intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tải trọng trong việc đúc ép cọc bê tông

Chia sẻ: Sunshine_10 Sunshine_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tải trọng là những lực bên ngoài khi tác dụng trên công trình sẽ gây ra sự thay đổi trạng thái ứng suất (nội lực) và biến dạng trong các cấu kiện của công trình. Trong thiết kế xây dựng, tải trọng công trình hay chính xác hơn là tải trọng và tác động (tiếng Anh: loads and actions) là các tác động vào công trình xây dựng, dưới dạng lực (tải trọng), và các tác động khác không phải là lực như (chênh lệch nhiệt độ, biến dạng cưỡng bức)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tải trọng trong việc đúc ép cọc bê tông

  1. Tải trọng trong việc đúc ép cọc bê tông
  2. Tải trọng là những lực bên ngoài khi tác dụng trên công trình sẽ gây ra sự thay đổi trạng thái ứng suất (nội lực) và biến dạng trong các cấu kiện của công trình. Trong thiết kế xây dựng, tải trọng công trình hay chính xác hơn là tải trọng và tác động (tiếng Anh: loads and actions) là các tác động vào công trình xây dựng, dưới dạng lực (tải trọng), và các tác động khác không phải là lực như (chênh lệch nhiệt độ, biến dạng cưỡng bức). Tải trọng (loads) là các tác động, dưới dạng lực thật sự, từ bên ngoài đặt vào hay trọng lượng của bản thân kết cấu công trình, mà kết cấu công trình phải mang. Chênh lệch nhiệt độ giữa các phần của kết cấu, biến dạng cưỡng bức của các phần kết cấu tuy không phải là tác động dưới dạng lực nhưng chúng cũng là
  3. những dạng đặc biệt của tải trọng công trình, vì ảnh hưởng của chúng đến kết cấu công trình là như nhau: cùng làm cho kết cấu phát sinh ra nội lực kháng lại chúng. Có nhiều loại lực tác động vào kết cấu công trình, ứng với mỗi loại là các loại tải trọng. Có nhiều cách phân loại tải trọng: Theo thời gian tác dụng a) tải trọng lâu dài, tác dụng trong suốt quá trình làm việc của công trình (trọng lượng bản thân công trình, áp lực đất đai…); b) tải trọng tức thời, tác dụng lên công trình trong từng thời gian ngắn so với toàn bộ thời gian làm việc của công trình (tải trọng gió, đoàn xe đi trên cầu…). Theo vị trí tác dụng a) tải trọng bất động, có vị trí không đổi trong quá trình làm việc của công trình (trọng lượng bản thân, trọng lượng các vật bị đặt trên công trình…); b) tải trọng di động (hoạt tải) có vị trí thay đổi trên công trình. Tải trọng động Tải trọng động là lực gây ra do các vật thể bên ngoài kết cấu tác động vào kết cấu công trình trong khi chúng đang chuyển động có hướng vào kết cấu công trình. và gây ra gia tốc chuyển vị cho các phần tử của kết cấu. Thí dụ: trọng lực người di chuyển trên công trình kiến trúc sẽ là tải trọng động. Theo tính chất tác dụng Tải trọng tĩnh
  4. Tải trọng tĩnh tác dụng lên công trình với cường độ tăng dần tới giá trị cuối cùng, trong quá trình tác dụng không gây ra lực quán tính hoặc ảnh hưởng của lực quán tính đủ nhỏ để có thể bỏ qua được; b) tải trọng động, khi tác dụng lên công trình có gây ra lực quán tính với ảnh hưởng đáng kể và cần xét đến trong tính toán. Vd. tải trọng tác dụng đột ngột cùng một lúc với toàn bộ giá trị của nó, tải trọng va chạm (trọng lượng búa trên cọc), tải trọng có giá trị thay đổi theo thời gian một cách tuần hoàn (động cơ điện có khối lượng lệch tâm quay trong khi làm việc), lực địa chấn (động đất), vv. Có thể có nó là lực đặt tĩnh tại trong suốt quá trình làm việc của kết cấu, nằm ở trên, hay bên trong (tức trọng lực của chính kết cấu), của kết cấu công trình. Ví dụ: Trọng lượng của các lớp hoàn thiện (trát, lát,…) cùng trọng lượng của bản thân kết cấu sàn bê tông cốt thép, là tĩnh tải tác dụng lên kết cấu sàn bê tông cốt thép. Trọng lượng của bê tông cốt thép sàn cùng trọng lượng của hệ khuôn đúc sàn, là tĩnh tải tác dụng lên kết cấu khuôn đúc sàn. Theo hình dạng a) tải trọng tập trung, đặt vào công trình trên một diện tích rất nhỏ (xem như một điểm) so với kích thước toàn bộ công trình (áp lực bánh xe trên đường ray); b) tải trọng phân bố, tác dụng liên tục trên một diện tích hay chiều dài của công trình. tải trọng phân bố được đặc trưng bằng cường độ tải trọng tức là giá trị tải trọng trên một đơn vị diện tích (hoặc chiều dài) khi diện tích (chiều dài) đó tiến tới không. tải trọng phân bố có cường độ không đổi gọi là tải trọng phân bố đều.
  5. Theo nguồn gây ra tải trọng Tải trọng gió: là lực đẩy ngang của gió, tác động vào công trình xây dựng. Tải trọng gió là một loại tải trọng động đặc biệt. Tải trọng Động đất: Hiện tượng nứt gãy trong lòng vỏ quả đất làm cho bề mặt trái đất bị thay đổi. Sứt nứt gãy này làm nên một chấn động từ tâm vùng bị nứt đến bề mặt trái đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2