YOMEDIA
ADSENSE
Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam?
135
lượt xem 52
download
lượt xem 52
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Groupon xuất hiện cách đây 2 năm và đang là tên tuổi tiềm năng nhất trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến mãi. Không có gì ngạc nhiên khi hàng loạt website nhái ra đời, ngay cả tại Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam?
- Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam? Groupon xuất hiện cách đây 2 năm và đang là tên tuổi tiềm năng nhất trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến mãi. Không có gì ngạc nhiên khi hàng loạt website nhái ra đời, ngay cả tại Việt Nam.
- Làm thế nào để tồn tại, khi số lượng đối thủ nhiều như nấm mọc sau mưa? Twitter mất 3 năm để đạt giá trị 1 tỉ đô la. Facebook mất 2 năm. Thế nhưng Groupon chỉ mất 1,5 năm để đạt giá trị 1,35 tỉ đô la khi được DST đầu tư 135 triệu đô la vào tháng 4. Một ứng cử viên sáng giá trên Internet! Tóm lược về Groupon Ý tưởng của Groupon là hứa hẹn với các đối tác, cam kết mang cho họ một số lượng lớn người dùng xác định, nhờ đó có các chương trình khuyến mãi tốt nhất. Thường thì giảm từ 50% đến 80% so với giá gốc.
- Mô hình Groupon có nền tảng ban đầu là ThePoint.com do Andrew Mason, một sinh viên trường nhạc mê coding thành lập. Thepoint hoạt động dựa trên nguyên lý khi có một số lượng đủ lớn người quan tâm đến một điều nào đó thì sẽ xảy ra hành động thực hiện điều đó. Ví dụ: xem phim, chơi nhạc, đi du lịch… Thepoint hoạt động được 18 tháng, thu hút được một lượng kha khá user, nhưng doanh thu vẫn không khả quan (quảng cáo). Khi Thepoint chuẩn bị đóng cửa thì một tia sáng lóe lên, họ đã tìm ra key code of the game là các hoạt động mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Sau đó họ đổi tên site thành Groupon.com (Groupon = Group + Coupon) để chính thức tập trung hoàn toàn vào hoạt động này.
- Hiện Groupon được định giá khoảng 1.35 tỉ USD sau vụ đầu tư của Digital Sky Technologies (Nga) – quỹ từng đầu tư vào Facebook và Zynga. Đây là một trong vài startup có valuation hơn 1 tỉ USD nhanh nhất thế giới (18 tháng từ khi ThePoint đổi thành Groupon). Tại Trung Quốc hiện có ít nhất 100 bản Groupon clone. Andrew Mason mô tả Groupon “A city guide that provides promotion”. Điểm hay của mô hình Groupon Đây thực chất là mô hình Win – Win – Win, các site đặt phòng khách sạn online đã làm từ nhiều năm nay. Chỉ khác biệt ở điểm
- online hotel booking là kênh bán hàng, còn Groupon được dùng cho mục đích tiếp thị là chính. Khách hàng mua được hàng với giá rẻ hơn bình thường khá nhiều Nhà cung cấp có cơ hội quảng cáo/thu được lượng lớn khách hàng mới với chi phí thấp (low cost of new customers aqquisition). Hoặc họ có cơ hội giải phóng hàng tồn kho/hàng trong mùa thấp điểm trong thời gian ngắn. Groupon thu tiền trên chiết khấu từ nhà cung cấp. Ví dụ nhà cung cấp chiết khấu 55%, Groupon lấy 5%, 50% còn lại đem cho khách hàng. Tóm lại Groupon thu số tiền nhỏ trên lượng khách hàng lớn.
- 7 lý do thành công của Groupon tại Mỹ Bán hàng siêu giảm giá – giảm từ 50% - 90% giá trị Kinh tế Mỹ & thế giới đang khủng hoảng: vì thế quan tâm về giá của người tiêu dùng Mỹ đang ở mức rất cao. Cá nhân hóa tốt – đưa ra các mặt hàng phù hợp nhu cầu và nhà cung cấp ở gần người mua. Thu tiền trước (Negative working capital): Groupon lấy tiền của người mua trước, trả lại cho nhà cung cấp sau. Các sản phẩm/dịch vụ rao bán có chất lượng và có số lượng. Nội dung tốt: Groupon có tới 70 người chuyên viết để tạo ra những nội dung thu hút người mua.
- Thời gian mua ngắn: các deal xuất hiện trong một ngày tại từng thành phố. Thuận lợi của mô hình này tại VN Người tiêu dùng VN rất quan tâm tới giá. Tâm lý thích khuyến mãi: rất nhiều người mua khi có khuyến mãi, ngay cả khi họ không có nhu cầu. Tâm lý đám đông: yên tâm có nhiều người cùng mua một lúc, mua hùa theo đám đông. Mua bán/giải trí là một trong những hoạt động chủ chốt của người Việt từ offline -> online. (như tôi đã nói trong bài 8 đặc
- điểm của một sản phẩm hoàn hảo, người VN đa số chỉ quan tâm làm giàu hoặc giải trí) Lợi thế của từng Groupon VN Trừ yếu tố tài chính ra thì mỗi site có những lợi thế khác nhau phagia.com.vn (Phununet): Phụ nữ là đối tượng quan tâm tới mua sắm -> giá cả -> khuyến mãi nhiều nhất Kinh nghiệm tổ chức online shopping biz với YouShop của Phununet Hậu thuẫn của Phununet, một trong những website phụ nữ có nhiều user nhất hiện nay
- muachung.vn (VCCorp) Kinh nghiệm tổ chức online shopping của Enbac Hỗ trợ từ cộng đồng mua sắm Enbac, Muare, Rongbay… Hỗ trợ quảng bá từ Dantri/cafeF và các site anh em khác. Công cụ thanh toán Soha cucre.vn của Vatgia Kinh nghiệm tổ chức kinh doanh tương tự của Vatgia Cộng đồng người mua/người bán có sẵn của Vatgia Công cụ thanh toán baokim
- nhommua.vn của Địa điểm Kinh nghiệm tổ chức và dữ liệu địa điểm Hỗ trợ từ Rebate Networks, vốn đã đầu tư vào nhiều mô hình Groupon trên nhiều nước khác nhau. cungmua.vn của Tichluydiem.com (Cyvee) Tích hợp với tichluydiem Người mua đã quen với một hình thức tương tự khi mua ở tichluydiem livingsocial.vn (groupbuy.vn)… kenhgia, doimua.vn Khác
- Các đơn vị online khác cũng có thể tổ chức hình thức tương tự là Vinabook.com , Tiki.vn hoặc Thegioididong Các player tiềm năng khủng nhất có thể là các siêu thị offline như Co-op Mart, Big C, Metro. Không loại trừ các đại gia viễn thông như Viettel, Mobifone…biết đâu họ đang muốn giải tán hàng tồn iPhone 3 chẳng hạn :P Và hiện giờ họ vẫn hay có các gói dịch vụ bán theo nhóm. Các hình thức thanh toán của các Groupon Việt Nam hiện tại Tiền mặt/Chuyển khoản Thẻ mua hàng (Groupon VN phát hành) Điểm/Tiền ảo
- Thẻ ATM Thẻ tín dụng 5 lý do các Groupon clone khó thành công tại VN 1. Thanh toán (chuyện cũ nói hoài) Khách hàng -> Groupon VN: các phương thức thanh toán chưa thuận lợi -> khách hàng không muốn mua/mất thời gian -> không đủ người mua để deal hoàn tất. Groupon VN -> khách hàng (hoàn tiền nếu deal không thành công): nếu deal không thành công thì việc nhận lại tiền cũng khá phiền phức, không đơn giản như ở Mỹ.
- Chi phí cho khâu thanh toán cũng cao hơn hẳn chi phí cho việc này tại Mỹ (qua thẻ tín dụng). 2. Dịch vụ khách hàng/thái độ phục vụ nhân viên Ở VN khi khách hàng dùng phiếu khuyến mãi, đặc biệt ở mảng dịch vụ thường không được nhân viên phục vụ chu đáo, thậm chí còn coi thường khách hàng. Ngay cả dịch vụ của các thương hiệu lớn cũng đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Dịch vụ cung cấp không được 100% như hứa hẹn, bị cắt xén nhiều. 3. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
- Mức độ đồng đều về chất lượng sản phẩm dịch vụ không được cao như ở Mỹ. Nếu chọn các sản phẩm có chất lượng cao thì số lượng các deal giảm sút đáng kể. 4. Hiểu biết của nhà cung cấp Nếu như Groupon Mỹ hiện đang có tới 35.000 nhà cung cấp đang xếp hàng để được “lên sóng”. Ở VN các Groupon VN phải đi thuyết phục, dụ dỗ các nhà cung cấp -> chi phí sales tăng lên. 5. Thương hiệu
- Do Groupon là mô hình đầu tiên nên thường được báo chí, khách hàng ở Mỹ nhớ đến và bàn tán truyền miệng -> không tốn nhiều chi phí marekting. Còn ở VN các mô hình clone trông khá tương tự nhau, báo chí đã chán nói về dotcom, khách hàng thì không biết các clone này khác nhau chỗ nào -> chi phí cho marketing và educate khách hàng càng cao. Do chiết khấu cho khách hàng rất cao từ 50-90% nên phần trăm mô hình Groupon có được không thể nào lớn hơn 10%, và sẽ dao động từ 5-10%. Trong khi đó Chi phí Groupon VN = Chi phí mô hình Groupon Mỹ (tương đương tại VN) + chi phí thanh toán (educate thẻ/mô hình mua theo nhóm + chi phí thẻ riêng/thu tiền tận nhà) + chi phí marketing + chi phí sales
- => Chi phí Groupon VN > chi phí Groupon Mỹ (tính tương đương theo chi phí của từng nước). Trừ chi phí sản phẩm + văn phòng ra, chỉ tính trong mỗi deal, xác suất chi phí Groupon VN > 10% chiết khấu là khá cao => lỗ. Điều này chứng tỏ tại sao Groupon thật có thể “profitable” chỉ sau hơn hai năm. Còn Groupon clone thì phải tốn nhiều thời gian hơn. Nhìn từ góc độ lợi ích trong mô hình Win – Win – Win Khách hàng: chỉ khi nào phần giá trị khuyến mãi lớn hơn nhiều so với phần bất tiện thì họ mới mua. Ví dụ
- muachung.vn bán iPhone4 với giá rẻ hơn giá thị trường vài triệu… Groupon VN: đang tập thói quen cho thị trường, chi phí xem như chi phí marketing Nhà cung cấp: có vẻ chí có nhà cung cấp là “sướng nhất” và có lợi nhất vì không mất gì nhiều nhưng được quảng bá dịch vụ rộng rãi… nhưng thật ra tuy hiện giờ các cty khá quan tâm đến quảng bá trên mạng, nhưng Internet chưa phải là kênh quan trọng nhất với họ. Groupon VN có lời khi nào? Khi Chi phí giảm
- Chiết khấu được chia cao hơn Số lượng người mua đủ lớn Hai yếu tố đầu chỉ xảy ra khi số lượng người mua đủ lớn. Hiện giờ các Groupon VN chia nhau một lượng người mua “chưa đủ lớn”… Tóm lại là mô hình Groupon VN có ưu điểm là kích thích mua hàng trên mạng, nhưng vẫn còn mắc kẹt ở hai bài toán cũ của Internet VN là thanh toán và thói quen của người dùng. Groupon VN chỉ có thể thành công khi khâu thanh toán được giải quyết hoặc khi có một “player” thực sự chói sáng và có một lợi thế hoàn toàn hơn hẳn các player khác để thu hút toàn bộ các
- khách hàng đã quen với loại hình này. Ai sẽ là người có lợi thế nhất ???
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn