intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về Cá Rô phi

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

223
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cá rô phi vằn thuộc Lớp cá xương Actinopterygii Bộ cá Vược Perciformes Họ cá Rô phi Cichlidae Giống cá Rô phi Oreochromis Loài Rô phi vằn Oreochromis niloticus Cá Rô phi có trên dưới 80 loài thuộc ba giống (Tilapia; Sarotherodon và Oreochromis), những loài cá Rô phi đang nuôi hiện nay hầu hết nằm trong giống Oreochromis.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về Cá Rô phi

  1. Tài liệu về Cá Rô phi Vị trí phân loại: cá rô phi vằn thuộc Lớp cá xương Actinopterygii Bộ cá Vược Perciformes Họ cá Rô phi Cichlidae Giống cá Rô phi Oreochromis Loài Rô phi vằn Oreochromis niloticus Cá Rô phi có trên dưới 80 loài thuộc ba giống (Tilapia; Sarotherodon và Oreochromis), những loài cá Rô phi đang nuôi hiện nay hầu hết nằm trong giống Oreochromis. Loài Rô phi đen và Rô phi vằn là hai loại cá đang được nuôi trong các thủy vực nước ta, trong đó cá rô phi vằn là dòng có tốc độ sinh trương cao [50]. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi thử nghiệm trên dòng này. Rô phi vằn có các dòng khác nhau như: Thái Lan, Đài Loan, GIFT. Dòng GIFT chọn giống nay đã được đổi tên thành cá NOVIT 4 (Hình 2.3)
  2. Hình 2.3: Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus Đặc điểm phân bố: cá rô phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận hiệt đới. Ở Việt Nam cá rô phi được nuôi rộng rãi từ các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long đến các tinh phía bắc.Cá rô phi không những mang lại lợi ích kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn mang lại giá trị xuất khẩu cho đất nước. Đặc điểm môi trường sống: cá rô phi là loài cá có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nên khả năng thích nghi với nhiệt độ cao tốt hơn nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng, phát triển là 25o - 30oC, nhiệt độ gây chết từ 10o- 12oC và trên 40oC. Ở nhiệt độ dưới 16oC cá rô phi ngừng ăn.
  3. Cá rô phi là loài cá có nguồn gốc nước ngọt, nhưng chúng có khả năng sống và phát triển trong môi trường lợ, mặn có nồng độ muối 35‰. Cá rô phi có thể sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp tới 1mg/l. Nồng độ oxy hòa tan gây chết cho cá rô phi là 0,3-0,1mg/l. Khả năng chịu Amoniac tới 2,4mg/l. Cá rô phi có khả năng sống trong môi trường nước có biên độ pH rất rộng 5-11, nhưng thích hợp nhất là 6,5-8,5. Đặc điểm dinh dưỡng: rô phi là loài cá ăn tạp, khi còn nhỏ cá ăn phù du sinh vật là chủ yếu, 20 ngày tuổi (17 -18mm), cá chuyển dần sang thức ăn như cá trưởng thành. Cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, tảo các loại, ấu trùng, côn trùng, sinh vật đáy, phù du sinh vật, thực vật thượng đẳng loại mềm, phân hữu cơ… Ngoài ra, trong ao nuôi có thể cho thêm thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Đặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến. Đây là một đặc điểm giúp cho việc nuôi cá rô phi thâm canh đạt năng suất cao. Với những đặc điểm ưu việt đó cá Rô phi được phân bố và ương nuôi khá rộng rãi trong các vùng miền ở nước ta.
  4. 2.2. Dịch bệnh nhiễm khuẩn ở cá rô phi và biện pháp phòng trị Rô phi được đánh giá là loài có sức đề kháng cao hơn so với nhiều loài cá nuôi khác. Tuy nhiên, với mô hình nuôi thâm canh, dịch bệnh đã gây ra những thiệt hại đáng kể. Ở Mỹ Streptococcus sp đã làm chết một số lượng lớn cá rô phi nuôi có trọng lượng đạt từ 150-300g, đây cũng là tác nhân gây ra thiệt hại lớn cho các cơ sở sản xuất nuôi cá rô phi quy mô lớn. Ở Ấn Độ vào tháng 3 năm 1999 cá rô phi nuôi tại hồ Taal có số lượng cá chết lên đến 95-100%, nguyên nhân được xác định do vi khuẩn gây ra. Tiếp đó khi nghiên cứu thời gian cá rô phi mắc bệnh nhận thấy, cá dễ nhiễm bệnh kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, chịu ảnh hưởng thiệt hại lớn nhất gặp ở giai đoạn cá giống. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 40 loài vi khuẩn trong đó có 32 loài được xác định là tác nhân, chúng thuộc giống sau Aeromonas, Pseudomonas, Flavobacterium, Edwardsiella (Francisco. M, & ctv, 2003).
