Tầm quan trọng của các mẫu câu trong từ điển
lượt xem 9
download
Tầm quan trọng của các mẫu câu trong từ điển .Trong từ điển Tiếng Anh, các mẫu câu bao giờ cũng quan trọng hơn định nghĩa. Định nghĩa chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là nêu lên ý nghĩa của một từ. Trong khi đó, các mẫu câu lại có đến ba nhiệm vụ,bạn đã từng gặp trường hợp vậy chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tầm quan trọng của các mẫu câu trong từ điển
- Tầm quan trọng của các mẫu câu trong từ điển
- Trong từ điển Tiếng Anh, các mẫu câu bao giờ cũng quan trọng hơn định nghĩa. Định nghĩa chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là nêu lên ý nghĩa của một từ. Trong khi đó, các mẫu câu lại có đến ba nhiệm vụ,bạn đã từng gặp trường hợp vậy chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé. Định nghĩa trong từ điển chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là nêu lên ý nghĩa của một từ. Trong khi đó, các mẫu câu ví dụ lại có đến ba nhiệm vụ. Trong từ điển Tiếng Anh, các mẫu câu bao giờ cũng quan trọng hơn định nghĩa. Định nghĩa chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là nêu lên ý nghĩa của một từ. Trong khi đó, các mẫu câu lại có đến ba nhiệm vụ:
- 1. Chúng giúp kiểm tra xem liệu bạn đã hiểu định nghĩa một cách chính xác hay chưa. 2. Chúng hướng dẫn bạn cách sử dụng một từ nào đó trong câu – làm thế nào để kết hợp với những từ khác và với các cấu trúc ngữ pháp. 3. Chúng lập trình cho não bộ của bạn tạo ra những câu Tiếng Anh chính xác. Hiểu được ý nghĩa: Sau khi đọc định nghĩa của một từ, bạn hãy xem qua các mẫu câu có chứa từ đó. Nếu có thể nắm bắt được chúng tức là bạn đã hiểu định nghĩa một cách chính xác. Ví dụ như từ surpass có nghĩa là “vượt trội về số lượng, đặc tính và mức độ”, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn đọc mẫu câu của nó: The results surpassed all our expectations. Chắc chắn bạn sẽ đồng ý rằng nghĩa của từ surpass trở nên rõ ràng và dễ nhớ hơn hẳn sau khi đọc mẫu câu này. Đôi lúc, định nghĩa quá phức tạp đến nỗi chỉ có mẫu câu mới giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ. Hãy xem xét định nghĩa này từ Collins COBUILD Advanced Learner’s Dictionary – một cuốn từ điển hay:
- “That part or proportion consists of that thing”? Câu này được hiểu thế nào? Bây giờ, bạn hãy xem một mẫu câu mà sẽ khiến mọi thứ trở nên sáng tỏ: Ngữ pháp và cách dùng: Định nghĩa sẽ cho bạn biết nghĩa của một từ, tức là nó giúp bạn hiểu được từ đó. Tuy nhiên, ý nghĩa chỉ là phân nửa bức tranh. Trong ngôn ngữ, không chỉ có ý nghĩa mà còn có ngữ pháp và cách phối hợp từ. Một số từ chỉ “đi chung” với vài từ khác. Ví dụ: động từ to suffer đi đôi với giới từ from (như trong “Alice suffers from insomnia.”) mà không kết hợp với những giới từ khác. Lethal và mortal đều có nghĩa là “chết người” nhưng ta chỉ dùng lethal injection chứ không phải mortal. Tính từ major cùng nghĩa với important nhưng nó phải luôn đứng trước một danh từ (như trong “Drug abuse is a major problem.” hoặc “Religion has played a major role in the history of mankind.”). Vì vậy, “It is major to remember people’s birthdays.” là cách dùng sai.
- Danger (nghĩa là “khả năng sắp xảy ra một điều tồi tệ”) thường được sử dụng với in (“Our lives are in danger.”), với of (“The building is in danger of collapsing.”) hoặc với mệnh đề that (“There’s a danger that the plan will fail.”). Ta ít khi tìm thấy những thông tin trên trong định nghĩa của một từ. Do đó, bạn cần đọc các mẫu câu để biết cách kết hợp từ này với từ kia nhằm tạo ra một câu chính xác. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nói rằng hầu hết từ điển dành cho người học Tiếng Anh đều bao hàm thông tin về ngữ pháp hay cách sử dụng từ trong các định nghĩa. Điều này đương nhiên đúng. Ví dụ: mục từ suffer có thể chứa nhãn+ from; hoặc major với nhãn ADJ + N để biểu thị rằng tính từ này phải đứng trước một danh từ. Tuy nhiên, “những quy luật” này có thể rất khó nhận biết. Một người mà chỉ biết suffer có nghĩa là “cảm thấy đau” và đi với giới từ from có thể đặt một câu vô cùng hợp lý như “I suffer from doing homework.” hơn là “I suffer when I have to do homework.”. Việc nhớ một hay hai cụm từ mẫu (ví dụ: major problem, to play a major role) cũng sẽ dễ dàng hơn so với quy luật trừu tượng “major phải đứng trước một danh từ”.
- Lập trình não bộ Khi nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, bạn không phải nghĩ đến các quy tắc ngữ pháp để tạo thành một câu; các cụm từ sẽ tự xuất hiện trong đầu bạn và chúng đều chính xác. Không cần phải thông minh tột đỉnh hay có trí nhớ phi thường, bạn vẫn có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ mà không mắc một sai lầm nào. Điều này hoàn toàn khả thi vì trong não của bạn có một bộ phận ngôn ngữ đặc biệt. Bộ phận này thu thập những câu nói từ môi trường xung quanh đồng thời mô phỏng và tái kết hợp chúng để tạo thành các câu mới. Nó giống hệt như quá trình bạn học nói khi còn là một đứa trẻ: lắng nghe cha mẹ và những người xung quanh rồi bắt chước những câu nói ấy. Việc học ngoại ngữ cũng theo một quá trình như vậy. Khi bạn nghe (hay đọc) càng nhiều câu Tiếng Anh đúng, bộ phận ngôn ngữ của bạn tiếp nhận càng nhiều thông tin và bạn càng có thể diễn đạt bằng Tiếng Anh. Antimoon gọi quá trình này là học bằng cách tiếp thu. Stephen Krashen gọi nó là Phương Pháp Tự Nhiên.
- Bây giờ, bạn đã thấy được lợi ích của việc các đọc mẫu câu khi tra từ điển chưa? Mỗi một câu mà bạn đọc đều có khả năng tái hiện trong đầu khi bạn cần đến nó và bạn sẽ có thể dùng nó (hay một phần của nó) để tạo ra câu riêng của mình. Một ví dụ khác Chúng ta đã bàn về việc các mẫu câu cung cấp thông tin quan trọng về ngữ pháp/cách sử dụng và lập trình cho não bộ của bạn tạo ra những câu Tiếng Anh chính xác. Hãy xem một ví dụ nữa về cách nó hoạt động. Giả sử chúng ta tra nghĩa của từ shroud trong từ điển và tìm thấy định nghĩa này: --Longman Dictionary of English Language and Culture Thật tuyệt, bây giờ ta đã biết nghĩa của từ shroud. Nó có nghĩa là “bao phủ và che giấu”. Chúng ta cũng biết được rằng shroud thường được dùng ở thể bị động với giới từ in. Nhưng liệu ta có thể dùng shroud để tự mình đặt câu không? Lấy ví dụ: bạn có thể nói “I was hidden in the corner” nhưng liệu “I was shrouded in the corner” có đúng không? Hoặc bạn có thể nói “The street
- was covered in darkness” nhưng còn “The street was shrouded in darkness” thì sao? Tất cả những gì ta biết là shroud chắc chắn KHÔNG được sử dụng hệt như cover và hide. Thế nhưng, định nghĩa không nói rõ nó sẽ ĐƯỢC dùng trong tình huống (ngữ cảnh nào). Vậy là sau khi đọc định nghĩa, chúng ta đều hiểu nghĩa của từ shroud nhưng vẫn không biết sử dụng nó như thế nào cho đúng. Bây giờ hãy đọc định nghĩa cùng với mẫu câu: Những ví dụ này có lợi ích gì? Chúng cho ta thấy được nhiều điều: Ta thường nói rằng something is shrouded in something chứ không phải là something shrouds something. (Ta cũng có thể biết được điều này từ quy luật (in) usually pass. có trong định nghĩa, tuy nhiên ví dụ luôn rõ ràng và dễ hiểu hơn so với các quy luật.) Cả những thứ thuộc về vật chất (hills) lẫn phi vật chất (affair) đều có thể bị bao phủ bởi cái gì đó.
- Các thứ có thể nằm trong màn bí mật. Người bản xứ không dùng “shrouded in the corner” bao giờ. Với thông tin này, bạn có thể dễ dàng sử dụng từ shroud trong khi nói lẫn viết bài. Ví dụ như bạn có thể học theo các mẫu câu và nói “The negotiations are shrouded in mystery.” hay là “The street was shrouded in fog.”. Việc mô phỏng này có thể diễn ra một cách có ý thức (nếu bạn tham khảo ví dụ khi đang đặt câu) hoặc theo phương pháp kỳ diệu “học bằng cách tiếp thu” (nếu bạn đang viết bài luận và cụm từ “shrouded in something” xuất hiện trong đầu bởi vì trước đó bạn đã đọc được mẫu câu chứa cụm từ này). Lời khuyên cuối cùng: 1. Hãy chắc chắn rằng từ điển của bạn có nhiều mẫu câu. Sử dụng càng nhiều từ điển sẽ cho kết quả càng tốt. 2. Lần sau khi tra từ, bạn hãy lưu ý đến các mẫu câu, thậm chí cố gắng ghi nhớ chúng. Không những bạn sẽ học được nhiều kiến thức đặc biệt hữu ích mà bạn còn lập trình cho bộ não để sáng tạo ra những câu tương tự. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú về khả năng của bộ não khi nó được tiếp nhận một lượng thông tin phù hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp Ngữ pháp N3- Phần 1: Các chủ đề ngữ pháp
9 p | 160 | 28
-
Vốn tiếng Anh vững mở ra nhiều cơ hội
3 p | 132 | 16
-
Luyện kỹ năng tiếng Anh 12 - 100% trọng tâm ôn tập kiến thức: Phần 1
106 p | 86 | 11
-
Nghiên cứu kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên năm cuối tại Đại học Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp
6 p | 115 | 11
-
Sử dụng bài viết mẫu hiệu quả trong dạy kỹ năng viết tiếng Anh cho sinh viên
5 p | 47 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn