intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu nuôi tôm chinh thống phần 3

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

168
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu nuôi tôm chinh thống phần 3 Chữa bệnh đốm trắng cho tôm bằng tỏi Cũng trên chuyên mục Mẹo nhà nông này, có lần Cận tôi đã mách nhỏ bà con cách dùng nước tỏi để xua đuổi côn trùng hại rau hiệu quả, không phải sử dụng đến thuốc trừ sâu hóa học. Mới đây, anh Lê Đức Xuân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có sáng kiến mới: dùng nước tỏi để chữa bệnh đốm trắng cho tôm rất có hiệu quả. Tôm khỏi bệnh, lớn nhanh, dễ làm, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu nuôi tôm chinh thống phần 3

  1. Tài liệu nuôi tôm chinh thống Chữa bệnh đốm trắng cho tôm bằng tỏi Cũng trên chuyên mục Mẹo nhà nông này, có lần Cận tôi đã mách nhỏ bà con cách dùng nước tỏi để xua đuổi côn trùng hại rau hiệu quả, không phải sử dụng đến thuốc trừ sâu hóa học. Mới đây, anh Lê Đức Xuân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có sáng kiến mới: dùng nước tỏi để chữa bệnh đốm trắng cho tôm rất có hiệu quả. Tôm khỏi bệnh, lớn nhanh, dễ làm, chi phí giá thành rẻ hơn nhiều so với mua thuốc (10.000 đồng/sào ao nuôi tôm). Sáng kiến của anh Xuân được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Thừa Thiên-Huế đánh giá cao và khuyến cáo bà con các nơi học tập, áp dụng làm theo. Theo anh Xuân, trong các bệnh hại tôm thì bệnh đốm trắng là một trong những bệnh khó chữa nhất nhưng hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. “Nguyên lý khoa học” mà anh Xuân sử dụng tỏi làm thuốc chữa bệnh cho tôm là kinh nghiệm từ cách tự chữa bệnh cho mình. Anh Xuân cho rằng nếu cho tỏi vào thành phần thức ăn sẽ giúp con tôm thêm khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng của các loại dịch bệnh, trong đó có bệnh đốm trắng. Nói là làm, sau nhiều lần làm thử thấy có kết quả, anh rút kinh nghiệm dần và hiện đã có một toa thuốc khá hay để chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Cận tôi xin ghi lại mong bà con nuôi tôm các nơi tham khảo, áp dụng: Dùng 1kg tỏi giã nhỏ, trộn với 1 lít dầu thực vật đem nấu chín, sau đó trộn đều với thức ăn cho tôm. Lượng thức ăn này đủ cho 3 vạn con tôm ăn trong vòng 5 ngày. Theo kinh nghiệm của anh Xuân thì bà con nên trộn tỏi vào thức ăn cho tôm ăn một lần vào buổi tối vì đây là thời gian tôm lên ăn mạnh nhất. Chỉ sau 5 ngày, tôm đang bệnh dần dần chuyển sang khỏe mạnh, chóng lớn. Cách 5 đến 10 ngày sau, cho tôm ăn thêm 1 chu kỳ 5 ngày thức ăn trộn tỏi nữa để củng cố thêm kháng thể cho cơ thể tôm đủ sức kháng được bệnh tật. Nuôi ghép cua xanh với tôm sú Năm 2003, các nhà khoa học ngành thuỷ sản đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ giống cua xanh. Do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua xanh đã phát triển mạnh với nhiều hình thức như nuôi ghép với tôm sú, nuôi ghép với cá, nuôi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi chuyên canh đạt năng suất từ 1,5-2 tấn/ha.
  2. Xin giới thiệu hình thức nuôi ghép cua xanh với tôm sú, đạt năng suất 1 tấn/ha. Mô hình này được áp dụng cho tất cả các tỉnh ven biển trong cả nước. Điều kiện áp dụng Môi trường nuôi: Chất đáy ao là bùn cát, độ lún từ 10-15cm. Độ mặn dao động 15-25‰. Các chỉ tiêu thuỷ hoá: pH =8,0-8,5, nhiệt độ nước 26-300C, NH3-N, NO2, H2S
  3. Cho ăn: Thức ăn dùng để nuôi cua là cá tạp, nhuyễn thể, giáp xác kích thước nhỏ, thức ăn tổng hợp dạng viên. Tỷ lệ trộn thức ăn cho cua: cá tạp 50-60%, nhuyễn thể 30- 40%, giáp xác 10%. Để đảm bảo cho cua phát triển tốt cần bổ sung thức ăn tổng hợp dạng viên. Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày phụ thuộc vào kích cỡ của cua và tôm, tăng dần trong khi nuôi nhưng tỷ lệ % thức ăn cho ăn so với trọng lượng của cua giảm dần, thường cho ăn 3-10% trọng lượng thân. Thời gian cho ăn: Nên cho ăn ngày 2 lần, vào lúc 7-9 giờ và 17-18 giờ. Nếu thức ăn dư thừa cần vớt khỏi ao nuôi sau 10 giờ tính từ lúc cho ăn. Phương pháp cho ăn: Cho cua ăn trên sàng ăn, khoảng cách giữa sàng ăn là 4-7m. Thay nước: Thay từ 1/3-2/3 nước cũ và cấp nước mới, thay nước 3-5 ngày liên tục trong mỗi kỳ con nước. Thu hoạch -Với cua: Sau 4 tháng nuôi tiến hành thu hoạch cua đực đạt kích cỡ thương phẩm để giảm mật độ. Thu cua bằng cách cho thức ăn vào sàng cho ăn để cua vào ăn, sau đó kéo sàng lên để bắt những con đạt tiêu chuẩn. -Với tôm: Sau 2,5 đến 3 tháng nuôi, dùng đăng hình chữ A thu hoạch tôm đạt kích cỡ thương phẩm bằng đó, hom, trong đó, hom đặt cây đèn dầu để dẫn dụ tôm vào. Bảo quản sản phẩm: Sau khu thu hoạch, trói cua bằng dây đay hoặc dây chuối. Đối với tôm sú phải bảo quản sống bằng cách sục ôxy. Giám sát sức khỏe tôm nuôi, xử lý sự cố theo GAP Nuôi tôm là cả một quá trình thực hiện tương đối công phu và vất vả, nếu
  4. người nuôi bỏ qua hay lơ là một khâu nào đó có thể dẫn đến rủi ro về sức khỏe tôm. Một trong số khâu quan trong của nghề trong suốt quá trình nuôi là giám sát sức khỏe. Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương (NACA) xin hướng dẫn cho bà con các thực hành nuôi tốt (GAP) trong nuôi tôm sú quảnh canh cải tiến như sau: Các thông số môi trường nước nuôi thích hợp cho tôm sú được thể hiện cụ thể như sau: - pH tối ưu: 7.5-8.5 (Dao động hàng ngày 50cm, mà nước ngoài mương cấp cũng trong thì giữ nước lại trong ao và bón bột đá vôi (200kg-300kg/ha) và phân gây màu vào sáng sớm để tăng lượng tảo trong ao. 1. Hàng ngày kiểm tra 2 lần các dấu hiệu ngoại quan của tôm trên sàng ăn,
  5. kết hợp kiểm tra các chỉ tiêu môi trường để nhận biết tình trạng sức khỏe của tôm. Lưu lý các hiện tượng tôm bám bờ, kéo đàn, nổi đầu, chim ăn cá xuất hiện, dấu hiệu bất thường khác trên thân tôm. 2. Nếu tôm có màu sáng đẹp, phụ bộ đầy đủ, đường chỉ thức ăn ở lưng đều (liên tục) là tôm bình thường. 3. Nếu tôm giảm ăn, màu sắc thay đổi, đường chỉ thức ăn mờ, không liên tục, chim ăn cá xuất hiện, có tôm chết là tôm có dấu hiệu bệnh. Cần lấy mẫu để xét nghiệm bệnh hoặc báo cáo cơ quan quản lý thủy sản địa phương, người có chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản để được hướng dẫn biện pháp xử lý. 4. Nếu thấy tôm bỏ ăn, dạt bờ, có phân trắng, bẩn ở vỏ, mang và các dấu hiệu bất thường cần giảm lượngthức ăn cho tôm và thay 15-20 cm nước sau đó rắc đều bột đá vôi theo mức từ 200-300kg/ha rải đều khắp mặt ao. Nếu bệnh chưa giảm cần hỏi ý kiến cơ quan quản lý thủy sản địa phương, người có chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản để được hướng dẫn biện pháp xử lý. 5. Nếu tôm chết có đốm trắng trên vỏ là khả năng tôm bị nhiễm vi rus đốm trắng rất cao thì không tháo nước ao để tránh lây lan bệnh, lập tức báo cho các hộ nuôi xung quanh, cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý. Nhận biết tôm khoẻ và tôm bệnh Nhận biết qua vỏ con tôm: Tôm khoẻ mạnh vỏ thường có màu xanh lá cây, hoạt động (di chuyển, bắt mồi) nhanh nhẹn. Màu xanh da trời ở tôm khoẻ thường có ngay sau khi lột xác, một thời gian sau chuyển sang màu xanh lá cây. Cũng có giống tôm do di truyền hoặc do thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng mà có màu xanh da trời ngay cả khi tôm khoẻ mạnh, cơ thể không lột xác. Những vết thương ở tôm khoẻ mạnh sẽ chuyển sang màu đen hay màu nâu sẫm (những vết màu này còn gọi là sắc tố Melanin, chúng độc đối với sinh vật và bảo vệ cho cơ thể tôm khỏi bị nhiễm trùng) sau một vài ngày. Giống tôm khi khoẻ mạnh vỏ có màu xanh lá cây, khi thấy vỏ tôm chuyển sang màu xanh da trời hoặc khi lột xác cơ thể có màu đỏ nhất là phụ bộ và
  6. chân đuôi là lúc tôm bị bệnh, cần can thiệp kịp thời. Tôm khoẻ mạnh thường có vỏ cứng lại nhanh chóng sau khi lột vỏ (thường 24 giờ sau lột vỏ). Tôm bệnh vỏ mềm, nhăn nheo sau khi lột vỏ nhiều ngày, có thể chuyển biến thành chứng mềm vỏ mãn tính rất nguy hiểm. Khi vỏ tôm bị mềm, nhiều loại vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây hại. Tôm bệnh thường vỏ có màu xanh rêu hoặc màu bùn, nguyên nhân là do các vi sinh vật bám trên vỏ tôm phát triển, chúng thu hút các chất cặn bẩn làm vỏ tôm có màu như đã mô tả, vỏ tôm có màu này còn gọi là hiện tượng đóng rong trên tôm bệnh. 2. Một số thay đổi trên cơ thể tôm: Tôm khoẻ, mang thường rất sạch. Khi tôm bị bệnh mang thường bị các vi sinh vật tấn công và sống ký sinh trong mang. Nhiều chất cặn bẩn do vi sinh vật thải ra bám vào mang làm mang có màu nâu, mắt thường ta cũng nhìn thấy được qua vỏ giáp khi bắt tôm trên tay hoặc tôm bơi nơi nước trong. Cũng có trường hợp tôm khoẻ, mang cũng có màu nâu đó là do chất sắt trong các muối sắt có nhiều trong môi trường nuôi kém tích tụ lại. Rạch đôi cơ thể tôm, thấy ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn là tôm khoẻ. Nếu ruột tôm rỗng từng đoạn hay toàn bộ là tôm mắc bệnh không ăn. Trong tình trạng thiếu thức ăn kéo dài hay tôm vừa lột xác thì cơ bụng của tôm sẽ không lấp đầy vỏ giáp. Trong trạng thái bình thường cũng thấy hiện tượng này đó là do tôm bị mắc bệnh không ăn hoặc ăn ít thức ăn nên thịt, cơ co lại làm rỗng vỏ. Trường hợp tuy cơ không lấp đầy vỏ giáp nhưng ruột tôm vẫn chứa đầy thức ăn, đó có thể là do tôm vừa lột xác hay tôm đang phục hồi sau khi khỏi bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2