÂY BỆNH TRÊN ĐỘNG VẬT VÀ MÈO Chi Hepatozoon (Apicomplexa, Hepatozoidae) bao gồm hơn 340 loài gây nhiễm bệnh trên động vật có vú, chim, bò sát lưỡng cư và thú có túi (Baneth và cs., 2013; Hodzic và cs., 2017). Những ký sinh trùng apicomplexan này trải qua một vòng đời gián tiếp (heteroxenous life cycle) liên quan đến ký sinh trong máu (hematophagous) vật chủ cuối cùng là động vật không xương sống, trong đó hợp bào tử (sporulated oocysts) được tạo thành và là vật chủ trung gian của động vật có xương sống (nuốt phải), nơi xảy ra sự phát triển thành merogony (sự phát triển đoạn trứng gồm nhiều giai đoạn phân chia nhân vô tính theo sau sự phân cắt bào tương sinh ra các tế bào con gọi là merozoites) và gametogony (sự tạo hợp tử) (Hình 1). Các giai đoạn merogony xảy ra ở các mô và cơ quan khác nhau và là những giai đoạn gây ra các tổn thương và dấu hiệu lâm sàng ở vật chủ. Các giai đoạn gamont của Hepatozoon lưu thông trong các tế bào máu (tức là hồng cầu của các loài bò sát và bạch cầu của các loài chim và động vật có vú bị nhiễm) của vật chủ động vật có xương sống và được vật chủ động vật không xương sống ăn vào khi hút máu (Baneth, 2011). Thông thường, vật chủ động vật có xương sống bị nhiễm khi ăn phải vật chủ động vật chân đốt có chứa các tế bào trứng đã nhiễm bệnh (Baneth, 2011), nhưng các con đường lây nhiễm bổ sung đã được mô tả đối với một số loài Hepatozoon, chẳng hạn như sự ăn thịt của vật chủ ký sinh hoặc trung gian chứa bào tử trùng, cystozoites (nang đơn nguyên hoặc đơn bào), trong mô của chúng (ví dụ H. americanum) (Baneth, 2011; Johnson và cs., 2009) và lây truyền qua nhau thai (ví dụ H. canis; H. felis) (Baneth và cs., 2013; Murata và cs., 1993). (a) (b) Hình 1. Chu kỳ sống, sinh sản và lan truyền của ấu trùng Hepatozoon lây nhiễm rên chó (a): Các phương thức lây truyền Hepatozoon americanum; (b): Các phương thức lây truyền Hepatozoon canis. bao gồm quan nhau thai. Trong nhóm Apicomplexa thì sự sinh sản đa phân, hay còn gọi là schizogony, được thể hiện qua các giai đoạn: merogony (sự phát triển đoạn trứng), sporogony (sự tạo thoi trùng) và gametogony (sự tạo hợp tử). Giai đoạn merogony sẽ cho ra các merozoite, là những tế bào con bắt nguồn từ trong cùng một màng tế bào. Giai đoạn sporogony sẽ cho ra các sporozoite, và giai đoạn gametogony sẽ cho ra các microgamete Nguồn https://veteriankey.com/canine-and-feline-hepatozoonosis/. 580
  3. Tóm lại, không giống như hầu hết các tác nhân gây bệnh đơn bào do vector truyền qua việc hút/ăn máu, nhiễm Hepatozoon còn xảy ra khi vật chủ có xương sống trung gian ăn vật chủ cuối cùng, một động vật không xương sống, có chứa noãn bào trưởng thành (Baneth và cs., 2007). Các phương thức lây truyền khác, chẳng hạn như truyền qua nhau thai hoặc do ăn thịt các vật chủ trung gian bị nhiễm bệnh, cũng được báo cáo (Murata và cs., 1993; Johnson và cs., 2009; Baneth và cs., 2013). Các nghiên cứu gần đây liên quan đến các kỹ thuật chẩn đoán phân tử đã xác định được hai loài riêng biệt, H. americanum và H. canis, lây nhiễm cho động vật hoang dã và vật nuôi ăn thịt, trong khi loài H. felis được phát hiện ở các loài mèo hoang dã và mèo nuôi (Baneth và cs., 2013; Pawar và cs., 2012; Hodžić và cs., 2017). 3 SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI HEPATOZOON TRÊN MÈO Báo cáo đầu tiên ở mèo nhà bắt đầu từ năm 1908 khi ký sinh trùng được đặt tên là Leucocytozoon felis domestici (Patton, 1908). Sau đó, chúng được tái phân loại và được xác định thuộc chi Hepatozoon do có những điểm tương đồng với các loài lây nhiễm trên chó và chó hoang. Gần đây, với việc sử dụng các kỹ thuật phân tử, H. felis được xác định là một loài khác biệt và chiếm ưu thế trong các mèo bị nhiễm (Criado-Fornelio và cs., 2006; Tabar và cs., 2008); tuy nhiên, H. canis đã được tìm thấy có thể lây nhiễm cho mèo ở Thái Lan (Jittapalapong và cs., 2006) và các nước châu Âu (Criado-Fornelio và cs., 2007). Hình 2. Số lượng các loài Hepatozoon nhiễm trên mèo nhà (hình bên phải) và các loài hoang dại (hình bên trái) dựa vào số lượng trình tự gen 18S rRNA của Hepatozoon công bố trên NCBI và báo cáo phân tích kiểu huyết thanh của H. felis (tổng hợp từ nghiên cứu của Pereira và cs., 2019) Theo tổng hợp của Basso và cs., 2019, DNA của H. felis được tìm thấy trong máu của mèo nhà nuôi ở Ý; Tây Ban Nha; Bồ Đào Nha và Síp. Trong khi đó, DNA của loài H. canis được phát hiện trong máu của mèo ở Ý; Tây Ban Nha và Pháp. Đới với H. silvestris, loài được mô tả gần đây nhất, lần đầu tiên được phát hiện ở mèo rừng châu Âu (Felis silvestris silvestris) từ Bosnia và Herzegovina vào năm 2017 (Hodzic và cs., 2017). Ngay sau đó H. silvestris cũng được tìm thấy trong mẫu máu của một con mèo nhà bị nhiễm với những dấu hiệu cận lâm sàng ở Ý (Giannelli và cs., 2017) và ở con mèo nhà bị viêm cơ tim nặng ở Thụy Sĩ (Kegler và cs., 2018). Trong nghiên cứu phân loại Hepatozoon spp. sử dụng trình tự gen 18S rRNA, Pereira và cs., (2019) cho thấy rằng Hepatozoon sp. isolate 331A/16 phân lập từ mèo hoang (Felis silvestris silvestris) (Hodžić và cs., 2018) có mối quan hệ gần với loài H. martis vì kết quả phân tích BLAST cho thấy 331A/16 có trình tự 582 bp của gen 18S rRNA giống 100% với trình tự của loài H. martis phân lập từ chồn thông châu Âu (European pine 581
  4. marten, Martes martes) (accession numbers MG136687, EF222257), chồn marten ngực trắng (Martes foina) (EU686690, MG136688) và lửng châu Âu (European badger, Meles meles) (và KU198330). Các thông tin mô tả trên cho thấy rằng, nguyên nhân của chính Hepatozoonosis trên mèo chủ yếu liên quan đến ba loài chính bao gồm H. felis, H. canis và H. silvestris. Sự phát hiện hepatozoonois trên mèo có mối liên quan đến loài H. martis trong nghiên cứu của Pereira và cs., (2019) cho thấy rằng việc sử dụng trình tự phân tử trong các phân tích tiếp theo có thể giúp phát hiện và khẳng định sự lây nhiễm của loài này trên mèo. Từ dữ liệu truy xuất được về các trình tự 18S rRNA của Hepatozoon lây nhiễm trên mèo và các bọ ve ký sinh trên mèo từ nghiên cứu trước đây (Pereira và cs., 2019), số lượng các loài Hepatozoon nhiễm trên mèo nhà (domestic cat) và các loài họ mèo hoang dại (non-domestic cat) được trình bày trong Hình 2. Kết quả phân tích cho thấy nhóm mèo nhà nhiễm H. felis là loài ưu thế thuộc kiểu huyết thanh I (genotype I) và nhóm mèo hoang dại nhiễm H. felis loài ưu thế thuộc genotype II. Đặc biệt, nhóm mèo nhà thể hiện sự nhiễm với loài H. canis trong khi đó nhóm hoang dại không có, cho thấy rằng loài này có thể đại diện cho một ổ chứa nhiễm trùng cho vật nuôi trong nhà. 4 DẤU HIỆU LÂM SÀNG VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH Không giống như nhiễm H. canis ở chó với các dạng biểu hiện cận lâm sàng (phổ biến nhất), cấp tính (phát triển khoảng một tuần trước khi chết) và mãn tính (với các giai đoạn biểu hiện lâm sàng rồi thuyên giảm) (Barton và cs., 1985). Khả năng gây bệnh do Hepatozoon ở mèo nói chung còn chưa được hiểu rõ. Tương tự như phản ứng viêm rất nhẹ liên quan đến vi khuẩn H. silvestris meronts (một giai đoạn trong vòng đời của bào tử trùng trong đó xảy ra nhiều lần phân hạch vô tính (schizogony), dẫn đến sản xuất merozotes) trong cơ tim của mèo rừng châu Âu (Hodžić và cs., 2017), H. felis được coi là có độc lực thấp và hầu hết liên quan đến các dấu hiệu cận lâm sàng hoặc lâm sàng nhẹ như hôn mê, sốt, suy nhược và nổi hạch, bất thường về máu và sinh hóa (Baneth và cs., 2000, 2013, 1998, Díaz-Regañón và cs., 2017; Lloret và cs., 2015). Do đó, nhiễm H. felis ở mèo nhà được coi là cận lâm sàng và có thể liên quan rõ ràng đến sự hiện diện của các meront trong mô cơ (Baneth và cs., 2000, 2013, 1998, Díaz-Regañón và cs., 2017; Lloret và cs., 2015). Tương tự như H. felis, H. silvestris được tìm thấy lây nhiễm vào cơ tim và cơ xương ở mèo rừng châu Âu và được phát hiện chỉ có một phản ứng viêm nhẹ (Hodžić và cs., 2017), viêm cơ tim nặng ở mèo nhà (có nguồn gốc từ Thụy Sĩ) với các dấu hiệu lâm sàng như hôn mê, yếu ớt và biếng ăn (Kegler và cs., 2018). Phân tích mô bệnh học của tim mèo bị nhiễm H. silvestris cho thấy dấu hiệu ký sinh trong tế bào bạch cầu (lympho-plasmacytic) và cơ tim (histiocytic myocarditis) liên quan đến thoái hóa sợi cơ và hoại tử, và không có tổn thương nào khác xuất hiện ở bất kỳ cơ quan khác và âm tính với virus và các tác nhân truyền nhiễm ức chế miễn dịch khác (Kegler và cs., 2018). Các tổn thương phổi và gan được cho là do suy tim cấp tính do tổn thương cơ tim. 5 CHẨN Đ N VÀ PHÁT HIỆN HEPATOZOONOSIS Nhiễm H. felis có thể là cận lâm sàng hoặc kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng nhẹ (ví dụ như hôn mê, sốt, suy nhược và nổi hạch), nhưng cũng có thể xảy ra các trường hợp nặng 582
  5. (Baneth và cs., 2013; 2011; Lloret và cs., 2015). Trong một số nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc, một số hoặc tất cả mèo có kết quả PCR dương tính với Hepatozoon lấy từ mẫu máu có các dấu hiệu lâm sàng có thể liên quan đến nhiễm trùng, trong khi trong các nghiên cứu khác, tất cả mèo dương tính dường như không có triệu chứng (Basso và cs., 2019). Bện cạnh đó, mức độ tăng cao của các enzyme hoạt hóa ở cơ bao gồm lactate dehydrogenase trong huyết thanh (LDH) và creatine phosphokinase (CK) chỉ được mô tả ở một số ít mèo bị nhiễm H. felis (Baneth và cs., 1998). Trong các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mèo nhiễm Hepatozoon thường dễ bị bỏ qua do không phát hiện thể gamont hoặc phôi dâu lưu hành nào được tìm thấy trong các mẫu phết máu, tuy nhiên dựa trên phân tích phân tử (PCR), 12 mẫu máu mèo (chiếm 15% trong tổng số mẫu khảo sát) được xác định dương tính với sự hiện diện của H. felis (Pereira và cs., 2019). Do đó kỹ thuật PCR thường là công cụ thường quy để phát hiện Hepatozoon spp. trên mèo. Một phần gen 18S rRNA (358 bp) của Hepatozoon spp. (H. felis và H. canis) được khuếch đại bằng PCR sử dụng mồi Piroplasmid-F:_CCAGCAGCCGCGGTAATT và Piroplasmid- R:_CTTTCGCAGTAGTTYGTCTTTAACAAATCT (Tabar và cs., 2008). Chu kỳ khuếch đại được thực hiện như sau: 94 ° C 3 phút, 35 chu kỳ [94 °C 30 giây, 64 °C 45 giây, 72 °C 30 giây] 72 °C 7 phút. Quy trình được thực hiện với mẫu kiểm soát H. canis dương tính từ những con chó bị nhiễm tự nhiên dương tính bằng phết máu và bằng PCR và giải trình tự sản phẩm PCR, và kiểm soát âm tính cũng được thực hiện với mỗi PCR. 6 Đ ỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA Điều trị bằng thuốc thường được sử dụng trong bệnh Hepatozoon ở chó nhưng chưa được báo cáo ở mèo. Do đó, phác đồ điều trị được sử dụng trong trường hợp nhiễm ở mèo dựa trên một số kinh nghiệm ở chó. Doxycycline được sử dụng trong một trường hợp nhưng không có kết quả rõ ràng (Ewing Go, 1977), trong khi kết hợp của oxytetracycline và primaquine trong một trường hợp khác cho kết quả thành công [EBM cấp IV] (Van Amstel, 1979). Theo hướng dẫn của TroCCAP (2017) tình trạng nhiễm H. canis có thể được điều trị bằng imidocarb dipropionate với liều 5-6 mg/kg IM hoặc SC 14 ngày một lần cho đến khi tế bào giao tử không còn xuất hiện trong các mẫu phết máu. Tốc độ giảm ký sinh trùng huyết chậm và thường đòi hỏi một số phương pháp điều trị bằng imidocarb lặp lại nhiều lần. Trong trường hợp mèo nhiễm H. felis (Basso và cs., 2019), con mèo đã hồi phục hoàn toàn sau một liệu pháp kết hợp với imidocarb và doxycycline. Kết quả xét nghiệm vi thể và PCR cho thấy ra rằng phương pháp điều trị kết hợp với imidocarb và doxycycline dường như đủ khả năng để loại bỏ ký sinh trùng khỏi máu ở mèo trong báo cáo gần đây (Basso và cs., 2019). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giannelli, A. et al., Three different Hepatozoon species in domestic cats from southern Italy, Ticks Tick Borne Dis. 8 (5) (2017) 721–724. [2] Attipa C, et al. Prevalence study and risk factor analysis of selected bacterial, protozoal and viral, including vector‑borne, pathogens in cats from Cyprus. Parasit Vectors. 2017;10:130. 583
  6. [3] Baneth G, Aroch I, Tal N, Harrus S. Hepatozoons species infection in domestic cats: a retrospective study. Vet Parasitol. 1998; 79:123 – 33. [4] Baneth G, et al., Genetic and antigenic evidence supports the separation of Hepatozoon canis and Hepatozoon americanum at the species level. J Clin Microbiol. 2000;38:1298 – 301. [5] Baneth G, et al., Life cycle of Hepatozoon canis (Apicomplexa:Adeleorina: Hepatozoidae) in the tick Rhipicephalus sanguineus and domestic dog (Canis familiaris). J Parasitol. 2007;93:283 – 99. [6] Baneth G, Sheiner A, Eyal O, Hahn S, Beaufils JP, Anug Y, Talmi-Frank D. Redescription of Hepatozoon felis (Apicomplexa: Hepatozoidae) based on phylogenetic analysis, tissue and blood form morphology, and possible transplacental transmission. Parasit Vectors. 2013;6:102. [7] Baneth G., Perspectives on canine and feline hepatozoonosis, Vet. Parasitol. 181 (1) (2011) 3–11. [8] Barton, C.L., et al., Canine hepatozoonosis: a retrospective study of 15 naturally occurring cases. Journal of the American Animal Association,1985;21, 125-134 [9] Basso W, et al., First autochthonous case of clinical Hepatozoon felis infection in a domestic cat in Central Europe. Parasitol Int. 2019 Oct;72:101945. doi: 10.1016/j.parint.2019.101945. [10] Chomel BB, Sun B. Zoonoses in the bedroom. Emerg Infect Dis. 2011;17:167–72. [11] Criado-Fornelio A, Buling A, Cunha-Filho NA, et al. Development and evaluation of a quantitative PCR assay for detection of Hepatozoon spp. Vet Parasitol 2007; 150: 352– 356. [12] Criado-Fornelio A, Ruas JL, Casado N, et al. New molecular data on mammalian Hepatozoon species (Apicomplexa: Adeleorina) from Brazil and Spain. J Parasitol 2006; 92: 93–99. [13] Dantas‑Torres F, Chomel BB, Otranto D. Ticks and tick‑borne diseases: a one health perspective. Trends Parasitol. 2012;28:437–46. [14] Hodžić A, et al., High diversity of blood-associated parasites and bacteria in European wild cats in Bosnia and Herzegovina: A molecular study. Ticks Tick Borne Dis. 2018 Mar;9(3):589-593. [15] Hodžić, A., lić, A., Prašović, S., Otranto, D., Baneth, G., & Duscher, G. G. (2017). Hepatozoon silvestris sp. nov.: morphological and molecular characterization of a new species of Hepatozoon (Adeleorina: Hepatozoidae) from the European wild cat (Felis silvestris silvestris). Parasitology, 144(5), 650–661.. [16] Jittapalapong S, Rungphisutthipongse o, Maruyama S, et al. Detection of Hepatozoon canis in stray dogs and cats in Bangkok, Thailand. Ann NY Acad Sci 2006; 1081: 479–488. [17] Johnson EM, et al., Alternate pathway of infection with Hepatozoon americanum and the epidemiologic importance of predation. J Vet Intern Med. 2009;23:1315 – 8. 584
  7. [18] Kegler, K. et al., Fatal infection with emerging apicomplexan parasite Hepatozoon silvestris in a domestic cat, Parasit. Vectors 11 (2018) 428. [19] Lloret A, et al., Hepatozoonosis in cats: ABCD guidelines on prevention and management. J Fel Med Surg. 2015;17:642 – 4. [20] Murata T, Inoue M, Tateyama S, Taura Y, Nakama S. Vertical transmission of Hepatozoon canis in dogs. J Vet Med Sci. 1993;55:867 – 8. [21] Otranto D, et al. Feline and canine leishmaniosis and other vector‑borne diseases in the Aeolian Islands: pathogen and vector circulation in a confined environment. Vet Parasitol. 2017;236:144–51. [22] Patton W.S., The haemogregarines of mammals and reptiles. Parasitol 1908; 1: 318–321. [23] Pawar R.M., et al., Molecular characterization of Hepatozoon spp. infection in endangered Indian wild felids and canids. Vet Parasitol. 2012;186:475 – 9. [24] Pereira, C., et al. Molecular detection of Hepatozoon felis in cats from Maio Island, Republic of Cape Verde and global distribution of feline hepatozoonosis. Parasites Vectors 12, 294 (2019) [25] Persichetti M.F., et al., Detection of vector ‑ borne pathogens in cats and their ectoparasites in southern Italy. Parasit Vectors. 2016;9:247. [26] TroCCAP: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và kiểm soát nội ký sinh trên chó ở vùng nhiệt đới. Ấn bản Đầu tiên Tháng 5 năm 2017. 585
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0