YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu thảo luận trang trại VAC khép kín
511
lượt xem 167
download
lượt xem 167
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ông cha ta có câu: Muốn giàu thì nuôi cá , muốn khá thì nuôi heo,hay nhất canh trì nhì canh viên,..Thật ra đây cũng là kinh nghiệm lâu đời của cư dân đồng bằng sông hồng, kế thừa tài sông nước của người lạc việt từ mấy nghìn năm trước.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu thảo luận trang trại VAC khép kín
- Đề bài: Vốn 10 tỉ + Lãi 3 tỉ = 13 tỉ Kinh doanh: Trang Trại VAC khép kín Nhóm: BIBI MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU 1. Mô hình VAC 2. Hiệu quả từ mô hình VAC II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT 1. Quy trình sản xuất rau sạch (rau an toàn) 2. Quy trình chăn nuôi gà 3. Quy trình chăn nuôi heo 4. Quy trình đào ao nuôi cá III. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN CHẤT THẢI 1. Phân loại nguồn chất thải nông nghiệp của trang trại 2. Quản lý và xử lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp IV. Tính tổng chi phí các hoạt động sản xuất và kinh doanh 1. Chi phí quản lý trang trại - Chi phí nhân viên quản lý - Chi phí vật liệu quản lý - Chi phí đồ dùng - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Thuế, phí, điện nước 2. Chi phí dự phòng 3. Chi phí khác bằng tiền IV. KẾT LUẬN 1
- I. GIỚI THIỆU - Ông cha ta có câu: Muốn giàu thì nuôi cá , muốn khá thì nuôi heo,hay nh ất canh trì nhì canh viên,..Thật ra đây cũng là kinh nghiệm lâu đời của cư dân đồng bằng sông hồng, kế thừa tài sông nước của người lạc việt từ mấy nghìn năm trước. Theo quan điểm ngày nay đây là 1 hệ sinh thái nông nghiệp nhỏ với quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần. Cho nên giảm hao phí năng lượng. Phân bón lấy từ chuồng ra dùng để bón vườn. Màu của đất vườn trôi xuống ao làm sinh vật phù du dễ phát triển và làm thức ăn cho cá. Các loại chất thải đ ổ xuống bùn ao, bùn ao súc len để bón vườn. Bèo cái trên mặt ao làm thức ăn cho lợn. - VAC Là một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, được hình thành trong thời kỳ hiện đại hóa đất nước. Vì thế sản xuất nông nghiệp của trang trại mang tính hàng hóa, với tư cách là một tổ chức kinh doanh nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Hiện nay mô hình này đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, và đem lại hiệu quả cao giúp người nông dân thoát nghèo. Đặc biệt giúp sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường quốc tế do có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm và dịch bệnh. Từng bước đưa nền nông nghiệp nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu trở thành nền nông nghiệp hiện đại sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. - Sau một thời gian suy nghĩ với dự án xây dựng một trang trại VAC khép kín chưa làm bao giờ là một điều mạo hiểm. Nhưng với sự táo bạo, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ đ ã đầu tư xây dựng trang trại VAC khép kín với diện tích 7500m2 tại xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng. - Với tổng diện tích trang hiện tại là 7.500m2. Đã xây dựng 1 khu chăn nuôi heo với diện tích 3000m2, 1 khu chăn nuôi gà với diện tích 1500m2, 1 khu trồng rau sạch với di ện tí ch 1000m2 và 1 ao nuôi cá với diện tích 1500m2. Còn 200m2 là xây nhà điều hành và nhà ở cho công nhân. 1. Mô hình VAC VAC là một hệ thống canh tác trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt đ ộng làm vườn, nuôi cá, chăn nuôi gia súc và nuôi gia cầm: •Vườn: Kết hợp trồng nhiều loại cây theo nhiều tầng. Vườn trồng cây ăn trái có thể kết hợp trồng các lại rau, đậu, một số cây gia vị, cây làm thuốc ... •Ao: Trong ao nuôi cá thường kết hợp nhiều giống cá để tận dụng thức ăn. Quanh bờ trồng khoai nước. một số phần mặt ao thả bèo làm thức ăn cho lợn. Trên mặt ao có thể trồng bầu bí, mướp,... •Chuồng: Có thể nuôi gia súc, gia cầm (như: lợn, gà, vịt) 2. Hiệu quả từ mô hình VAC - Những thành công của các loại hình VAC đã mang lại niềm tin, niềm say mê mới cho các hộ gia đình về nghề làm vườn, làm kinh tế hộ, cho thu nhập cao ở các vùng sinh thái. Phong trào kinh tế VAC phát triển mạnh góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao tr ình độ thâm canh tạo nên những vùng chuyên canh cây trồng rộng lớn - VAC là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đ ình và nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50-70% tổng thu nhập gia đình. II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT 2
