Tài liệu Kỹ thuật nuôi heo
lượt xem 50
download
Tài liệu Kỹ thuật nuôi heo sau đây chia sẻ về kỹ thuật nuôi heo nái, heo con và heo thịt. Tài liệu cung cấp kiến thức về chuồng trại, chọn heo giống, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh,.... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm các kiến thức hữu ích về kỹ thuật nuôi heo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Kỹ thuật nuôi heo
- A. KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON I. CHUỒNG TRẠI 1. Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời. 2. Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc khoảng 2 %, không tô láng (để tránh hiện tượng heo bị trượt). Diện tích chuồng nái nuôi con khoảng 5-6 m2/con, có ô úm cho heo con từ 0,8 - 1 m2/ô. Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng. 3. Có điều kiện nên nuôi heo nái bằng lồng sắt, dùng núm uống tự động (tham khảo kiểu chuồng ở các trại chăn nuôi tiên tiến). 4. Mẫu chuồng lồng nuôi heo nái và heo con II- CHỌN HEO GIỐNG 1. Nên chọn heo giống Yorkshire hoặc lai giữa Yorkshire với heo Landrace. Không nên chọn heo lai 3-4 máu để làm nái hậu bị. 2. Chọn ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt chọn giai đoạn heo 7-8 tháng tuổi đạt trọng lượng 90-100 kg để phối giống. 3. Chọn những con dài thân, mông vai nở, háng rộng, bốn chân thẳng, chắc chắn, có bộ móng tốt, âm hộ (hoa) phát triển tốt, núm vú nổi rõ, hai hàng vú thẳng phân bố đều, khoảng cách hai hàng vú gần nhau là tốt. Heo nái có ít nhất 12 vú trở lên. Chú ý nên chọn những con có tính tình hiền lành. 4. Có thể chọn mua heo giống ở các trại chăn nuôi, hoặc chọn heo con từ những con nái tốt của hàng xóm. 5. Đối với heo thịt nên chọn nuôi heo lai 3 máu để phát huy ưu thế lai (heo mau lớn, khả năng chống bệnh cao, tỷ lệ nạc nhiều…). III. HEO LÊN GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG 1. Phối giống cho heo vào thời gian 7-8 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 90-120 kg. 2. Heo lên giống ăn ít hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng, kêu réo liên tục, nhảy lên lưng của heo khác, âm hộ sưng đỏ, có thể có nước nhầy chảy ra. 3. Thời gian heo lên giống từ 3-5 ngày, phối giống vào cuối ngày thứ hai hoặc sang ngày thứ ba là tốt. Phối vào lúc heo chịu đực. Biểu hiện heo chịu đực: heo đứng im cho con khác nhảy lên lưng nó, hoặc người dùng hai tay ấn mạnh lên lưng heo vẫn đứng im, dịch nhờn âm hộ keo đặc lại. 4. Có thể phối giống bằng heo đực nhảy trực tiếp hoặc bơm tinh nhân tạo, nên phối kép (phối hai lần), lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 6-8 giờ. 5. Không nên dùng heo đực có trọng lượng quá lớn nhảy với heo nái mới phối lần đầu. Chuồng cho heo phối phải sạch sẽ, nên rải rơm hoặc cỏ khô xuống dưới nền chuồng là tốt nhất. IV. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO NÁI MANG THAI 1. Sau thời gian phối từ 18-21 ngày nếu heo không đòi đực lại thì coi như heo đã có chửa. Thời gian heo chửa 114 ngày (3 tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày. 2. Giai đoạn 1-90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực phẩm
- hợp lý 2-2,5 kg/ con/ngày. Từ 91 ngày trở đi cho heo ăn tăng lên từ 2,5-3,0 kg/con/ngày. Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 kg - 2 kg - 1 kg/ngày. Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. 3. Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều, tránh gây sợ sệt heo sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh. 4. Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu. V. CHĂM SÓC HEO NÁI ĐẺ VÀ HEO CON THEO MẸ 1. Trước ngày heo đẻ 2-3 ngày, vệ sinh chuồng trại, tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngoài da. 2. Heo nái sắp đẻ biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa vọt ra, khi thấy nước ối và phân xu, heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra. 3. Heo con đẻ ra dùng giẻ sạch lau nhớt ở miệng, mũi, lau khô, cắt rốn, bấm răng bỏ vào ô úm (sát trùng cuống rốn và dụng cụ bằng bông y tế nhúng cồn Iốt). Sau đó cho heo con bú "sữa đầu" càng sớm càng tốt để có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến, giữ ấm cho heo con từ 31-33 0C trong mấy ngày đầu bằng bóng đèn điện hoặc rơm, bao bố. 4. Bình thường heo đẻ 5-10 phút/con. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1-2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải mời thú y can thiệp. 5. Trường hợp heo mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con thì nên cho heo con bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1 lần. Nên sắp xếp heo con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước để đàn heo con phát triển đều. 6. Heo con đẻ ra trong 1-3 ngày đầu chích sắt liều 200 mg/con (1-2 cc/con). Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh. Từ 7-10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu. Thiến heo đực vào khoảng 3-7 ngày tuổi. 7. Nên tập heo con ăn sớm để có thể cai sữa. Tùy điều kiện thức ăn và tình trạng đàn heo mà cai sữa hợp lý. Nên cai sữa vào khoảng từ 28-35 ngày tuổi. 8. Heo mẹ đẻ xong, theo dõi số lượng nhau ra. Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1%. Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2-4 lít, nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời thú y can thiệp. 9. Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn thỏa mãn nhu cầu. 10. Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, máng uống phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, không nên thay đổi thức ăn của heo nái. VI. CAI SỮA HEO 1. Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn để chuẩn bị cho giai đoạn sống tự lập. Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ để giảm tiết sữa. 2. Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại. Sau cai sữa 4-7 ngày heo nái động dục lại là tốt. Heo con giảm ½ khẩu phần sau đó tăng lên từ từ theo đủ nhu cầu. 3. Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất.
- VII. SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO HEO MẸ VÀ HEO CON 1. Heo nái nuôi con: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất. 2. Heo con từ tập ăn đến 20 kg: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất. 3. Khi dùng thức ăn đậm đặc trộn với nguyên liệu địa phương thì: Phải trộn theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Yêu cầu dùng nguyên liệu thật tốt, không bị ẩm mốc, sâu mọt. B. KỸ THUẬT NUÔI HEO THỊT I. THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN 1. Thức ăn: Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau: - Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. - Dùng thức ăn tự trộn. - Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các Xí nghiệp Thức ăn gia súc có uy tín. * Chú ý: Khi phối hợp khẩu phần cần lưu ý đến tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu. - Khoai mì: Có chứa HCN rất độc, nên sử dụng nguyên liệu đã qua chế biến. - Đậu nành phải được rang chín, nếu cho ăn sống dễ gây tiêu chảy, nhưng không nên rang cháy. - Bột cá: Sử dụng bột cá loại tốt, không nên để lẫn sạn, cát… - Premix: Là chế phẩm bổ sung thêm axit amin, vitamin, khoáng vi lượng… Premix có nhiều loại khác nhau Aminoaxit (Mỹ), Vitamin (Nhật), Embavit (Anh), premix cho các loại heo số 1-4 (Bayer), Polypac (Đại học Nông lâm Tp HCM). Liều lượng theo lời chỉ dẫn. - Một số công thức trộn thức ăn heo thịt (để tham khảo): 2. Chế độ cho ăn: Khi heo mới bắt về cho ở chuồng riêng càng xa heo cũ càng tốt. Ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn (nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của heo và điều kiện chăn nuôi của từng hộ mà có 2 phương thức cho ăn: - Phương thức cho ăn tự do: Cho heo ăn tự do theo nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau: + Ưu điểm: Heo mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay đồng vốn nhanh. + Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ mỡ cao. - Phương thức cho ăn định lượng: ¨ Heo dưới 60 kg: Ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu phát triển của heo (ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho heo ăn nhiều bữa trong ngày). ¨ Từ 61 kg đến lúc giết thịt: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều heo sẽ mập do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
- + Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ nạc cao hơn phương thức cho ăn tự do. + Khuyết điểm: Thời gian nuôi kéo dài. II. NƯỚC UỐNG Nước uống cho heo phải sạch sẽ và đủ lượng nước theo nhu cầu. III. CHĂM SÓC - Luôn đảm bảo đàn heo sạch sẽ, thoáng mát, khu vực chăn nuôi phải yên tĩnh, không xáo trộn ảnh hưởng đến heo. - Thường xuyên kiểm tra phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra. Đánh dấu theo dõi, kiểm tra thức ăn hàng ngày để điều chỉnh kịp thời. - Thường xuyên kiểm tra nước uống, thức ăn trước khi dùng. IV. XUẤT BÁN HEO - Khi đến thời kỳ xuất chuồng chúng ta có thể sử dụng công thức để ước tính trọng lượng heo: P (kg) = 87,5 x (vòng ngực)2 x dài thân Ví dụ: Heo có vòng ngực 90 cm, dài thân 85 cm, thì trọng lượng sẽ là: 87,5 x (90)2 x 85 = 60,24 kg. Lưu ý: Khi đo phải để heo đứng ở tư thế thoải mái. - Nên xuất heo vào giai đoạn đạt trọng lượng từ 90-100 kg/con. - Nếu đang dùng kháng sinh để phòng bệnh thì phải ngưng thuốc từ 1-2 tuần trước khi xuất chuồng. - Ngày xuất chuồng phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ. Nên xuất chuồng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều, cho uống nước đầy đủ, không nên cho ăn no tránh heo chết do vận chuyển. C. PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH: 1. Vệ sinh chuồng trại: - Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các súc vật khác như: Chó, mèo… - Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng. - Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. - Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt... - Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần. 2. Vệ sinh thức ăn và nước uống: - Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho heo ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc… - Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho heo. - Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn.
- II. TIÊM PHÒNG CHO HEO 1. Heo nái - Trước khi phối giống chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn. - Định kỳ chích ngừa cho heo nái các bệnh giả dại, parvovirus, viêm phổi theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. 2. Heo con: - Chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả, sau 2-3 tuần chích lập lại lần 2. - Bắt buộc chích ngừa bệnh Lở mồm long móng và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh lở mồm long móng theo sự hướng dẫn của trạm thú y địa phương. D. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP I. BỆNH VIÊM TỬ CUNG: Thường xảy ra sau khi sinh 1-5 ngày. 1 Nguyên nhân: - Bị nhiễm trùng khi phối giống do: Dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của heo nái khi phối, heo đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp). - Bị nhiễm trùng khi sanh do: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, heo con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế phát của bệnh sót nhau. 2. Triệu chứng: Heo sốt 40-41 0C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ trắng đục hôi thối. 3. Điều trị: - Dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicillin: 2 g/ngày; Penicillin: 3-4 triệu UI/2 lần/ngày; Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24% 1 cc/15 kg trọng lượng/ngày. Để tăng sức đề kháng và mau lành ta dùng thêm: Anagin: 2 ống 5cc; Vitamin C: 2 g/ngày; Dexamethasol: 5-10 mg/ngày. - Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, sau khi thụt rửa 30 phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung. II. Bệnh viêm vú: 1. Nguyên nhân: Vú bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng (do răng heo con cắt không sát, chuồng trại thiếu vệ sinh), kế phát bệnh viêm âm đạo, tử cung, sót nhau dẫn đến viêm vú, sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không hết dẫn đến viêm vú. 2. Triệu chứng: Heo sốt cao 40-410C, bỏ ăn, phân táo, vú sưng, nóng, đỏ, đau, vú viêm không cho sữa, vắt sữa thấy lợn cợn màu trắng xanh vàng. Heo con bú sữa viêm bị tiêu chảy. 3. Điều trị: - Nếu kế phát bệnh viêm âm đạo tử cung, sót nhau ta phải điều trị. - Dùng thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng tương tự bệnh viêm tử cung. - Chườm lạnh vú viêm để giảm hiện tượng viêm đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm.
- - Khi đã hồi phục để tăng khả năng cho sữa: Chườm nóng bầu vú, chích Oxitocin: 10 UI/ngày, 3-4 ngày, dùng chế phẩm có chứa Thyroxine, khoáng, vitamin bổ sung cho nái. Chú ý: Ta nên chích kháng sinh vào quanh gốc vú hoặc tĩnh mạch để bệnh mau lành. III. Bệnh mất sữa: Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau sanh. 1. Nguyên nhân: Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu can xi, năng lượng, Vitamin C, suy nhược một số cơ quan nội tiết. 2. Triệu chứng: Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở âm môn, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn. 3. Điều trị: Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải điều trị các bệnh này. Ngoài ra ta còn sử dụng: Thyroxine: 2 mg/ngày chích bắp hoặc tĩnh mạch 4-5 ngày (hoặc dùng các chế phẩm kích thích tiết sữa: Lactoxil, Thyroxine… cho nái ăn); chích Oxitoxine: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày; Glucoza 5%: 250 cc/ngày 3-4 ngày chích tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da; Gluconatcanxi 10%: 10 cc/ngày chích tĩnh mạch 3-4 ngày (nếu nái bị bại liệt ta dùng Gluconatcanxi: 50 cc/ngày 3-4 ngày) đồng thời ta dùng thêm Vitamin C, Vitamin B12, Bcomlex… và khoáng chất. Chú ý: Khi dùng Thyroxin đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 - 390C. IV. Bệnh heo con tiêu chảy phân trắng: Bệnh thường xảy ra ở heo con theo mẹ dưới 30 ngày tuổi. 1. Nguyên nhân: - Chuồng trại thiếu vệ sinh, lạnh, ẩm ướt. - Đối với heo mẹ: Do thiếu dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu vitamin A, thay đổi đột ngột khẩu phần heo mẹ lúc nuôi con, heo mẹ có thể bị một số bệnh: Phó thương hàn, viêm vú, viêm tử cung, sót nhau … - Đối với heo con: Thiếu sữa đầu, thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là thiếu sắt, heo con bị viêm rốn, thức ăn cho heo con bị chất lượng kém, chua mốc, heo con bị nhiễm một số virus: Rotavirus, Coromavirus; Vi trùng Ecoli, Clostridium, Samonilla, cầu trùng. 2. Triệu chứng: Heo con thường không sốt hoặc sốt nhẹ, thời kỳ đầu bụng hơi chướng, về sau bụng tóp, lông xù, đít dính phân nhoe nhoét, ói mửa (ít xảy ra). Đặc trưng là phân lỏng trắng như vôi, vàng đôi khi có bọt, cá biệt có thể có máu, phân có mùi tanh đặc biệt. 3. Điều trị: Trước khi điều trị ta phải xác định rõ nguyên nhân, vừa điều trị nguyên nhân, vừa điều trị triệu chứng tiêu chảy trên heo con thì mới có kết quả. - Điều trị
- tiêu chảy: Thuốc cầm tiêu chảy (se niêm mạc ruột) cho uống các chất chát: Lá ổi, cỏ sữa, măng cụt... Bổ sung vi khuẩn đường ruột: Dùng Biolactyl: 1 g/con/ngày. Dùng kháng sinh uống hoặc chích một trong những loại sau (từ 2-3 ngày liên tục): + Uống: Baytrill 0,5%: 1 cc/5 kg trọng lượng/ngày; Flumcolistin: 1 cc/3-5 kg trọng lượng/ngày; Spectinomycine: 1 cc/4-5 kg trọng lượng/ngày; Baycox 2,5 %: 0,8 cc/kg trọng lượng/ngày (nghi bị cầu trùng). + Chích: Baytrill 2,5%: 1 cc/ 10 kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24 %: 1 cc/10 kg trọng lượng/ngày; Bencomycine S: 1 cc/ 15-20 kg trọng lượng/ngày; TyloPC: 1 cc/5 kg trọng lượng/ngày. Để phòng mất nước, chất điện giải ta bổ sung thêm Orezol, Lactatringer…/ Từ : http://sonongnghiepbinhdinh.gov.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo
4 p | 360 | 103
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 1
11 p | 279 | 83
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo nái, heo con và heo thịt
8 p | 311 | 77
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 2
11 p | 179 | 59
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 5
11 p | 184 | 52
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 3
11 p | 190 | 48
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 6
11 p | 168 | 47
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 9
11 p | 133 | 45
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 10
5 p | 151 | 43
-
Chất lượng nước trong chăn nuôi heo
3 p | 308 | 43
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 4
11 p | 173 | 43
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 8
11 p | 135 | 42
-
Kỹ Thuật Nuôi Heo Thịt, Heo Giống phần 7
11 p | 146 | 40
-
Tài liệu: Kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng
7 p | 167 | 19
-
Bài giảng Chuyên đề: Kỹ thuật chọn heo đực giống - KS. Lưu Văn Phúc
9 p | 97 | 11
-
Kỹ thuật chăm sóc heo con - Đừng để bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài
10 p | 130 | 11
-
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi heo thịt an toàn sinh học
20 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn