intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TẤM LÒNG CỦA CÁC NHÀ GIÁO-HỌA SĨ MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VỚI BÁC HỒ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“...Phải biết cái đẹp ấy vì ai và cho ai “. Đã hơn nửa thế kỷ đi qua lời căn dặn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp - Nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐHMTCN). Ngày25/10/1958 mãi mãi còn trong trí nhớ của tất thảy cán bộ, nhà giáo, họa sĩ, công nhân viên, học sinh, sinh viên Trường ĐHMTCN. .60 năm (8/6/1949- 8/6/2009) xây dựng, trưởng thành và phát triển, nhà trường đã đi qua một chặng đường biết bao thăng trầm, biết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TẤM LÒNG CỦA CÁC NHÀ GIÁO-HỌA SĨ MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VỚI BÁC HỒ

  1. TẤM LÒNG CỦA CÁC NHÀ GIÁO-HỌA SĨ MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VỚI BÁC HỒ NGUYỄN XUÂN NGHỊ-Tranh cổ “...Phải biết cái đẹp ấy vì ai động và cho ai “. Đã hơn nửa thế kỷ đi qua lời căn dặn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp - Nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐHMTCN). Ngày25/10/1958 mãi mãi còn trong trí nhớ của tất thảy cán bộ, nhà giáo, họa sĩ, công nhân viên, học sinh, sinh viên Trường ĐHMTCN.
  2. 60 năm (8/6/1949- 8/6/2009) xây dựng, trưởng thành và phát triển, nhà trường đã đi qua một chặng đường biết bao thăng trầm, biết bao kỷ niệm vui, buồn ở mỗi con người, ở mỗi thời gian, nhưng nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, luôn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm - hàng đầu. Bên cạnh những thành quả to lớn của việc dạy và học, sáng tạo ra nhiều tác phẩm đẹp phục vụ nhân dân của các nhà giáo, họa sĩ đã được xã hội trân trọng đón nhận. Đặc biệt để tỏ lòng tôn kính và biết ơn Bác, các nghệ sĩ, các nhà giáo, các thế hệ sinh viên trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp đã có nhiều tác phẩm đẹp về Bác, bởi lẽ Bác Hồ là một đề tài lớn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận. Hình tượng Bác đã được các nhà giáo, họa sĩ ĐHMTCN thể hiện thành công trên nhiều tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ, nghệ thuật ứng dụng, các tác phẩm đó đã thực sự làm phong phú thêm cho nền nghệ thuật truyền thống, hiện đại Việt Nam. Do sự trùng khớp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc - kỷ niệm ngày thành lập Trường năm nay, năm mà đất nước kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ (1969-2009) năm mà toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân đang bước vào năm thứ hai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chúng ta không thể không nhắc tới những tác phẩm tiêu biểu sáng tạo về Bác bằng cảm xúc dạt dào mãnh liệt nhất, đã tạo được ấn tượng tốt dẹp trong lòng nhân dân, được lưu giữ ở các bảo tàng Quốc gia và quốc tế, của các nhà giáo, và các họa sĩ MTCN.
  3. Trước hết xin được kể đến bức chân dung Bác Hồ bằng sơn dầu khổ lớn được đặt trang nghiêm ở quảng trường Ba Đình lịch sử trong những ngày Quốc tang về Người, đây là một mốc son về nghệ thuật vẽ chân dung, công lao và thành công đó thuộc về cố nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Khang, với cách đặc tả mang lối vẽ thâm diễn của người họa sĩ bậc thầy. Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh này đã thực sự gây ấn tượng và xúc động đến hàng triệu triệu người Việt Nam và bè bạn Quốc tế. Nguồn nước, Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân là hai tác phẩm của cố nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Trọng Kiệm là những tác phẩm thành công và khẳng định một tài năng với một mảng đề tài lớn, đề tài mang tính lịch sử mà Bác Hồ là nhân vật trung tâm, bút pháp khoẻ khoắn, lối diễn đạt trong sáng, khúc triết, sự hoà hợp của lối diễn đạt bằng ngôn ngữ hội họa kết hợp trang trí đã tạo nên một phong cách, một cá tính nghệ sĩ đã được khẳng định. Tác phẩm cho người xem một sự cảm thụ theo hướng biểu hiện mới, dân tộc mà hiện đại. Lời dạy của Bác đã đi qua 50 năm, đến hôm nay như còn nguyên giá trị với nhiều thế hệ nhà giáo, họa sĩ mà Nguyễn Thế Vỵ là một tác giả như vậy. Minh chứng trong từng tác phẩm của mình một cách hoàn hảo và đậm nét, Nguyễn Thế Vỵ đã có một thời sống chết với đồng đội trước khi ông trở về với vị thế là nhà giáo - họa sĩ. Tính giản dị, chân thành, mộc mạc đã đưa đến những thành công trong nhiều tác phẩm sơn mài truyền thống của ông mà Ông Ké Kách mệnh là một tác phẩm xuất sắc. Trong khung cảnh Việt Bắc, nơi có địa danh Trường Hà, Pác Bó, Hà
  4. Quảng, Cao Bằng - nơi Bác trở về sau 30 năm xa Tổ Quốc. Thời gian này Bác mặc bộ quần áo đặc trưng của người đàn ông Nùng, chân đi đôi giày vải đen. Khai thác vẻ đẹp giản dị và đặc trưng này, nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng Bác Hồ trong giây phút yên bình. Trong gam màu đỏ son trầm ấm của sơn mài, hoà quyện và lan toả của sắc vàng, trắng bạc, hình ảnh Bác đã toả sáng, lại càng tỏa sáng hơn, lung linh hơn, rạng rỡ hơn ở một chân dung, một cốt cách về con Người vĩ đại. Nhà giáo họa sĩ Nguyễn Cao Thương đã diễn đạt thành công cảm xúc rất chân thành hình ảnh Bác đến thăm một đơn vị pháo binh ở Hồ Tây, Hà Nội năm 1967, Bác chia kẹo cho các chiến sĩ trông thật gần gũi và thân thiết trong tác phẩm sơn dầu hoà sắc nâu này thực sự gây xúc động cho các thế hệ người lính - thế hệ những người bộ đội Cụ Hồ. Phút giây thư giãn - họa phẩm bằng sơn mài khổ lớn của họa sĩ Kim Bạch bày tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, là một tác phẩm gây được tình cảm của đông đảo người xem, phong cảnh nên thơ của dòng suối như hiện về một dòng chảy không bao giờ ngừng, Bác đứng đó thật thanh thản, bình yên mà thật huyền diệu, với phong thái ung dung bên suối, ngoại hình và cá tính ở vị lãnh tụ được hoà quyện làm một, suối Lê Nin, lán Khuổi Nặm, núi Các Mác - căn cứ địa cách mạng như hiện về. Trong một sự tìm tòi sáng tạo khác, họa sĩ Kim Bạch còn có tác phẩm tranh ghép đá chân dung Bác, độc đáo, mang tính bền vững như sự sống mãi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc Việt Nam.
  5. Bằng hình khối, ngôn ngữ của điêu khắc, các nhà giáo và điêu khắc gia nổi tiếng như Lê Công Thành, Nguyễn Hải cũng đã xây dựng hình tượng Bác bằng cả tấm lòng và sự nghiệp, bằng cả trái tim và khối óc, trọn đời hiến dâng cho nghệ thuật với ước mong hình ảnh Bác mãi mãi tồn tại với non sông đất nước. Hình tượng Bác còn được các họa sĩ, nhà giáo đồ họa khái quát hoá một cách sinh động và thành công trong các tác phẩm tranh khắc gỗ, tranh truyện, tem thư mà đặc biệt là ở mảng tranh cổ động chính trị, tiêu biểu là các tác phẩm Hồ Chí Minh Người sống mãi với non sông Việt Nam và trong trái tim nhân loại của Lê Lam, Độc lập thống nhất của Trần Từ Thành, Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi của Vũ Viết Quang, Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại của Đỗ Mạnh Cương, Tên Người sống mãi với non sông Việt Nam của Đặng Đình Dũng, Người ngồi đó với cây chì đỏ, vạch đường đi từng phút từng giờ của Nguyễn Xuân Nghị, Tự tôi ngày nào tôi cũng thể dục của Đặng Toàn Hưng, Không có gì quý hơn Độc lập Tự do của Ngô Anh Cơ... Với sự tìm tòi sáng tạo, các tác phẩm đã nêu bật được công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nêu bật những cống hiến vĩ đại của Người đối với dân tộc và thế giới. Giữa những năm 70 của thế kỷ trước, sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, để thực hiện điều mong ước có được bức chân dung đẹp về Bác trong những ngày này, những nhà thiết kế, những nghệ nhân, những bàn tay vàng ở xưởng Mỹ thuật ứng dụng của trường ĐHMTCN đã hợp tác cùng nhà máy dệt Nam Định lần đầu tiên thiết kế
  6. và dệt thành công chân dung Bác, đây là tác phẩm mang tính sáng tạo tập thể đã đạt được vẻ đẹp chuẩn mực, do có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật và mỹ thuật. Nhân dân đã đón nhận bức chân dung dệt hình ảnh Bác với sự trân trọng và kính yêu, tác phẩm đã góp một phần nhỏ vào sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại này, sự kiện đất nước đang tràn ngập niềm vui - Như được đón Bác trong ngày đại thắng. Cùng song hành, cùng sáng tạo với các nhà giáo họa sĩ của nhà trường về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều tác phẩm hội hoạ, điêu khắc đồ họa đẹp của các cựu sinh viên đã một thời học tập tại trường như: Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, Lê Đình Quỳ, Trần Tuy, Hứa Tử Hoài, Nguyễn Hồng Ngọc, Đào Phương, họa sĩ Đỗ Hữu Huề, Trần Nguyên Đán, Trần Chắt, Trần Hòa, Nguyễn Minh Thông, Trần Mộng Huần, Phạm Văn Tư, Trịnh Bá Quát, Bùi Anh Hùng... Thực hiện lời dạy của Bác Hồ với lòng ngưỡng mộ Bác, các nhà giáo, họa sĩ Trường ĐHMTCN đã sử dụng ngôn ngữ tạo hình đã cho ra đời những tác phẩm đẹp về một vĩ nhân, đó là Bác Hồ vô vàn kính yêu, Người suốt cả đời đã dành biết bao tâm trí cho sự nghiệp giáo dục, biết bao tình cảm thương yêu cho các thầy giáo, cô giáo và học sinh với những lời dạy bảo ân tình sâu đậm. Trần Từ Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1