PHAÀN<br />
<br />
NHÖÕNG KIEÁN THÖÙC VAØ<br />
KÓ NAÊNG CÔ BAÛN VEÀ<br />
QUAÛN LÍ HÖÔÙNG NGHIEÄP<br />
ÔÛ CAÁP TRUNG HOÏC<br />
<br />
3<br />
<br />
Những Kiến Thức Và Kĩ Năng Cơ Bản Về Quản Lí Hướng Nghiệp Ở Cấp Trung Học<br />
<br />
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÍ HƯỚNG NGHIỆP<br />
1. Khái niệm<br />
QLHN là một bộ phận của quản lí GD, là hệ thống những tác động có định<br />
hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối<br />
tượng quản lí của CTHN nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu<br />
HN cho HSPT.<br />
QLHN gồm những yếu tố cơ bản sau:<br />
Sơ đồ 10. Các yếu tố của quản lí hướng nghiệp<br />
<br />
PHẦN 3<br />
<br />
- Chủ thể quản lí là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản<br />
lí và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả<br />
các nguồn lực cho CTHN tại địa bàn, đơn vị đang quản lí. Trong QLHN, chủ<br />
thể quản lí là lãnh đạo và hoặc chuyên viên phụ trách HN của Bộ GD&ĐT, Sở<br />
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường và Giám đốc Trung tâm<br />
GD ở địa phương có chức năng HN cho HSPT cấp trung học trên địa bàn. Trên<br />
cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lí tác động lên<br />
đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc<br />
thực hiện các chức năng quản lí để đạt được mục tiêu HN.<br />
- Đối tượng quản lí là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ HN, bao<br />
gồm: các GV và CB phụ trách HN; tập thể HS ở các trường THCS, THPT; CB,<br />
GV và HS các TT GDTX - HN, TT KTTH - HN; các tổ chức, đoàn thể xã hội<br />
(như Hội cha mẹ HS, Hội LHPN, các doanh nghiệp…). Đối tượng quản lí còn<br />
bao gồm các hình thức HN, ngân sách, cơ sở vật chất và thiết bị GD cho HN và<br />
hệ thống TT cho CTHN.<br />
73<br />
<br />
Quản Lí Hướng Nghiệp Ở Cấp Trung Học<br />
<br />
- Công cụ quản lí là những phương tiện mà cán bộ QLHN sử dụng trong quá<br />
trình quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp HĐ của các tác<br />
nhân HN và HSPT cấp trung học trong việc thực hiện mục tiêu CTHN. Công<br />
cụ chủ yếu để QLHN là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với<br />
CTHN, là các cơ chế và chính sách cho CTHN.<br />
- Phương pháp quản lí (PPQL) là cách thức tác động bằng những phương tiện<br />
khác nhau của cán bộ QLHN đến hệ thống bị quản lí nhằm đạt được mục tiêu<br />
quản lí. PPQL bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lí (như quyền<br />
lực, quyết định, cơ chế chính sách, tài chính, kĩ thuật - công nghệ…) và lựa<br />
chọn cách thức tác động (tác động bằng quyền lực; tác động bằng kinh tế; tác<br />
động bằng tư tưởng chính trị…) của cán bộ QLHN tới đối tượng quản lí.<br />
<br />
2. Tổng quan<br />
Sơ đồ 11. Tổng quan về quản lí hướng nghiệp<br />
<br />
hóa<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
74<br />
<br />
Những Kiến Thức Và Kĩ Năng Cơ Bản Về Quản Lí Hướng Nghiệp Ở Cấp Trung Học<br />
<br />
3. Sự cần thiết<br />
QLHN là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện của các cấp quản lí, các cán bộ QLHN<br />
với các mục đích chính sau:<br />
Sơ đồ 12. Mục đích quản lí hướng nghiệp<br />
<br />
PHẦN 3<br />
<br />
Để đạt được mục tiêu của CTHN, cần thiết phải QLHN nhằm đảm bảo thực hiện<br />
được những công việc sau có hiệu quả:<br />
- Chỉ đạo và điều hành xây dựng “Tầm nhìn hướng nghiệp”;<br />
- Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lí và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CB và GV có<br />
đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;<br />
- Tạo ra sự thống nhất ý chí trên con đường đi tới mục tiêu HN giữa những người<br />
làm nhiệm vụ quản lí với các tác nhân HN và HSPT cấp trung học;<br />
- Hỗ trợ và tạo động lực cho các tác nhân tham gia CTHN, đồng thời khuyến<br />
khích mọi người phát huy cao độ năng lực cũng như khả năng sáng tạo thông<br />
qua việc thực hiện các chế độ và chính sách khen thưởng hợp lí;<br />
- Huy động, phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài<br />
ngành GD cho CTHN, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu HN cho<br />
HSPT cấp trung học.<br />
- Thường xuyên thu thập các TT về mức độ thực hiện mục tiêu TNHN, nhiệm vụ<br />
HN của các CSGD, các cá nhân và các bộ phận ở CSGD để từ đó ra quyết định<br />
và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nhờ đó, “con tàu” HN được đảm bảo luôn đi<br />
đúng “đường ray” để tới đích.<br />
<br />
75<br />
<br />