intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạm biệt nhé, chàm ơi

Chia sẻ: Ma Nhac Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chàm (còn gọi là eczema) là một bệnh da dị ứng xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa dễ nhạy cảm với dị nguyên bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tạo nên. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ còn gọi chàm sữa. Đặc biệt là mùa đông đến, bệnh chàm lại có cơ hội “quấy rầy” trẻ sơ sinh. Mẹ làm gì để phòng tránh cho bé đây? Dấu hiệu nhận biết - Khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạm biệt nhé, chàm ơi

  1. Tạm biệt nhé, chàm ơi
  2. Chàm (còn gọi là eczema) là một bệnh da dị ứng xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa dễ nhạy cảm với dị nguyên bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tạo nên. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ còn gọi chàm sữa. Đặc biệt là mùa đông đến, bệnh chàm lại có cơ hội “quấy rầy” trẻ sơ sinh. Mẹ làm gì để phòng tránh cho bé đây? Dấu hiệu nhận biết - Khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. - Da bé rất khô, bị kéo căng, xuất hiện những mảng mẩn đỏ khiến bé khó chịu. - Một số bé có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. - Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt và trên những
  3. vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. - Bé trằn trọc trong giấc ngủ. Trẻ bị chàm khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. (Ảnh: Inmagine) Chữa chàm cho trẻ sơ sinh Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà
  4. mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận… Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Phòng tránh bệnh chàm cho bé Để bệnh chàm không có cơ hội “quấy rầy” bé, cha mẹ nên: - Tránh để da trẻ bị khô ráp: Bạn không cần phải tắm cho bé sơ sinh hàng ngày vì như vậy dễ khiến da bé bị khô. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, vì nước nóng là nguyên nhân làm da trẻ bị mất nước, dẫn tới tình trạng da khô ráp.
  5. - Dùng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng: Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ. - Để cho làn da của trẻ được “thở” tự do bằng cách chọn chất liệu quần áo bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ. - Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ. - Lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho bé bao gồm: sữa bò, trứng, bột mỳ, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… khi mới cho bé ăn dặm. Cần có thời gian cho bé thích nghi với thức ăn mới. Đặc biệt chú ý đến sữa bò có thể gây dị ứng cho bé
  6. dưới 1 tuổi. Một số nhà khoa học cũng cho rằng, nếu bà bầu tháng 9 ăn quá nhiều các loại bơ lạc, cam quýt cũng có thể dẫn tới bé bị chàm sau sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2