intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu chuyên đề 13: Mô hình chăn nuôi gia cầm (thương phẩm). Quy trình và kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi giá trị (Lưu hành nội bộ-Nhóm Cộng đồng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu “Chăn nuôi gia gia cầm giới thiệu quy trình và kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi giá trị” được biên soạn với các nội dung sát thực bao gồm: giới thiệu các giống gà, vịt, ngan hiện đang chăn nuôi tại Việt Nam, một số mô hình phương thức chăn nuôi theo chuỗi giá trị, kỹ thuật chăn nuôi các loại gia cầm từng giai đoạn, kỹ thuật chế biến thức ăn tận dụng từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, quy trình vệ sinh phòng bênh, phương pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp, giới thiệu một số phương thức chăn nuôi, các hình thức tiêu thụ sản phẩm và những gợi ý để người học trao đổi và tiếp thu có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 13: Mô hình chăn nuôi gia cầm (thương phẩm). Quy trình và kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi giá trị (Lưu hành nội bộ-Nhóm Cộng đồng)

  1. ỦY BAN DÂN TỘC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 13 MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM (THƯƠNG PHẨM). QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THEO CHUỖI GIÁ TRỊ (Lưu hành nội bộ-Nhóm Cộng đồng) Hà Nội 2023
  2. LỜI NÓI ĐẦU Nâng cao năng lực cho cộng đồng để chuyển giao quy trình, kỹ thuật chăn nuôi đến với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Để giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững, đặc biệt là đối với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì phương pháp truyền tải theo hướng cầm tay chỉ việc, lý thuyết đi đôi với thực hành để người dân dễ hiểu, dễ làm, có hình ảnh minh hoạ và ví dụ thực tiễn. Nội dung tài liệu “Chăn nuôi gia gia cầm giới thiệu quy trình và kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi giá trị” được biên soạn với các nội dung sát thực bao gồm: giới thiệu các giống gà, vịt, ngan hiện đang chăn nuôi tại Việt Nam, một số mô hình phương thức chăn nuôi theo chuỗi giá trị, kỹ thuật chăn nuôi các loại gia cầm từng giai đoạn, kỹ thuật chế biến thức ăn tận dụng từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, quy trình vệ sinh phòng bênh, phương pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp, giới thiệu một số phương thức chăn nuôi, các hình thức tiêu thụ sản phẩm và những gợi ý để người học trao đổi và tiếp thu có hiệu quả. Tài liệu này chỉ mang tính tham khảo, trong quá trình triển khai, các chuyên gia, giảng viên ở các cấp tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung tài liệu phù hợp với từng loại vật nuôi và góp phần đổi mới phướng pháp đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho cộng đồng, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mặc dù đã cố gắng biên soạn hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chi tiết tới bà con, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo cộng đồng, người dân tham gia chương trình để tài liệu trở thành cẩm nang hữu ích cho người dân trong quá trình hoạt động chăn nuôi gia cầm. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
  3. MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GIA CẦM TẠI VIỆT NAM ................... 1 1. Khái niệm gia cầm ........................................................................................... 1 2. Một số giống gia cầm thương phẩm chăn nuôi hiệu quả ở Việt Nam ........ 1 2.1. Giống gà ......................................................................................................... 1 2.2. Một số giống vịt ........................................................................................... 20 2.3. Một số giống ngan ........................................................................................ 25 II.MỘT SỐ MÔ HÌNH, PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GIA CẦM THEO CHUỖI GIÁ TRỊ............................................................................................... 26 1. Mô hình liên kết chăn nuôi gà thả vườn theo chuỗi giá trị tại huyện Như Xuân-Thanh Hóa ............................................................................................... 26 2. Triển khai mô hình nuôi gà thả vườn liên kết theo chuỗi giá trị ở Kim Quan, Yên Sơn, Tuyên Quang ......................................................................... 27 3. Mô hình nuôi gà thả vườn theo hướng hữu cơ tại Bắc Giang .................. 29 4. Mô hình làm giàu từ nuôi gà ta thả vườn ................................................... 31 5. Mô nình làm giàu từ mô hình gà thả vườn tại Quảng Trị (thương hiệu gà cùa)31 6. Mô hình nuôi gà thả vườn tại Sơn La ......................................................... 32 7. Mô hình nuôi gà theo chuỗi giá trị-cách làm hiệu quả ở Yên Thành, Quang Bình, Hà Giang .................................................................................................. 34 8. Mô hình tổ liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị ở xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................. 34 9. Mô hình tổ liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................... 35 10. Mô hình nuôi giống gà địa phương theo chuỗi giá trị, tại Tiên Phước, Quảng Nam ........................................................................................................ 37 11. Lợi ích từ việc nuôi giun quế kết hợp nuôi gà .......................................... 39 III. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA CẦM ..................................................... 41 1. Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn .................................................................. 41 1.1. Yêu cầu chung về chuồng trại ...................................................................... 41 1.2. Chọn gà con giống........................................................................................ 44 1.3. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn .......................................................................... 45 1.4. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................... 55 1.5. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh ........................................................ 60
  4. 2. Kỹ thuật chăn nuôi vịt, ngan thương phẩm................................................ 88 2.1. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi................................................................ 88 2.2. Chọn giống ................................................................................................... 91 2.3. Thức ăn cho vịt, ngan ................................................................................... 92 2.4. Chăm sóc nuôi dưỡng................................................................................... 92 2.5. Vệ sinh phòng bệnh và điều trị một số bệnh thường gặp ............................ 96 2.6. Các phương thức nuôi vịt, ngan an toàn sinh học ........................................ 97 2.7. Bệnh thường gặp ........................................................................................ 101 IV. KỸ THUẬT CHẾ BẾN THỨC ĂN TẬN DỤNG TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ TẠI ĐỊA PHƯƠNG.............................................................. 104 1. Kỹ thuật chế biến thức ăn sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (ngô, cám, đỗ, khô dầu, bột cá….) ................................................................. 104 1.1. Khẩu phần thức ăn cho gia cầm sử dụng 100% nguyên liệu sẵn có tại địa phương.104 1.2. Khẩu phần thức ăn cho gia cầm sử dụng 60-70% nguồn thức ăn tại địa phương.105 2. Chế biến thức ăn cho gia cầm sử dụng giun quế tại địa phương............ 106 2.1. Cách chế biến giun quế làm thức ăn nuôi gà ............................................. 106 2.2. Cách làm bột giun quế................................................................................ 107 2.3. Cách phối hợp thức ăn cho gà từ giun quế................................................. 107 V. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM ........................................................ 109 VI. THẢO LUẬN NHÓM, TRAO ĐỔI VÀ GIẢI ĐÁP .............................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 112
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ UBND Ủy ban nhân dân CSXH Chính sách xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia HTX Hợp tác xã
  6. I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GIA CẦM TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm gia cầm Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà, ngan, ngỗng, vịt được xếp vào loại thủy cầm. Trong chuyên đề này, tập trung nghiên cứu về giống gà tại Việt Nam1. Mô hình chăn nuôi gia cầm được hiểu là mô hình chăn nuôi chuyên về gia cầm theo hướng nuôi giữ, nhân giống hoặc theo hướng thương phẩm ứng dụng kết hợp được những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất và tạo những bước đột phá trong nghề chăn nuôi. Quy trình, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm được hiểu là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh nhằm bảo đảm cho đàn gia cầm được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. Quy trình chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị nhằm tạo được hướng chuyển biến tích cực trong định hướng chăn nuôi, thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân từ hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mang tính bền vững cao, tăng thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Đặc biệt, là tạo được mô hình để nhân rộng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho người chăn nuôi; hình thành thương hiệu ngành, hàng và liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ khép kín qua các công đoạn từ con giống đến sản phẩm thương phẩm, từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ; phát triển chợ đầu mối buôn bán vật nuôi, tạo điều kiện lưu thông tốt các sản phẩm của ngành chăn nuôi, ổn định nguồn nguyên liệu cho các cơ sở giết mổ tập trung; tạo ra sản phẩm chăn nuôi có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước; tăng cường xúc tiến thương mại, nghiên cứu, khảo sát thị trường quảng bá sản phẩm chăn nuôi của tỉnh… 2. Một số giống gia cầm thương phẩm chăn nuôi hiệu quả ở Việt Nam 2.1. Giống gà 2.1.1. Gà Ri 1 Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_c%E1%BA%A7m 1
  7. Gà Ri: Là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và miền Trung. Đặc điểm: Gà có màu lông đa dạng. Thân hình nhỏ bé, chân ngắn. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vảy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Trọng lượng: Gà mái một năm tuổi nặng 1,2-1,5 kg, gà trống nặng 1,5-2 kg. Thịt gà Ri thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn. Những con gà Ri mái sẽ đẻ và ấp trứng trong thời gian 1 tháng và trung bình từ 10 đến 15 trứng mỗi tháng tức là 80 đến 100 trứng mỗi năm. 2.1.2. Gà Đông Tảo Gà Đông Tảo: Là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Người dân trước đây thường dùng để cúng tế, hội hè hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. 2
  8. Đặc điểm: Đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân rất to và thô. Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai màu lông cơ bản gồm màu mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và rái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba màu cơ bản gồm: màu nõn chuối- vàng nhạt, màu khói, nâu nhạt, màu đất thó hay lá chuối khô, màu ngà, trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ. Trọng lượng: Gà Đông Tảo lúc trưởng thành con trống nặng 5,5-6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai. Từ khi được 5 đến 7 tháng tuổi gà Đông Tảo sẽ đẻ trứng với sản lượng từ 50 đến 70 trứng mỗi năm. 2.1.3. Gà Hồ 3
  9. Gà Hồ: Là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi sống chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những linh vật động vật của Việt Nam. Đặc điểm: Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Gà trống có hai màu lông chính là màu đen ánh xanh (mã lĩnh) và màu đỏ đậm (giống màu quả mận chín, mã mận). Một con gà trống được xác định là màu mã lĩnh hay màu mã mận khi trên thân gà màu lông nào chiếm đến 2/3 thì gọi màu đấy. Gà mái có ba màu lông là màu đất sét (mã thó), màu lông chim sẻ (mã sẻ) và màu vỏ quả nhãn khô (mã nhãn). Gà Hồ có đầu giống hình đầu con công hay còn gọi là “đầu công”. Mào gà gọn giống hình múi chanh úp ngược hoặc hình quả dâu trên đầu, có màu đỏ. Còn đuôi gà thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau. Mỗi khi những chú gà trống cất tiếng gáy, người ta dễ nhìn thấy cái đuôi nơm ấy. Cánh gà úp vào thân giống như hai vỏ chai úp vào thân gọi là cánh úp vỏ chai. Chân gà Hồ thường to, cao, tròn (quản), có 3 hàng vẩy, vẩy chân mịn màu vỏ đỗ nành. Gà trống có dáng cao, to và trường thân, lưng vuông, ngực nở rộng. Trọng lượng: Trọng lượng của một chú gà trống khi trưởng thành nặng từ 4,5-5,5 kg, còn của gà mái khi trưởng thành từ 3,5-4,0 kg. Gà mái sẽ bắt đầu đẻ trứng lúc nó được từ 6 đến 8 tháng tuổi và trung bình khoảng 40 đến 50 trứng/năm. 2.1.4. Gà nòi Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá: Là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm 4
  10. gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam. Đặc điểm: Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc. Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám (lá chuối khô) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ. Trọng lượng: Khi trưởng thành gà trống nặng 3-4 kg, gà mái nặng 2-2,5 kg. Sản lượng trứng: Gà nòi mái sẽ đẻ trứng khi được từ 7 tháng và sản lượng trứng trung bình đạt từ 50 đến 60 quả mỗi năm 2.1.5. Gà tre Gà tre: Là một giống gà bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Là giống gà có trọng lượng khá nhỏ, trước đây chúng thường được nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, giống gà này dường như chưa được giới khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc, chưa thấy có tư liệu chính thức nào viết về loài này. Tên gọi của nó là “gà che” (“Bi-che” theo cách gọi của người Khmer. Về sau, khi giống gà này phổ biến khắp Việt Nam, người Việt ta lại tưởng cái tên “che” là do dân miền Tây Nam Bộ phát âm sai nên sửa lại là gà tre). 5
  11. Đặc điểm: Màu lông của gà tre hiện nay rất đa dạng về màu sắc nhưng có thể đó là sản phẩm của sự lai tạo với các giống gà khác. Căn cứ vào sự thống kê không chính thức các ý kiến của những người đã sống vào những thập niên 40, 50 thế kỷ trước ở miền Tây Nam Bộ thì gà tre có ba sắc lông chính sau: Gà chuối: Gà trống mang trên mình ba màu lông là trắng, đỏ và đen: Lông cổ và mã trên lưng là màu trắng ngà, có điểm sọc đen mờ ở giữa. Lông cánh thường là pha trộn các sắc lông đỏ, đen và vàng. Lông ngực, bụng và đuôi có màu đen tuyền. Gà mái với bộ lông pha lẫn giữa trắng và đen. Gà chuối chiếm số lượng xấp xỉ 60% lúc bấy giờ. Gà điều: Gà trống có phần thân và đuôi có màu sắc như gà chuối nhưng lông cổ và lông mã trên lưng có màu đỏ lửa hoặc đỏ tía có thể nói là giống với màu lông của các loại gà rừng Đông Nam Á, gà mái có màu vàng nâu lẫn với màu đen. Số lượng gà điều thường chiếm dưới 30%. Màu sắc khác: Một số cá thể trống có màu sắc như gà chuối nhưng khoảng 1/3 lông cổ tính từ đầu trở xuống và phần lông mã giữa lưng lại có màu đỏ tía, sự kết hợp hết sức hài hòa giữa hai màu lông trắng và đỏ tạo cho các cá thể này có ngoại hình thu hút khá đặc biệt. Màu vàng ở cổ và màu trắng muốt ở thân. Các màu khác như đen, xám, trắng, vàng…Trước đây rất ít phổ biến và bị xem như không thuần chủng. Lông gà bóng mượt, khá dài và ôm chứ không quá xù như một số gà cảnh ngoại nhập hiện nay. Màu sắc mỏ và chân: Lý tưởng nhất cho gà thuần chủng là màu vàng tươi. Mỏ xinh xinh như hình tam giác. 6
  12. Mào gà: Phổ biến nhất là mồng lái, kích thước vừa phải và luôn thẳng đứng gần giống mồng gà rừng. Đuôi: Đuôi gà nghiêng một góc 30 đến 40 độ so với mặt đất với nhiều lớp lông phủ lên nhau, lông đuôi gà trống thường dài và nhiều. Uốn cong thành một cung tròn, những sợi dài nhất có thể dài chạm đất, thậm chí kéo lê trên đất hai, ba xăng-ti-mét. Tuy nhiên, đuôi gà tre Nam Bộ lại không xòe rộng sang hai bên theo kiểu đuôi tôm. Chân: Chân gà tre Nam Bộ tương đối cao so với các giống gà cảnh ngày nay với cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi gà nhưng rất nhanh nhẹn trong việc bới đất, kiếm mồi. Gà trống có bộ cựa rất phát triển, thường là cựa kim dài và cong vút rất lợi hại. Vóc dáng tổng thể: Gà có vóc dáng cao khá gọn gàng, đẹp mắt, tiếng gáy thanh, dáng đi nhẹ nhàng và khỏe mạnh. Trọng lượng: Có thể nói đây là giống gà nhỏ nhất Việt Nam nếu không tính đến các giống gà cảnh ngoại nhập. Gà mái có trọng lượng từ 400 gam đến 600 gam, gà trống nặng từ 500 gam đến 800-gram nhưng trọng lượng lý tưởng nhất là từ 600 gam đổ lại đối với gà trống, cá biệt một vài cá thể trống chỉ nặng 400gram mà thôi. Ngoài ra thịt gà tre cũng rất thơm ngon, là món ăn ngon và bổ dưỡng. Sản lượng trứng: Gà mái đẻ trứng từ 40 đến 50 trứng mỗi năm. 2.1.6. Gà ác Gà ác hay còn gọi là ô cốt kê, ô kê hay còn có tên khác là gà trắng, gà chân chì, gà ngũ trảo…: Là một giống gà quý thuộc họ trĩ. Hiện nay, gà này được nhiều người nuôi làm thú cưng. Gà ác được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm: Gà ác là loại gà cỡ nhỏ đã được thuần hóa và nuôi dưỡng. Đặc trưng của giống gà ác là bộ lông trắng không mượt nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều đen, chân có 5 ngón. Đây là một giống gà quý với các đặc điểm đặc trưng như da, thịt, xương, nội tạng đều có màu đen. Giống gà này dễ bị nhầm lẫn giữa gà ác với giống gà đen (da, thịt đều màu đen) hoặc nhầm với gà ri, gà tre… Trọng lượng: Gà ác có thân hình nhỏ, trên 12 tháng tuổi mới nặng 1-1,5 kg. Gà ác là giống gà có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Theo Đông y, gà ác vị ngọt, mặn, tính bình hơi ấm, hương vị thơm, tính ẩm, không độc, có công hiệu từ bổ gan thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết...Thịt gà ác còn chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể gồm lysine, methionine, histidine, giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa, nên xưa được gọi là “gà thuốc”. 7
  13. 2.1.7. Gà H’Mông Gà H’Mông hay còn gọi là gà mông, gà mông đen hay gà mèo hay gà xương đen: Là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc là một trong những giống gà đặc sản. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm. Hiện nay, gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản. 8
  14. Đặc điểm: Đây là giống có ngoại hình cao to, mào dâu, mào cờ, nhiều lông, phổ biến nhất là lông màu hoa mơ, đen, trắng tuyền, nhìn chung, chúng có thịt, xương có màu đen, chân có bốn móng. Gà con 01 ngày tuổi cả con trống và con mái đều có màu lông hung nâu, hung đen và sọc dưa. Gà trưởng thành có hình dáng cân đối, chân cao màu đen, màu sắc lông đa dạng, phần lớn có màu da thịt đen và phủ tạng đen, số ít da trắng, thịt trắng. Trọng lượng: Cân nặng trung bình gà mông đen trưởng thành từ 2 kg đến 3kg/con, cá biệt có những con nặng hơn 3.5 kg. Gà H’Mông có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người đồng bào H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khỏe. Sản lượng trứng đạt khoảng 110 quả/mái/năm. 2.1.8. Gà tàu vàng Gà tàu vàng hay gà ta vàng: Là một giống gà bản địa của Việt Nam. Tên gọi tàu chỉ ra nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu, hiện chúng được nuôi dưỡng thuần hóa và lai tạo để sống chủ yếu ở phía Nam Việt Nam và hoàn toàn là một giống gà bản địa của Việt Nam. Chúng được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long. Giống gà này được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi. 9
  15. Đặc điểm: Gà tàu vàng là một giống gà địa phương ở khu vực Nam Bộ với đặc điểm lông, da, chân vàng và thịt ngon. Phần lớn chúng có lông màu vàng rơm, vàng sẫm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Gà tàu vàng có lông màu vàng, chân có lông màu đen ở bàn, có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trụi đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài. Chân màu vàng, da vàng, thịt trắng, mào phần lớn l à mào đơn và ít mào nụ. Trọng lượng: Gà tàu vàng có trọng lượng lớn, từ 3-4 kg/con. Thịt rắn chắc, thơm ngon. 2.1.9. Gà mía Gà mía: Là một giống gà nội địa của Việt Nam, chúng có nguồn gốc từ ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Làng cổ Đường Lâm). Giống gà này là một đặc sản của Hà Tây. Đây là một giống gà có từ lâu đời, tên gọi gà mía gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía. Ngoài cung cấp cho lễ hội trong làng, người dân nơi đây còn dùng gà mía trong lễ cưới. Đặc điểm: Gà mía thân hình to, nặng, lông màu đỏ tiết, cơ ngực, đùi nở nang, mào cờ dựng, chất thịt thơm vị đậm ngọt, da giòn, săn chắc và ít mỡ dưới da tỉ lệ thuận với những bước chạy thường ngày. Chúng có khả năng tự kiếm ăn tốt, sức đề kháng cao. 10
  16. Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Gà có mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống. Trọng lượng: Khi trưởng thành gà nặng 3-3,5 kg, gà trống có con đạt tới 5 kg, khối lượng gà mái trưởng thành 2,5-3 kg, còn con trống là 3,5-4 kg. Sản lượng trứng 90-100 quả/mái/năm. 2.1.10. Gà móng Là giống gà cổ thuần chủng, chân to, thân hình giống Gà Hồ (Bắc Giang), chất lượng thịt ngon như gà đông cảo (Hưng Yên), gà được nuôi chủ yếu ở thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Điểm đặc biệt của gà móng là thịt chắc, thơm, da giòn nên rất được ưa thích, nhất là vào các dịp lễ Tết. Gà móng được nuôi 6-7 tháng mới có thể bán, trọng lượng mỗi con trung bình là 3,5 kg. Nếu chăm sóc tốt gà móng có thể đạt 4 kg, sản lượng trứng 70-80 quả/mái/năm. 11
  17. 2.1.11. Giống gà Văn Phú Gà Văn Phú có xuất xứ ở xã Văn Phú, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm chi tiết loại gà này như sau: - Lông đen toàn thân và đôi khi vùng bụng cùng đùi có màu tro nhạt. - Mỏ có màu đen, mắt to và nhanh nhẹn. - Mào đơn có từ 5 đến 6 răng cưa. - Thịt thơm ngon và hấp dẫn. 2.1.12. Giống gà mán 12
  18. Gà mán là giống gà địa phương của vùng núi phía Bắc. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của giống gà này là chân màu vàng, da có những đốm nhỏ màu xanh. Gà mán đẻ ít, lớn chậm nhưng bù lại thịt rất thơm ngon và chắc, được đồng bào dân tộc lựa chọn để chăn nuôi gà thịt. 2.1.13. Giống gà Lạc Thủy Gà Lạc Thủy là giống gà bản địa của vùng Lạc Thủy, Hòa Bình với các đặc điểm như: tầm vóc gà nhỏ bé, chỉ đạt trọng lượng từ 1,5-2 kg khi trưởng thành, chân gà nhỏ, dáng cao, da chân màu vàng và được xếp vào một trong các giống gà cần được bảo tồn. Gà nhỏ nhưng thịt rất chắc, ngoại hình đẹp, là một trong các giống gà thịt ngon nhất, thích hợp để làm quà biếu hoặc mua để thịt. Chúng dễ nuôi, chịu lạnh tốt, lọt vào danh sách các giống gà thả vườn tốt nhất, thích hợp với hình thức chăn nuôi quảng canh của bà con nông dân. 2.1.14. Gà đen Gà đen (Ô kê): Gà đen có từ lâu đời ở các xã vùng biên giới Việt-Trung, hiện tại được nuôi nhiều ở Lào Cai. Gà có nhiều loại hình và màu lông nhưng chủ yếu là màu lông vàng đất. Da và da chân thường đen màu chì. Mào đơn, có 4-5 răng cưa, tích, mỏ, dái tai màu đen. Thỉnh thoảng có con mào nụ. Đặc biệt, thịt, mỡ, xương và nội tạng đều đen hoặc đen xám. Thịt ngon, thơm, rất ít mỡ nên hay được dùng để làm thuốc và các món bổ dưỡng. 13
  19. 2.1.15. Một số giống gà ngoại nuôi tại Việt Nam (*) Gà Lương Phượng Là loại gà có nguồn gốc từ Quảng Tây, Trung Quốc. Chúng sở hữu màu lông hoa mơ sọc đen, mào và yếm, tích tai màu đỏ, da vàng. Thời gian nuôi giống gà này khoảng 150-155 ngày, chúng sẽ đẻ quả trứng đầu tiên, sản lượng đạt từ 160-170 quả/mái/năm. 14
  20. Lúc 70 ngày tuổi, lượng kg trung bình của gà đạt trên 2kg/con gà trống và 1,8kg/con gà mái, mức tiêu tốn thức ăn khoảng từ 2,4-2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Lương Phượng là giống gà khá dễ nuôi, tăng trọng nhanh và thịt thơm ngon. Về sức đề kháng bệnh tật cũng rất tốt và có thể thích nghi ở nhiều phương thức nuôi khác nhau, không nhất thiết là phải nuôi thả vườn. (*) Gà Tam hoàng Giống gà tam hoàng cũng có xuất xứ từ Trung Quốc, có màu lông vàng hoa mơ, chân, da và mỏ đều có da màu vàng. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm hơn so với gà Lương Phượng, khoảng 135-145 ngày với sản lượng khoảng 131-160 quả/mái/năm. Gà trống lúc xuất bán thịt ở thời điểm 12 tuần tuổi đạt khoảng 2kg/con, còn gà mái dưới 2kg/con. Mức tiêu tốn thức ăn ở giống gà này từ khoảng 3,2-3,6 kg thứ ăn/kg tăng trọng. Giống gà này cũng có sức đề kháng cao và thịt thơm ngon, đặc biệt có thể nuôi chăn thả, công nghiệp hoặc bán công nghiệp đều được. (*) Giống Gà Sasso Nguồn gốc: Là giống gà nặng cân của Pháp, có thể nuôi thả vườn. Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu nâu đỏ, da chân vàng. Chỉ tiêu tiêu kinh tế: Nếu nuôi theo phương pháp nữa nhốt nữa thả 90-100 ngày có thể đạt trọng lượng 2,1-2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,1-3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2