intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tham khảo Sức khỏe sinh sản (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo "Sức khỏe sinh sản (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa)" cung cấp cho người học những kiến thức như: đại cương sức khoẻ sinh sản; hiện tượng thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh; thay đổi giải phẫu sinh lý khi có thai; thai nhi đủ tháng; khám thai và quản lý thai nghén; chẩn đoán ngôi-thế-kiểu thế;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tham khảo Sức khỏe sinh sản (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ Tài liệu tham khảo SỨC KHỎE SINH SẢN (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa) Lưu hành nội bộ Năm 2021 1
  2. Bài 1: ĐẠI CƢƠNG SỨC KHOẺ SINH SẢN Mục tiêu học tập 1. Trình bày được định nghĩa sức khoẻ sinh sản 2. Trình bày được các thành tựu, tồn tại và thách thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản 3. Kể được các nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản 4. Thực hiện được các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản 1. ĐỊNH NGHĨA SỨC KHOẺ SINH SẢN 1.1. Định nghĩa Theo Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cairo, 1994 (ICPD 1994): “Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản”. Điều này cũng hàm ý là mọi ngƣời, kể cả nam và nữ, đều có quyền đƣợc nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận đƣợc theo sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho ngƣời phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh đƣợc đứa con lành mạnh. 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe sinh sản Sự phát triển kinh tế hay mức thu nhập Sức khỏe phụ nữ và sức khỏe sinh Trình độ học vấn và văn hóa Dịch vụ chăm sóc Y tế sản của phụ nữ Vị trí của ngƣời phụ nữ trong xã hội (tôn giáo, tục lệ...) 2. CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN (2001 - 2010) 2.1. Những thành tựu cơ bản Mặc dù không có mức tăng trƣởng kinh tế đặc biệt, Việt Nam vẫn có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực y tế và sức khoẻ sinh sản. Sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính sách và sự tiếp cận rộng rãi của nhân dân với chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã góp phần quan trọng vào những kết quả khả quan đạt đƣợc về mặt này. 2
  3. Trong những năm qua, đầu tƣ của nhà nƣớc cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nghiên cứu và lĩnh vực DS-KHHGĐ không ngừng đƣợc tăng lên đã tạo điều kiện cho việc củng cố và phát triển mạng lƣới cơ sở y tế/ KHHGĐ rộng khắp đến tận các bản làng thôn xóm trong cả nƣớc. Các dịch vụ phòng, chữa bệnh cho bà mẹ trẻ em, chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh, các dịch vụ KHHGĐ... kể cả do nhà nƣớc và tƣ nhân cung cấp đƣợc mở rộng và chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao. Nhờ đó chúng ta đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ: - So sánh năm 1989 với năm 1999, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 3,8 con xuống còn 2,3 con và gia tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,21% xuống còn 1,43%. - Trong thời gian từ 1990 - 1999 tỷ lệ tử vong mẹ đã đƣợc hạ thấp từ 200/100.000 trẻ đẻ ra sống xuống còn 100/100.000 và số tai biến sản khoa đã giảm đƣợc 52%. - Tỷ suất chết trẻ em dƣới 1 tuổi giảm từ 45,1%o trong năm 1994 (3) xuống chỉ còn 36,7%o năm 1999. - Tỷ suất chết trẻ dƣới 5 tuổi đã giảm từ 55,5%o trong giai đoạn 1982 - 1986 còn 37,7%o trong những năm 1992-1996 và tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở cùng lứa tuổi đã giảm từ 44,9% năm 1994 xuống còn 36,7% năm 1999. - Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai năm 1988 là 53,7% đã tăng lên đến 75,3% vào năm 1997 và tỷ lệ sinh con đƣợc cán bộ có chuyên môn đỡ đã tăng từ 55% trong các năm 90-94 lên 71% trong các năm 95-97. 2.2. Những tồn tại 2.2.1. Mức sinh ở nƣớc ta tuy đã giảm nhƣng chất lƣợng công tác KHHGĐ còn yếu thể hiện ở tỷ lệ thất bại trong sử dụng các biện pháp tránh thai còn cao. Số con trung bình của một phụ nữ ở tuổi sinh đẻ là 2,3 nhƣng ở các vùng trung du, miền núi, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, số này vẫn còn ở mức trên 3 hoặc 4 con. 2.2.2. Dân số nƣớc ta mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng một triệu ngƣời, nhƣ vậy dự tính vào năm 2020 dân số có thể lên tới gần 100 triệu, trong đó có khoảng 22 triệu ngƣời thuộc nhóm vị thành niên từ 10-19 tuổi. Nhóm dân số này là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nƣớc trong tƣơng lai gần và cũng là đối tƣợng có nguy cơ cao về SKSS nhƣng công tác chăm sóc SKSS cho vị thành niên chƣa làm đƣợc nhiều. 2.2.3. Việc chăm sóc phụ nữ có thai và các bà mẹ còn nhiều thiếu sót. Tỷ lệ các bà mẹ đƣợc khám thai và khi đẻ đƣợc cán bộ chuyên môn giúp đỡ còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hƣớng dẫn cho bú mẹ và cách nuôi con chƣa đƣợc chú ý làm tốt. Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ với những nguyên nhân chủ yếu là các tai biến sản khoa cũng nhƣ tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao, nhất là ở các vùng nói trên. 2.2.4. Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản và bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục khá cao, sự tăng nhanh HIV/ AIDS, đặc biệt là trong những thanh niên dƣới 25 tuổi đang là 3
  4. điều đáng lo ngại. Trong khi đó việc giáo dục tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ phòng và chữa chƣa đƣợc phổ cập rộng rãi với sự phối hợp tham gia của mọi cơ sở trong và ngoài ngành y tế, công cũng nhƣ tƣ. 2.2.5. Tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ còn cao nhƣng các biện pháp nhằm dự phòng và điều trị vô sinh, nhất là việc áp dụng những kỹ thuật cao còn hạn chế. 2.2.6. Bệnh ung thƣ ở phụ nữ đƣợc xếp vào hạng nguyên nhân tử vong thứ hai sau các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, trong đó phổ biến nhất là ung thƣ vú và ung thƣ cổ tử cung và tỷ lệ mắc ở nông thôn cao hơn nhiều ở thành thị. 2.2.7. Các vấn đề về SKSS ở ngƣời cao tuổi cũng đang đặt ra nhiều nhiệm vụ phải giải quyết trong khuôn khổ các hoạt động CSSKSS trong những năm tới. 2.3. Những thách thức 2.3.1. Nhận thức về nội dung và ý nghĩa của SKSS chƣa đƣợc đầy đủ, sự thiếu hiểu biết về cách đề phòng các nguy cơ đối với SKSS cùng với những tập tục lạc hậu trong lối sống cũng nhƣ trong hành vi ứng xử khi có các vấn đề về sức khoẻ của nhân dân, nhất là ở các vùng dân tộc và các vùng khó khăn về địa lý, kinh tế và văn hoá xã hội đã góp phần tạo nên những tồn tại về mặt SKSS nhƣ đã nêu ở trên. Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng từ trên xuống đến cơ sở tuy đã quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ nghiên cứu, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em và kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE/ KHHGĐ), song vì còn rất ít tiếp nhận đƣợc những kiến thức và thông tin về SKSS và sức khoẻ tình dục nên chƣa có sự quan tâm đúng mức. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông và tƣ vấn về SKSS còn nhiều thiếu sót về nội dung và loại hình, về xác định đối tƣợng tham gia và kỹ năng giáo dục truyền thông, về sản xuất tài liệu tuyên truyền vận động cũng nhƣ về kinh phí v.v… 2.3.2. Hệ thống cung cấp các dịch vụ BVSKBMTE/KHHGĐ tuy đã đƣợc xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh và có nhiều năm kinh nghiệp hoạt động, song vẫn còn nhiều nhƣợc điểm và tồn tại. Đội ngũ cán bộ còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là nữ hộ sinh, trình độ kiến thức, tay nghề chƣa đáp ứng các nhu cầu, không đƣợc định kỳ cập nhật một cách cần thiết, hệ thống giám sát chất lƣợng các dịch vụ kém hiệu lực và ít khả năng cải thiện tình hình. Những điều nêu trên đã làm cho các đơn vị này kém sức hấp dẫn đối với ngƣời sử dụng. Sự yếu kém đó còn nghiêm trọng hơn ở những vùng có nhiều khó khăn về địa lý, kinh tế nhƣ miền núi, vùng sâu, vùng xa và đã tạo nên sự cách biệt rõ rệt về các chỉ số sức khoẻ giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng. 2.3.3. Việc đầu tƣ ngân sách cho lĩnh vực này tuy đã đƣợc quan tâm song chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong khi việc huy động cộng đồng lại yếu và còn gặp nhiều khó khăn ở những vùng nghèo. 4
  5. 2.3.4. Công tác chỉ đạo và quản lý cũng còn những thiếu sót nhƣ chƣa xác định rõ nhu cầu một số mặt chăm sóc, nhất là chăm sóc SKSS theo quan niệm mở rộng; các quy định về phân cấp nhiệm vụ, chất lƣợng kỹ thuật... chƣa đƣợc cập nhật, bổ sung cho đầy đủ và phù hợp với những quan niệm mới: hệ thống thông tin quản lý y tế và hệ thống thanh tra, kiểm tra việc cung cấp các dịch vụ CSSKSS chƣa đƣợc hoàn thiện và kém hiệu lực. Đa số các thành viên trong hệ thống chỉ đạo và quản lý các hoạt động CSSKSS ở mọi cấp hiện nay vẫn là nam giới. 2.3.5. Vai trò của các Bộ, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính phủ, chi chính phủ, tƣ nhân v.v. liên quan đến vấn đề CSSKSS chƣa đƣợc nghiên cứu phân tích kỹ để xác định nội dung tham gia của các bên và cơ chế phối hợp nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho các hoạt động CSSKSS. 2.4. Các nội dung chính của chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2.4.1. Kế hoạch hoá gia đình 2.4.2. Làm mẹ an toàn 2.4.3. Thông tin - giáo dục truyền thông và tư vấn. 2.4.4. Nạo hút thai an toàn. 2.4.5. Phòng và điều trị vô sinh. 2.4.6. Phòng và chữa các bệnh lây truyền theo đường tình dục / nhiễm khuẩn đường sinh sản. 2.4.7. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên. 2.4.8. Đề phòng và phát hiện sớm các ung thư sinh dục. 2.4.9. Sức khoẻ phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. 2.5. Các mục tiêu Mục tiêu 1: Tạo đƣợc sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng nhƣ sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của CSSKSS trong mọi tầng lớp nhân dân, trƣớc hết trong cán bộ lãnh đạo các tấp. Mục tiêu 2: Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọn các biện pháp tránh thai có chất lƣợng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai. Mục tiêu 3: Nâng cao tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tƣợng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tƣợng chính sách. Mục tiêu 4: Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, kể cả HIV/ AIDS và tình trạng vô sinh. Mục tiêu 5: CSSKSS tốt hơn cho ngƣời cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, phát hiện và điều trị sớm các trƣờng hợp ung thƣ vú và các ung thƣ khác của đƣờng sinh sản nam và nữ. 5
  6. Mục tiêu 6: Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục (SKTD) của vị thành niên (VTN), thông qua việc giáo dục, tƣ vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù hợp với lứa tuổi. Mục tiêu 7: Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khoẻ sinh sản và chất lƣợng cuộc sống. 2.6. Các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2.6.1. KHHGĐ Thực hiện đa dạng hoá các biện pháp tránh thai, cung cấp rộng rãi các biện pháp tránh thai mới đồng thời cung ứng đầy đủ bao cao su và các biện pháp để kết hợp phòng chống các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, kể cả HIV/AIDS 2.6.2. Bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc các bà mẹ trước, trong và sau sinh, chăm sóc sơ sinh và trẻ em Phát triển các dịch vụ chăm sóc trƣớc khi sinh, giảm bớt tỷ lệ các bà mẹ không đƣợc khám thai trƣớc khi sinh con, tăng tỷ lệ thai phụ đƣợc thăm thai đủ 3 lần có chất lƣợng. Tăng tỷ lệ sinh con đƣợc cán bộ chuyên môn giúp đỡ. Đồng thời tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ chuyên môn có đủ trình độ cho các khoa sản và ngoại sản của các bệnh viện tuyến huyện, nhất là các huyện vùng cao, vùng sâu và hải đảo để có thể thực hiện đƣợc các thủ thuật chăm sóc sản khoa thiết yếu và cấp cứu sản khoa nhằm giảm tử vong mẹ. Đẩy mạnh chăm sóc sau sinh để giúp đỡ các bà mẹ giữ gìn sức khoẻ, phòng chống các bệnh tật, biến chứng sau sinh và hƣớng dẫn cách chăm sóc và nuôi con, đặc biệt là nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời tƣ vấn cho các bà mẹ về KHHGĐ, giúp họ quyết định và thực hiện một cách đúng đắn việc sinh con lần sau. Có chế độ ghi chép, theo dõi các hoạt động chăm sóc sau sinh và có tổng kết đánh giá những tiến bộ sau này. 2.6.3. Nạo phá thai an toàn, xử lý tốt các biến chứng và chăm sóc sau nạo phá thai Có đủ cán bộ chuyên môn vững tay nghề và các điều kiện vật chất trang thiết bị thuốc men cần thiết để thực hiện nạo phá thai an toàn, điều trị tốt các tai biến do nạo phá thai và thực hiện tốt các chăm sóc và tƣ vấn sau nạo phá thai. 2.6.4. Dự phòng và điều trị các nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền đường tình dục HIV/AIDS Mọi cơ sở y tế và một số cơ sở dịch vụ KHHGĐ có điều kiện về cơ sở vật chất và cán bộ cần đƣợc cung cấp các trang thiết bị, thuốc men để chẩn đoán, điều trị các bệnh thông thƣờng về nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản và lây truyền đƣờng tình dục. Đối với những vùng xa xôi, đi lại khó khăn cần tổ chức các đội dự phòng, phát hiện và điều trị lƣu động các bệnh trên và có chính sách khuyến khích đi khám chữa bệnh nhƣ giảm hoặc giảm miễn phí, đặc biệt là cho các đối tƣợng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và ở những vùng có tỷ lệ mắc cao. 6
  7. 2.6.5. Phát hiện và điều trị sớm các ung thư đường sinh sản Tổ chức rộng rãi việc thăm khám hàng loạt phát hiện bệnh ung thƣ, đặc biệt là ở phụ nữ bằng các xét nghiệm hoặc nghiệm pháp đơn giản, tổ chức khám phát hiện ung thƣ ung thƣ định kỳ 6 tháng, một năm một lần, có phƣơng tiện lấy bệnh phẩm, làm xét nghiệm, chú ý các phụ nữ 45 tuổi trở lên. Bảo đảm việc CSSKSS ngƣời cao tuổi và chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các bệnh nhân ung thƣ ở các bệnh viện theo quy định đƣợc phân cấp. 2.6.6. Dự phòng và điều trị vô sinh Phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan đến vô sinh bằng cách kiện toàn và nâng cao chất lƣợng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị vô sinh ở các tuyến đồng thời nghiên cứu để ban hành các văn bản pháp qui về cho và nhận tế bào noãn, tinh trùng và những vấn đề khác có liên quan đến việc có con nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. 2.6.7. CSSKSS vị thành niên - Đối với thiếu niên: + Nguyên lý hành động là cung cấp thông tin cho các thiếu niên hiểu rõ về giới tính, đề phòng có thai ngoài ý muốn, đề phòng các bệnh lây truyền theo tình dục có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Cũng cần giáo dục cho những ngƣời trẻ tuổi rõ cần tôn trọng sự tự quyết của phụ nữ và chia sẻ với họ trách nhiệm trong những vấn đề về tình dục và sinh sản. Đẻ sớm không những có nguy cơ làm tăng nhanh dân số và còn làm tăng nguy cơ tử vong ngƣời mẹ, tăng tỉ mắc bệnh và tử vong của trẻ lên nhiều. Lấy chồng sớm và đẻ sớm làm giảm khả năng học tập và lao động cảa các phụ nữ trẻ, làm giảm chất lƣợng cuộc sống của họ và con cái họ. + Tình yêu và luyến ái lành mạnh. + Phổ biến kiến thức về vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh bộ phận sinh dục. + Mục tiêu là giải quyết những vấn đề về sức khỏe tình dục và sinh sản cửa thiếu niên, chủ yếu là tránh có thai ngoài ý muốn và phá thai trong những điều kiện kém an toàn, tránh những bệnh lây truyền theo đƣờng tình dục và nhiễm HIV, làm giảm hẳn tỉ lệ có thai ở tuổi thiếu niên. + Biện pháp gồm hƣớng dẫn thiếu niên xử sự đúng đắn về giới tính và sinh sản. Những bậc làm cha mẹ và những ngƣời có trách nhiệm trƣớc chính quyền có quyền , có nghĩa vụ và trách nhiệm làm việc đó kể cả việc xóa bỏ những luật lệ và quy tắc xã hội, tôn giáo ngăn cấm cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thiếu niên . - Giới tính và các mối liên quan giữa hai giới: + Giới tính và mối liên quan giữa hai giới là một khối thống nhất, ảnh hƣởng đến khả năng tạo cho ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà có một cuộc sống lành mạnh, làm chủ đƣợc vận mệnh của mình về phƣơng diện sinh sản. Những quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực tình dục và sinh sản trong đó có sự tôn trọng đầy đủ và hòan tòan về cơ thể con ngƣời, ý thức trách nhiệm bình đẳng và quan tâm lẫn nhau tạo điều kiện cho những quan hệ hài hòa giữa nam và nữ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. 7
  8. + Bạo lực đối với phụ nữ và sự cƣỡng dâm ngày càng phổ biến khiến AIDS và các bệnh lây truyền theo tình dục ngày càng đe dọa và chà đạp lên những quyền cơ bản của phụ nữ và gây ra nguy cơ chủ yếu và thƣờng xuyên cho sức khỏe của họ. + Mục tiêu nhằm khuyến khích đẩy mạnh những thông tin, giáo dục và dịch vụ để phát triển những quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa hai giới để cải thiện chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. + Biện pháp gồm những họat động giáo dục trong gia đình, trong cộng đồng, trong trƣờng học, ngoài trƣờng học theo từng lứa tuổi, kể cả ngƣời lớn đặc biệt đối với nam giới. cấm sản xuất và buôn bán các văn hóa phẩm khiêu dâm đồi trụy đối với trẻ em. + Nội dung gồm những vấn đề cấp thiết nhƣ tránh những thai nghén không mong muốn, ngăn chặn lan truyền bệnh AIDS, bệnh lây truyền theo đƣờng tình dục và những hành động hung bạo đối với phụ nữ trong đó có cả cƣỡng dâm, bóc lột và cƣỡng ép mại dâm. 2.7. Phát hiện sớm các khối u phụ khoa - Thƣờng xuyên tự nắn vú để phát hiện sớm các khối u và điều trị sớm khi nó mới xuất hiện. - 6 tháng một lần nên làm phiến đồ âm đạo - cổ tử cung để phát hiện những tế bào bất thƣờng, hoặc soi cổ tử cung nếu thấy có tổn thƣơng và điều trị sớm những tổn thƣơng ở cổ tử cung. 2.8. Rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh - Những dấu hiệu bất thƣờng có thể có trong giai đoạn tiền mãn kinh: rong kinh, kinh mau, kinh thƣa… - Những dấu hiệu bất thƣờng có thể gặp trong thời kỳ mãn kinh: bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực, lạnh đầu chi. - Những nguy cơ có thể gặp trong thời kỳ mãn kinh: loãng xƣơng dẫn đến gãy xƣơng (hay gặp nhất là gãy cổ xƣơng đùi và cột sống thắt lƣng), ung thƣ niêm mạc tử cung. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về ______________ và ____, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản” 2.Trình bày đƣợc 3 thành tựu, 3 tồn tại / thách thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản. a. Những thành tựu b. Những tồn tại c. Những thách thức 3.Nêu đƣợc 7 nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản: 4. Thực hiện đƣợc các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản 8
  9. Bài 2 HIỆN TƢỢNG THỤ TINH, LÀM TỔ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG ĐÃ THỤ TINH MỤC TIÊU: 1. Trình bày đƣợc định nghĩa, mô tả đƣợc hiện tƣợng thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh. 2. Trình bày đƣợc cách áp dụng đƣợc kiến thức về các hiện tƣợng trên để giải thích các nguyên tắc của biện pháp tránh thai và điều trị vô sinh. 1. HIỆN TƢỢNG THỤ TINH l.l. Định nghĩa: Là sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn bào thành 1 tế bào duy nhất là trứng. 1.2. Sự sinh tinh: Tinh trùng đƣợc sinh ra từ tinh hoàn, khi giao hợp tinh trùng đƣợc trộn với tinh tƣơng tạo thành tinh dịch phóng vào trong âm đạo. Mỗi tinh trùng trƣởng thành gồm có 3 phần:  Đầu: hình bầu dục, phần trƣớc có nguyên sinh chất, phần sau là một nhân to chứa nhiễm sắc thể.  Thân: ở giữa có dây trục nằm giữa các dây xoắn ốc.  Đuôi: dài, ở giữa có dây trục. Có thể gặp những tinh trùng dị dạng trong tinh dịch bình thƣờng: tinh trùng 2 đầu, tinh trùng không đầu... Tiêu chuẩn chất lƣợng tinh trùng cho một lần giao hợp để có khả năng thụ tinh:  Thể tích: một lần phóng tinh từ 2 - 5 ml tinh dịch.  Số lƣợng tinh trùng bình thƣờng trong một ml tinh dịch có trên 60 triệu con.  Tỷ lệ tinh trùng hoạt động trên 70%.  Bình thƣờng tinh trùng có khả năng sống trong môi trƣờng âm đạo khoảng 2-3 ngày.  Tốc độ di chuyển mỗi phút từ 1.5 - 2.5 mm. Hình 1. Sự sinh tinh trùng 9
  10. 1.3. Sự sinh noãn: Trong giai đoạn chuẩn bị tại noãn nang, noãn bào tƣơng lai đƣợc chiêu mộ vào một đoàn hệ noãn. Qua quá trình phát triển từ đoàn hệ này, sẽ chọn ra đƣợc một noãn vƣợt trội. Chỉ có noãn vƣợt trội mới tham gia vào quá trình phóng noãn và thụ tinh. Sau khi đƣợc phóng thích, noãn bào đƣợc bao bọc chung quanh bởi một chất nhầy, bị hút về phía vòi trứng và dễ dàng bị cầm giữ bởi các tua vòi. Khi đến loa vòi, noãn sẽ vƣợt qua và di chuyển tƣơng đối nhanh trong vòi trứng. Động lực của sự di chuyển này là nhu động của các cơ trơn của vòi trứng. Vài giờ sau, noãn đã có mặt gần nơi tiếp giáp giữa đoạn bóng và eo của vòi trứng, nơi sự thụ tinh sẽ xảy ra. Noãn bào chỉ có thể giữ đƣợc khả năng thụ tinh trong khoảng 6 - 2 4 giờ. Quá thời hạn này, noãn bào không còn khả năng thụ tinh đƣợc nữa. Hình 2. Sự sinh noãn từ noãn nguyên bào cho đến lúc thụ tinh 1.4. Mô tả hiện tƣợng: Ngay sau khi đƣợc phóng vào trong âm đạo, tinh dịch đông đặc lại trong cùng đồ và cầm tù các tinh trùng. Khoảng một giờ sau, các enzym ly giải protein có trong tinh dịch đƣợc hoạt hóa bởi pH axít của âm đạo, sẽ hoạt hóa khối đông này và phỏng thích các tinh trùng đang bị giam giữ. Các tinh trùng di động nhất sẽ vƣợt qua rào chắn niêm dịch cổ tử cung, số tinh trùng 10
  11. còn lại sẽ bị hủy diệt trong môi trƣờng pH axít của âm đạo. Những đặc điểm của chất nhầy ở giai đoạn tiền phóng noãn là thích hợp nhất cho sự vƣợt qua kênh cổ tử cung của tinh trùng. Nhƣ vậy vai trò của nút nhầy cổ tử cung là:  Sàng lọc các giao tử.  Bƣớc đầu thực hiện quá trình khả năng hóa tinh trùng, bằng cách giải phóng tinh trùng khỏi những ràng buộc với dịch tiết của tinh hoàn và tiền liệt tuyến. Những chất có vai trò ức chế khả năng thụ tinh của tinh trùng. Tiếp theo, nhờ khả năng di động, sự co thắt cơ tử cung và vòi trứng, tinh trùng sẽ đến nơi thụ tinh, thƣờng là ở phần bóng vòi trứng. Lúc này từ khoảng 300 triệu tinh trùng chỉ còn vài trăm, đa số là tinh trùng bình thƣờng, khỏe mạnh. Các tinh trùng ngay sau khi đƣợc xuất tinh, không có ngay khả năng thụ tinh cho noãn. Chúng cần phải đƣợc khả năng hóa. Khả năng hóa là một loạt hiện tƣợng phức tạp tƣơng ứng với những biến đổi về cấu trúc của màng bào tƣơng tinh trùng. Các tinh trùng vây quanh noãn bào nhƣng chỉ duy nhất 1 tinh trùng xuyên qua đƣợc màng của noãn bào. Sau đó nhân của 2 tế bào này sẽ kết hợp thành một nhân duy nhất của trứng. Quá trình thụ tinh đến đây xem nhƣ hoàn tất (tổng cộng khoảng 35h). 2. HIỆN TƢỢNG DI CHUYỂN CỦA TRỨNG: 2.1. Định nghĩa: Là sự di chuyển của trứng từ nơi thụ tinh vào trong buồng tử cung. 2.2. Mô tả hiện tƣợng: Sau khi thụ tinh, trứng vừa phân chia tế bào vừa di chuyển vào buồng tử cung nhờ:  Hoạt động các nhung mao trong lòng vòi trứng.  Hoạt động của lớp cơ vòi trúng.  Sự lƣu thông của dịch vòi trứng. Thoạt tiên trứng lƣu lại khoảng 48 giờ trong đoạn bóng của vòi trứng. Trong thời gian này trứng thực hiện các hoạt động bào phân, để đạt đến giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào. Sau đó trứng sẽ nhanh chóng vƣợt qua eo vòi trứng trong vòng 10 đến 12 giờ. Khoảng 3 -+ 4 ngày sau khi thụ tinh trứng đến đƣợc buồng tử cung. 11
  12. Hình 3. Sự phát triển của phôi trong quá trình di chuyển 3. HIỆN TƢỢNG LÀM TỎ CỦA TRỨNG ĐÃ THỤ TINH: 3.1. Định nghĩa: Là sự xâm nhập hoàn toàn của trứng đã thụ tinh vào nội mạc tử cung, bám rễ tại đó và tiếp tục phát triển. 3.2. Mô tả hiện tƣợng: Trứng bình thƣờng sẽ đến buồng tử cung vào khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh. Lúc này nó đang ở giai đoạn 8 đến 16 tế bào. Sau khi vào đến buồng tử cung, trứng còn tự do khoảng 48 giờ nữa trƣớc khi chìm vào bề dầy của nội mạc tử cung. Trong thời gian này phôi dâu tiếp tục hoạt động phân bào, lớn lên về thể tích, cuối cùng chìm vào nội mạc tử cung khi đã ở giai đoạn phôi nang, với khoảng 50 tế bào. Trong suốt khoảng thời gian này, sự nuôi dƣỡng của phôi đƣợc thực hiện bằng cơ chế thẩm thấu qua màng trong. Nội mạc tử cung cần phải bình thƣờng cả về phƣơng diện mô học cũng nhƣ sinh lý học để bảo đảm cho một sự làm tổ bình thƣờng. Đó là cấu tạo của nội mạc bình thƣờng vào ngày 21 - 22 của chu kỳ kinh nguyệt. Phôi bắt đầu làm tổ vào ngày 6 -> 8 sau thụ tinh. Tại nơi làm tổ, phôi bám dính vào nội mạc tử cung và chui sâu dần xuống lớp nội mạc. Sự xâm nhập hoàn toàn của trứng vào bên trong lớp nội mạc kéo dài đến ngày 11 -+ 12 sau thụ tinh. Kể từ giờ phút này, phôi thai phát triển lệ thuộc vào cơ thể mẹ: hoàng thể chu kỳ trở thành hoàng thể thai kỳ dƣới tác dụng kích hoạt của bêta-hCG, đảm nhận duy tri thai kỳ cho đến khi nhau thai có thể đảm nhận đƣợc nhiệm vụ chế tiết progesteron. 12
  13. 4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG ĐÃ THỤ TINH: 4.1. Định nghĩa: Là sự nhân lên về số lƣợng, biệt hóa của tế bào trứng (để tạo nên các cơ quan, bộ phận trong cơ thể) trở thành phôi rồi thành thai và các phần phụ của thai. 4.2. Mô tả hiện tƣợng: Sau khi thụ tinh trứng phân chia rất nhanh để tạo thành thai và phần phụ của thai. Gồm 2 thời kỳ: - Thời kỳ sắp xếp tổ chức, bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ 2. - Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức, bắt đầu từ tháng thứ 3 đến khi thai đủ tháng. 4.2.1. Thời kỳ sắp xếp tổ chức: SỰ HÌNH THÀNH BÀO THAI Trong quá trình di chuyển từ nơi thụ tinh đến nơi làm tổ, trứng đã thụ tinh tiếp tục phát triển qua giai đoạn phôi dâu và đến khi làm tổ ở giai đoạn phôi nang. Trong khoảng 2 tuần lễ đầu sau khi thụ tinh, trứng lớn lên dần. Từ tuần thứ 3 trứng đƣợc gọi là phôi thai. Từ sau tuần thứ 8 phôi thai đƣợc chuyển sang giai đoạn thai nhi. Ở phôi thai mới thành lập ngƣời ta phân biệt 3 vùng: vùng trƣớc là đầu, vùng giữa nhô ra để trở thành bụng, lƣng có rãnh thần kinh, vùng sau là phần đuôi và có mạng lƣới thần kinh. Vùng trƣớc và sau dần dần phình ra để tạo hình chi trên và chi dƣới. Cuối thời kỳ phôi thai, phần đầu phôi to một cách không cân đối, đã có phác hình của mắt, mũi, miệng, tai ngoài; tứ chi trở nên rõ nét (có chồi ngón), các bộ phận chính nhƣ tuần hoàn, tiêu hóa cũng đƣợc thành lập ở thời kỳ này. SỰ PHÁT TRIÊN CỦA PHẦN PHỤ: Nội sản mạc: về phía lƣng của bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi, tạo thành một buồng gọi là buồng ối, trong chứa nƣớc ối, thành của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc. Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc, bao gồm 2 lớp: lớp ngoài là hội bào, lóp trong là các tế bào Langhans. Ngoại sản mạc: trong khi trứng làm tổ niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. Ngƣời ta phân biệt 3 phần:  Ngoại sản mạc tử cung: chỉ liên quan đến tử cung.  Ngoại sản mạc trứng: chỉ liên quan đến trứng.  Ngoại sản mạc tử cung - nhau: là phần ngoại sản mạc nằm giữa lóp cơ tử cung và trứng. 13
  14. 4.2.2. Thời kỳ hoàn chỉnh to chức: SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THAI: Thời kỳ này phôi thai đƣợc gọi là thai nhi, bắt đầu có đủ các bộ phận và tiếp tục phát triển tới khi hoàn chỉnh tô chức. Bộ phận sinh dục đƣợc nhận biết rõ rệt vào tháng thứ 4, thai cũng bắt đầu vận động vào cuối tuần thứ 16, cuối tháng thứ 6 da thai nhi còn nhăn, đƣợc bao bọc bởi chất gây, sang tháng thứ 7 da bớt nhăn do nhiều mỡ dƣới da, xuất hiện móng tay và móng chân. Các điểm cốt hóa ở đầu dƣới xƣơng đùi xuất hiện vào tuần thứ 36 và ở đầu trên xƣơng chày vào tuần thứ 38. Hình 5. Kích thƣớc thai theo tuổi thai SỰ PHÁT TRIẺN CỦA PHẦN PHỤ: Nội sản mạc: ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng ra và bao quanh thai nhi, thai nhi nhƣ con cá nằm trong nƣớc. Trung sản mạc: lớp hội bào đục thủng niêm mạc tử cung tạo thành các hồ huyết, chứa hai loại gai nhau:  Gai nhau dinh dƣỡng lơ lửng trong hồ huyết. Có nhiệm vụ trao đổi giữa thai và mẹ. 14
  15.  Gai nhau bám sẽ bám vào nóc hoặc vách hồ huyết, giữ cho nhau bám vào niêm mạc tử cung. Ngoại sản mạc: ngoại sản mạc trứng và ngoại sản mạc tử cung teo mỏng dần, đến gần đủ tháng hai màng này hợp làm một và chỉ còn ở một số vùng. Ngoại sản mạc tử cung - nhau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết, có máu mẹ từ các nhánh của động mạch tử cung chảy tới, sau khi trao đổi dinh dƣỡng máu theo các nhánh của tĩnh mạch tử cung trở về tuần hoàn mẹ. 5. ÁP DỤNG THỰC TẾ - Giúp 1 cặp vợ chồng chủ động có thai hoặc không có thai nhằm thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Việc sinh con trai hoặc con gái là do tinh trùng loại nào của ngƣời đàn ông quyết định. - Hiểu đƣợc cơ chế của các biện pháp tránh thai. - Giải thích đƣợc cơ chế của một số bệnh lý: thai ngoài tử cung (ống dẫn trứng bị chít hẹp hoặc rối laonj nhu động của ống dẫn trứng), trong thời kỳ sắp xếp tổ chức của phôi, nếu có yếu tố vật lý, hóa học, sinh học bất lợi tác dụng vào cơ thể bà mẹ sẽ gây nguy hiểm cho thai (nhất là dị dạng thai). CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ: Điền từ thích hơp vào chổ trống: 1. Hiện tƣợng thụ tinh là……………………. Chọn một câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây: 2. Hiện tƣợng thụ tinh thƣờng xảy ra nhất ở: a. 1/3 ngoài vòi trứng b. 1/3 giữa vòi trứng c. 1/3 trong vòi trứng d. Trong buồng tử cung 3. Thời gian để trứng thụ tinh đi tới buồng tử cung vào khoảng: a. 1 - 2 ngày b. 3 -4 ngày c. 5 - 7 ngày d. 8 - 10 ngày 4. Sự làm tổ của trứng thụ tinh trên nội mạc tử cung thƣờng xảy ra vào khoảng: a. 2 ngày sau trễ kinh 15
  16. b. 6 ngày sau trễ kinh c. 2 ngày sau thụ tinh d. 6 ngày sau thụ tinh 5. Tinh trùng có khả năng sống trong môi trƣờng âm đạo từ a. 1 - 2 ngày b. 3 - 4 ngày c. 5 - 6 ngày d. 7 - 8 ngày 6. Noãn bào có thể giữ đƣợc khả năng thụ tinh trong vòng: a. 2 giờ b. 24 giờ c. 36 giờ d. 48 giờ 7. Mỗi tháng có bao nhiêu noãn tham gia vào quá trình phóng noãn và thụ tinh: a. Duy nhất 1 noãn b. có > 1 noãn c. Tùy vào số lƣợng noãn vƣợt trội d. Tất cả sai. 8. Thời gian hoàn tất quá trình thụ tinh khoảng a. 24 giờ b. 36 giờ c. 48 giờ d. 72 giờ 9. Khi trứng thụ tinh vào đến buồng tử cung và sẵn sàng để làm tổ nó đang ở giai đoạn: a. Có 8 tế bào b. Có 16 tế bào c. Phôi dâu d. Phôi nang 10. HÃY ÁP DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO THỰC TẾ TRONG LĨNH VỰC SỨC KHỎE SINH SẢN 16
  17. BÀI 3. THAY ĐỔI GIẢI PHẪU SINH LÝ KHI CÓ THAI MỤC TIÊU: 1. Trình bày đƣợc đƣợc những thay đổi giải phẫu sinh lý tại cơ quan sinh dục và các cơ quan khác khi có thai. 2. Kể đƣợc các công việc cần làm để chăm sóc cho sản phụ mang thai. 1. NHỮNG THAY ĐỔI GIẢI PHẪU- SINH LÝ TẠI CƠ QUAN SINH DỤC KHI CÓ THAI: 1. 1. Thân tử cung: Trọng lƣợng: khi không có thai tử cung nặng khoảng 50gr, cuối thai kỳ trọng lƣợng trung bình của tử cung khoảng 1.100gr. Tử cung tăng trọng lƣợng do: - Phì đại sợi cơ tử cung: sợi cơ dài thêm tới 40 lần, rộng gấp 3 - 5 lần. - Tăng sinh các mạch máu và xung huyết - Tăng giữ nƣớc ở cơ tử cung. Hình thể: - Tử cung to dần lên, những tháng đầu to ít và chậm, những tháng cuối to nhanh. - Trong 3 tháng đầu tử cung tròn nhƣ quả bóng, phần dƣới phình to. Có thể nắn thấy thân tử cung qua các túi cùng bên (dấu hiệu Noble). - Trong 3 tháng giữa tử cung có hình trứng - Trong 3 tháng cuối tử cung có hình dáng phù hợp với tƣ thế thai nhi bên trong. Vị trí: Khi chƣa có thai tử cung nằm trong tiểu khung. Khi mang thai từ tháng thứ 2 trở đi, mỗi tháng từ cung lớn lên, trên khớp vệ trung bình mỗi tháng 4 cm. Dựa vào tính chất này, ngƣời ta có thể tính đƣợc tuổi thai theo công thức: Chiều cao tử cung Tuổi thai (tháng) = ------------------------- + 1 4 Nhƣ vậy, chiều cao tử cung tháng thứ 2 đo đƣợc 4 cm. + Tháng thứ 3 đƣợc 8 cm. + Tháng thứ 4 đƣợc 12 cm. + Tháng thứ 9 đƣợc 32 cm. Hình : Tử cung lớn theo tuổi thai 17
  18. Cấu tạo: Cơ tử cung: gồm 3 lớp. Ngoài là lớp cơ dọc, trong là lớp cơ vòng, quan trọng nhất là lớp cơ giữa (gọi là lớp cơ đan). Đây là lớp cơ dầy nhất, đoạn dƣới không có cơ đan. Sau khi sổ nhau, lớp cơ này co chặt lại tạo thành khối an toàn. Bình thƣờng cơ tử cung dầy 1 cm, khi có thai ở tháng thứ 4-5 lớp cơ này dầy nhất có thể lên đến 2.5 cm, vào cuối thai kỳ lóp cơ này giảm xuống còn 0.51 cm. Nội mạc tử cung: khi có thai nội mạc tử cung biến đổi thành ngoại sản mạc, gồm 3 phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc tử cung và ngoại sản mạc tử cung - nhau. Lim lượng máu tử cung - nhau: sự cung cấp các chất cần thiết cho tăng trƣởng và chuyển hóa của nhau và thai cũng nhƣ việc loại bỏ các chất thải tùy thuộc vào sự tƣới máu thích hợp ở khoảng gai nhau. Sự tƣới máu này tùy thuộc vào lƣu lƣợng máu cung cấp cho tử cung qua động mạch tử cung và động mạch buồng trứng. Lƣu lƣợng dòng máu tới tử cung giảm khi có cơn co tử cung. Sinh lý: ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tô cung có những cơn co nhẹ, không đều và không đau. Vào 3 tháng giữa các cơn co có thể phát hiện khi khám bằng hai tay và đƣợc gọi là cơn co Braxton - Hicks. Các cơn co này không đều, không đau. Vào cuối thai kỳ, cơn co Braxton - Hicks trở nên đều hơn và gây ra cảm giác khó chịu. 2. Đoạn dƣới tử cung: Đoạn dƣới tử cung đƣợc hình thành từ eo tử cung và thành lập trong suốt thai kỳ, tuy nhiên nó chỉ thành lập hoàn toàn khi vào chuyển dạ. ở ngƣời con so, đoạn dƣới đƣợc thành lập từ đầu tháng thứ 9 của thai kỳ, ở ngƣời con rạ đoạn dƣới đƣợc thành lập khi bắt đầu chuyển dạ. Đoạn dƣới đƣợc phủ ngoài bởi phúc mạc lỏng lẻo, dễ bóc tách, có thể co giãn thụ động dƣới tác động của cơn co tử cung nên giúp ngôi thai bình chỉnh và thoát ra ngoài. Đoạn dƣới chỉ có 2 lớp cơ, không có lớp cơ chéo, vì vậy đoạn dƣới hay vỡ trong chuyển dạ và chảy máu khi nhau bám ở đoạn này. Khi có thai, đoạn dƣới mềm nhất nên khám có dấu hiệu Hégar. 3. Cổ tử cung: Cổ tử cung mềm dần, có màu tím nhạt do tăng tuần hoàn và phù nề toàn bộ cổ tử cung. Ngay sau khi thụ thai, chất nhầy cổ tử cung đặc lại và tạo thành nút nhầy bịt chặt cổ tử cung. Khi chuyển dạ nút nhầy bong ra và đƣợc tống ra ngoài. Lỗ ngoài cổ tử cung ở ngƣời con so thì nhỏ và đóng kín cho đến cuối thai kỳ, của ngƣời con rạ to hơn, có thể hở ngoài và có những vết rách cũ. cổ tử cung ở ngƣời con rạ mềm hơn ngƣời con so. 4. Âm hộ, âm đạo: Có sự tăng sinh mạch máu, xung huyết trong da và cơ của vùng tầng sinh môn và âm hộ, các mô liên kết mềm hơn. Do hiện tƣợng xung huyết, niêm mạc âm đạo có màu tím nhạt và tăng tiết dịch. Thành âm đạo thay đối để dễ giãn khi sanh: niêm mạc âm đạo dầy hơn, mất mô liên 18
  19. kết, các cơ trơn phì đại gần giống nhƣ ở cơ tử cung. Thành âm đạo trở nên dài hơn, một số ngƣời con rạ, phần dƣới của thành trƣớc âm đạo có thể sa ra qua lỗ âm hộ. Dịch tiết âm đạo và cổ tử cung có tính axít, pH thay đổi từ 3.5 - 6. 5. Buồng trứng: Hoàng thể thai kỳ chế tiết progesteron tối đa trong 6-7 tuần đầu của thai kỳ, sau đó giảm dần và đƣợc thay thế bởi bánh nhau. Do tác dụng của hoàng thể thai kỳ các nang noãn không chín, nên ngƣời phụ nữ không hành kinh. Buồng trứng to lên, phù và xung huyết. 6. Vòi trứng: có hiện tƣợng xung huyết và mềm ra. II. NHỮNG THAY ĐỎI GIẢI PHẲU - SINH LÝ TẠI CƠ QUAN KHÁC KHI CÓ THAI: 1. Da: Thành bụng: vào các tháng cuối của thai kỳ, hơn 50% các thai phụ có các đƣờng nứt da màu hơi đỏ ở thành bụng, một số trƣờng hợp ở vú và đùi. ở ngƣời con rạ còn có thêm các đƣờng nứt màu bạc, hơi óng ánh ở những vị trí các vết nứt cũ ở những lần có thai trƣớc. Sắc tố da: đa số các thai phụ có đƣờng giữa tăng sắc tố, đậm lên. Có thể xuất hiện các màng màu xám bờ không đều ở mặt và cổ. Núm vú và da của dƣờng sinh dục cũng tăng sắc tố đáng kể. Hiện tƣợng này sẽ mất hay giảm sau khi sanh. Thay đỗi ở niêm mạc và da: 2/3 thai phụ da trắng, khoảng 10% các thai phụ da đen xuất hiện các bƣớu máu ở da gọi là các mạch máu hình nhện. Đó là những chấm nhỏ, hơi nhô lên trên mặt da, hay xuất hiện ở mặt, cổ, phần trên của ngực và cánh tay. Hiện tƣợng này thƣơng gọi là nốt ruồi hay bƣớu máu. Lòng bàn tay son cũng xuất hiện ở khoảng 2/3 thai phụ da trắng và 1/3 thai phụ da đen. Hai tình trạng trên không có ý nghĩa về lâm sàng và biến mất sau sanh. 2. Vú: Trong những tuần đầu của thai kỳ, thai phụ thƣờng cảm giác hơi căng và đau vú. Sau tháng thứ hai, vú lớn ra, các tĩnh mạch nhỏ nổi lên và nhìn rõ ngay dƣới da gọi là hệ thống Haller. Núm vú to ra, nhô cao, tăng sắc tố và nhạy cảm. Sau vài tháng đầu tiên của thai kỳ, khi nặn nhẹ núm vú ta có thể thấy có sữa non. Trên quầng vú xuất hiện các hạt Montgomery, đó là do sự phì đại của các tuyến bã. Nếu kích thƣớc vú tăng nhiều thì có thể xuất hiện các đƣờng nứt da ở vú. Kích thƣớc vú trƣớc khi có thai và số lƣợng sữa không có liên quan với nhau. 3. Hệ tim mạch: TIM: - Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp khi có thai. - Các tiếng tim cũng có sự thay đổi: tiếng tim thứ nhất mạnh hơn, không có sự thay đổi tiếng tim thứ hai. Âm thổi tâm thu nghe đƣợc trong 90% thai phụ và mất ngay sau sanh. Có một số trƣờng hợp nghe có âm thổi liên tục do tăng sinh mạch máu của vú. - Cung lƣợng tim: cung lƣợng tim tăng ngay vào những tuần đầu tiên và tăng dần đến cuối thai kỳ. Cung lƣợng tim tăng nhiều khi thai phụ nằm nghiêng. 19
  20. TUẦN HOÀN: - Huyết áp thay đổi theo tƣ thế thai phụ, huyết áp giảm thấp nhất vào giữa thai kỳ và sau đó tăng lên. Vào cuối thai kỳ, với sự chèn ép của tử cung vào hệ tĩnh mạch dẫn lƣu máu tƣ phần dƣới cơ thể, làm giảm áp lực đổ đầy ở tim, giảm cung lƣợng tim gây hạ huyết áp. - Tăng dòng máu ở da làm tăng sự thải nhiệt dƣ do tăng chuyển hóa gây ra. 4. Hệ hô hấp: - Lồng ngực: trong thai kỳ góc sƣờn hoành mở rộng, đƣờng kính ngang của lồng ngực tăng khoáng 2 cm, cơ hoành bị đẩy lên cao khoảng 4 cm. - Thông khi. có 2 thay đôi quan trọng trong khi có thai là giảm thể tích dự trữ thở ra (do cơ hoành nâng lên) và tăng thông khí. - Tần số thở: tăng vừa phải, thai phụ thƣờng thở nhanh và nông, đặc biệt ở những ngƣời đa thai, đa ối. 5. Tiết niệu: - Thận: khi có thai lƣu lƣợng máu qua thận tăng lên. Tốc độ lọc cầu thận tăng khoảng 50%, tăng nhẹ kích thƣớc của thận. - Đài bế thận và niệu quản thƣờng giãn và giảm nhu động do bị tử cung mang thai chèn ép và tác động của progesteron. Sự giãn và giảm nhu động này có thể dẫn đến đánh giá sai về thể tích, chất lƣợng nƣớc tiểu, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn và thay đổi hình ảnh đƣờng tiết niệu. - Bàng quang: trong những tháng đầu có thể bị kích thích gây tình trạng tiểu gắt buốt, những tháng sau có thể chèn ép cổ bàng quang gây bí tiểu. 6. Tiêu hóa: Trong ba tháng đầu sản phụ thƣờng buồn nôn, nôn, tăng tiết nƣớc bọt. Thời gian tiêu hóa ở dạ dày và ruột non thƣờng kéo dài hơn do ảnh hƣởng của các nội tiết tố hoặc yếu tố thực thể. Có thể xuất hiện chứng táo bón, tri. Chứng ợ nóng cũng khá phô biến ở phụ nữ có thai do hiện tƣợng trào ngƣợc của axít vào phần dƣới của thực quản. 7. Hệ thống cơ xƣơng khớp: Tăng tính di động của các khớp cùng chậu, cùng cụt và khớp mu, có thể thay đổi do ảnh hƣởng của hormon. Trong thời kỳ cuối của thai nghén sản phụ có thể có cảm giác đau, tê và yếu các chi trên. Cột sống ƣỡn ra trƣớc trong những tháng cuối thai kỳ. 8. Thần kinh: Thai phụ có thế có tình trạng giảm sự chú ý, tập trung và trí nhớ trong suốt giai đoạn thai nghén và giai đoạn đầu của'thời gian sau đẻ, ngoài ra cũng gặp các hiện tƣợng khó ngủ, thức giấc nhiều lần, giấc ngủ ngắn hơn và giảm hiệu suất của giấc ngủ nói chung. 9. Một số thay đổi khác: Nhiệt độ: trong 3 tháng đầu do tác dụng của hoàng thể thai nghén nên thân nhiệt cao trên 37°c, từ tháng thứ 4 nhiệt độ trở lại bình thƣờng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1