intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường đảm bảo chất lượng của báo cáo phát triển bền vững - Quan điểm của kiểm toán viên

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Tăng cường đảm bảo chất lượng của báo cáo phát triển bền vững - Quan điểm của kiểm toán viên" đưa ra những phân tích nhằm đánh giá chất lượng báo cáo phát triển bền vững thông qua sự đảm bảo của uỷ ban kiểm toán bằng cách sử dụng Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) làm khuôn khổ. Nhìn chung, các doanh nghiệp (DN) có được lợi ích từ sự đảm bảo của bên thứ ba, từ đó phát triển hệ thống báo cáo hiệu quả và tăng độ tin cậy cho dữ liệu công bố. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường đảm bảo chất lượng của báo cáo phát triển bền vững - Quan điểm của kiểm toán viên

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - QUAN ĐIỂM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ENHANCING QUALITY ASSURANCE OF SUSTAINABILITY REPORTING - THE AUDITOR'S PERSPECTIVE ThS. Nguyễn Anh Thư, TS. Nguyễn Hồng Nga Trường Đại học Thương Mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài báo này đưa ra những phân tích nhằm đánh giá chất lượng báo cáo phát triển bền vững thông qua sự đảm bảo của uỷ ban kiểm toán bằng cách sử dụng Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) làm khuôn khổ. Nhìn chung, các doanh nghiệp (DN) có được lợi ích từ sự đảm bảo của bên thứ ba, từ đó phát triển hệ thống báo cáo hiệu quả và tăng độ tin cậy cho dữ liệu công bố. Qua nghiên cứu khảo sát tại các DN niêm yết của Việt Nam cho thấy nhận thức về mặt lợi ích của công ty và áp lực gia tăng từ các bên liên quan dẫn đến việc các công ty tìm kiếm sự đảm bảo từ các công ty kiểm toán hàng đầu. Nghiên cứu này tập trung vào việc thiết lập các liên kết để tăng cường sự đảm bảo của bên thứ ba và tăng độ tin cậy cho các báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ khóa: Báo cáo phát triển bền vững, kiểm toán, sự đảm bảo, tiêu chuẩn GRI ABSTRACT This paper provides analysis to assess the quality of sustainability reporting through audit committee assurance using the Global Reporting Initiative (GRI) as the framework. In general, companies have benefit from third-party assurance, thereby developing effective reporting systems and increasing the reliability of published data. Survey research in Vietnamese listed companies shows that awareness of the company's interests and increased pressure from stakeholders lead companies to seek assurance from top audit companies. This research focuses on establishing links to enhance third-party assurance and increase the credibility of corporate sustainability reports. Keywords: Sustainability reporting, auditing, assurance statements, GRI certification. 1. Giới thiệu Hội đồng quản trị và ban quản lý đang chịu áp lực từ các bên liên quan để chứng minh công ty của họ đang hoạt động và phát triển bền vững (Dutta và cộng sự, 2012). Do đó, báo cáo cáo phát triển bền vững là một công cụ truyền thông quan trọng để thể hiện tính minh bạch và quản trị hiệu quả và được đề cập cụ thể tới các bên liên quan (Amran và cộng sự, 2014). Sự cần thiết phải cung cấp tính minh bạch cho các bên liên quan là động lực nâng cao chất lượng báo cáo (Fernandez và cộng sự, 2018). Hơn nữa, cơ cấu tổ chức gắn liền với quy trình báo cáo rất quan trọng đối với chất lượng báo cáo của công ty (Adams, 2002). Nghiên cứu này xem xét bối cảnh Việt Nam, được đặc trưng bởi áp lực thể chế cao và mức độ ngày càng tăng của các yêu cầu xã hội và môi trường bắt buộc. 1219
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Dưới quan điểm của kiểm toán viên – còn gọi là nhà cung cấp đảm bảo, sẽ thực hiện cam kết và đưa ra quy trình đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy của thông tin được công bố (King và Bartels, 2015). Các tuyên bố về sự đảm bảo cũng đưa ra nhận xét về những hạn chế của báo cáo và nêu lên các khuyến nghị về cách công ty có thể cải thiện các thông lệ báo cáo của mình (Gürtürk và Hahn, 2015). Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh mức độ và tầm quan trọng của quy trình đảm bảo trong việc nâng cao uy tín và độ tin cậy của báo cáo phát triển bền vững (Simnett và cộng sự, 2009). Bài viết sau sẽ thực hiện đánh giá chất lượng của báo cáo phát triển bền vững tại các DN niêm yết của Việt Nam thông qua các tuyên bố đảm bảo của kiểm toán viên bằng cách sử dụng Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) làm cơ sở đánh giá. Thông qua đó nhóm tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của báo cáo phát triển bền vững, giúp thông tin công bố được hiệu quả và minh bạch đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Báo cáo phát triển bền vững và cam kết đảm bảo đối với báo cáo phát triển bền vững Báo cáo phát triển bền vững được định nghĩa là “đo lường, công bố, giải trình và cam kết trách nhiệm trước các bên liên quan bên trong và bên ngoài về kết quả hoạt động của tổ chức hướng tới mục tiêu phát triển bền vững” (GRI, 2016). Tuy nhiên, để đáng tin cậy và hữu ích cho các bên liên quan, thông tin được công bố phải đáng tin cậy, được trình bày thích hợp và tuân theo các quy tắc đã xác định rõ ràng (Boiral, 2013). Để đạt được mục tiêu này, GRI đề xuất tuân theo hai bộ nguyên tắc: một bộ xác định nội dung của các báo cáo và bộ kia liên quan đến chất lượng của chúng (GRI, 2016). Các nguyên tắc đối với nội dung báo cáo tập trung vào tính nhất quán giữa thông tin được công bố và bối cảnh tổ chức, đặc biệt là về hoạt động của tổ chức và kỳ vọng của các bên liên quan. Chúng bao gồm tính toàn diện của các bên liên quan (xác định các bên liên quan và đáp ứng các kỳ vọng của họ), bối cảnh bền vững (trình bày thông tin trong bối cảnh rộng hơn của tính bền vững), tính trọng yếu (mức độ liên quan của các chủ đề trong báo cáo liên quan đến tác động của tổ chức và các quyết định của các bên liên quan) và tính đầy đủ (các báo cáo phải cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá hoạt động của tổ chức). Các nguyên tắc về chất lượng báo cáo tập trung vào việc trình bày và minh bạch thông tin: tính cân bằng (thông tin không nên chỉ tập trung vào các khía cạnh tích cực), tính so sánh được (thông tin phải được so sánh theo thời gian và giữa các tổ chức), tính chính xác (thông tin phải đủ chi tiết và có giá trị đánh giá hiệu suất), tính kịp thời (tính thường xuyên và tính cập nhật của thông tin), tính rõ ràng (tính dễ đọc và dễ hiểu của các báo cáo) và độ tin cậy (thông tin có thể phụ thuộc vào). Mặc dù sự phát triển của khung GRI trong báo cáo phát triển bền vững thường được coi là đã cải thiện chất lượng thông tin (King và Bartels, 2015), sự thiếu tin cậy và minh bạch của các báo cáo phát triển bền vững bị chỉ trích trong các tài liệu (Cho và Patten, 2007). Những chỉ trích này có xu hướng làm giảm uy tín của các báo cáo phát triển bền vững và tính hữu ích của chúng đối với các bên liên quan. Quy trình đảm bảo của bên thứ ba thường được coi là phản ứng chính để khôi phục hoặc nâng cao niềm tin của công chúng vào các báo cáo này (Kolk và Perego, 2010; Park và Brorson, 2005). Sự đảm bảo của các báo cáo phát triển bền vững dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể - cụ thể là AA1000 và ISAE 3000 - các tiêu chuẩn này xét trên một mức độ lớn, dựa trên các nguyên tắc kiểm toán chung (nghĩa là tính độc lập và không thiên vị của kiểm toán viên, định nghĩa về phạm vi và các mức độ khác nhau của cam kết đảm bảo và việc tổ chức các tuyên bố đảm bảo). Do vậy, Olivier (2017) cho rằng kiểm toán viên cần xác định các nội dung và danh mục chính để thực hiện để đảm bảo chất lượng thông tin trên báo cáo phát triển bền vững như sau: 1220
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Bảng tổng hợp các danh mục công việc của kiểm toán viên được xác định Danh mục Những nội dung chính Kết quả chính Định nghĩa về trách nhiệm, tiêu chuẩn được sử dụng, hồ sơ của nhà cung của quá trình cấp đảm bảo, phạm vi đánh giá, quy trình đảm bảo, độ tin cậy của báo cáo, đảm bảo và đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan, mức độ liên quan của hệ thống thu thông tin chung thập dữ liệu, ý kiến tích cực, ý kiến tiêu cực, độ tin cậy của một số mục của báo cáo Tuyên bố về nội Tính bao gồm của các bên liên quan, bối cảnh bền vững, tính trọng yếu, dung báo cáo Tính hoàn chỉnh Tuyên bố về Cân bằng, khả năng so sánh, chính xác, kịp thời, rõ ràng, đáng tin cậy chất lượng thông tin Bảo lưu và Các thông lệ nội bộ và quy trình báo cáo, các vấn đề về độ chính xác và độ phê bình tin cậy, sự vắng mặt hoặc thiếu thông tin, khả năng kiểm toán và truy cập thông tin Đề xuất cải tiến Sự tham gia của các bên liên quan, kiểm soát và xác minh nội bộ, thu thập dữ liệu, phạm vi báo cáo, xác định các vấn đề trọng yếu, làm rõ mục tiêu và chiến lược, tuân thủ tiêu chuẩn. Nguồn: Olivier, 2017 2.2. Lợi ích và bất lợi của quy trình đảm bảo Lợi ích của quy trình đảm bảo làm giảm sự không chắc chắn và bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và các bên liên quan (Gürtürk và Hahn, 2015; O'Dwyer và cộng sự, 2011). Đồng thời quy trình đảm bảo nhằm tăng cường tham vấn và trách nhiệm giải trình các bên liên quan (Manetti và Toccafondi, 2012), cải thiện sự tin tưởng vào các báo cáo phát triển bền vững và tăng tính hợp pháp xã hội của một tổ chức (Simnett và cộng sự, 2009). Bên cạnh đó, những tranh cãi về tính độc lập của các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo do mối quan hệ thương mại giữa kiểm toán viên và các công ty (Perego và Kolk, 2012). Các mối quan hệ thương mại này có thể làm tổn hại đến sự hoài nghi nghề nghiệp và tính công bằng cho sự đảm bảo của bên thứ ba (Boiral và Gendron, 2011). Bên cạnh đó, việc quản lý nắm bắt thông tin và thiếu sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình đảm bảo đã bị chỉ trích (Hummel và cộng sự, 2017). Đồng thời, sự chuyên nghiệp hóa của các nhà cung cấp đảm bảo và tính nghiêm ngặt của các hoạt động trong lĩnh vực này dường như còn nhiều nghi vấn. 2.3. Đánh giá chất lượng của báo cáo phát triển bền vững thông qua các tuyên bố đảm bảo Các kết quả chính của quá trình đảm bảo được trình bày trong một báo cáo công khai hoặc tuyên bố đảm bảo thường được cấu trúc xoay quanh các chủ đề tương tự (nghĩa là phạm vi của quá trình xác minh, mức độ đảm bảo, các phương pháp và tiêu chí được kiểm toán viên sử dụng, các giới hạn, kết luận và khuyến nghị). Mặc dù mục tiêu chính của quá trình đảm bảo không phải là làm nổi bật những hạn chế của các báo cáo hoặc đề xuất các cách để cải thiện, nhưng các khía cạnh này thường được đề cập trong các tuyên bố, theo tiêu chuẩn đảm bảo AA1000, dựa trên “một tập hợp các phát hiện, kết luận và khuyến nghị ”(AccountAbility, 2008, trang 21). Tương tự như vậy, theo GRI, các tuyên bố đảm bảo phải chỉ ra “liệu thông tin đảm bảo có được trình bày công 1221
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bằng, không có sai sót trọng yếu và được báo cáo phù hợp với các tiêu chí báo cáo hay không” (GRI, 2016). Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy Theory) phản ánh xu hướng quy chuẩn và bắt chước của các tuyên bố đảm bảo được thực hành bởi các công ty kiểm toán nhằm cung cấp và cải thiện độ tin cậy của thông tin (Cho và Patten, 2007). Việc đảm bảo thông tin tài chính và tính bền vững của báo cáo tổng hợp phù hợp với lý thuyết tính hợp pháp, trong đó việc sử dụng tuyên bố đảm bảo được hình thành bởi việc tìm kiếm tính hợp pháp của các tổ chức kiểm toán. Lý thuyết của các bên liên quan (Stakeholder Theory) mô tả mối quan hệ phức phạp hơn bao gồm nhiều bên liên quan. Bên cạnh chủ sở hữu còn có rất nhiều các bên liên quan đến tổ chức và quan tâm đến thông tin tài chính công ty. Do đó, kiểm toán có ảnh hưởng đến rất nhiều người và họ có kỳ vọng khác nhau về kiểm toán. Chủ sở hữu muốn kiểm toán phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ, trong khi các giám đốc điều hành, các nhà quản lý có thể muốn kiểm toán hỗ trợ họ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách đưa ra các tư vấn về hoạt động kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ hoặc tín dụng có thể muốn kiểm toán cung cấp các bằng chứng chứng minh rằng tổ chức có khả năng thanh toán cho các dịch vụ hoặc các khoản vay, các nhân viên của công ty có thể mong muốn thấy được tương lai của tổ chức...Như vậy, lý thuyết các bên liên quan chỉ ra sự đa diện về chất lượng kiểm toán vì mỗi bên liên quan có góc nhìn và lợi ích khác nhau, nhu cầu khác nhau đối với thông tin. Perego và Kolk (2012) cho rằng lý thuyết các bên liên quan để giải thích cho việc sử dụng sự đảm bảo của các tổ chức kiểm toán nhằm cung cấp thông tin đạt được mức độ tin cậy và có thể thỏa mãn nhu cầu thông tin của các bên liên quan. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) cung cấp một nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng báo cáo và truyền thông của công ty về thông tin có khả năng duy trì đến các bên liên quan (Amran và cộng sự, 2014). Michelon và cộng sự (2015) cho rằng các thông lệ báo cáo bền vững được phát triển trong một quá trình thể chế hóa và dễ bị các cấp quản lý nắm bắt. Cơ cấu tổ chức tham gia vào quá trình báo cáo rất quan trọng đối với chất lượng báo cáo của công ty (Adams, 2002). Việc thành lập một ủy ban kiểm toán giúp công ty tăng cường giám sát và giám sát chiến lược và báo cáo phát triển bền vững, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giảm bất cân xứng thông tin (Al- Shaer và Zaman, 2019) và do đó cải thiện chất lượng báo cáo. 3. Phương pháp và kết quả nghiên cứu 3.1. Khái quát về các công ty cung cấp dịch vụ đảm bảo đối với báo cáo phát triển bền vững Các công ty kiểm toán Big4 (Deloitte, EY, KPMG và PWC) là các công ty chuyên nghiệp quốc tế lớn nhất cung cấp các dịch vụ kiểm toán, đảm bảo, thuế, tư vấn, tư vấn, tính toán, tài chính doanh nghiệp và pháp lý. Trong số đó, đảm bảo tính bền vững đề cập đến sự đảm bảo của các báo cáo phát triển bền vững (SR). Các kiểm toán viên chuyên nghiệp đủ tiêu chuẩn cho dịch vụ này do các tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ và vì họ được yêu cầu tuân theo các nguyên tắc đạo đức. Vào cuối thế kỷ trước, thị trường kiểm toán tài chính đã phải vượt qua những thách thức quan trọng, điều này tạo ra sự phát triển của các thị trường mới. Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã dự đoán rằng có những khả năng kiểm toán viên để mở rộng dịch vụ của họ và họ sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh mới này, các công ty kế toán Big4 đã phải đánh giá các cơ hội và mối đe dọa khi tiến hành các loại hình đảm bảo khác. Trong những năm gần đây, cả việc cung cấp các dịch vụ mới (SR) và sự hiện diện của các đại lý mới (các công ty chứng nhận và chuyên gia tư vấn) trên thị trường đảm bảo là một thực tế. Tỷ lệ SR được đảm bảo và số lượng Big4 trong thị trường mới này đang phát triển theo thời gian. Hầu hết các nghiên 1222
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cứu trước đây về dịch vụ đảm bảo tính bền vững đều đề cập đến Big4 nói chung và xem xét sự khác biệt giữa chúng và các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo khác, theo đó vị thế vượt trội của Big4 trong việc đảm bảo SR với mức phân bổ như sau: KPMG 18%, PWC 19%, Deloitte 10% và EY, 14%. Thông qua thống kê dữ liệu thứ cấp tại 120 DN niêm yết ở Việt Nam đã thành công trong việc lập báo cáo phát triển bền vững năm 2020 (81 DN sản xuất và 39 DN dịch vụ) cho thấy khoảng một phần ba các báo cáo phải chịu sự bảo đảm của bên thứ ba. Bảng 2: Phân phối các nhà cung cấp đảm bảo Kiểm toán nội bộ Công ty tư vấn Khác Lĩnh vực (%, n = 76) (%, n = 38) (%, n =6) DN sản xuất 32 15 3 DN Dịch vụ 19 10 1 Tổng 25,5 12,5 2 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2. Kết quả khảo sát chất lượng đảm bảo đối với báo cáo phát triển bền vững tại Việt Nam Qua nghiên cứu thực tế và khảo sát dữ liệu tại 120 doanh nghiệp thành công trong việc lập báo cáo phát triển bền vững năm 2020, có thể tổng kết một số các kết quả đánh giá được hạn chế và thiếu sót được quan sát bởi nhà cung cấp đảm bảo như sau: Bảng 3: Đánh giá nội dung của các báo cáo phát triển bền vững (% số báo cáo) Các nguyên tắc GRI về DN sản xuất DN dịch vụ Tổng nội dung báo cáo (%, n =81) (%, n =39) (%, n =120) Trọng yếu 63 55 59 Khả năng đáp ứng của các 34 30 32 bên liên quan Sự hoàn chỉnh 16 14 15 Bối cảnh bền vững 8 6 7 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Bảng 4: Các hạn chế và thiếu sót được quan sát bởi nhà cung cấp đảm bảo (% số báo cáo) DN sản xuất DN dịch vụ Tổng Nội dung quan sát (%, n =81) (%, n =39) (%, n =120) Quy trình báo cáo và thực hành nội bộ 12 6 9 Các vấn đề về độ chính xác và độ tin cậy 13 3 8 Sự vắng mặt hoặc thiếu thông tin 5 9 7 Khả năng kiểm toán và truy cập thông tin 4 2 3 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1223
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 5: Đánh giá chất lượng thông tin (% số báo cáo) Các nguyên tắc GRI về chất lượng DN sản xuất DN dịch vụ Tổng thông tin (%, n =81) (%, n =39) (%, n =120) Sự chính xác 40 36 38 Độ tin cậy 27 29 28 Cân bằng 24 24 24 So sánh 13 12 13 Trung thực 12 9 10 Kịp thời 3 7 5 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Có thể thấy, khả năng kiểm toán và truy cập thông tin còn ở mức độ tương đối thấp (3%), bối cảnh bền vững và sự hoàn chỉnh về đánh giá chất lượng nội dung báo cáo bền vững còn chưa cao (lần lượt là 7% và 15%), đồng thời, khi đánh giá chất lượng thông tin thì tính kịp thời và trung thực còn ở mức độ tương đối thấp (lần lượt là 5% và 10%). Nguyên nhân được cho là tính chuyên nghiệp trong tác nghiệp của bên thứ ba khi thực hiện đảm bảo là chưa cao, cũng bởi do chỉ số trên báo cáo bền vững là khó xác định khi thông tin thu thập thường là thông tin phi tài chính. Hơn nữa, công tác thu thập thông tin là tương đối khó khăn trong bối cảnh khi báo cáo bền vững còn tương đối mới mẻ thì bên thứ ba đã phải lựa chọn tiếp cận tiêu chuẩn GRI của quốc tế để làm khuôn khổ tham chiếu. Tại Việt Nam, việc công bố thông tin về các chỉ số môi trường và xã hội hiện nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các công ty niêm yết theo quy định tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, giúp DN đáp ứng nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin đến các bên liên quan. Theo đó, một số doanh nghiệp đã tiên phong sử dụng dịch vụ đảm bảo của bên thứ ba trong lập báo cáo phát triển bền vững ngay từ khi chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc như: Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG), Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK), Tập đoàn Novaland (NVL), Công ty CP Điện Gia Lai (GEG), Chứng khoán Bảo Việt (BVS), Tập đoàn Petrolimex (PLX), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB),… Điển hình là Tập đoàn Bảo Việt là một trong số ít DN tại Việt Nam được đánh giá đạt tầm chuẩn mực điển hình về việc thực hiện báo cáo phát triển bền vững. Tập đoàn Bảo Việt đã được công ty kiểm toán hàng đầu Pwc cung dịch vụ đảm bảo trên Báo cáo phát triển bền vững dựa trên việc sử dụng Bộ tiêu chuẩn GRI Standards làm khuôn khổ để tham chiếu. Uỷ ban kiểm toán cung cấp dịch vụ đảm bảo cho một số chỉ số phát triển bền vững tại Báo cáo Phát triển bền vững năm 2020 dựa trên Bộ tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển bền vững năm 2016 của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) bao gồm: GRI 101 Thông tin chung; GRI 200 Vấn đề kinh tế; GRI 300 Vấn đề môi trường; GRI 400 Vấn đề xã hội. 1224
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1225
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 1: Bảng tuân thủ GRI Standards tại Tập đoàn bảo Việt (BVH) Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững của Tập đoàn Bảo Việt, 2020 Việc lập báo cáo phát triển bền vững độc lập có chứng thực từ bên thứ ba là xu hướng của các DN trên thế giới. Tại Việt Nam, VNM tiên phong thực hiện kiểm toán đối với báo cáo phát triển bền vững bởi những lợi ích không nhỏ khi báo cáo này mang lại. Trước hết, báo cáo phát triển bền vững được kiểm toán sẽ giúp tăng mức độ tin cậy, tính minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt động, giúp DN nâng cao danh tiếng trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Điều này sẽ giúp nâng cao trong minh bạch hóa các thông tin phi tài chính, cung cấp cho nhà đầu tư và các bên quan tâm góc nhìn bao quát, mang tính chiến lược về toàn bộ hoạt động của DN. Đây cũng là yếu tố tích cực, góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ và định hướng phát triển thị trường vốn xanh của Bộ Tài chính. Do đó, khi DN tìm kiếm đảm bảo của bên thứ ba độc lập sẽ góp phần xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm của các bên liên quan, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua cải thiện quy trình, quản lý rủi ro và nắm bắt cơ hội. Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện đảm bảo đối với báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk, Công ty kiểm toán PwC sẽ hỗ trợ rà soát quy trình, đưa ra các kiến nghị và cung cấp đảm bảo cho báo cáo, nhằm giúp DN này thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững. Thực tế, không phải hãng kiểm toán nào cũng đáp ứng được nhu cầu của DN, nhất là các DN lớn, vì có đơn vị kiểm toán chưa có bộ phận tư vấn về báo cáo phát triển bền vững. 1226
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 2: Báo cáo đảm bảo độc lập có giới hạn đối với Báo cáo phát triển bền vững tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, 2020 4. Kết luận Nói chung, nghiên cứu này cho thấy rằng các nguyên tắc GRI không được các nhà cung cấp đảm bảo xác minh một cách có hệ thống và một số nguyên tắc thậm chí có thể bị bỏ qua. Một số nguyên tắc GRI như bối cảnh bền vững, tính rõ ràng của thông tin và tính kịp thời của các báo cáo hầu như không bao giờ được xem xét hoặc đề cập. Hầu hết các báo cáo tập trung vào một số nguyên tắc cũng được áp dụng trong quá trình xác minh báo cáo tài chính, chẳng hạn như tính chính xác, độ tin cậy và tính đầy đủ của thông tin. Xu hướng này có thể được giải thích bởi vị trí mô hình của kiểm toán tài chính, vốn đã định hình các thông lệ kiểm toán trong báo cáo phát triển bền vững (Boiral và Gendron, 2011; O’Dwyer và cộng sự, 2011). Điều này cũng có thể được giải thích bởi sự chiếm ưu thế của các công ty kiểm toán, được đánh dấu bằng các sắp xếp thể chế tương tự như các tổ chức được quan sát trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Vì vậy, nhằm nâng cao đảm bảo chất lượng thông tin trên báo cáo phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay, cần chú ý một số vấn đề sau: Một là, cần tập trung vào chất lượng dữ liệu, quy trình và kiểm soát để tạo ra một báo cáo có ý nghĩa cho các bên liên quan. Đồng thời, lưu ý cập nhật về những quy định mới, xu hướng mới, bối cảnh bền vững, tính rõ ràng của thông tin và tính kịp thời của các báo cáo để đảm bảo 1227
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trao đổi hiệu quả với các bên liên quan. Quy trình đảm bảo thường có thể được tổ chức thông qua các bước: Nhà cung cấp đảm bảo và tổ chức báo cáo thống nhất về phạm vi đảm bảo, tiêu chí đánh giá, số về lượt truy cập trang web và các chi tiết thực tế khác (Bước 1). Trong khi tổ chức báo cáo bắt đầu quá trình thu thập dữ liệu, nhà cung cấp đảm bảo xây dựng kiến thức về công ty và quy trình thu thập dữ liệu của nó. Bước này thường bao gồm thăm địa điểm, phỏng vấn và đánh giá hệ thống thu thập dữ liệu (Bước 2). Bước thứ ba được thực hiện ở cấp độ nhóm sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu. Nhà cung cấp đảm bảo phân tích dữ liệu và các chỉnh sửa cần thiết được thực hiện (Bước 3). Khi bản thảo của báo cáo đã sẵn sàng, nhà cung cấp đảm bảo sẽ kiểm tra xem các kết quả thu được có chính xác hay không. Thông thường, nhà cung cấp đảm bảo cũng kiểm tra sự trình bày cân đối của báo cáo (Bước 4). Sau khi báo cáo được xuất bản, nhà cung cấp đảm bảo sắp xếp một cuộc họp với tổ chức báo cáo để thảo luận về các cải tiến trong tương lai của chương trình báo cáo (Bước 5). Hai là, có thể cải thiện chất lượng báo cáo thông qua việc công bố rõ việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo của GRI, cũng như việc công bố phương pháp quản lý đối với các chủ đề trọng yếu được lựa chọn. Các báo cáo có thể bổ sung thêm chỉ tiêu phát triển bền vững môi trường cụ thể, phân tích và làm rõ ảnh hưởng phát triển bền vững đến thị trường, khách hàng… Ba là, về phạm vi đảm bảo, nhà cung cấp đảm bảo có thể tập trung nhiều hơn vào những gì cần được đưa vào báo cáo thay vì xem xét tính chính xác của các hoạt động đảm bảo. Phạm vi đảm bảo cũng có thể bị giới hạn trong phần môi trường của báo cáo trong một số trường hợp do hệ thống báo cáo quá sớm về các vấn đề xã hội và kinh tế. Bốn là, để đánh giá tính đầy đủ của báo cáo, nhà cung cấp đảm bảo đã tiến hành xem xét dựa trên các tiêu chí báo cáo trong các trường hợp được điều tra. Nếu tổ chức báo cáo không áp dụng bất kỳ khuôn khổ báo cáo đã thiết lập nào, chẳng hạn như hướng dẫn GRI (ba trong số các trường hợp), thì các nguyên tắc kế toán và / hoặc báo cáo của tổ chức đó sẽ được áp dụng. Trong những trường hợp như vậy, nhà cung cấp đảm bảo đã xem xét tính hợp lệ của các nguyên tắc cụ thể của công ty và áp dụng chúng làm tiêu chí đánh giá. Do đó, bên đảm bảo đã đưa ra một kết luận khá ngắn gọn trong tuyên bố đảm bảo rằng báo cáo được chuẩn bị theo các tiêu chí báo cáo nhất định. Dựa trên khuôn khổ của Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), báo cáo phát triển bền vững đã được công bố trong trách nhiệm giải trình của các kiểm toán viên. Bài viết đã đóng góp cho việc tăng cường tính độc lập, chuyên môn và giám sát của các kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả tính kiểm soát về chất lượng của thông tin trình bày trên báo cáo phát triển bền vững tại các Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] AccountAbility (2008), Assurance Standard. London: AccountAbility. [2] Adams, C. A. (2002), Internal organisational factors influencing corporate social and ethical reporting: Beyond current theorising, Accounting, Auditing & Accountability Journal, 15(2), 223–250. [3] Al-Shaer, H., & Zaman, M. (2016), Board gender diversity and sustainability reporting quality, Journal of Contemporary Accounting & Economics, 12(3), 210–222. [4] Amran, A., Lee, S. P., & Devi, S. S. (2014), The influence of governance structure and strategic corporate social responsibility toward sustainability reporting quality, Business Strategy and the Environment, 23(4), 217–235. 1228
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [5] Boiral, O. (2013), Sustainability reports as simulacra? A counter-account of A and A+ GRI reports, Accounting, Auditing & Accountability Journal, 26(7), 1036-1071. [6] Boiral, O., & Gendron, Y. (2011), Sustainable development and certification practices: Lessons learned and prospects, Business strategy and the environment, 20(5), 331-347. [7] Cho, C. H., & Patten, D. M. (2007), The role of environmental disclosures as tools of legitimacy: A research note, Accounting, Organizations and Society, 32(7), 639-647. [8] Dutta, S., Lawson, R., & Marcinko, D. (2012), Paradigms for sustainable development: Implications of management theory, Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 19(1), 1-10. [9] Fernandez-Feijoo, B., Romero, S., & Ruiz, S. (2018), Financial auditor and sustainability reporting: Does it matter?, Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 25(3), 209–224. [10] GRI (Global Reporting Initiative) (2016), The External Assurance of Sustainability Reporting, Amsterdam: GRI. [11] Gürtürk, A., & Hahn, R. (2016), An empirical assessment of assurance statements in sustainability reports: Smoke screens or enlightening information?, Journal of cleaner production, 136(A), 30-41. [12] Hummel, K., Schlick, C., & Fifka, M. (2017), The role of sustainability performance and accounting assurors in sustainability assurance engagements, Journal of Business Ethics, forthcoming. [13] King, A., & Bartels, W. (2015), Currents of Change: the KPMG Survey of Corporate Responsibility Reporting 2015, Netherlands: KPMG. [14] Kolk, A., & Perego, P. (2010), Determinants of the adoption of sustainability assurance statements: An international investigation, Business strategy and the environment, 19(3), 182- 198. [15] Manetti, G., & Toccafondi, S. (2012), The role of stakeholders in sustainability reporting assurance, Journal of Business Ethics, 107(3), 363-377. [16] Michelon, G., Pilonato, S., & Ricceri, F. (2015), CSR reporting practices and the quality of disclosure: An empirical analysis, Critical Perspectives on Accounting, 33, 59–78. [17] O’Dwyer, B., Owen, D., & Unerman, J. (2011), Seeking legitimacy for new assurance forms: The case of assurance on sustainability reporting, Accounting, Organizations and Society, 36(1), 31-52. [18] Olivier Boiral (2017), Assessing and improving the quality of sustainability reports: the auditor's perspective, Journal of Business Ethics, 100-136 [19] Park, J., & Brorson, T. (2005), Experiences of and views on third-party assurance of corporate environmental and sustainability reports, Journal of cleaner production, 13(10), 1095-1106. [20] Perego, P., & Kolk, A. (2012), Multinationals’ accountability on sustainability: The evolution of third-party assurance of sustainability reports, Journal of Business Ethics, 110(2), 173-190. [21] Simnett, R., Vanstraelen, A., & Chua, W. F. (2009), Assurance on sustainability reports: An international comparison, The Accounting Review, 84(3), 937-967. 1229
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2