  5. Ở Đài Loan bệnh vi khuẩn ảnh hưởng tới năng suất sản lượng cá rô phi, gây tổn thất lớn về kinh tế được biết đến từ năm 1992. Một số loài vi khuẩn được nghiên cứu và xác định là tác nhân gây bệnh cho cá rô phi bao gồm các vi khuẩn thuộc gram dương là Streptococcus sp (Miyazaki & ctv, 1984); và vi khuẩn gram âm bao gồm Aeromonas hydrophyla (Amin & ctv, 1985, Leung & ctv, 1994), Pseudomonas fluorescens (Miyazaki & ctv, 1984), Edwardsiella tarda (Plumb & Sanchez, 1983, Kaigge & ctv, 1986) và Vibrio vulnificus (Kakata & Hattori, 1988) và PLO (Rickettsia-like microorganism (Chern & Chao, 1994). Ở Việt Nam, dù chưa xảy ra những trận dịch nghiêm trọng nhưng cũng đã có những thiệt hại cảnh báo. Vì vậy, một số điều tra, nghiên cứu đã được tiến hành. Cho đến nay chúng ta có rất nhiều báo cáo về tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý và thời gian xảy ra dịch bệnh. Đã có các báo cáo mô tả dấu hiệu bệnh lý, tiên đoán các tác nhân gây bệnh (thức ăn, con giống kém chất lượng, biến động đột ngột môi trường…), đồng thời cũng đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh cho đối tượng nuôi cá rô phi ở các tỉnh như Hải
  6. Dương, Nghệ An, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Đồng Bằng Sông Cửu Long… Tuy nhiên các báo cáo thống kê về thiệt hại do tác nhân gây bệnh để lại thì còn nhiều hạn chế. Sau công trình của Bùi Quang Tề, tác giả Đinh thị Thuỷ đã cùng với đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu các bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá rô phi Oreochromis spp nuôi thâm canh. Đây thực sự là nhu cầu cấp thiết, với mục tiêu: xác định tác nhân gây bệnh và đề ra biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Sau quá trình điều tra, thu mẫu phân lập vi khuẩn và gây cảm nhiễm ngược, xác định tác nhân gây bệnh cho cá nuôi ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang (trong các năm 2003 - 2005), nhóm tác giả đã đưa ra một số kết luận sau: - Thời gian mà cá dễ mắc bệnh là vào mùa mưa (34,8% ở An Giang; 40% ở Vĩnh Long và 39,4% ở Tây Ninh). Tỷ lệ thiệt hại từ 7-10%, cá thường mắc bệnh ở giai đoạn 1 - 4 tháng tuổi. Bệnh thường gặp là bệnh xuất huyết, chiếm tỷ lệ
  7. cao (70% ở An Giang và 80% ở Vĩnh Long), riêng ở Tây Ninh tỷ lệ này thấp hơn (39,4%). - Trong số các chủng vi khuẩn phân lập được trong năm 2003 tại hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long, chủng vi khuẩn Streptococcus có tần suất cao nhất, chiếm 95 - 100% vào mùa khô (tháng 1) và giai đoạn giao mùa (tháng 5, tháng 11). Vào thời điểm mùa mưa (tháng 9) và thời điểm giao mùa (tháng 11) thì chủng Aeromonas hydrophyla có tần suất xuất hiện cao nhất (100%). - Hai chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophyla và Streptococcus có tần suất xuất hiện cao nhất trong số 11 chủng vi khuẩn phân lập được trên 280 mẫu cá thu tại hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. - Chủng Streptococcus xuất hiện trên cá bệnh trong tất cả các tháng trong năm 2004, gặp ở mọi lứa tuổi của cá (từ 1 - 5 tháng), không gặp ở cá nhỏ hơn 1 tháng tuổi. Tỷ lệ xuất hiện cao nhất vào mùa khô. - Chủng Aeromonas hydrophyla xuất hiện với tần suất cao vào mùa mưa và gặp nhiều ở cá dưới một tháng tuổi [11].
  8. Trước những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, một số biện pháp phòng trị bệnh nhiễm khuẩn đã được đề xuất. Theo Bùi Quang Tề, đối với bệnh xuất huyết phòng trị bằng cách bón vôi ( CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2 ) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1-2 kg/100m3, 2-4 lần/tháng. Trị bệnh dùng Erythromyxin trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4kg/100 kg cá, từ ngày 3-5 giảm còn 1/2. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3-6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh, liều dùng thường xuyên 20-30 mg/1kg cá/ngày, liên tục 7-10 ngày. Đối với bệnh viêm ruột, có thể dùng một số kháng sinh cho ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin, liều dùng 10 - 12g/100kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2 - 7 liều bằng 1/2 ngày đầu; hoặc dùng KN-04-12. [14] Đinh Thị Thủy đưa ra nhiều đề xuất phòng trị hơn nhưng không thấy đề cập đến thảo dược. Theo đó, có thể sử dụng Erythromyxin, Penicillin, Ampicillin trong việc trị bệnh do vi khuẩn streptococcus. Với A. hydrophilla có thể sử dụng
  9. Gentamycin, Neomycin, Oxytetracyline, Trimethoprim- Sulfamethazol, Kanamycin. Hoặc có thể sử dụng các loại hóa chất như thuốc tím, iode, D4, BKC trong viêc xử lý nước để tiêu độc ao nuôi.[11] Như vậy, bệnh nhiễm khuẩn ở cá Rô phi đã xuất hiện và gây ra những thiệt hại không nhỏ, đòi hỏi người nuôi phải nắm vững các biện pháp phòng trị. Trong khi đó, các biện pháp được đề xuất hầu hết là sử dụng kháng sinh tổng hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2