- 1. Quy trình sản xuất rau sạch (rau an toàn) 1.1. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm - Hàm lượng NO3: nhỏ hơn hoặc bằng 500mg/kg sản phẩm tươi. - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: không có dư lượng thuốc sâu gốc clo và lân hữu cơ. - Hàm lượng kim loại nặng: ở mức cho phép theo quy định của vệ sinh y tế. - Vi sinh vật gây bệnh: hạn chế tối đa các vi sinh vật gây bệnh cho người và gia súc. - Sản phẩm không bị giập nát, vết sâu bệnh, mang các đặc tính của giống.. Đảm bảo giá trị dinh dưỡng của bắp cải: + Chất khô: 7% + Protein: 1,4% + Hydrat cacbon tổng số: 4,5 đến 5,5% + Vitamin B1: 0,06mg/100g + Vitamin C: 50mg/100g 1.2. Các biện pháp kỹ thuật 1.2.1. Thời vụ: - Vụ sớm gieo cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. - Vụ chính gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. - Vụ muộn gieo tháng 11 đến giữa tháng 12. 1.2.2. Vườn ươm: - Làm đất kỹ, bón lót 300 đến 500 kg phân chuồng mục; 5 đến 6kg Supe photphat; 2 đ ến 3kg. Kali sulphat cho 1 sào bắc bộ. Luống đánh rộng 80 đến 100cm, cao 23-30cm. Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở r ãnh phủ lên mặt luống 1 lớp dày 1,5 đến 2cm. Hạt giống nên ngâm vào nước ấm 500C trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8 đến 10 giờ thì đem gieo. Lượng hạt 1,5 đến 2g/m2. Gieo hạt xong phủ lên 1 lớp rạ dày 1 đến 2cm, sau đó dùng ôdoa tưới đẫm nước. Sau khi gieo tưới 1 đến 2lần/ngày trong 3 đến 5 ngày. Khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi ặt đất ngừng tưới 1 đến 2 ngày. Sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. - Nhổ tỉa bỏ cây bệnh, cây không đủ tiêu chuẩn, để mật độ 3 đến 4cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu ha loãng. Không tưới phân đạm. - Tiêu chuẩn cây giống: Phiến lá tròn, đốt sít nhau, mập, lùn. Cây có 5 đến 6 lá thật th ì nhổ trồng. 1.2.3. Làm đất: - Nên sản xuất trên đất phù sa sông Hồng, sông Đuống, độ pH khoảng 6 đ ến 6,5, hàm lượng hữu cơ lớn hơn hoặc bằng 1,5%. Nơi trồng rau sạch phải xa nguồn nước thải, xa khu công nghiệp, cách đường quốc lộ ít nhất 100m. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động. - Làm đất kỹ, luống rộng 80-100cm; cao 25 đến 30cm. 1.2.4. Mật độ, khoảng cách trồng: - KK Cross. KY Cross: 35.000 cây / ha (1.200 đến 1.300 cây / sào). - NS Cross: 30.000 cây / ha (1.100 đến 1.200 cây / sào), đảm bảo mật độ 40x50cm. 1.2.5. Bón phân: - Chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục và phân vô cơ, tuyệt đối không dung phân tươi. - Lượng phân bón cho 1 ha là: 25 tấn phân chuồng mục, 90 P2O5 (560kg Supe phosphat) dùng phân đạm, kali. 1.2.6. Tưới nước: - Tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù để tưới. Tốt nhất nên dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước phù xa sông lớn (sông Hồng, sông Đuống...) - Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 1 lần vào chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần. - Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước. Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, khi mặt luống đủ ấm phải tháo nước ngay. 1.2.7. Phòng trừ sâu bệnh: 1.2.7.1. Sâu hại: 3
- - Bao gồm tất cả các loại sâu hại có trên rau họ thập tự, trong đó có các loại sâu: Sâu tơ (Plutella xylostella) là sâu gây hại nguyen hiểm nhất, chúng phát sinh và gây hại liên t ục từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt từ tháng 10 đ ến tháng 3 năm sau. Sâu r ất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp - Phải xử lý cây giống trước khi trồng ra ruộng bằng cách nhúng từng bó cây con vào dung dịch thuốc Sherpa 20EC nồng độ 0,1% hoặc Regent 800 WG pha nồng đ ộ 1g/10lit nước, trong 5-10 giây rồi vớt ra để khô nước mới đem trồng. - Khi cây lớn phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: thuốc sinh học (BT, Delfin 32 BIU, Dipel 3.2WP, Aztron 700 DBMU, Xentari 35 WDG...) thuốc hoá học Sherpa 20 EC, Atabrron 5EC, Regent 800WG, Pegasus 500SC và thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Nembon A-EC, Nimbecidin 0,03EC...). Nồng độ và lượng nước phải pha theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc. Phải kết thúc phun thuốc tr ước thu hoạch ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này nếu sâu c òn gây hại nặng thì chỉ dùng nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc. - Trồng luân canh giữa rau cải bắp với lúa nước hoặc nhóm rau khác họ (đậu, cà). Trên cùng ruộng có thể trồng xen canh rau họ thập tự với cà chua để hạn chế gây hại của sâu tơ. 1.2.7.2. Các loại sâu khác: - Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera litura), rệp (Aphis sp), thường phòng trừ kết hợp với sâu t ơ. Nếu chỉcó riêng rệp hại nặng th ì dùng thuốc Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Trebon 10EC, Karate 2,5EC. 1.2.7.3. Bệnh hại: - Trên rau cải bắp thường có các bệnh: thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia carotovora sp), bệnh thối do nấm (Sclerotinia sclerotium), bệnh đốm lá (Cercospora sp). Để phòng trừ cần tránh ruộng quá ẩm, úng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh, làm cỏ, thu gom các lá già... làm cho ruộng sạch sẽ, thông thoáng. Khi cần có thể dùng các thuốc sau: Trừ bênh thối nhũn: Zineb 80WP, Macozeb 80WP, Ridomil MZ 72WP, Anvil 5SC, Aliette 80WP, Curzate M8 72WP. Trừ bệnh đốm lá: Score 250EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Antracol 70WP. Khi sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc. Thời gian cách ly không dưới 10 ngày. 1.2.8. Thu hoạch: - Thu hoạch khi cải bắp cuộn chặt, loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, không ngâm nước, không làm giập nát. 1.2.9. Giá thành phẩm: - Cải bắp: 8.000 VNĐ / 1kg - Rau muốn: 3.500 VNĐ / 350g - Cà rốt: 7.500 VNG / 500g - Cải chíp: 4.500 VNĐ / 300g - Ngồng cải: 4.500 VNĐ / 300g 2. Quy trình chăn nuôi gà: 2.1. Chọn giống: - Bắt lần lượt từng con và cầm gà trên tay, quan sát toàn diện từ lông, đ ầu, cổ, chân, b ụng và hậu môn để phát hiện những con khuyết tật - Thả gà để quan sát dáng đi lại - Loại những con không đạt yêu cầu 2.2. Chuồng nuôi: - Gà con thường đc nuôi trên nền có đệm lót, trước khi nhận một đợt gà mới, cần tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại như sau: + Chuyển toàn bộ trang thiết bị và các dụng cụ chăn nuôi ra ngoài + Hót toàn bộ lớp độn cũ và chuyển đến nơi quy định + Quét sạch tường, trần, nền nhà và lưới + Dùng voi nước có áp suất mạnh để cọ rửa nền chuồng, để khô ráo và tiến hành sửa chữa những hư hỏng + Phun dung dịch formol 2% với liều 1 lít/m2 nền chuồng 4
- + Toàn bộ máng ăn, máng uống được ngâm, rửa sạch bằng nước l ã và sát trùng bằng dung dịch formol 1% từ 10 đến 15 phút + Lau sạch chụp sưởi và sát trùng bằng dung dịch formol 2% 2.3. Kỹ thuật chăm sóc cho gà: 2.3.1. Chuồng úm: - Úm lồng: Sử dụng chuồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 con gà trong tuần đ ầu với nhiệt độ sưởi từ 37 đến 38 độ (tương ứng với 2 bóng đèn 100W) và giảm xuống còn 32 đến 35 độ (tương ứng với 1 bóng đèn 100W) trong tuần kế, - Úm nền: Phải chuẩn bị nền thật kỹ, có đổ chất dộn chuồng (trấu khô sạch, nên phun thuốc diệt trùng) có độ dày tối thiểu 8cm. Nguồn sưởi ấm phải được hoạt động từ 3 đến 5 giờ trước khi đưa gà vào. Mỗi ổ úm chỉ nên úm tối đa 500 con. Trong 2 đến 3 ngày đầu đùng giấy lót đáy lồng úm, thay giấy lót mỗi ngày. - Diện tích chuồn nuôi: + Gà từ 1 đến 30 ngày tuổi: 25 con/m2 + Gà từ 30 đến 60 ngày tuổi: 10 con/m2 2.3.2. Máng ăn: - Gà dưới 1 tuần: Dùng khay cho ăn - Gà trên 1 tuần: Dùng máng dài 2m/con và tăng dần 5cm/con 2.3.3. Máng uống: - Bình 1 lít cho 50 con dưới 2 tuần - Bình 3 lít cho 25 con trên 2 tuần 2.3.4. Nước uống: - Phải trong, sạch không chứa chất độc hay vi khuẩn, nước uống có nhiệt độ từ 18 đ ến 26 độ, luôn phải cấp đủ nước cho gà. Thay nước ít nhất 2 lần 1 ngày 2.4. Thức ăn cho gà: - Dùng thức ăn gà vàng của Cty cám Con Cò, tuỳ theo điều kiện chăn nuôi mà bà con có thể chọn một trong hai loại thức ăn sau đây: Loại 1: Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn dùng để cho gà ăn trực tiếp mà không cần phải pha trộn với các loại nguyên liệu khác bao gồm: + Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28A dành cho gà thịt từ 1 đến 12 ngày tuổi. + Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28B dành cho gà thịt từ 13 đến 24 ngày tuổi. + Thức ăn hỗn hợp Con Cò C29 dành cho gà thịt từ 25 đến 49 ngày tuổi. Loại 2: Thức ăn đậm đặc Con Cò C20 ĐB (khu vực phía Nam là Con Cò C200) cho gà từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng là loại thức ăn có thành phần đạm và dinh dưỡng cao, bà con mua về pha trộn cùng với nguyên liệu sãn có tại địa phương như: Ngô, cám gạo để tạo thành loại thức ăn hỗn hợp cho gà, vừa giảm chi phí, vừa tận dụng được nguyên liệu s ãn? có tại địa phương. Cách pha trộn cho loại thức ăn đậm đặc này như sau: + Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp bà con trộn 3,5kg cám Con Cò C20 đặc biệt với 6,5kg ngô nghiền và cám gạo. + Giai đoạn gà từ 22 đến 42 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp bà con trộn 3,1kg cám Con Cò C20 đặc biệt với 6,9 kg ngô nghiền và cám gạo. + Giai đoạn gà từ 42 ngay tuổi đến xuất chuồng: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp bà con trộn 2,8 kg cám Con Cò C20 đặc biệt với 7,2 kg ngô nghiền và cám gạo. - Dùng các loại thức ăn Con C ò người chăn nuôi sẽ giảm được chi phí thức ăn (tiết kiệm? được từ 5 - 6% tiền thức ăn so với các loại cám công nghiệp khác), gà tăng trưởng nhanh, đồng đều, gà có da vàng, chân vàng dễ bán và bán được giá cao. 2.5. Phòng và chữa bệnh: 2.5.1. Bệnh dịch tả (bệnh gà rù): - Triệu chứng: gà bỏ ăn, ỉa phân xanh, trắng, có thể có bọt khí (cứt c ò), khó thở, uống nhiều nước, chết trong trạng thái co giật, bại liệt. Bệnh tích thường thấy xuất huyết dọc t heo ruột, điển hình nhất là ở cuống mề. - Phòng ngừa: bệnh bằng vaccine là chính, có thể dùng vaccine Bipestos phòng cho c ả 2 bệnh tả và viêm phế quản hoặc dùng vaccine dịch tả do công ty thuốc thú y Trung ương II 5
- sản xuất. 2.5.2. Bệnh tụ huyết trùng (bệnh toi gà): - Triệu chứng: ở thể nhẹ gà bắt đầu bằng triệu chứng ủ rũ, tiêu chảy phân xanh, xám, chảy nước mũi, khó thở. Bệnh tích điển hình là gan sưng với từng nốt bầm nhợt nhạt, phổi tụ máu bầm, bao tim tích nước và chết ở trạng thái toàn thân tái bầm. - Phòng bệnh: vaccine phòng bệnh chỉ có hiệu quả tương đối. - Trị bệnh: Streptomicin: 1 gam cho 10 con. Dùng thêm Penicilin: 0,5 triệu đ ơn cho 10 con. Tiêm vào đùi 3 ngày liên tiếp cho toàn bộ đàn gà. 2.5.3. Bệnh thương hàn, bệnh lỵ: - Triệu chứng: gà con nhiễm bệnh bạch lỵ có trạng thái lanh, tụ lại, kêu nhiều, phân trắng bệnh và dính lại hậu môn, tỷ lện chết cao trong 2 tuần lễ đầu. - Phòng và trị bệnh bằng kháng sinh: trong thời gian đầu từ 1- 3 ngày tuổi, trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống mỗi ngày 3 gam Tetracylin cho 100 con gà. Sau thời gian này áp dụng theo quy trình phòng bệnh tổng hợp. 2.5.4. Bệnh đậu gà: - Triệu chứng: gà bệnh thường có các nốt đậu nổi lên ở phần da, không có lông ở mắt, mào, chân, cẳng, miệng hay niêm mạc phía trong của thực quản, khí quản. Nốt đ ậu vỡ ra và lan sang khắp cơ thể gà bệnh. Gà mệt mỏi, bỏ ăn. Nếu nốt ở mắt gà đau không nh ìn được, nếu ở trong miệng thì gà đau không ăn được, suy kiệt cơ thể dần rồi chết. Nốt đậu mọc nhiều trong khí quản làm cho gà thở rất khó khăn, tỷ lệ chết khá cao. - Phòng bệnh: phòng bệnh bằng vaccine đậu gà rất hiệu quả. Tiêm vaccine qua màng da cánh vào lúc 7 ngày tuổi. Chữa trị: làm vỡ các nốt đậu sau đó dùng thuống xanh Metylen bôi vào các vết thương này. Sau vài ngày các vết đậu sẽ khỏi. Đồng thời cho gà uống thêm sinh tố B, C để tăng cường sức kháng bệnh. 2.5.5. Bệnh cầu trùng (bệnh phấn sáp): - Triệu chứng: gà bệnh xù lông, rụt cổ, nhắm mắt, sã cánh, còi cọc, suy sụp dần r ồi chết. Gà ỉa phân nâu, có bọt khí, nếu bệnh nặng hơn phân sẽ có lẫn máu. Bệnh tích rõ nhất là ở 2 manh tràng, ruột thừa sưng rất to, bên trong chức nhiều máu bầm. - Phòng ngừa: chỉ thả gà ra sân khi dã có nắng khô ráo. Trộn vào thức ăn Rigecoccin hoặc Anticoc với liều lượng 2 gam / 10kg thức ăn. Chữa trị: sử dụng với liều lượng gấp đôi liều phòng. 2.5.6. Bệnh giun sán: - Triệu chứng: đàn gà nhiễm giun sán thường còi cọ, chậm lớn, lông thô không bóng mượt. Gà đẻ gày ốm, đẻ ít, trứng nhỏ. - Phòng ngừa: xử lý tốt nguồn phân gia súc, thải ra bằng cách đào hố ủ kín vôi bột. - Chữa trị: định kỳ 4 – 6 tháng tẩy giun sán cho gà bằng thuốc Tetoamisal hoặc Pipezazin trộn với thức ăn theo hướng dẫn của nơi sản xuất (thường dùng 0,2 – 0,3 gram/kg thể trọng). 2.5.7. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD): - Triệu chứng: gà bị bệnh thở khò khè hoặc kêu khục khục, chảy nước mũi, phân xanh khô, gà đẻ thì gầy ốm, giảm đẻ. - Phòng bệnh: vaccine phòng bệnh còn chưa phổ biến. Một số vaccine phòng bệnh có hiệu quả như: Sulfatrim, Cotrim – F, Erythromycin. Liều dùng cho phòng bệnh thường sử dụng 2,5g/100 con gà với các loại thuốc kể trên. 2.5.8. Bệnh E.Coli: - Triệu chứng: nếu do kế phát của bệnh đường hô hấp th ì gà bị khó thở tiêu hóa và chết. Nếu do kế phát của bệnh ký sinh trùng, bệnh suy dinh d ưỡng thì gà bị bệnh tiêu chảy nặng, phân có dịch nhầy trắng, nâu, hoặc xanh. Đường tiêu hóa chứa máu và dịch nhầy. - Phòng trị bệnh: nếu sử dụng thuốc Chloramphenicol, Tetracilin hoặc Kanamycin trộn vào thức ăn, nước uống hoặc tiêm với liệu 3-5 gram/100 con tùy theo gà lớn, nhỏ. 2.6. Giá thành phẩm: - Giá gà 6
- 3. Quy trình chăn nuôi heo: 3.1. Nuôi heo thịt: 3.1.1. Chọn giống: - Thân dài, bụng thon, mông nở, lợn phải đều về trọng lượng 3.1.2. Chuẩn bị khi đưa lợn về nuôi: 3.1.2.1. Chuồng trại: - Nền đất khô ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đ ủ nước, xây theo hướng Đông Tây - Độ dốc 2%, chuồng không bị ẩm ướt, nát nền bằng gạch chỉ, mái chuồng ko quá thấp đ ể chuồng thông thoáng tự nhiên - Kích thước trung bình: 12 đến 15 m2/1ô - Máng ăn đốc, dễ rửa ko để thức ăn tồn đọng trong máng 3.1.2.2. Chuẩn bị đưa lợn về: 3.1.2.2.1. Trước khi thả lợn: - Vệ sinh sạch sẽ quét vôi nên chuồng, tẩy uế xung quanh. 3.1.2.2.2. Khi đã mua lợn về nuôi: - Nên vào ngày mát, lúc mát (tức sáng sớm hay chiều tối). Thời gian vận chuyển càng ng ắn càng tốt - Cho lợn giống uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, pha cho Glucoza hay thuốc đi ện giải - Tạo thói quen cho lợn bằng cách hằng ngày quét dồn phân vào nơi quy đ ịnh, không t ắm cho lợn ngay 3.1.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt: * Giai đoạn 1: Heo thịt được nuôi từ 70 đến 130 ngày tuổi, heo có trọng lượng trung b ình từ 23 đến 60 kg. Cho heo ăn theo khẩu phần có từ 17 đến 18 % protein thô và 3100 đ ến 3300 Kcal * Giai đoạn 2: Heo thịt được nuôi từ 131 đến 165 ngày tuổi, heo có trọng l ượng t ừ 61 đ ến 105 kg. Cho heo ăn khẩu phần có từ 14 đến 16 % protein thô và 3000 đến 3100 Kcal - Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài. 3.1.4. Phân lô và phân đàn: - Sau khi heo cai sữa tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi d ưỡng. Phân lô, phân đàn như sau: + Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau. + Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 đến 35 kg có 0,4 đến 0,5 m2/con, từ 35 đến 100 kg có 0,8 m2/con. + Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (đ ộ đồng đều cao). + Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể. 3.1.5. Kỹ thuật cho ăn, uống và dinh dưỡng: 3.1.5.1. Kỹ thuật ăn, uống: - Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần - Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau - Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đ ảm b ảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó. - Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa. - Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột - Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần - Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất - Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1 - Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu. - Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào. 7
- 3.1.5.2. Chế độ dinh dưỡng: - Để đạt được mục đích chăn nuôi heo thịt có năng suất và chất lượng cao. Người chăn nuôi nên áp dụng công thức cao đều, sử dụng khẩu phần ăn có dinh dưỡng cao nhằm mục đích tạo thịt heo có tỷ lệ nạc cao. Sử dụng kỹ thuật nuôi heo theo 2 giai đoạn. 3.1.6. Phòng bệnh cho heo: - Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm ph òng vào lúc 8 đến 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 đến 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt. 3.1.7. Kỹ thuật nuôi và vỗ béo - Tháng thứ nhất cần tiến hành thiến heo, sau khi thiến hoạn heo phải được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt và phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ để khỏi bị nhiễm trùng vết mổ. - Tháng thứ 2 nên cho heo ăn vơi khẩu phần có từ 80 đến 90 % thức ăn tinh và có thể kết hợp cho heo ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt bởi v ì loại heo này thường có chất lượng thịt kém, tỷ lệ mỡ cao, thịt không thơm ngon, độ mềm thấp. Chuồng nuôi heo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để tạo điều kiện cho heo ngủ nhiều và chóng béo. 3.1.8. Giá thành phẩn thịt heo: - Giá thịt heo từ 120.000đ/kg 3.2. Nuôi heo nái: 3.2.1. Chọn giống: - Chọn giống nái: 6 tháng tuổi nặng 85 kg. Dài đ òn, mông vai nở, háng rộng, âm hộ xuôi, bốn chân thẳng, ống chân to, có 12 vú trở lên, mún vũ rõ cách đều 3.2.2. Chuồng trại: - Làm nơi cao ráo, hướng Đông Nam, đảm bảo đông ấm hè mát. Gồm có chuồn chửa - đ ể, lồng úm lợn con, núm nước sạch uống tự đông, sân chơi. 3.2.3. Thời điểm phối giống: - Lợn động dục lần đầu nên vì trứng dụng ít, đến chu kỳ sau lấy giống bằng cách nhảy trực tiếp cho lợn nái quen (lứa so). Đợt sau (lứa rạ) dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo. - Chu kỳ lên giống (động dục) của lợn là 21 ngày, thời gian động dục từ 3 đến 5 ngày. Phối giống vào cuối ngày thứ 3 sang đầu ngày tứ 4, khi âm hộ từ chỗ sưng đ ỏ chuyển sang héo dần, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra. Có thể phối 2 lần (sáng - chiều hoặc ngược lại) 3.2.4. Tiêm phòng và phòng bệnh: - Tiêm phòng: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, sảy thai truyền nhiễm và đóng dấu. - Tiêm cho lợn nái vào thời điểm trước lấy giống từ 10 đến 15 ngày hoặc khi mang thai từ 2 đến 3 tháng. Tiêm nhắc lại từ 5 đến 6 tháng. - Đối với lợn sữa: + Cần tiêm sắt 2 lần sau 3 đến 10 ngày tuổi. + Mỗi lần 100mmg/con đề phòng tiêu chảy phân trắng + Ngày thứ 14 đến 15 tiêm phòng vắc-xin phó thương hàn + Ngày thứ 28 đến 30 tiêm phòng vắc-xin tả + Ngày thứ 60 đến 75 tiêm phòng 2 lần vắc-xin tụ huyết trùng cho cả lợn mẹ và lợn con 3.2.4. Thức ăn: - Giai đoạn hậu bị: Cho ăn từ 1,5 đến 2 kg thức ăn tổng hợp, tỷ lệ protein từ 12 đến 13% và thêm rau xanh - Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: Cho ăn từ 2 đến 2,5 kg thức ăn t ổng h ợp, t ỷ l ệ protein trong thức ăn là 13% - Giai đoạn từ 90 đến 114 ngày: Cho ăn từ 2,5 đến 3 kg thức ăn tổng hợp, tỉ lệ protein trong thức ăn là 14,5% để thai phát triển nhanh - Giai đoạn nuôi con nhu cầu dinh dưỡng cao nhất: Cho ăn từ 5 đến 6 kg thức ăn t ổng hợp (hoặc trộn giữa cám, gạo, ngô với thức ăn đạm đậm đặc), tỉ lệ protein 15,5% 8
- - Trước khi lợn đẻ 3 ngày cho ăn giảm dần: 3kg/ngày, 2kg/ngày, 1kg/ngày - Ngày lợn đẻ: + Ngày đầu tiên: Cho ăn cháo + muối + rau xanh + Ngày thứ hai: Cho ăn 1 kg thức ăn tổng hợp (hoặc cháo) + Ngày thứ ba: Cho ăn 2 kg thức ăn tổng hợp + Ngày thứ tư: Cho ăn 3 kg thức ăn tổng hợp + Ngày thứ năm trở đi: Cho ăn từ 4 đến 6 kg thức ăn tổng hợp 3.2.5. Chăm sóc sau khi sinh: - Lợn mang thai 114 ngày. Nếu lợn khó đẻ kiểm tra bằng tay không thấy lợn con, âm hộ và xương chậu không có biểu hiện đẻ khó do thai lớn. Dùng thuốc kích thích đẻ Oxytoxin, liều tiêm từ 10 đến 15 UI/lợn nái từ 80 đến 100 kg - Cách cho ăn: Cho ăn 2 bữa sáng - chiều bằng thức ăn tính trước - Ngày tắm từ 1 đến 2 lần vào mùa hè, mùa đông tắm cho lợn cái khi nhiệt độ trên 25 độ C - Từ 3 đến 5 ngày trước khi đẻ ổ chuồng cần được cọ rửa sạch sẽ, phun các loại thuốc khử trùng như: Crezin, VirKon, BKA,... - Lồng úm lợn con luôn khô, sạch, chủ động nguồn sưởi ấm, đảm bảo nhu cầu sinh l ý cho lợn - Để kích thích lợn nái động đực sớm sau khi cai sữa cho lợn nái nhịn đói: + Ngày thứ nhất: Cho uống nước đầy đủ + Ngày thứ hai: Cho ăn 1/3 khẩu phần bình thường + Ngày thứ ba: Cho ăn 1/2 khẩu phần bình thường và cho uống nước đầy đủ + Ngày thứ tư: Cho ăn 2/3 khẩu phần bình thường và cho uống nước đầy đủ + Ngày thứ năm: Cho ăn bình thường - Ngày thứ 6 đến ngày thứ 8: Lợn sẽ động đực 3.2.6. Giá thành phẩm heo sữa: - Heo con giống: 40.000đ/kg - Heo lớn giống: 30.000đ/kg 4. Quy trình đào ao nuôi cá: 4.1. Hình thức chọn giống: - Việc chọn hình thức nuôi đơn hay nuôi ghép tùy thuộc vào quy cỡ ao, nguồn cá giống và khả năng đầu tư - Nuôi cá trắm cỏ là chính, mật độ thả là 1con/m2 gồm cá trắm 50%, mè trắng 25%, rô phi 15%, chép 10% - Giải quyết tốt thức ăn cho cá trong ao nuôi trong suốt thời gia nuôi, có bi ện p háp bổ sung thức ăn thêm cho cá nuôi thật hợp lý 4.2. Giống cá và mùa vụ thả cá: 4.2.1. Giống cá: - Cá nuôi trong ao là các loài cá biết tận dụng chất thải của vườn, của chăn nuôi - Cá giống khỏe mạnh bơi lội hoạt bát, toàn thân trơn bóng, vây không rách, vẩy không tróc, không bị dị hình, không bị bệnh - Cỡ cá thả: (cỡ thả cm), (khối lượng: g/con), (Số cá/kg) + Cá chép: 4 đến 6 cm, 8 đến 10 g/con, 70 đến 120 con/kg + Trắm cỏ: 12 đến 15 cm, 27 đến 30 g/con, 30 đến 37 con/kg + Rô phi: 6 đến 8 cm, 16 đến 18g/con, 55 đến 60 con/kg + Mè trắng: 10 đến 12 cm, 16 đến 20 g/con, 50 đến 62 con/kg 4.2.2. Mùa vụ: - Thả đủ các loại cá giống trong vòng 5 đến 7 ngày - Thả 10-12 con cá giống và quan sát 10 đên 20 phút nếu có hoạt động bình trường là được - Để ổn định nước ao nuôi cá sau 2 đến 3 ngày lại thêm nước mới vào ao khoảng 0,2 đ ến 0,3m 4.2.3. Quản lý ao nuôi cá: - Thường xuyên thăm ao để ổn định tình trạng hoạt động của cá nuôi: cá no, cá đói, cá 9
- bệnh,... - Giữ mức nước ao từ 1,5 đến 2,5 m chống nóng và chống rét - Kiểm tra ao khi có mưa to, gió lớn - Chống các loại dịch hạt bắt cá như: rái cá, rắn nước, chim,... - Phòng chống các hình thức bắt trộm cá 4.3. Phòng và trị bệnh cho cá: a. Phòng bệnh cho cá: - Thực hiện tẩy ao bằng vôi, kiểm tra nguồn nước vào ao, tắm nước muối (nồng độ 3%) cho cá trước khi thả cá, thức ăn đảm bảo đủ chất lượng, số lượng và ko không ôi, không mốc, thăm ao thường xuyên và dọn sạch rác bẩn và thức ăn thừa, ph òng trừ dịch hại với phương châm "phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết" có ý nghĩa hết sức quan trọng b. Trị bệnh cho cá: - Bệnh cho vi khuẩn hay virut gây ra ở các loại cá. Cá thường bỏ ăn, bơi l ờ đ ờ trên m ặt nước,... cho cá ăn thuốc KN04-12 trộn với thức ăn từ 5 đến 10 ngày, nếu do virut thi báo ngay cho cơ quan chuyên môn giải quyết - Bệnh nấm thủy mi: Tất cả các loài thủy sản đều có thế bị bệnh, dùng xanh malachite t ắm cho cá bị bệnh - Bệnh trùng bánh xe: Trên thân có nhiều nhớt trắng đục, da chuyển màu xám, nổi từng đàn trên mặt nước, tắm các bằng sunphát đồng theo hướng dẫn - Bệnh trùng mở neo: Trùng hút chất dinh dưỡng làm toét da, vây mang, xoang mi ệng,... dùng lá xoan băm nhỏ liều dùng từ 0,3 đến 0,5 kg/m3 nước 4.4. Thu hoạch: - Sau khi nuôi cá 4 đến 5 tháng hoặc thấy cá nuôi lớn theo nhu cầu ng ười nuôi đánh b ắt cá bằng lưới, sau đó thả bù ngay giống cá vừa đánh bắt. - Đến cuối năm khi thời tiết lạnh hoặc khi cá được giá trị th ì đánh bắt toàn bộ lên bán và chỉ giữ lại cá nhỏ để nuôi ghép cho vụ tiếp theo 4.5. Giá thành phầm: - Cá chép: 40.000đ/kg - Cá trắm cỏ: 45.000đ/kg đến 55.000đ/kg - Cá rô phi: 40.000đ/kg - Cá mè trắng: 65.000đ/kg III. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN CHẤT THẢI 1. Phân loại nguồn chất thải nông nghiệp của trang trại Các chất thải nông nghiệp được tạo ra từ hoạt động nông nghiệp bao g ồm tr ồng tr ọt và chăn nuôi. Dựa vào nguồn gốc phát thải người ta có thể chia ra thành: - Chất thải từ trồng trọt bao gồm các sản phẩm dư thừa sau thu hoạch, vỏ thuốc sâu sau khi sử dụng - Chất thải từ chăn nuôi bao gồm phân thải, nước thải , thức ăn thừa, thuốc khử trùng chuồng trại, thuốc thú y Dựa vào đặc điểm của chất thải người ta chia thành: - Chất thải rắn bao gồm phân gia súc gia cầm,thân lá cây còn lại sau thu hoạch, vỏ thuốc trừ sâu - Nước thải bao gồm nước phân, nước rửa chuồng 2. Quản lý và xử lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp 2.1. Quản lý và xử lý chất thải trong trồng trọt - Quản lý chất thải trong trồng trọt: + Cần có những biện pháp hữa hiệu hạn chế những ô nhiễm từ hoạt động trồng trọt, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sạch. Như là bón phân hợp l ý, tránh sử dụng nhiều thuốc trừ sâu hóa học, canh tác hợp lý, nên sử dụng phân vi sinh để bón + Các sản phẩm dư thừa sau thu hoạch như là thân các cây hoa màu cần đ ược thu gom l ại và tùy từng loại cách xử lý khác nhau. 10
- + Các sản phẩm nông nghiệp bị hỏng, chất lượng kém ta có thể tận dụng làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Để tăng nguồn dinh dưỡng ta có thể lên men hoặc cho ăn kèm với thức ăn chính. - Các biện pháp xử lý chất thải từ trồng trọt: + Biện pháp cơ học vật lý: Phơi khô làm thức ăn cho gia súc + Biện pháp hóa sinh học: Ủ kết hợp với phân chuồng: Các sản phẩm phế thải như thân cây sau khi qua bước sơ chế như làm nhỏ có thể tiến hành trộn lẫn với phân chuồng và một lượng nhỏ phân N,P,K có thể tiến hành ủ. Có ba phương pháp ủ là ủ nóng và ủ nguội và ủ nửa nóng nửa nguội 2.2. Quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi - Quản lý chất thải trong chăn nuôi: + Xây dựng hệ thống thu gom chất thải hợp lý bao gồm hệ thống ống dẫn, bể chứa + Phân loại rác thải từ nguồn tức chất thải rắn riêng và nước thải riêng, tùy thuộc vào phương pháp xử lý + Xây dựng hệ thống xử lý chất thải nh ư hầm biogas, hệ thống thông khí đảm bảo không gây ô nhiễm mùi - Xử lý chất thải trong chăn nuôi: + Xây hầm biogas đây là phương pháp tối ưu để xử l ý chất thải trong chăn nuôi. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nguồn thải lớn + Ủ cùng với phế thải trồng trọt tạo phân hữu cơ + Sử dụng làm thức ăn cho thủy sản 2.3. Sử dụng hợp lý nguồn chất thải sau khi xử lý - Các nguồn thức ăn thừa của gia súc, gia cầm cung cấp cho cá - Cá là nguồn thức ăn giàu protein cung cấp cho lợn, gà, vịt - Cung cấp phân làm thức ăn cho trùn - Thịt trùn bổ sung protein cho gà, vịt - Cây trồng là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm - Phân gia súc, gia cầm bón cho cây sau khi xử lý ủ, hoặc biogas - Cây trồng là thức ăn cho cá - Phế phẩm từ cây trồng sau khi ủ nuôi trùn - Thịt trùn làm thức ăn cho cá 2.4. Những lợi ích kinh tế và môi trường có thể đạt được - Lợi ích về kinh tế có thể đạt được + Tận dụng được nguồn thức ăn thừa + Tạo ra chất thải là nguyên liệu cho hầm biogas, nuôi trùn quế, trồng nấm + Thu được nguồn khí CH4 lớn dùng làm nhiên liệu đốt hoặc chạy máy phát đi ện gi ảm chi phí mua năng lượng dùng trong sản xuất + Thu được nguồn phân bón hữa cơ lớn từ cặn bã hầm biogas, phân trùn, ủ + Tạo ra môi trường trong lành, phòng dịch bệnh nên chăn nuôi cho năng suất cao + Thịt trùn làm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia cầm, cá, giảm chi phí mua thức ăn + Trồng nấm xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao - Lợi ích về môi trường + Không gây phát thải khí nhà kính như CH4, CO2 + Giải quyết được vấn đề ô nhiễm mùi do chăn nuôi gây ra + Chất thải rắn và nước thải đều qua xử l ý trước khi thải ra môi trường nên không gây hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực + Trong tương lai không xa từ những nguồn thải như thân l úa, ngô có thể là nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học etanol, butanol. + Hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường đất do bón phân hợp l ý, hạn chế thuốc trừ sâu hóa học, canh tác hợp lý + Tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững + Lượng cây xanh của trang trại góp phần không nhỏ trong cuộc chiến chống l ại bi ến đ ổi khí hậu, an ninh lương thực toàn cầu 11
- IV. Tính tổng chi phí các hoạt động sản xuất và kinh doanh: 1. Chi phí quản lý trang trại: Là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả trang trại - Chi phí nhân viên quản lý: Là các khoản phải trả bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp và có tính chất lương cùng các khoản kinh phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội - Chi phí vật liệu quản lý: Là các chi phí liên quan đến công tác quản lý trang trại như văn phòng phẩm, chi phí vật liệu để sửa chữa tài sản cố định phục vụ quản lý... - Chi phí đồ dùng: Là các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng cô ng tác quản lý trang trại - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là các khoản chi phí khấu hao tài sản cổ định sử dụng chung cho toàn trang trại - Thuế, phí, điện nước: Là các khoản chi phí về thuế, phí, lệ phí như thế môn bài, thuế nhà đất, phí giao thông, cầu đường, bến bãi, lệ phí chứng thư... 2. Chi phí dự phòng: Là các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng khoản thu khó đòi, tính và chi phí quản lý kinh doanh của trang trại 3. Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí phát sinh trong quản lý ngoài các khoản đã có ở trên thì có những chi phí khác như chi phí hội nghị, chi phí tiếp khách, chi phí dân quân tự vệ... IV. KẾT LUẬN - Mô hình trang trại là một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao nếu chúng ta có những biện pháp quản lý hữu hiệu.Từng bước đưa nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại hóa,tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Giảm tối đa những tác động của nông nghiệp đến biến đổi khí hậu điều mà mô h ình nông nghiệp gia đình nhỏ lẻ khó thực hiện được.Để quản lý chất thải từ trang trại tốt ta cần quản lý từ khâu xây dựng chuồng trại,thu gom chất thải và trong suốt quá trình sản xuất. Mục đích xây dựng mô hình trang trại khép kín,thân thiện với môi trường và có giá trị kinh tế cao 12
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn