intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Giải phẩu 'Thế giới ảo giác'

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự ghép nối nhập nhằng Một số ảo giác phụ thuộc vào sự ghépnối nhập nhằng có thể có ở những hình vẽ thẳng. Dụng cụ ba nhánh (?) ởtrên thỉnh thoảng còn được gọi là câu đố Schuster.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Giải phẩu 'Thế giới ảo giác'

  1. Giải phẩu "Thế giới ảo giác" Sự ghép nối nhập nhằng Một số ảo giác phụ thuộc vào sự ghépnối nhập nhằng có thể có ở những hình vẽ thẳng. Dụng cụ ba nhánh (?) ởtrên thỉnh thoảng còn được gọi là câu đố Schuster. Nó có thể được vẽphối cảnh, nhưng việc tô màu hoặc tô bóng tự nhiên sẽ làm hỏng mất ảogiác. Cơ sở của ảo giác này là gì? Đây cóphải là một biến thể của ảo giác ‘quyển sách mở’ của Mach hay không?Nhất định hình vẽ ấy là đẳng kích.
  2. Thật ra đây là một sự kết hợp của ảogiác Mach và sự ghép nối nhập nhằng. Hai quyển sách trên có chung mộttrang bìa trước. Điều này khiến cho độ nghiêng của bìa quyển sách cònmơ hồ hơn. Dưới đây là một cái âm thoa không thựctế, với chỉ hai nhánh. Hình ở phía dưới thể hiện bản vẽ phối cảnh củanó, với các điểm triệt tiêu. Ảo giác hình dạng
  3. Liên hệ gần gũi với ảo giác thẳng hànglà những ảo giác trong đó một hoa văn lấn át làm thay đổi sự phán xétcủa chúng ta về một dạng hình học. Thí dụ dưới đây tương tự như ảo giácZoelner, Wundt, và Herring trong đó hoa văn gồm các đoạn gạch chéo ngắnlàm biến dạng hai đường thẳng song song. [Vâng, hai đường nằm ngang ấyhoàn toàn thẳng và song song nhau. Hãy kiểm tra chúng trên bản in vớimột cái thước]. Những ảo giác này khai thác phươngthức não chúng ta xử lí thông tin chứa trong các hoa văn lặp đi lặplại. Một hoa văn đều đặn có thể át trội mạnh đến mức những hoa văn khácdường như bị biến dạng. Một thí dụ kinh điển là hoa văn cácvòng tròn đồng tâm với một hình vuông chồng lên trên. Mặc dù các cạnhcủa hình vuông tuyệt đối thẳng, nhưng chúng dường như bị cong đi. Tínhthẳng của các cạnh hình vuông có thể kiểm tra bằng cách đặt một cáithước dọc theo chúng. Hiệu ứng này được tìm thấy ở nhiều ảo giác hìnhd ạng. Cũng nguyên tắc trên hoạt động trongthí dụ sau đây. Mặc dù hai vòng tròn có kích
  4. thước chính xác bằng nhau,nh ưng một vòng tròn trông nhỏ hơn. Đây là một trong nhiều ảo giác kíchthước. Nó là một họ hàng gần gui của “Ảo giác Ponzo”. Một số người ‘giải thích’ ảo giác nàylà hệ quả của kinh nghiệm của chúng ta với sự phối cảnh trong các ảnhchụp và các tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta hiểu hai đường thẳng là ‘songsong’ khi chúng tiệm tiến đến một điểm triệt tiêu, và do đó vòng trònkhông chạm vào hai đường thẳng phải ở gần hơn, và vì thế to hơn. Hình tương tự ở phía bên phải với cácvòng tròn tối hơn, và các đường song song trở thành bộ phận của các tamgiác tối. Nếu lí thuyết ‘đường song song tiệm tiến’ là đúng, thì ảogiác này sẽ yếu hơn. Bạn hãy tự phán xét cho trường hợp này. Chiều rộng của cái vành mũ này bằngchiều cao của nó, mặc dù thoạt trông nó chẳng bằng nhau tí nào. Hãy thửxoay tấm hình trên cạnh của nó. Có phải ảo giác cũng tương tự không?Đây là một ảo giác thuộc loại kích thước tương đối bên trong một hìnhảnh, đó là sự méo mó của hình dạng. Ảo giác thẳng hàng Ảo giác Poggendorf, hay ảo giác ‘thanhgác ngang’ mời gọi chúng ta phán đoán xem đường thẳng nào, A hay B,thẳng hàng chính xác với C. Có thể sử dụng một cái thước tốt trên bảnin để kiểm tra câu trả lời của bạn.
  5. Những đường elip mơ hồ Các vòng tròn bị nghiêng trông tựa nhưelip. Các vòng tròn vẽ phối cảnh xuất hiện trên trang giấy dạng cácelip, và các elip luôn có một sự nhập nhằng cố hữu của chiều sâu. Nếunhư hình vẽ này thể hiện một vòng tròn trông nghiêng, thì chẳng có cáchnào để nói cung tròn ở phía trên nằm ở gần hơn hay xa hơn cung tròn ởphía dưới. Sự ghép nối không đúng cũng là một yếu tốt cơ bản của ảo giác cái vòng nhập nhằng này:
  6. Và đây là một phiên bản phức tạp hơn của nó: Che đi khoảng một phần ba hình ở đầunày hoặc đầu kia, và phần còn lại của hình trông như một đoạn của mộtcái vòng hay vòng đệm rất bình thường. Trong hình này chỉ sử dụng cóhai màu, giống như dải Möbius chỉ có hai mặt. Hoặc bạn có thể nghĩ đâylà một dải Möbius chế tạo từ chất liệu dẻo, rất dày, với mặt của nó mộtmàu và cạnh của nó màu kia. Một độc giả nói đây không phải là ảogiác, vì bạn có thể tạo ra một cái từ chất liệu linh hoạt, và anh ta đãmail cho tôi một mẫu tạo thành từ dải bọt. Tuy nhiên, trong khi bạn cóthể làm như vậy với một dải tiết diện vuông, thì ảo ảnh của tôi ở trêncó một tiết diện hình chữ nhật. Tuy nhiên, anh ta đã chỉ ra một điểmhợp lí, anh ta sẽ phải gặp rất nhiều rắc rối khi muốn làm cho mỗi mặtthay đổi bề rộng khi bạn người đi vòng qua 180 độ.
  7. Khi tôi nghĩ ra hình ảnh này, tôi nghĩnó có lẽ là một ảo giác hết sức căn nguyên. Nhưng sau đó, tôi để ý thấymột quảng cáo với logo của tập đoàn Canstar, một nhà sản xuất sợiquang. Đây là một trường hợp nữa của hai trí tuệ lớn độc lập nhau cùngphát minh ra chiếc bánh xe không tưởng! Nếu chúng ta chịu khó đào sâuthêm, có lẽ chúng ta sẽ tìm được những thí dụ còn sớm hơn nữa. Giờ thì tôi tìm thấy ảo giác cái vòngnày trên web, mà tác giả của nó chẳng có liên quan gì đến tôi, mặc dùtương quan tỉ lệ và cách bố trí hoàn toàn khớp với cái vòng của tôi.Tại trang web tôi tìm thấy phiên bản này, không có manh mối nào vềngười vẽ ra nó cả. Đúng là Internet. Nếu người vay mượn ý tưởng nàyxuất hiện, thì tôi sẽ ghi nhận người đó ngay ở đây. Ít nhất thì nó cũngcho thấy có ai đó có cùng ý tưởng. Tôi đã thay đổi màu của phiên bảntôi tìm được, vì tôi thấy nó thật xấu xí.
  8. Cuối cùng, ảo giác này phát triểnthành cái trông còn thú vị hơn. Ở đây, hai cái vòng nhập nhằng đượcghép nối mơ hồ với nhau. Bạn đọc có thể đặt tên cho nó: “sự kết nối vạnvật”, “một lí thuyết nguyên tử mới”, “quỹ đạo siêu va chạm đồng bộ”,“ảo giác sự rối lượng tử”, hay “thực tại ảo”, vân vân... Cầu thang vô tận
  9. Một ảo giác Penrose cổ điển khác nữa là cầu thang vô tận. Ảo giác nàythường được đưa ra dưới dạng một hình vẽ đẳng kích, cả trên giấyPenrose. Mẫu vẽ của chúng tôi giống hệt với mẫu giấy Penrose, ngoại trừở chỗ không có tô khối. Mẫu tô màu bên dưới cho phép bạn dõi theo mộtmàu nhất định trên một bậc qua các lớp bên dưới. Bạn sẽ phát hiện thấychẳng có đủ các lớp cho tất cả các bậc thang.
  10. Hình này có thể vẽ với các điểm triệttiêu trong bản phối cảnh đầy đủ. M. C. Escher, trong bản in Tăng dần vàGiảm dần (hình trên), đã chọn xây dựng mưu mẹo trên theo một cách khác.Ông đặt một cầu thang nóc một tòa nhà và cấu trúc tòa nhà bên dưới đểtruyền đạt một cảm giác phù hợp với các điểm triệt tiêu mạnh (nhưng mâuthuẫn!). Ông có điểm triệt tiêu ở phía bên phải cao hơn ở phía bên trái. Một công việc cho đến nay các họa sĩkhông xử lí thành công là vẽ một bức hình ảo giác có bóng đổ của nó.Giống như việc tô khối có thể giết chết ảo giác, bóng đổ của hình cóthể làm tiêu tan ảo giác. Có thể là một người họa sĩ có đủ khéo léo đểbố trí một nguồn sáng ở một vị trí nào đó sao cho bóng đổ sẽ phù hợpvới phần còn lại của bức tranh. Có lẽ bóng đổ đó có thể tự trở thànhmột ảo giác! Các khả năng ấy cứ lẩn quẩn trong đầu. Nhìn vào ảo giác Một số người nhìn vào những hình vẽ ảogiác này và không có chút gì hứng thú cả.
  11. “Chỉ là một hình vẽ khôngđúng”, một số người sẽ nói như vậy. Một số người, có lẽ chưa tới 1% dânsố, không ‘nhận ra’ điểm đó bởi vì não của họ không xử lí các hìnhphẳng thành ảnh ba chiều. Cũng những người này sẽ gặp rắc rối với cáchình vẽ thẳng trong kĩ thuật thông thường và các minh họa trong sách vởcủa các cấu trúc ba chiều. Những người khác có thể thấy ‘cái gì đókhông đúng’ với hình ảo giác, nhưng không đủ mê hoặc để tìm hiểu xemmánh khóe ở đây được thực hiện như thế nào. Đây là những người đi quacuộc sống nhưng chưa bao giờ tìm hiểu, hay quan tâm, xem thế giới hoạtđộng như thế nào, vì họ không thể để mắt tới các chi tiết cụ thể, vàkhông có sự tò mò trí tuệ thích hợp. Có lẽ sự nhận thức ra những nghịch líthị giác như thế là một dấu hiệu của loại trí sáng tạo có bởi những nhàtoán học, và khoa học, và họa sĩ cừ khôi. Tác phẩm hội họa của M.C.Escher có nhiều hình ảo giác và hình vẽ mang tính hình học cao, một sốcó thể xem là ‘trò chơi trí tuệ toán học’ thay cho nghệ thuật. Nhưngchúng giữ được sự thôi miên đặc biệt đối với các nhà toán học và nhàkhoa học. Người ta nói những người là bộ phận táchrời của thế giới, những người chưa bao giờ xem qua ảnh chụp, lần đầutiên không thể nào hiểu được một bức ảnh chụp miêu tả cái gì khi nóđược đưa ra trước mắt họ. Sự nhận thức loại thể hiện thị giác đặc biệtnày là một kĩ năng phải qua học tập. Một số người học lấy kĩ năng nàyđầy đủ hơn những người khác. Về mặt lịch sử, các họa sĩ đã học phépphối cảnh hình học và sử dụng nó từ lâu trước khi quá trình chụp ảnhđược phát minh ra. Nhưng họ không học được kĩ thuật ấy nếu không có sựhỗ trợ của khoa học. Các thấu kính trở nên phổ biến vào thế kỉ thứ 16,và một ứng dụng sớm của thấu kính là dùng trong buồng tối camera. Ngườita đặt một thấu kính lớn trong một lỗ trống trên tường của một cănphòng tối đen để cho trên tường đối diện thu được một ảnh lộn ngược.Thêm một cái gương nữa sẽ cho phép ảnh thu được trên một sàn phẳng hoặctrên bàn, và ảnh đó còn có thể được đồ lại. Phương pháp này được sửdụng bởi các họa sĩ thử nghiệm với phong cách phối cảnh ‘châu Âu’ kiểumới trong nghệ thuật. Nó được hỗ trợ bởi
  12. thực tế là toán học đã pháttriển đủ mức phức tạp để đưa các nguyên lí phối cảnh thành một cơ sở líthuyết hoàn chỉnh, và những nguyên lí tìm thấy hành trình của chúng đểbước vào sách vở dành cho các họa sĩ. Thật ra, chỉ bằng cách thử tạo ra cáchình ảnh ảo giác thì người ta mới bắt đầu nhận thức đúng sự tinh tế cầnthiết cho những thủ thuật như thế. Thường thì bản chất ảo giác dườngnhư ràng buộc toàn bộ bức tranh, trói buộc ‘logic’ của nó đối với ngườihọa sĩ. Nó trở thành một trận chiến trí tuệ, trí tuệ của người họa sĩchống lại tính phi lí kì lạ của ảo giác. Tháp lầu, tranh của M. C. Escher. Chúng ta vừa bàn về một số thủ thuật cóthể sử dụng trong ảo giác nghệ thuật, bạn có thể dùng chúng để sáng tạora những ảo ảnh riêng của bạn, và để làm sáng tỏ bất kì ảnh ảo giác nàomà bạn bắt gặp. Bạn sẽ sớm có một bộ sưu tập, và bạn sẽ cần một
  13. nơi đểtrưng bày chúng. Vậy bạn có thể sử dụng ‘Tháp lầu’ của M.C. Escher.Bằng cách phân tích những hình vẽ như thế này, và tìm cách vẽ lạichúng, bạn có thể thu được kiến thức thật sự về các thủ thuật đã sửdụng trong hình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2