intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu họcTư tưởng HCM

Chia sẻ: Mai Trần Thúy Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

2.582
lượt xem
917
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hoá vừa toàn diện vừa sâu sắc. Nhân dân Việt Nam và loài người trên thế giới biết đến Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh không chỉ với tư cách là người sáng tạo ra các công trình văn hoá kiệt xuất, hay với tư cách là nhà lãnh đạo có nhiều công lao thúc đẩy sự phát triển văn hóa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu họcTư tưởng HCM

  1. Lời mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hoá vừa toàn diện vừa sâu sắc. Nhân dân Việt Nam và loài người trên thế giới biết đến Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh không chỉ với tư cách là người sáng tạo ra các công trình văn hoá kiệt xuất, hay với tư cách là nhà lãnh đạo có nhiều công lao thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc mà nhân dân Việt Nam và loài người trên thế giới còn biết đến Hồ Chí Minh bởi vì Người đã tạo ra được nhiều biểu tượng, hình mẫu về văn hóa đặc sắc, Người đã tạo ra một biểu tượng văn hoá kiệt xuất của một lãnh tụ chính trị, người đứng đầu Đảng, Nhà nước. Hồ Chí Minh còn là nguời xây dựng, phát triển và hiện thực hoá các giá trị văn hoá của một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
  2. A. LÝ LUẬN 1.Khái niệm về văn hóa trong tư tưởng HCM Tháng 8/1943 khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên, HCM nêu ra một định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sang tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết , đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoatf hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sang toa và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” Khái niệm trên cho thấy: Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn Văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn Văn hóa là mục đích cuộc sống loài người Xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng tâm lý lên hàng đầu. Nghĩa hẹp: Từ sau CMT8, Văn hóa được HCM xác định là đời sống tinh thần của xã hội, văn hóa thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. 2.Vị trí, vai trò của văn hóa Người xác định đời sống văn hóa có 4 vấn đề chủ yếu quan trọng ngang nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau là văn hóa kinh tế, chính trị, xã hội. Chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển cho nên nước ta cần “giải phóng dân tộc” để mở đường cho văn hóa phát triển. Xây dưng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể “đứng ngoài” mà phải “đứng trong” kinh tế và chính trị tức là: mọi nhiệm vụ văn hóa đều nhằm phục vụ chính trị thúc đẩy việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” Tóm lại: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tác động qua lại lẫn nhau, trong đó văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế chính trị xã hội. 3. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới HCM luôn quan tâm tới việc xây dựng nền văn hóa mới, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của CM.Đặc điểm chung nhất của nền văn hóa mới theo tư tưởng HCM là xua tan đi bóng tối của CN Thực Dân,Đế Quốc, của dốt nát, đói
  3. nghèo, bệnh tật đè nặng lên cuộc sống của nhân dân ta. Văn hóa mới là phải giáo dục nhân dân ta tinh than cần, kiệm , liêm, chính, tự do tín ngưỡng, không hút thuốc phiện; là chống giặc dốt… Trong thời kỳ CMDTDCND nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới đòng thời là nền văn hóa kháng chiến. Nền văn hóa đó có 3 tính chất là: Tính dân tộc: là cái “cốt” cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của dân tộc Tính khoa học: văn hóa phải thuận theo trào lưu tiến hóa tư tưởng hiện đại. Đó là hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tính đại chúng: là nền văn hóa phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng của quần chúng đậm đà tính nhân văn. Đó là nền văn hóa do đại chúng nhân dân xây dựng. Trong CM XHCN, thời kỳ đầu, Bác nói tính chất nền văn hóa mới phải: “XHCN về nội dung, dân tộc về hình thức”. Từ đại hội III ( tháng 9/1960) Người có bước phát triển trong tư duy lý luận khi khẳng định nền văn hóa mới có nội dung XHCN và tính chất dân tộc. Nội dung XHCN: tiên tiến khoa học hiện đại. Tính chất dân tộc: kế thừa phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Đây cũng là tính chất của niền văn hóa được Đảng ta xác định trong công cuộc đổi mới. Đó là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 4. Chức năng của nền văn hóa mới Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người.Văn hóa có chức năng cao quý là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn đặc biệt là lý tưởng sống cho con người và cho dân tộc. Bồi dưỡng những tình cảm lớn như lòng yêu nước yêu thương con người, yêu cái chân, thiện, mỹ… cho cán bộ Đảng viên và nhân dân Việt Nam. Nâng cao dân trí: dân trí là trình độ hiểu biết kiến thức của người dân nói chung và mỗi công dân nói riêng (trình độ học vấn, nghiệp vụ, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, hiểu biết về lịch sử và thực tiễn).Văn hóa có chức năng nâng cao trình độ dân trí nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đặc biệt là trong giai đoạn CM mới. Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới giá trị chân thiện mỹ , không ngưingf hoàn thiện bản thân. Con người trong chế độ xã hội mới phải có những phẩm chất tốt đẹp bởi cái đó làm nên giá trị con người. Văn hóa có chức năng sửa đổi phong tục tập quán cũ, lạc hậu, bồi dưỡng hình thành những thói quen phong tục tập quán lành mạnh , tiến bộ trong nhân dân.
  4. 5. Tư tưởng HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa. Văn hóa giáo dục: HCM phê phán nền giáo dục phong kiến và thực dân, Người quan tâm đến nền giáo dục mới của nước VN độc lập. Văn hóa phong kiến không dạy con người cách làm việc mà chỉ dạy cách làm quan, phấn đấu làm được như người xưa, phụ nữ không được đi học… Văn hóa văn nghệ: HCM cho rằng văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sỹ là chiến sỹ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh CM, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Vì vậy, văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân, phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại. Văn hóa đời sống: thực chất là xây dựng đời sống mới với 3 nội dung hợp thành gắn bó: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới. .
  5. B .Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa. 1. Hồ Chí Minh với giáo dục 7 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo. a.“Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” Ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong kháng chiến chống Pháp, vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo dục, Bác đã sửa khẩu hiệu thi đua thanh toán “nạn mù chữ" thành "thi đua diệt giặc dốt". Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc "Thông thái”. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, Người quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong bài viết:"Nhân tài và kiến quốc" (tháng 11/1945), Bác nhận định rằng, bây giờ đất nước đang "kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục", những "kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào và có những nhân tài. Muốn vậy, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. b.“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Muốn có cán bộ tốt, công dân tốt, phải "trồng" và dĩ nhiên là rất công phu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng, giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước: "muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhất. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. Trong Nhật ký trong tù, Bác viết: "Hiền dữ
  6. phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Chiến lược giáo dục là hạt nhân trong chiến lược con người, cung cấp trí thức mới, đào tạo nên nhân tài cho đất nước. Gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Bác viết: "Ngày nay, các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên nhưng người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu… Đó là một nền giáo dục “vì lợi ích trăm năm" của đất nước. c.Đào tạo nên những người thừa kế xây dụng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo "những người công dân có ích cho nước Việt Nam", "những cán bộ cho dân tộc", "những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà". Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở trường vừa học vừa làm đề tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ chiến sĩ được đi học. Người yêu cầu: phải quan tâm đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đồng bào các dân tộc ít người, tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà, thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người nhấn mạnh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Vì thế, nền giáo dục mới phải đào tạo nên những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". d.Chú trọng giáo dục toàn diện “đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Chủ tịch Hồ Chí minh yêu cầu, phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, xa với đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài lan đức. Không những phải giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách mạng. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Phải "trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt" mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn
  7. nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. e.“Học với hành phải kết hợp với nhau” Về phương pháp đào tạo nên những người tài - đức, Chủ tịch Hồ Chí minh chỉ rõ: "học đi đôi vời hành, giáo dục kết họp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền vời xã hội". Chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt lời chỉ dẫn của Người về vấn đề này trong các bài nói, bài viết, các bức thư của Người về giáo dục. Muốn trở nên người thực sự có tài năng và có ích cho xã hội, Bác nhắc nhở: "Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt... Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau. Bác dạy: phải coi "giáo dục thiếu nhi là một khoa học". Mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn giành thì giờ để chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào "dạy tốt, học tốt", đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong trào "kế hoạch nhỏ" cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho phát triển giáo dục. f.“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Bác căn dặn: cần làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt và mai sau là những công dân có lòng yêu được nồng nàn, "Trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức trong sáng, có chỉ khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những cán bộ tốt, công dân tốt. Năm 1959, trong dịp sang thăm hữu nghị Liên Xô, nói chuyện với các cháu thiếu nhi Việt Nam đang học ở Mátxcơva, Bác căn dặn:" các cháu cố gắng học tập để sau này về phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, góp sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người, mục đích tối cao của giáo dục là bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam". g.“Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang” Bác luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thảy giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh". Muốn được như vậy các cô giáo, thầy giáo, trước hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ ăn nói đến việc
  8. làm, phải thương yêu chăm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải bộ mãi. Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sĩ trên mặt trận đó. Lời dạy của Người đã đi sâu vào tâm thức của đội ngũ giáo viên, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt. h. “Những người làm công tác quản lý giáo dục” Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: các cấp uỷ chỉnh quyền, các ngành các giới, các đoàn thể quần chửng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, giúp đỡ nhà trường về mọi mặt, phát huy cao độ dân chủ trong nhà trường để tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thấy, thầy với trò, trò với trò, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm đề phát triển giáo dục. Trong công tác quản lý giáo dục. Người khuyên: phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, cửa cán bộ và của địa phương. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn thể hiện trong ham muốn tột bậc của Người là: làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Đây là những bài học vô cùng quý giá để chúng ta học tập, noi theo và làm tốt hơn nữa sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh. II. Hồ Chí Minh với văn hoá văn nghệ: Theo như Mác đã nói “ Vũ khí của sự phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí”, ta càng khẳng định mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và bạo lực cách mạng của nhân dân. Nói cách khác là những tác phẩm văn học không thể lật đổ và làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất của nhân dân. Nhưng nắm lấy văn chương là nắm lấy vũ khí và chiến trường văn chương nghệ thuật cũng là một mặt trận. Nó không phải là thứ vũ khí thật sự mà nó chính là công cụ chuẩn bị đắc lực cho cuộc phê phán bằng vũ khí vì nó xuất phát đúng lúc, bắn trúng đích trúng nơi Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ:
  9. 1.Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới Trên Mặt trận hóa văn nghệ, Hồ chí Minh đã nói -”Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy!” Mặt trận văn hóa, văn nghệ luôn gắn liền với mặt trận tư tưởng a. Văn nghệ là mặt trận Trước tiên, chúng ta thấy đựoc tầm quan trọng, tính chất quyết liệnt của văn chương là một mặt trận như bao mặt trận khác tuy rằng không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp nhưng mà tính chất phức tạp của mặt trận này đã được lịch sử chứng minh *.Mặt trận là thể hiện tính chất cam go khốc liệt. Cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút của văn nghệ sĩ phải là vũ khí sắc bén, là “ phò chính trừ tà”, là vạch trần tội ác, tố cáo âm mưu tội ác của lực lượng thù địch đầu độc văn hóa, về chiêu bài “ công lý”, “ dân chủ” *. Đồng thời văn nghệ có vai trò thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng, thực hiện thắng lợi chủ chương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước b.Văn nghệ là chiến sĩ Bác đặc biệt chú ý đến vai trò của người nghệ sĩ. Học cũng hoạt động trên “mặt trận văn hoá” với tư cách và nhiệm vụ của người chiến sĩ. Lịch sử đã chứng minh trong suốt ba mươi năm qua những nhà văn lớn dường như là chiến sĩ. Ở nghĩa đen ta thấy chiến tranh ác liệt đã thôi thúc họ phải cầm súng bảo vệ đất nước, có người bị thương, bị tàn phế và có cả người đã hi sinh. Và bên cạnh ta phải thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, định hướng văn học phục vụ chính trị, phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc. Cho nên, với vai trò là nghệ sĩ càng không thể làm ngơ. Từ đó những khám phá, những sáng tạo các hình tượng nghệ thuật độc đáo , có chiều sâu để cổ vũ người đọc trong lao động, chiến đấu và xây dựng tổ quốc XHCN ra đời “Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Câu thơ của Bác vào thời điểm này đúng sự thật. Nhà thơ không thể thụ động trước cuộc chiến đấu, không thể tối rúc vào “vỏ rùa” cứng cáp của mình mà nhà thơ “phải biết xung phong”, phải biết trách nhiệm, lương tâm của mình. Nhà thơ không thể là nhà đại ngôn, hoa ngữ mà nhà thơ phải biết hành động.Vấn đề là không phải chỉ ngồi bàn tròn phiếm đàm, nên làm thế này thế nọ mà vấn đề chính là văn nghệ sĩ phỉa tham gia vào sự nghiệp cách mạng cảu dân tộc và có mặt ở mũi nhọn của nhiều trận
  10. tuyến chiến tranh. Cảnh đầu rơi máu chảy của dân tộc không cho phép người nghệ sĩ ngồi luận bàn chuyện thế gian. Không tự nguyện đứng trong “mặt trận văn hoá”, không “hát cho đồng bào tôi nghe” thì những nghệ sĩ ấy vô lương tâm vô trách nhiệm. Lời nói của Bác đã nói lên lập trường kháng chiến. Cuộc chiến đấu đã vào thời điểm sinh tử. Cho nên “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” không chỉ dành cho người biết cầm súng mà phải ở tận tư chất của nhà văn. Câu nói này kêu gọi, thúc giục họ dừng ngòi bút để phá bom đạn, cường quyền. Chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ của đảng đã luôn kiên cường nắm vũ khí tư tưởng của đảng tiến hành các chiến dịch đấu tố văn nghệ, truy quét văn hóa “thực dân mới’. 2.Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng Dưới chế độ thực dân Pháp, Nghề múa hát thì chỉ là một thứ tiêu khiển cho bọn "ngồi mát ăn bát vàng". Chúng còn khinh rẻ và gọi những nghệ sĩ múa hát là "xướng ca vô loài".Văn chương cách mạng như những thơ ca của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và những người yêu nước khác, thì bị gọi là "cấm vật". Nếu không giữ được bí mật, thì người viết cũng như người xem đều bị bắt bớ tù đày. Tuy vậy, dù chúng khủng bố tàn nhẫn và nuôi nấng thứ văn chương nịnh tây, nhưng ở nước ta vẫn có văn chương cách mạng.vì quần chúng sẵn lòng ghét Tây và yêu nước, cho nên những thơ ca ấy đã được truyền tụng trong dân gian và đã có tác dụng cổ động tinh thần cách mạng. Hồi đó chỉ có chiếu bóng câm, bọn thực dân Pháp dùng chiếu bóng để bôi nhọ dân tộc ta. Ví dụ: Trong hội chợ ở Mácxây ngoài những tranh vẽ lũ công khanh Việt Nam đang lúc nhúc lạy quỳ trước vua bù nhìn cùng chó ngao, toàn quyền, khâm sứ; ngoài những công nhân trần trụi kéo xe thuê, còn có chiếu bóng: trong phim có những bà già ăn trầu răng đen, những nông dân gầy gò rách rưới, những người đóng khố đang trèo dừa... Chúng gọi đó là "hình ảnh An Nam". Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng. 3.Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân a.Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc
  11. mới chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục con cháu ta đời sau. b. Trong thời kỳ quá độ, Bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ, v.v.. Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn. Nói tóm lại: phải có khen cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ. Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích. Quần chúng còn mong các đồng chí văn nghệ chú ý giùm hai điều nữa: một là chớ mượn chữ Hán quá nhiều, thậm chí có khi "chữ Tạc vạc ra chữ Tộ". Hai là khi viết phải cẩn thận hơn, tránh viết những câu kỳ khôi như "no cơm áo", "cười thênh thênh", v.v 4. Phải có những tác phẩm xứng đáng với thời đại Trong sách. M tự tìm hình ảnh với dẫn chứng III. Hồ Chí Minh với văn hoá đời sống Quan ®iÓm x©y dùng ®êi sèng míi thùc sù lµ quan ®iÓm ®éc ®¸o cña Hå ChÝ Minh vÒ V¨n hãa Giải thích cho câu hỏi: “Sao gọi là đời sống mới”, Người cho rằng “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”
  12. Hồ Chí Minh khẳng định, “đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính” ; “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới” 1. Đạo đức mới: Người nói “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, trong công việc, trong sinh hoạt, Người luôn làm kiểu mẫu về những đức tính ấy. Không những thế, Người còn đi đầu trong chống chủ nghĩa cá nhân - một thứ giặc nội xâm, đối lập với đạo đức cách mạng, đối lập với “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Để xây dựng đời sống mới mà không chống chủ nghĩa cá nhân thì không bao giờ đạt được mục đích. Để có đời sống mới, theo Người “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước” . Cuộc đời Người là mẫu mực về sự làm gương cho người khác. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm. liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người". Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên báo Cứu quốc giải thích rõ nội hàm bốn đức tính này. Trước hết, nói về cần: “Cần - làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân.” Bác yêu cầu mọi người phải cần, cả nước phải cần, Bác viết: “Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
  13. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.” Bác cho rằng “lười biếng là kẻ địch của cần”, vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Nói về Kiệm: “Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to, tới cái nhỏ. Kiệm là không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi” Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống trong công tác. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy” cũng như cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Cho nên, Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì không tiến tức là thoái. Nhưng tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải “xem đồng tiền bằng cái nống” gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải ép bộ đội, nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc; nhưng khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong một giờ mà kéo dài hai, ba giờ là xa xỉ. Cán bộ, đảng viên ăn sang, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn nghèo, thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Vì vậy, xa xỉ là có tội với tổ quốc, với đồng bào. Nói về “liêm”, Bác viết: “Những người ở các công sở từ làng cho đến Chính phủ trung ương đều tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ hoặc khoét đục của nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vậy những người trong công sở phải lấy liêm làm đầu”. “Liêm là trong sạch, không tham lam”, “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của
  14. nhân dân”, “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham tâng bốc mình”. Bác viết: “Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm, cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có liệm mới liêm được”. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà. Làm việc chính, là người thiện. Làm việc tà, là người ác. Siêng năng (cần), tiết kiệm (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện; còn lười biếng, xa xỉ, tham lam là ác, là tà. Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh, tiến bộ của một dân tộc. “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc văn minh, tiến bộ”. Trong bài thơ “Người chẳng có gì riêng” nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Giấu mình đi, Người không làm phiền ai tất cả Dép một đôi, áo quần vài bộ Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài Người không một mảnh vườn riêng Một đứa con riêng - Người chẳng có Chỉ có vầng trăng chia đều cho cháu nhỏ Và hát chung cùng nhân dân bài hát Kết Đoàn!” 2.Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, cã đạo đức, v¨n minh tiªn tiÕn , kết hợp hài hòa truyền thống tôt đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại a.Sèng cã lý t−ëng
  15. Lý tưởng càng lớn ý chí càng phải cao, như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng tâm niệm và chứng tỏ: "Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần ắt phải cao" (Hồ Chí Minh - Nhật ký trong tù) b. Sèng cã ®¹o ®øc C.Sèng cã v¨n minh tiªn tiÕn, ®ång thêi kết hợp hài hòa truyền thống tôt đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại Tron g Tây Phương hay Đông Phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt nam để hợ với tinh thần dân chủ”. Như vậy việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là một vấn đề lớn trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nhưng đây không phải là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của thiên hạ, mà là chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới. 3.Nếp sống mới: xây dựng nếp sống văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng xây dựng đời sống cho nhân dân phải được tiến hành xây dựng nếp sống văn hóa. Ngay từ những năm 1946, trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, Người đã viết tác phẩm "Đời sống mới" rất sinh động, sâu sắc, nhằm động viên, kêu gọi các tầng lớp nhân dân thực hành đời sống mới với tinh thần rất rõ là: "Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới''
  16. Quan điểm xây dựng đời sống mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức rõ ràng, cụ thể, thiết thực, có kế thừa, bảo tồn, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp mang tính truyền thống, loại trừ những hủ tục lạc hậu, không phù hợp: "Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì mới cũng làm. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Thí dụ: ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân", "Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp"(3). Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nếu mọi người đều làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường." C-VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỂ XÂY DỰNG LỐI SỐNG LÀNH MẠNH CHO SINH VIÊN HIỆN NAY. Ngày nay, Toàn cầu hóa đang đưa lối sống Phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống đó đang tác động mạnh mẽ đến một bộ phận nhân dân, thanh thiếu niên mà đặc biệt là sinh viên. Nhiều sinh viên bỏ học, ký nợ để “sống chung” với games, net; 30,9% sinh viên đã vào các trang websex, và hiện tượng “sống thử” cũng đang tồn tại khá phổ biến trong đời sống sinh viên. Đáng lo ngại hơn, nhiều sinh viên cho rằng đó là chuyện bình thường, họ tự nguyện đến với nhau như một kiểu “góp gạo thổi cơm chung”, trong khi hậu quả là nhiều sự việc đáng tiếc, thậm chí là những kết cục bi thảm đã xảy ra. Đó chính là biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận sinh viên, thanh niên Việt Nam, là biểu hiện của quan niệm “lệch chuẩn”, đối lập với quan niệm văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
  17. Các giải pháp nhằm xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên. Giải pháp cụ thể: - Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên. Thông qua việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa, Nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội của sinh viên; giúp họ tin tưởng vào công cuộc đổi mới hiện nay, vào con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tránh được âm mưu lôi kéo của kẻ thù; hình thành nhân cách, hoài bão tốt đẹp. Phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, đoàn thể và các phòng ban liên quan. Phải nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ, đồng thời phải có hình thức tuyên truyền sâu rộng làm cho sinh viên hiểu rõ việc sinh hoạt chính trị vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của bản thân. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống. Các loại hình tổ chức giáo dục truyền thống cho sinh viên phải đa dạng, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đêm thơ, các buổi tọa đàm, gặp mặt giữa các thế hệ… vào các dịp lễ lớn của dân tộc, ngày truyền thống học sinh sinh viên, ngày thành lập Đoàn thanh niên, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú lành mạnh. Trước hết, phải bài trừ các tệ nạn xã hội, làm trong sạch học đường. Tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội. Tổ chức cho sinh viên đăng ký, cam kết không mua bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy và sa vào các tệ nạn xã hội. Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị đoan, sử dụng văn hóa phẩm độc hại trong sinh viên. Bằng cách tổ chức, cổ vũ sinh viên tham gia thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Sống và làm việc theo pháp luật”; xây dựng chế độ tự quản trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy chế về nếp sống văn hóa trong nhà trường, trong ký túc xá, trên địa bàn mà sinh viên đang cư trú. - Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua việc đẩy mạnh chương trình học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng trẻ. Quá trình học tập, nghiên cứu khoa học nghiêm túc đòi hỏi nhiều mặt ở sinh viên như: trí tuệ, phương pháp tư duy sáng tạo, ý chí, nghị lực vượt khó, trung thực khiêm tốn, ý thức trách nhiệm cá nhân, hoài bão, ước mơ, bản lĩnh cá nhân. Qua đó, rèn luyện cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học, một phong cách hiện đại và một lối sống lành mạnh. Nhà trường phải tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên học tập: phát huy các phong trào vượt khó học tốt, phát triển mạnh mẽ các loại hình hoạt động hỗ trợ học tập; câu lạc bộ ngành học, môn học. Tổ chức các kỳ thi Olimpic môn học để chọn các tài năng trẻ trong nghiên cứu khoa học.
  18. - Xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua các hoạt động xã hội từ thiện. Hoạt động từ thiện xã hội của sinh viên cần tập trung vào việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, những người tàn tật khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ lụt và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ý thức chung sống trong cộng đồng của người sinh viên. Thực hiện nhiệm vụ: “ Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình tập thể, và xã hội” Hơn nữa, đồng thời thực hiện thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực
  19. Kết luận. Sự nghiệp cách mạng của Đảng, vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc trao cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Với vai trò, vị trí và khả năng của tuổi trẻ lại được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhất định các tầng lớp thanh niên Việt Nam, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt sẽ xứng đáng với lòng tin của Đảng, của nhân dân trong thế kỷ XXI với những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn hóa đã làm cho lý trí của con người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày càng trở nên cao đẹp hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2